Tại sao người có chức vụ cao hay … ngớ ngẩn?

Tại sao những quan chức cao cấp hay biểu hiện kiến thức hơi … kém. Có nhiều cách giải thích (kể cả hiện tượng 5C và inbreeding) nhưng tôi sẽ giải thích bằng dịch tễ học qua khái niệm sai lệch tuyển chọn (selection bias).

Ở Úc người ta (báo chí) hay đặt câu hỏi là tại sao người dân lại hay bầu cho những người mà họ dùng chữ ‘idiot’. Hậu quả là bộ trưởng, thậm chí thủ tướng, có khi thốt lên những lời nói không xứng với chức vụ của họ, những lời nói thể hiện sự hụt hẫng về kiến thức xã hội. Một trong những thủ tướng tôi rất ngưỡng mộ là người thuộc phe bảo thủ. Ông này dạo đó còn tương đối trẻ, học giỏi (lên chức giáo sư thứ thiệt — không phải giáo sư danh dự — trước tuổi 40), có viễn kiến, và năng động đúng với phong cách một ‘leader’. Nhưng khi ông đứng trước ống kiếng thì ông tuôn ra những câu chữ rất khó nghe (kiểu Trump ngày nay vậy). Tôi gặp ông 2 lần ở ngoài đời chỉ 1-2 phút trong hội nghị thì lại thấy ông rất dễ mến, thân thiện, và vui vẻ, khác hẳn những hình ảnh trước báo chí!

Thật ra, chức vụ và kiến thức độc lập với nhau. Những người có chức vụ thấp (ví dụ như cảnh sát) đều có thể có kiến thức xã hội tốt, có những viễn kiến tầm quốc gia chẳng kém gì người có chức vụ cao (như tổng thống). Ở Úc, có người bán thịt cá vẫn có thể trở thành dân biểu vì có viễn kiến tốt; cảnh sát có thể trở thành bộ trưởng và đứng ngang hàng với đồng nghiệp có bằng cử nhân luật. Người Việt chúng ta có lẽ từng nghe qua thành ngữ ‘người khôn nói trăm điều cũng có 1 điều ngu, và người ngu nói trăm điều cũng có một điều khôn’.

Vậy thì tại sao chúng ta thấy mối liên quan nghịch đảo giữa chức vụ và kiến thức trong giới quan chức? Có nhiều cách trả lời, kể cả có giả thuyết rằng họ phải giả bộ ngu ngơ để lấy lòng dân! Nhưng câu trả lời tôi muốn bàn đến nằm ở khái niệm có tên là ‘Selection Bias’ (sai lệch tuyển chọn).

Những ai học về phương pháp luận và dịch tễ học đều biết hay nghe đến khái niệm sai lệch tuyển chọn, nhưng ít ai nghĩ đến khả năng ứng dụng của nó trong thực tế xã hội. Dưới đây, tôi sẽ giải thích từng bước để các bạn có thể lãnh hội vấn đề một cách thú vị.

Sai lệch tuyển chọn

Hãy tưởng tượng rằng trong một cộng đồng gồm 1000 người với những chức vụ khác nhau. Chúng ta có thể đo lường độ chức vụ cao thấp bằng một thang điểm có giá trị từ 50 đến 150, với người có giá trị càng cao thì người đó có chức càng cao. Chúng ta cũng có một thước đo lường kiến thức, và giả dụ rằng thang điểm về kiến thức cũng dao động từ 50 đến 150. Và, chúng ta biết rằng không có mối liên quan nào giữa chức vụ và kiến thức, như thể hiện qua Biểu đồ 1 dưới đây.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự thật là không có mối liên quan giữa chức vụ và điểm kiến thức trong cộng đồng.

Như có thể thấy, ở bất cứ điểm nào về chức vụ, điểm tri thức dao động trong khoảng 60 đến 150. Giá trị trung bình về tri thức rất giống nhau cho các giá trị về chức vụ.

Nhưng ở cấp chánh phủ, thì người ta phải chọn lọc hơn là trong quần thể như biểu đồ trên. Giả dụ như ở cấp vụ trưởng, bộ trưởng trở lên (điểm chức vụ trên 100), thì người ta muốn chọn người có kiến thức kha khá, trên trung bình (tức điểm kiến thức trên 100). Do đó, cái ‘mẫu’ các quan chức trong chánh phủ bao gồm là những người được tô màu đỏ như Biểu đồ 2 dưới đây.  

Biểu đồ 2: Mẫu quan chức trong chánh phủ gồm những người có chức vụ trên trung bình và điểm kiến thức trên trung bình (màu đỏ).

Bạn thấy gì trong Biểu đồ 3? Rõ ràng là trong số những người được tuyển chọn vào chánh phủ, có mối liên quan nghịch đảo giữa chức vụ và kiến thức. Biểu đồ này cho thấy những người được chọn có điểm chức vụ càng cao thì điểm kiến thức càng thấp! Chú ý rằng tuy nói là ‘thấp’, nhưng điểm chức vụ và điểm kiến thức vẫn cao hơn trung bình.

Biểu đồ 3: Mối liên quan giữa điểm chức vụ và kiến thức trong những người trên trung bình về chức vụ và kiến thức.

Chúng ta thấy cách tuyển chọn người có thể ảnh hưởng đến mối liên quan giữa 2 yếu tố.

Bài học từ minh hoạ trên là: nếu chúng ta chọn mẫu không đại diện thì mối liên quan giữa hai yếu tố có thể bị sai lệch. Như trong ví dụ trên, chúng ta thấy trong cộng đồng thì chức vụ hoàn toàn không có liên quan gì đến điểm tri thức, nhưng nếu chúng ta chọn một mẫu không đại diện (vì chọn những người trên trung bình) thì lại quan sát thấy mối liên quan giữa hai yếu tố! Nói cách khác, mối liên quan mà chúng ta quan sát được trong mẫu là hậu quả của cách chọn mẫu, chớ không phản ảnh sự thật.

Ảnh hưởng của sai lệch tuyển chọn

Sai lệch tuyển chọn là một trong những đe doạ (nếu không muốn nói là ‘sai lầm’) phổ biến nhứt trong nghiên cứu y khoa. Rất nhiều kết quả nghiên cứu không được tái lập (reproducible), và nguyên nhân chánh là do sai lệch tuyển chọn. Số người mắc bệnh tiểu đường ở Sài Gòn là khoảng 10% (số thật), nhưng nếu làm nghiên cứu bằng cách chọn những người đến khám ở bệnh viện thì con số có thể 20%, và đó chính là sai lệch tuyển chọn. Một loại thuốc chẳng có hiệu quả gì đến việc giảm đau, nhưng có khi được báo cáo là có hiệu quả trong một nhóm bệnh nhân đặc thù. Hiệu quả quan sát đó là do sai lệch trong cách tuyển chọn bệnh nhân cho nghiên cứu.

Vài năm trước, Google dùng một thuật toán ‘Machine Learning’ để tuyển dụng chuyên gia viết chương trình (lập trình viên), và các nhà tuyển dụng không thấy mối liên quan nào giữa khả năng viết lập trình và năng suất lao động. Họ rất ngạc nhiên. Nhưng ‘hiện tượng’ đó hoàn toàn có thể hiểu được, vì những ứng viên được tuyển chọn là những người có khả năng lập trình giỏi và năng lực rất tốt. Nói cách khác, cái ‘mẫu’ mà Google tuyển chọn để phỏng vấn là một nhóm nhỏ có thể rất chọn lọc. Ở nhóm rất chọn lọc đó, khả năng lập trình không có liên quan gì đến năng suất làm việc là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Tại sao người xinh đẹp hay vô duyên?

Cách giải thích trên (selection bias) cũng có thể giải thích cho các bạn trẻ đang tìm người bạn tình. Nếu bạn là người đang tìm người yêu, có lẽ bạn sẽ chọn lọc hơn. Bạn không muốn chọn người có sắc diện và phong cách quá thấp. Nhưng bạn cũng không có tham vọng chọn những người rất xinh đẹp và người rất có duyên vì những người như thế thường … có chủ cả rồi. Rất có thể bạn sẽ chọn những người có sắc diện và phong cách trên trung bình.

Và, như minh hoạ trên (bạn chỉ cần thay thế ‘chức vụ’ thành ‘sắc diện’, và ‘kiến thức’ thành ‘phong cách’), rõ ràng là trong cái mẫu những người bạn tuyển chọn để làm người yêu, có mối liên quan nghịch đảo giữa sắc diện và phong cách. Biểu đồ này cho thấy những người bạn chọn làm quen có điểm sắc đẹp càng cao thì điểm duyên dáng càng thấp! Nhưng xin lặp lại là tuy nói là ‘thấp’, nhưng họ vẫn có sắc diện và phong cách trên trung bình.

Biểu đồ thể hiện mối (không) liên quan giữa sắc đẹp và duyên dáng trong cộng đồng (bên trái); một mẫu gồm những người trên trung bình về sắc đẹp và duyên dáng được tuyển chọn (điểm màu đỏ, hình giữa); và mối liên quan nghịch đảo giữa sắc đẹp và duyên dáng trong nhóm được tuyển chọn (hình bên phải).

Sai lệch đánh giá một cá nhân

Khái niệm sai lệch tuyển chọn cũng có thể áp dụng cho một cá nhân. Mỗi chúng ta đều có một chiều dài lịch sử. Chiều dài đó xuyên suốt từ lúc mới sanh đến lúc trưởng thành và nghỉ hưu. Nếu chúng ta ‘lấy mẫu’ trong chiều dài lịch sử đó không đại diện hay không đầy đủ thì rất dễ dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá một cá nhân. Do đó, để đánh giá công bằng một cá nhân, chúng ta cần phải ‘lấy mẫu’ đại diện quá trình làm việc và thành tựu của một cá nhân.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen đánh giá một cá nhân chỉ qua những lời nói hay hành vi nhứt thời. Một người ăn nói bạt mạng và có khi xúc phạm như ông Trump thì dễ bị đánh giá là ‘du côn’. Thật ra, nhiều ‘nhà dân chủ’ Việt Nam đều đánh giá ông ấy là một kẻ du côn, kì thị chủng tộc, kì thị phụ nữ, bất tài, vô luân (tức là tất cả những gì mà những tờ báo thiên tả Mĩ viết). Nhưng dĩ nhiên họ có bao giờ gặp mặt ông ấy đâu, họ chỉ nghe và đọc những phát biểu không phải đạo của ông ấy. Nói theo ngôn ngữ dịch tễ học là cái mẫu họ dựa vào đã bị bias, và cộng thêm thiên kiến tiêu cực của họ. Chẳng hạn như trong 1 triệu phát biểu và hành vi của ông ấy, họ có lẽ chỉ thấy vài chục phát biểu mà thôi; tức là cái mẫu của họ rất rất nhỏ và biased. Đánh giá dựa trên một mẫu như vậy rất dễ sai lầm.

Do đó, trong các đại học, để đánh giá một giảng viên hay giáo sư, các hội đồng học thuật phải xem xét quá trình giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ của ứng viên trong nhiều năm. Không có hội đồng nào chỉ căn cứ vào một công trình nghiên cứu hay một lãnh vực hoạt động. Càng không có hội đồng nào chỉ căn cứ vào một vài sai sót trong quá trình công tác để đánh giá ứng viên, bởi vì những ‘lấy mẫu’ đó không mang tính đại diện cho chiều dài đóng góp của một cá nhân. Thế nhưng trong thực tế thì rất nhiều đánh giá sai hay kém chính xác chỉ vì quên đi ‘selection bias’. 

Tóm lại, sai lệch tuyển chọn (selection bias) có thể giải thích tại sao trong giới quan chức cao cấp, người có chức vụ càng cao thì kiến thức có vẻ càng thấp; hay trong những người bạn quen, người càng xinh đẹp có xu hướng càng vô duyên (hay khó ưa). Ở mức độ cá nhân, sai lệch tuyển chọn làm cho chúng ta đánh giá sai việc làm và thành tựu của một cá nhân. Biết được và cảnh giác với sai lệch tuyển chọn giúp cho chúng ta sáng suốt hơn trong việc diễn giải và đánh giá các hiện tượng có vẻ nghịch lí.

PS: Nhân tiện đây, xin giới thiệu các bạn một bài giảng tôi mới upload trên youtube bàn một chút về câu chuyện sai lệch tuyển chọn. Đường link là: https://youtu.be/2533AfpwwrU

“Cận huyết thống” (inbreeding) và ‘hồng phúc của dân tộc’

‘Inbreeding’, nói ngắn gọn, là hiện tượng những người trong dòng tộc kết hôn với nhau. Mở rộng ra, khái niệm này còn áp dụng trong khoa bảng và chánh trị, và nó gây nhiều tác động xấu đến xã hội và dân tộc.

Hiện tượng inbreeding rất phổ biến trong thời phong kiến ở các vương triều từ Tây sang Đông. Ở Việt Nam, triều đại Nhà Trần nổi tiếng về inbreeding vì các thành viên trong hoàng tộc lấy nhau. Họ quan niệm rằng các cuộc hôn phối trong cùng dòng họ là nhằm duy trì sự cai trị của họ vĩnh viễn, không cho người ngoài hoàng tộc vào ‘bộ lạc’ cai trị. Quan điểm này vẫn còn tồn tại ở vài nước theo thể chế toàn trị.

Dĩ nhiên, quan niệm inbreeding là sai và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sự ảnh hưởng xấu không chỉ về sức khoẻ mà còn là ý thức hệ. Ngày nay chúng ta thấy phong tục cận huyết thống ở các nước lạc hậu bên Trung Đông để lại nhiều hậu quả xấu như thế nào.

Nhưng hiện tượng inbreeding sau này bị lan truyền sang các lãnh vực như khoa học (scientific inbreeding) và chánh trị (political inbreeding). Trong khoa bảng, ở các nước đang phát triển hay theo hệ thống của Nga (Liên Xô cũ), hiện tượng inbreeding khá phổ biến và từng là một đề tài nghiên cứu. Thống kê cho thấy gần 90% những người tốt nghiệp tiến sĩ ở lại nơi họ được đào tạo, chỉ có 10% sang các đại học khác. Ở Mã Lai và Ấn Độ, đa số những người tốt nghiệp tiến sĩ ở lại trường tiếp tục làm việc, và trong nhiều trường hợp họ ở đó suốt đời.

Ở Việt Nam, tuy chưa có nghiên cứu, nhưng qua quan sát nhiều ca tiêu biểu cho thấy tình trạng inbreeding khoa bảng cũng khá phổ biến, với nhiều người tốt nghiệp được “giữ lại” công tác tại trường họ đã tốt nghiệp. Sanh ra từ lò kinh tế thì lại về làm cho lò kinh tế. Không muốn thoát khỏi cái lò đào tạo gốc. Thêm vào đó là các đại học thiếu nhân sự và Việt Nam không có hệ thống đào tạo hậu tiến sĩ, nên tình trạng inbreeding càng cao.

Trong chánh trường, tình trạng inbreeding rất rõ rệt ở các nước toàn trị, độc đảng. Chẳng hạn như ở bên Tàu, hệ thống nhận dạng và đào tạo lãnh đạo bên đó nếu nhìn từ ngoài thì rất chặt chẽ. Ngay từ tuổi thiếu niên đã có hẳn một thiết chế xã hội và đầy đủ ban bệ cho giới cầm quyền. Đến tuổi thanh niên và sau thanh niên, có cả một hệ thống nhận dạng, đào tạo, và bồi dưỡng những người lãnh đạo. Nhưng tất cả họ đều học một học thuyết duy nhất, gần như là một tôn giáo; họ không được tham khảo các học thuyết khác hay có tham khảo thì cũng qua loa, không đến nơi đến chốn. Họ giao du và ‘kết hôn chánh trị’ với những người trong cùng ‘tôn giáo’ chứ không được ra ngoài tôn giáo. Lại thêm tình trạng ‘cha truyền con nối’ (ví dụ như Mao) nên hiện tượng inbreeding chính trị rất ư là phổ biến.

Cũng như những đứa con từ những cuộc hôn nhân đồng huyết thống thường có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, những lãnh đạo được sản sanh qua hệ thống inbreeding chánh trị cũng có nguy cơ bị dị tật chánh trị. Điều này có thể thấy qua cách họ phát biểu lung tung và những việc làm chẳng giống ai trong thế giới văn minh. Những phát biểu của họ rất giống nhau, từ chữ đến câu văn và ý tưởng đều giống giống nhau, cứ như là rập khuôn.

Trong khoa học cũng thế, inbreeding làm cho khoa học tù túng và khó thoát ra khỏi cái hộp bằng những ý tưởng đột phá. Người được sanh ra trong hệ inbreeding khoa học thường ngơ ngơ, bảo thủ, phát biểu câu nào nghe cũng … quen quen. Những đại học có tỉ lệ inbreeding cao thường có năng suất khoa học thấp, và khó có đột phá. Họ chỉ quen và thoải mái với những gì đã có, nên khó tiếp nhận cái mới. Họ cũng nhìn người ngoài bằng ánh mắt nghi ngờ, như là đe doạ đến việc làm của họ. Đó là một dị tật khó chỉnh sửa của cận huyết thống trong khoa bảng.

Do đó, để phát triển tốt và đột phá người ta tránh tình trạng inbreeding. Đó chính là lí do tại sao các đại học trong khối ‘phương Tây’ mà đứng đầu là Mĩ rất kị inbreeding. Ở Úc, khi sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ, họ được khuyến khích đi làm nghiên cứu hậu tiến sĩ ở một nơi khác, càng xa càng tốt. Khi xong hậu tiến sĩ, họ có thể quay về trường cũ hay một trường khác. Qua những ‘hôn phối’ khoa bảng outbreeding như thế, các đại học Úc lúc nào cũng có ‘máu mới,’ có khi dẫn đến những đường hướng đột phá. Họ không có ‘qui hoạch’ lãnh đạo, mà tìm lãnh đạo từ mọi nơi và mọi chuyên ngành khác nhau. Họ tránh bổ nhiệm người cùng trường làm lãnh đạo. Lúc nào họ cũng có ‘máu mới’.

Tương tự, trong các thể chế dân chủ phương Tây, việc nhận dạng và đào tạo lãnh đạo có thể nói là khá ‘ngẫu nhiên.’ Sự đa dạng hoá xu hướng chánh trị và đảng phái là một cách gián tiếp tránh tình trạng ‘cận huyết thống chánh trị’. Chúng ta thấy ở các nước theo thể chế dân chủ thường có nhiều đảng phái, và mỗi đảng có một chủ trương đường lối riêng (chưa biết đúng sai) nhưng dần dần theo qui luật đào thải thì đảng có ý tưởng hay nhứt được đắc cử. Khi đảng đắc cử ‘làm ăn’ không khá thì một đảng khác sẽ lên thay thế . Và, chu trình cứ thế mà tiếp tục.

Thành ra, trong các thể chế dân chủ, không có tình trạng khủng hoảng lãnh đạo. Trump có ra đi thì có Biden thay thế ngay. Biden nếu chẳng may có mệnh hệ nào thì cũng có người khác thay thế. (Có thể nói rằng hệ thống chánh trị của Mĩ cũng là một dạng cận huyết thống, vì chỉ có 2 đảng chánh luân phiên cầm quyền, người ngoài đảng rất khó vào ‘bộ lạc’).

Ở trên, tôi nói tình trạng cận huyết thống ở bên Tàu, vậy câu hỏi là tình trạng này có xảy ra ở Việt Nam? Dĩ nhiên là có. Nhìn chung thì Việt Nam chỉ là một phiên bản nhỏ của Tàu thôi. Thật ra, nhìn qua các quan chức cao cấp ở Việt Nam ngày nay, và tìm hiểu mối quan hệ của họ với các đời quan chức trước, có thể nói là hiện tượng cận huyết thống đã diễn ra lâu lắm rồi. Những quan chức cao cấp hiện nay đều là con ông này hay cháu bà kia cả, và họ có vẻ tự hào về điều này. Cũng có trường hợp ngoại lệ (như ông VĐĐ), nhưng hiếm.

Ngay cả khái niệm ‘qui hoạch’ cũng là một cách nói inbreeding. Phản ứng trước hiện tượng COCC và 5C tràn lan, đã có người nói rằng con cháu của các quan chức đương quyền mà được làm quan thì phải xem ‘hồng phúc’ của dân tộc! Suy nghĩ này đúng là một xiển dương cho hiện tượng cận huyết thống trong bộ máy công quyền.

Do đó, có lẽ còn lâu lắm mới có những cuộc hôn phối về chánh trị với người ngoài ‘bộ lạc’ (outbreeding). Mà, nếu không có outbreeding, không có ‘máu mới’ thì rất khó kì vọng những đột phá về suy nghĩ và chánh sách. Hình như mấy người lãnh đạo cũng thấy điều này, nhưng chính họ là sản phẩm của một hệ thống cận huyết thống nên cũng rất khó thoát khỏi hệ thống đó.

How did I come to Australia? ‘I just want to see a kangaroo’

On this Australia Day (26/1/2021) exactly 39 years ago I came to Australia as a refugee. It has been a long and winding journey, but I have survived and made meaningful contributions to this beautiful country that I call home. On 26/1 people are talking about ‘invasion day’, but I am talking about a personal Thanksgiving day. My story started with a hilarious interview in Songkhla Refugee Camp (Thailand) 40 years ago …

During the lockdown time, I have collected a series of photos about my life and work.

Leaving Vietnam

On April 16, 1981, my elder brother, my sister, I and 20 friends left Vietnam in a wooden fishing boat heading toward Thailand. Some friends were former army officers of the Republic of Vietnam, and they just finished their years in ‘reeducation camps’. We were determined to get out of Vietnam even if we had to pay the ultimate price of death.

None of us was a seafarer. My brother who captained the boat had not had any experience in sea navigation. He only looked at the compass and the star, and with some guesswork from others, to determine the direction to Thailand. An engineer and I were assigned to take care of the engines and petrol.

Landing in Budi (Thailand)

After 3 days and 4 nights at treacherous sea, we randomly landed in Budi, a small fishing village in Southern Thailand. We were sea sick, extremely exhausted, and hungry. We were so lucky to be alive at the time when all of us were ready to die.

We were warmly welcomed by local villagers who did not know what to do with us. A village official found a large, open garage where we could temporarily stay while he would inform higher authorities of our arrival. Two days later, an American mission came to interview each of us and to fill a number of United Nations forms. They were very kind to us, and promised to help us through hard time ahead.

We stayed in Budi for approximately one month. During that short period, each of us went out to find jobs to get money for basic needs. I worked as an assistant for a local fisherman, and had chance to learn how to catch squid. Every day, I was given a few bahths, rice, fish, and fish sauce which were quite enough for a tasty meal.

We were then transferred to the Songkhla Refugee Camp, a larger and more organized refugee center managed by the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR). The camp was temporarily constructed on a deserted beach in 1976 to provide temporary shelter to thousands of refugees who had flooded southern Thailand for more than 2 years. At the time I arrived there the barbed-wire camp housed 6,000 Vietnamese refugees!

Image for post
Songkhla Refugee Camp (in Songkhla Province, Thailand). Photo: https://refugeecamps.net/index.html

The memorable interview

At Songkhla, each refugee would apply to resettle in a third country, usually a western country. Based on a friend’s advice that Australia is a peaceful and beautiful country, I decided to choose Australia as my future home country. With the help of an English — Vietnamese dictionary, I penned down my application and was ready to see an Australian officer to make my case. I was subsequently offered to be interviewed by an officer from the Australian Embassy in Thailand. The interview was conducted through an interpreter, because my English was not good enough for such a serious conversation. Here is part of the interview:

– Who wrote this application? The officer was reading my application and asking the question without looking at my face.

– I did, sir. I replied.

– Did you learn English in Vietnam?

– No sir! I learned French in high school and university.

– I see. Why do you want to go to Australia?

– I want to go to Australia because I want to further my study and become a scientist.

– Well, with this level of English, I am afraid that you cannot study in Australia.

I was tongue-tied. I did not know what to say, because he was quite right: my English was not good enough for high school, let alone university study. However, I thought he should know that each of us here would be able to learn English as long as we are allowed to settle down. We are Vietnamese, and we have a long long tradition of respecting academia. The officer then asked:

– Any other reason?

– If I cannot study in Australia, then I can work as a farmer. I replied in a rather hesitant voice.

– Well, you don’t have enough money to be a farmer in Australia.

I was dumbfounded! In Vietnam farming is considered the lowest form of occupation, because it does not require any particular expertise or a lot of money. However, in Australia, according to this officer, I must have a lot money to be a farmer! I was silent again, because I was running out of reasons to go to Australia.

I thought my application would be turned down anyway. I was ready for a next interview by the United States mission. I would go to the United States to reunite with my relatives. Just as I was about to say a final word of thankyou for the interview, the officer suddenly asked me again:

– You don’t have any other reason to go to Australia?

I thought he tried to help me out, but I was indeed running out of justifications. Suddenly, in a flash of a moment I remembered reading about the kangarooin Australiain high school geography book. I very much wanted to see the animal with my own eyes. So, I simply said:

– Sir, I don’t have other good reason to go to Australia. However, I have always longed to see a kangaroo in Australia.

The officer was now stunned! He stared at me for about a minute, then laughed uncontrollably. I did not have a clue of what was happening. Why did he laugh so loudly? Did I say anything stupid? I was absolutely honest: just want to see a kangaroo. I noticed that his right hand was searching a wooden stamp, and then stamped on my application. I thought he had rejected my application. But then, he signalled me to move to the next table to do paperwork. He was still laughing.

In the next table, a female officer had probably overheard the interview, looked at me with a smile, then quietly said something like ‘Congratulations’. I even did not know what ‘congratulations’ meant, but the interpreter said that I was being accepted to settle in Australia.

I was elated. At that moment, I felt like being reborn.

I ran back to my barrack to proudly announce the wonderful news. Hi guys! I am going to Australia! Everyone was happy for me, and we went for a coffee to celebrate the occasion.

Refugee life

After 3 months in Songkhla, I was transferred to the Panatnikhom Refugee Camp in Chonburi. The large camp could house more than 10,000 refugees from Vietnam, Laos and Cambodia. Life in the Panatnikhom camp was harsh. A group of about 10-15 people was allocated to a 5×10 m unit without any amenity. We all slept on concrete floor which was awful for our back, but we were happy. Each person was allowed to have 20 (or 15?) litres of water per day for hygiene and basic cooking. We were not allowed to go out to mix with the local community who was keen to sell things to us. However, almost all of us did not have any money to spend anyway.

Image for post
Panatnikhom Refugee Camp (Chonburi, Thailand). Photo: https://panatnikhom.blogspot.com

While in the camp, I got a nice job as a librarian in the camp’s library, which was run by a Assembly of God volunteer group. My boss was a lovely Cambodian man, also a refugee like me, but he was very fluent in both English and French. He taught me some English words and showed me how to study English effectively. The library regularly received a lot of books, magazines and newspapers donated by Vietnamese groups in the United States and France. My responsibility was to organize the books in proper places, and to manage book loan and daily newspapers.

The great thing about the job was that I had a chance to self-teach English. Every day, I would get a copy of the Bangkok Post, and scanned for words that I did not understand. I then used the Longman Dictionary to find out about the meaning the words. The wonderful feature of the Longman Dictionary is that it shows how to pronounce a word, and discusses about the origin of the word. I determined that each day I would learn 1 word, but in effect, I learned about 10 variations of the word. I carefully wrote down what I had learned during a day in my notebooks, and by month 6, I had already filled up 500 pages. I still keep those notebooks.

One day, the camp’s loudspeaker announced that I was in the list of refugees who would be going to Australia. A group of about 50 of refugees was then ushered into a bus heading to Bangkok. In Bangkok, we were temporarily put in a prison for foreigners! However, we were assured that we would stay here for only 2 days to do more paperwork with the Australian Embassy.

In the early morning of 25/1/1982 we were transported to the Bangkok Airport. We were put in a waiting room of the airport to wait for boarding. We were not allowed to hang around the fancy shops outside the waiting room. Then in the afternoon, we boarded a huge Qantas aircraft (I think it was a Boeing 747) heading for Sydney. We were assigned to sit in the last rows of the plane, but we were so excited and happy. That was the first flight in my life, and everything was new to me. A flight attendant brought us a glass of organic juice and a perfumed handkerchief. “Oh my God, why they are so kind to us”, I asked myself. The cabin was filled with cigarette smoke, because passengers were allowed to smoke during the flight!

New life in Australia

To make the long story short, I landed in Sydney on the 26/1/1982. The time was about 9 AM (I believe), and the temperature was 42 degrees Celsius! I have never experienced such a high temperature and humidity. I forgot that January is Australia’s summer time.  I sort of said to myself “Welcome to Sydney”. I looked around and noticed that all western passengers looked expensive and elegant with fancy luggages, and we refugees looked so poor and dirty. For me, all I had was a little bag (provided by UNHCR) with two shorts and two trousers. I even did not have a shoe.

We were then transported to Cabramatta Hostel where we would stay for the next 3 months. During that time, we learned English (again) and Australian way of life. However, most of us was eager to find job rather than to learn English! I was given a ticket from St Vincent’s de Paul that allowed me to get 2 shirts, 2 trousers, and a shoe. They were of course second-hand stuff, but to me the clothes were luxurious. Forty years later I still keep the clothes to remind me of the hard-time and the kindness of St Vincent’s de Paul.

In the ensuing months, I got a job as a kitchen hand at St Vincent’s Hospital in Darlinghurst. I operated the dish washing machine, and prepared vegetables for the chief cook. I can never forget the first day on the job when I was asked to peel onions in a huge bag. I have never in my life seen so many onions. My eyes were already stinging and watery with the second onion, and fellow workers thought that I was homesick! It took me quite some time to work out a way to peel onions without ‘crying’. Anyway, I really enjoyed the work.

Then, I got a second job as a cook assistant at the 5-star Regent hotel (now Shangri-La hotel) which was just opening at the time. During normal daytime hours I worked at the St Vincent’s, and night time at the Regent. I earned a bit of money by working 2 jobs, so I was able to send some to my parents and sisters in Vietnam.

About 1 year later, I then got a job as an assistant in the pathology lab of the Royal North Shore hospital. My duties were to collect tissues and blood samples from various departments and wards, and then organized them in proper places. I was keen to learn and was taught how to handle blood samples and how to extract plasma from whole blood.

One day, I noticed that a senior pathologist (I think he was Dr Ackerman) was struggling with a calculation for his research paper. I was cleaning things in the lab, but secretly looked over his shoulder and realized that he was working out the standard deviation! However, the method he used was a tedious one, typically taught in textbooks, so I offered to help. He looked at me and said something like ‘This is a complicated thing, young man! You better focus on your job’. Obviously, he thought I could not do that kind of intellectual work. Being a proud young man with top academic records nationally, I was a bit upset at being looked down on, and said that if I could not get the SD for him within 2 minutes, he could fire me. He said: ‘Fine, do it for me!’ Of course, it was an elementary exercise: all I did was to use what he had already done plus some simple manipulation, and I could finish it within a minute manually (at the time there was no personal computer as we have now). He looked at me with amazement, and asked ‘Where did you learn this?’ I said ‘in Vietnam’. He then said ‘Smart people like you should go back to university to get a degree’.

And, that was exactly what I did in subsequent years. Again, I worked during normal daytime hours, and studied part-time at night.

I have wandered through 3 major universities in Sydney: Macquarie, Sydney, and New South Wales (UNSW Sydney). I obtained 2 doctorates in medicine and science from UNSW Sydney. I was the first Vietnamese Australian who was awarded the DSc degree. In 2008, I became the first Vietnamese Australian who was appointed the position of full professor of the Faculty of Medicine of UNSW. I was also the first Vietnamese Australian who was awarded the prestigious National Health and Medical Research Council (NHMRC) Senior Research Fellow and Leadership Fellow (aka Australia Fellow) that have supported my work over the years.

In 1990 (or 1991) I was recruited by Professor John Eisman to work on an important research project called “Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study” which was just commenced in mid1989. The Study base is in Dubbo but is coordinated out of the Garvan Institute of Medical Research, an affiliation of St Vincent’s Hospital. The principal investigators of the Study was Professor John Eisman, the late Professor Philip Sambrook, and Dr Paul Kelly. I still remember the job interview in which John asked me ‘what are you now working on?’ I replied that I was working on a theoretical model to define the transition between disease statuses. He was quite interested in my work but did not quite get what I said, so he asked for a simple explanation, to which I said ‘Well, it is like trying to predict a professor’s behavior in the afternoon given that he was in a happy mood in the morning.’ John was amused by the analogy, and mumbled something like ‘I still try to work that out myself’. He then asked ‘Do you know how to do logistic regression analysis?’ I was a bit shocked, because that is an elementary technique for any epidemiologist or biostatistician, but I politely replied ‘yes.’ John did all the talking, while Philip, sitting opposite me , always smiled at me. I did not want to leave Sydney University where I got a hefty salary as a part-time tutor. One day later, John rang me and said that he would offer me the position. He even offered me a better salary package than what I got from Sydney University at the time. I still remember him saying that working in medical research could help a lot of people. Anyway, John was a great negotiator, managing to convince me to join his team at the Garvan. At the time, John was looking for an epidemiologist and a biostatistician, but he found out that I could take on both roles, so he saved money by hiring only one — me. I did join the team, and it was a decision that changed my life.

So, I was back to St Vincent’s where I got the first job years ago. A full circle. I could not believe that I now worked for one of the most prestigious research institutes in Australia. The Institute at the time had only ~200 employees, mostly doctors and scientists working on endocrinological diseases. Twenty years later the Institute had grown into a world-class medical research center with 6 divisions and 600 staff. Twenty five years later, I became part of the Institute’s history, and a investigator of the Dubbo study.

At Garvan, I worked very hard, day and night. The Study had accumulated a lot of data in thousands of case report forms (CFRs), and it became clear that a computerized database was needed. I did not know much about database, so I learned dBase III software, and designed the first database for the Study. I entered all the data myself. Often, I took the CRFs and the computer to home (not allowed these days) to work over weekends. I conceived research ideas, executed research, and wrote papers for publication with the help of John and other team members. I wrote my thesis based on 14 publications in top journals. My hard work did pay off: the UNSW Sydney and Garvan Institute awarded me The Best Doctoral Thesis Prize.

Professor Eisman whom I consider ‘big brother John’ was the key driver and the ‘soul’ of the Study. He is a very very intelligent doctor who has taught me many things in life (although we argue all the time). John and I and the team (which included the late Dr Philip Sambrook, Dr Paul Kelly, and Dr Nigel Morrison) have gone through some good times and bad times, and we have made many substantive and important contributions to the osteoporosis field globally. We identified the first gene of osteoporosis. We defined the bone loss in the elderly. We defined the relationship between muscle strength, bone density and fracture. We invented the world’s first model for fracture risk assessment. We created the world’s first genetic profile for fracture prediction. The list of our work and achievements is long and still going on. A few years ago, I was elected as a Fellow of the American Society for Bone and Mineral Research for my contributions to osteoporosis research internationally. Two years ago, I was elected as a Fellow of the Australian Academy of Health and Medical Sciences for my distinguished contributions to Australian medical research. Right now, I am working on exciting projects that I believe will have lasting impacts on osteoporosis research. I consider that my contribution is a way to say thankyou to the country that has saved me, the country that I now dearly call home.

Australia does not have a Thanksgiving Day, but for me January 26 is my Thanksgiving Day. That is the day I thank Australia from the bottom of my heart for giving me a chance to pursue my dreams. Without Australia, I could not have done what I have in the past 30 years. Without the prestige of Australia I could not have reached the heights of medical research internationally.

I consider myself extremely fortunate to have worked with many brilliant minds who directly or indirectly shaped my career in my early days at Garvan. I also appreciate many colleagues who have quietly tolerated my stubbornness (and sometimes arrogance) in doing things my own way.

So, what happened to my brother and sister? Well, my brother is now a retired businessman. My sister, also in business, has run a Harvey Norman outlet for years, and she is still going. My sons have graduated from university and have their own businesses. I am the only one who is still working in academia. My mother and father, until the day they passed away more than 10 years ago, had never come to Australia, because they were content with the idyllic life in the village where I was born and where my large extended family has been for ages. My sisters in Vietnam have also never intended to live in Australia, but their children have studied in Australia.

I am getting relatively old now, and I view life in the Buddhist mirror. In a recent article (in Vietnamese) I argue that the phenomenon of ‘regression toward the mean’ can be interpreted by a Buddhist view: everything is impermanent, anything goes up will eventually go down— not necessarily in a bad way. We do not exist as separate beings. Our ‘self’, our ego and our honors are all illusional, because they do not exist in isolation. My life journey is real but … not real. I know that statement is hard to understand, but I will explain later — in writing.

In hindsight I thank the officer (from the Australian Embassy in Thailand) who gave me a chance to settle in Australia. If he rejected my application at the time — and he had every perfect reason to do so — I would be somewhere in the United States. After all, I must thank the kangaroo in the geography textbook that unwittingly helped me to get through the interview with a marvellous outcome.

Thank You Australia!

My life through some photos

This is the home where I was born and raised. It is a typical house in the Mekong Delta where most people are farmers.

My Mom and Dad in their 50s in 1991. My Dad lost his right arm during a fierce battle with the French Army Rach Gia. He was discharged from Viet Minh in the 1940s and has since lived as a farmer.
My beloved oldest brother, Khai T Nguyen, who was a ‘star’ in my family because he was the first person of the village who graduated as an engineer in the 1970s. After 1975, he became disillusioned with the new regime, and determined to leave Vietnam. He and his 24 friends escaped by boat on 12/2/1981, and they all vanished, presumably dead. My mother was shocked to learn that my brother had disappeared without a trace.
This photo was taken in the Phanatnikhom Refugee Camp in December 1981. This was a farewell party for me. I was about to board a bus to Bangkok for travelling to Australia.
When I arrived in Sydney (Jan 1981), I must attend an English language course in Cabramatta Hostel. In the photo is my teacher (right) and a fellow student from Poland (left). My teacher said that she would see me in 2000, but I have never had a chance to see her. I hope that my teacher is fine.
After a year as a kitchen hand in St Vincent’s Hospital, I landed a job as a pathology assistant in Royal North Shore Hospital (RNSH). After a year with RNSH, I was offered a research assistant position at the Department of Epidemiology and Planning (NSW Department of Health). I learned all sorts of computing techniques and programming languages to solve practical epidemiological problems there.
My beloved mentor at the Department of Epidemiology and Planning was Dr Marilyn Rob (in the photo). Marilyn has a son by the name “Lawrence”. My first son was named “Laurence” to recognize that Marilyn is part of my family.
This is one of my favorite photos. This photo was taken at my lab (that is why you see a lot of ‘red books’ on the shelf). I had a very small working area, but this area has enabled me to make important contributions to the field of osteoporosis (eg discovery of genes, Garvan model) over the years.
This photo was taken on the day I graduated from Macquarie University in the 1980s. Frpm left to right: my sister Kim, my wife Gam, my mentor Professor Donald McNeil, and my brother Dinh.
I was conferred the degree of Master’s by the Chancellor Mr. Michael Kirby. I later learned that he was also the Chief Justice of the High Court of Australia. He said to me “You are a remarkable refugee.” 🙂
My graduation from UNSW with a PhD in Medicine. My thesis was about the contributions of genetics and environmental factors to osteoporosis. I had published 14 papers from my doctorate candidature. I was awarded the Garvan Best Thesis Award in 1998.
I was conferred a higher doctorate (Doctor of Science) from UNSW Sydney. I was formally admitted to the DSc program in 2/2014, and awarded the degree in 10/2016. In UNSW Medicine I was the 33rd academic who was awarded this prestigious degree.
In my DSc graduation: Truc Pham and my lovely niece Thoa Ly. Truc and Thoa married in 2020.
I am in a modern lab at the Garvan Institute of Medical Research
I have played leadership role in the AFOS (ASEAN Federation of Osteoporosis Societies). This photo was taken in an AFOS scientific meeting in Manila (2018).
I also have played leadership role in the APCO (Asia Pacific Consortium for Osteoporosis). This photo was taken in the inaugural meeting in Singapore (2017?).
I chaired the Pan Asian Biomedical Science Consortium (PABS) 2018-2020. I convened the 4th conference in Danang, and the conference attracted more than 200 participants. This photo includes key members of PABS consortium.
I was credited with the development of the osteoporosis discipline in Vietnam. I together with the Ho Chi Minh City Medical Society convened the first international conference called “Strong Bone Asia” in Ho Chi Minh City. The conference was a huge success with more than 400 participants from Asia and Australia. In the photo (from left to right): Dr. Bich Tran (my student), me, Dr. Nguyen D Nguyen (another student from my lab), and Professor John A Eisman (my mentor).
I was a founding member of the Osteoporosis Society of Ho Chi Minh City. The Society organises annual scientific meetings, and this is the 12th meeting which took place in the beautiful city of Da Lat.
I am a board member of the Dinh Tien Hoang Institute of Medicine (DTHIM, Hanoi). This occasion celebrated the 5th year of DTHIM. The Institute was established by my former student, Dr. Huong T. Nguyen. Huong did her PhD at the famous Karolinska Institut under my supervision.
I have over the past 25 years have organized a lof of (more than 30) training workshops for thousands of doctors and scientists in VIetnam. Each workshop lasts between 1 and 2 weeks, with about 20-40 lectures in osteoporosis, evidence based medicine, research methodology, scientific writing and publication. This photo was taken in a worshop at Ton Duc Thang University in 2017.
Another training workshop in Cho Ray Hospital in 2019. This 5-day workshop was attended by more than 200 doctors and scientists. Vietnamese people are famous for hard working, but they are also famous for academic excellence.
In 2019 I was elected as a Fellow of the Australian Academy of Health and Medical Sciences (AAHMS). Professor Ian Fraser (my hero, President of AAHMS) conferred the testamur to me in a ceremony of admission in Perth.
New AAHMS Fellows in 2019. My boss, President of UNSW Sydney Professor Ian Jacob, was also elected to be a Fellow of AAHMS.
In 2018 I was elected as a Fellow of the American Society for Bone and Mineral Research for my long and distinguished contribution to the bone health research internationally.
I have a long history of association with the ASBMR. Started as an ordinary member, I contributed to the Society through publication and leadership activities. I became an Associate Editor of the world premier bne journal, Journal of Bone and Mineral Research (a journal of ASBMR). After becoming an Editor, I set out publication guidelines for the Journal.
It is such a nice thing to be a recipient of the UTS’ highest award for exceptional research.
I remarked in the award conferring ceremony as follows: My name is Tuan Van Nguyen. And I am a professor of predictive medicine at the School of Biomedical Engineering of UTS. My work is really concerned with the prevention of bone fractures due to osteoporosis or low bone mass. So, osteoporosis and osteoporotic fractures, they both represent a major and substantial public health problem – not just in Australia, but also worldwide. We approached the problem through epidemiological research, genetic research and clinical research, and clinical translation.
We came up with the world’s first algorithm for predicting fracture risk at the individual level. We found that each standard deviation lower in BMD [bone mineral density] actually increased the risk of fracture by two fold. And that particular finding was used as a criteria for the diagnosis of osteoporosis around the world. 
So that’s one of our major contributions. But the thing that’s really rewarding is that after the publication of the model, there were hundreds of studies around the world that tried to validate the model, or were inspired by the idea that patient and doctor alike can use. That’s the most rewarding experience for us
In 2018, I was conferred the degree of Professor Honoris Causa of the Hanoi University of Pharmacy (HUP). I have a reasonably long association with HUP through training and research.
I consider that I am part of the Garvan Institute’s history. This article marks my 25th year at the Garvan Institute.
The Guardian ran an article about my life journey from a refugee to a scientist.
I have published 15 books in Vietnam, and almost all of my books have been welcomed by readers. Some books have been reprinted many times. This photo captures the occasion when I met and talked readers in Saigon (Ho Chi Minh city) in 2018.
One of my books, “The Path to Scientific Research”, was given the “Good Book” Prize.
I have given lectures in virtually all major hospitals and universities in Vietnam. This certificate acknowledges my first lecture at the Hospital for Traumatology and Orthopedics in Ho Chi Minh City in 2005. Dr. Phung Vo later worked with me in the organization of the Strong Bone Asia, the first international conference on osteoporosis in Vietnam.
I was awarded the Lifetime Achievement of the Osteoporosis Society of Ho Chi Minh City.
I was acknowledged by Medical Society of Ho Chi Minh City. I help convened the AFES (ASEAN Federation of Endocrine Societies) Conference in Vietnam. The Conference attracted more than 2000 participants worldwide.

An appreciation from the Vietnam National University at Ho Chi Minh City.

An appreciation from the King Abdulaziz University (KAU).

I was conferred the title of Honorary Professor of Hanoi University of Pharmacy (HUP) on the 3 August 2018. I have helped HUP for many years in training and research. I am also a Visiting Professor of Hanoi Medical School.
I was conferred the title of Distinguished Professor of Ton Duc Thang University (TDTU) on the 29 December 2018. I serve as a Senior Academic Advisor to TDTU where I head the Bone and Muscle Research Laboratory.
This is Dr Nguyen Dinh Nguyen, one of my best students. He graduated as an MD from Vietnam, went to Australia to undertake his PhD study under my supervision and was awarded the Garvan Best Thesis Award in 2007. Nguyen is now a happy GP in Australia.
Some of my best students: Daniela Tesorioro (BE First Class Honor in Biomedical Engineering) and Ho Le Phuong Thao (PhD in Biomedical Engineering). They both graduated from UTS in 2019.
My beloved dog in Vietnam. In the photo, he is greeting me after years of absence.

My story in audio (mp3)

Part 1: In refugee camps

Part 2: New life in Australia

Kỉ niệm những ngày đầu trên đất Úc

Hôm nay (26/1/2021) là ngày Quốc Khánh của Úc, nhưng cũng là ngày lịch sử đối với tôi. Gần 40 năm trước (ngày 26/1/1982), tôi đến Úc bắt đầu hành trình của một ‘refugee’. (Không hiểu sao ngày nay có mấy người tre trẻ xem refugee là nhóm người ‘phản động’, có lẽ họ đã bị tẩy não và mù lịch sử quá lâu?) Bây giờ hồi tưởng lại những ngày đầu tiên trên đất nước này và Thái Lan mà lòng nhiều bồi hồi, và viết một mạch những kỉ niệm đó, từ ngày đến làng chài Budi năm 1981 đến lúc lên chuyến bay Qantas, đến Cabramatta Hostel, vấn đề tiếng Anh, và những suy tư về tương lai. Cái note này là ‘việc làm dang dở’, cứ mỗi năm đến ngày này nhớ cái gì là viết thêm cái đó, và vì thế sẽ cập nhựt hoài.

Một nhóm người tị nạn cầm cái biển ‘Cám ơn Úc’ khi mới đặt chân đến Úc.

Đổ bộ làng chài Budi

Ngày 16/4/2021 một chếc ghe đi sông chở 23 người (trong đó có tôi) từ Rạch Giá. Sau 3 ngày lênh đênh trên biển thì ghé bờ biển Budi ở miền Nam Thái Lan. Budi là một làng chài, giáp ranh giới với Mã Lai. Chiếc ghe không có la bàn, đã rong rủi sang tận miền Nam Thái Lan. Phải nói sự sóng sót là một phép lạ. Đó cũng là thời điểm khởi đầu của một hành trình tị nạn của tôi, một cái “mốc” lịch sử không bao giờ phai nhòa trong kí ức.

Khi chúng tôi lên bờ, dân làng ở đây chạy ra xem, nhưng họ không biết làm gì với chúng tôi. Ghe chúng tôi là tốp người Việt đầu tiên đến cái làng chài này. Bất đồng ngôn ngữ, nên chỉ nói bằng ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt và nụ cười. Khi ghe chúng tôi cập bờ thì trong ghe vẫn còn nhiều lương thực, nào là cơm khô, đường, muối, mấy thùng nước uống. Chúng tôi không biết làm gì với mấy thứ này, nên cho hết những người dân làng đến nơi. Có người hỏi xin 3 cái máy dầu vẫn còn rất tốt, chúng tôi cũng cho luôn. Đã lên bờ tự do thì cần gì mấy thứ này nữa, chúng tôi nghĩ vậy nên hễ ai xin cái gì là cho hết. Nghĩ lại dân tị nạn mà hào phóng ghê! Nhưng chính nhờ nghĩa cử hào phóng đó mà chúng tôi tạo được cảm tình ở người địa phương.

Người địa phương thì đa số vận sarong, rất tiêu biểu ở người miền nam Thái Lan (giáp ranh Mã Lai). Nhìn qua ánh mắt và lối sống, họ là những người rất hiền lành và chất phác. Không thấy ai lợi dụng chúng tôi. Sau này tôi mới biết đây là vùng biên giới Thái Lan – Mã Lai, rất nhiều người Hồi Giáo ở đây. Dạo đó, tôi không rõ những người mình gặp là Phật Giáo hay Hồi Giáo, nhưng thời đó chúng tôi chẳng quan tâm; điều quan trọng nhất là đến bến bờ tự do, và đó là điều may mắn nhất trên đời. Tôi đoán là họ là tín đồ Hồi Giáo, vì họ không ăn thịt heo. Họ cũng không ăn thịt gà chết, dù con gà mới chết có vài phút! Do đó, mỗi khi có gà chết là họ đem đến cho chúng tôi. Thành ra, tuy là dân tị nạn, nhưng thỉnh thoảng cũng có những bữa ăn thịnh soạn!

An cư trong … nhà để xe

Sau khi cho đồ trên ghe, có người chạy đi báo cho cảnh sát. Khoảng vài phút sau thì một viên cảnh sát lái xe “pick-up” đến nơi. Anh cảnh sát này biết chút tiếng Anh, tuy không tốt mấy, nhưng đủ để biết chúng tôi là người Việt Nam. Anh ta gọi điện thoại một hồi thì thấy thêm vài chiếc xe pick-up khác đến cùng khoảng 5 viên cảnh sát. Họ bàn với nhau một lúc, rồi bảo chúng tôi tạm ở đây. Họ chỉ chúng tôi đến một cái nền xi măng trống và cũ kĩ, nguyên là nơi để xe hơi, và cứ ở đó trong khi họ tìm cách … xử lí chúng tôi. Chúng tôi hè nhau gánh nước biển lên và lau sạch cái sân xi măng. Sau một giờ thì chúng tôi có cái sân rất oách để ngã lưng trong thời gian tới.

Khi đã tạm “an cư” sau chuyến hải hành, chúng tôi lăn ra ngủ, chẳng cần ý tứ gì cả, trước những cái nhìn ngạc nhiên của dân địa phương. Buổi chiều, dân địa phương thấy thương tình, nên họ đem cơm và thức ăn cho ăn. Một số thì đem gạo và nước mắm cùng mấy cái nồi cũ để nấu ăn. Sau 3-4 ngày đêm trên biển, đây là lần đầu chúng tôi có một bữa ăn đúng nghĩa. Ăn tập thể. Vừa vui, vừa ngon. Còn dân làng thì ngồi chung quanh nhìn chúng tôi ăn và mỉm cười hiền lành. Tôi đoán chắc họ cũng vui khi giúp được chút ít cho chúng tôi.

Và những dân làng hiền hậu

Đêm đầu tiên ở cái làng chài thì quả là một kinh nghiệm buồn cười. Đám thanh niên trong làng và [chắc cả các làng lân cận] kéo đến khá đông để … nhìn. Họ chẳng làm gì cả, chỉ ngồi chồm hỗm, hút thuốc lá, cười cười nhìn chúng tôi đang co cụm trong cái sân xi măng. Chúng tôi, người thì nằm, kẻ ngồi, người hút thuốc lá tán dóc. Đêm đến, chỉ còn một số ở lại, vẫn hút thuốc lá và nhìn. Đám đàn ông thanh niên chúng tôi cảm thấy hơi bất an, nên bàn với nhau cách tự tự vệ. Trong chuyến đi, có vài người từng là sĩ quan quân lực VNCH, một số là dân chài, một số là thư sinh như tôi. Dưới sự chỉ huy của các sĩ quan, chúng tôi chia nhau ngồi quanh như là canh gác “lãnh địa” tị nạn và bí mật có sẵn “đồ chơi” để khi có biến động là đối phó ngay. Đêm xuống, dân làng cho mùng để ngủ, đám thanh niên đàn ông chúng tôi ngủ ở bìa ngoài, còn các bà và phụ nữ ngủ phía trong. Chúng tôi có một đêm ngủ đầu tiên trên đất tự do, sóng biển rì rào, trời thoáng, gió mát, chẳng mấy chút ai cũng chìm vào giấc ngủ.

Đến gần nửa đêm, tôi cảm nhận hình như có bàn tay sờ nhằm chân tôi. Tôi vẫn còn tĩnh thức, nên giả bộ ngủ xem bàn tay này làm gì. Đang chuẩn bị đối phó thì bên kia các anh thanh niên la lớn lên là “Có cướp”, và thế là tôi nắm lấy tay của kẻ đang sờ soạn. Thế là chúng tôi tóm cổ họ một cách dễ dàng. Nhìn kĩ thì toàn là những thanh niên hồi chiều hút thuốc ngồi chồm hỗm nhìn chúng tôi. Hình như họ muốn sờ mó mấy cô mấy bà, nhưng họ không ngờ rằng chúng tôi đã có chiến lược bảo vệ. Bắt được họ, chúng tôi chẳng biết làm gì, còn họ thì vẫn cười hề hề. Anh sĩ quan trưởng nhóm đánh giá rằng nhìn đám thanh niên này cũng hiền lành, nên thôi cho chúng đi. Hình như dân làng ở đây lần đầu tiên thấy người nước ngoài nên họ rất tò mò.

Những người anh em mới tới …

Chúng tôi ở đó được chừng một tuần thì một chiếc tàu (lần này là “tàu” đánh cá) cũng từ Việt Nam ghé Budi. Tàu này chỉ có khoảng 10 thanh niên (tôi không nhớ con số chính xác), nghe nói họ làm cho một hợp tác xã đánh cá và sẵn dịp lấy tàu trốn khỏi Việt Nam. Nhóm này cũng đi từ Rạch Giá, nhưng xuất phát từ U Minh. Họ nghèo rớt mồng tơi, gần như không có một tài sản nào cả. Nhóm thanh niên này rất giỏi đi biển, nên có thêm họ trong nhóm chúng tôi thấy như có thêm “lực lượng võ trang” để có gì thì ứng phó tốt hơn.

Vài ngày sau, lại thêm một chiếc tàu khác ghé Budi. Tàu này lớn hơn, chở hơn 40 người đi từ Cà Mau. Tàu này “giàu” hơn hẳn hai tàu trước, dù đã bị cướp biển hai lần. Hành trình của họ khá gian nan, phải gần một tuần lễ mới tới Budi. Trong chiếc tàu mới này có cả con nít và nhiều “thành phần kinh tế” hơn. Trong đó, có một chú mà tôi quen gọi là “Chú Ba Trung Tá” đầu bạc trắng, sau này quen thân với tôi. Gọi “Chú Ba Trung Tá” là vì chú là một cựu phi công cấp bậc trung tá, sau 1975 đi tù cải tạo vài năm, được thả ra và chú tìm đường vượt biên. Chú là người gốc Bình Định, cũng nghèo xơ xác như tôi (chỉ có cái quần đùi và áo sơ mi), và chú hay nói chuyện tiếu lâm rất vui. Chú từng học ở Mĩ nên rất giỏi tiếng Anh, và chú trở thành thông dịch viên cho tất cả 3 nhóm thuyền nhân.

Ngoài Chú Ba TT, trong nhóm còn có một nhân vật đặc biệt gọi là “Anh Ba Hà Nội”. Anh Ba là một kí giả [hình như là đài Tiếng Nói Việt Nam] từ Hà Nội vào Nam công tác. Anh có quen với một chị từng là chiêu đãi viên của Hãng Hàng Không Việt Nam trước 1975, và sau này hai người thành hôn (mãi đến sau này chị mới biết anh đã có vợ ngoài Bắc). Tuy làm việc cho chế độ nhưng anh chẳng ưa chế độ, nên nhân dịp vào Nam anh cùng với chị bỏ đi vượt biên theo nhóm 23 người chúng tôi. Phải lên bờ Thái Lan người ta mới biết anh là “cộng sản”, và những thuyền nhân thông cảm cho anh, ai cũng cố gắng bảo vệ anh, vì cái lí lịch cộng sản đó có thể làm anh bỏ mạng như chơi.

Kể ra thì cũng hay, một người VNCH cùng với một anh kí giả “cộng sản” tôi đều kết bạn thân. Chuyện anh Ba Hà Nội có một kết cục buồn. Sau khi anh và chị được đi định cư ở Úc khoảng hơn 20 năm thì anh mất tích, gia đình nghĩ và xem như anh đã qua đời ở đâu đó, và chúng tôi mất một người bạn mà đến giờ nhắc đến anh ai cũng tiếc.

Hòa mình vào dân làng

Budi là một làng chài rất tiêu biểu ở Đông Nam Á, rất thơ mộng và an bình. Những hàng dừa cao vút làm bóng mát cho cả làng. Những cây dừa rất cao và thẳng. Nhìn mấy hàng dừa này tôi tự hỏi làm sao có thể leo lên để hái dừa được. Nhưng vài ngày sau thì tôi biết, vì họ dùng khỉ để hái dừa. Những con khỉ nhỏ xíu, được mặc áo đàng hoàng, thừa lệnh của chủ, chúng thoăn thoắt leo lên cây dừa và hái dừa quăng xuống cát. Nhìn mấy con khỉ hái dừa tôi thán phục cái tài thuần hóa của người dân địa phương.

Cái làng này dù ở rất xa thành phố nhưng đã giàu có hơn Việt Nam rất nhiều. Nhà dân ở chủ yếu là nhà sàn. Nhà nào cũng có xe hơi, thường là xe pick-up Toyota. Trên bờ thì đường lộ thẳng băng và xe hơi nhiều hơn xe gắn máy. Dân làng dĩ nhiên làm nghề biển. Những chiếc ghe nho nhỏ, giống như ghe ở Kiên Giang, tối đi câu mực hay đánh cá, sáng cặp bến và đàn bà con gái ra gỡ lưới. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào biển, và chỉ xoay quanh cái làng chài thơ mộng đó.

Chúng tôi cũng hòa mình vào cuộc sống rất êm đềm của dân làng dù không biết mình sẽ còn ở đây bao lâu. Đàn bà, con gái thì ở nhà, còn đám đàn ông thanh niên chúng tôi thì sáng nào cũng đi tìm việc làm để đem thực phẩm. Cách phân chia công việc có vẻ giống như thời … Trung Cổ. Thật ra, nhóm phụ nữ cũng không ở không đâu, vì các cô cũng có người tìm được việc làm. Mỗi sáng ra bờ biển giúp bốc dỡ cá tôm cho các ghe đánh cá cập biến. Họ thường được cho cá tôm và nước nắm như là trả công.

Riêng tôi tìm được một việc làm khá ổn định, đó là đi câu mực với một ông chủ. Gia đình ông chủ có cái nhà sàn cách chỗ chúng tôi ở chỉ vài phút đi bộ. Chiều chiều tôi lên cái ghe nhỏ của ông ra biển đánh cá, và chủ yếu là câu mực. Nhớ ngày đầu, tôi được đàn anh cảnh cáo là coi chừng nó kêu mày ra biển và giết mày đó, mày phải chuẩn bị. Tôi hỏi chuẩn bị sao đây. Các đàn anh bày ra rằng, lúc nào cũng ngồi xa ông chủ, và gần nơi có “vũ khí” (cây, thanh gỗ, dao, v.v.) để khi có chuyện là “chiến đấu” và nhảy xuống biển lội.

Tôi làm y chang như lời khuyên, nhưng sau vài đêm chẳng có chuyện gì xảy ra, và ông chủ thì quá tốt với tôi, nên tôi nghĩ những cảnh giác đó là quá đáng. Ông chủ thấy tôi không có quần áo tốt, nên một hôm ông cho tôi cái áo thun rất oách và cái quần short để thay đổi hàng ngày. Những kỉ vật đó tôi vẫn còn giữa mãi đến 20 năm sau, nhưng một lần chuyển nhà, nó bị mấy đứa con cho vào thùng rác. Tiếc ơi là tiếc!

Một hôm, nhân dịp không đi làm biển tôi theo đám đàn ông đi làm thuê cho một ông chủ ở cách đó vài chục cây số. Công việc của chúng tôi nghe nói là chỉ đi chặt lá dừa. Người đến thuê nói sẽ trả giá rất tốt, tính ra mua được cả giạ gạo và cả thùng nước mắm! Thế là 10 người chúng tôi lên xe 3 xe pick-up chở đến một cái vườn um tùm và rất rộng. Chúng tôi hăm hở cầm dao mác đi chặt lá dừa. Vài phút đầu thì chẳng có gì xảy ra, nhưng đi sâu vào trong thì ôi thôi đụng phải ổ kiến vàng, bị cắn quá chừng. Không thể bỏ việc, vì đã nhận hợp đồng rồi, nên anh em an ủi nhau cố gắng làm cho xong việc. Đến gần chiều thì chúng tôi cũng phát quang xong cho ông bà chủ. Tiền bạc thì rất sòng phẳng, ông bà chủ cám ơn rối rít, và mời ở lại ăn cơm chiều, làm vài li “Mai Kỏn”, loại rượi đế của Thái Lan, và sau này tôi mới viết Mai Kỏn có nghĩa là Mê Kong. Lần đầu tiên lên bờ Thái Lan và được uống rượu đế. Nhưng rượu nặng quá, nên chỉ làm được một chút là … chạy làng. Chiều về thấy da ai nấy cũng bị sưng vù lên. Mọi người nói mẹ kiếp, mắc mưu thằng Thái trung gian, lần sau sẽ không chơi với bọn này nữa.

Những ngày ở Budi, chúng tôi sống cuộc sống có thể nói là nhàn hạ, và với những kỉ niệm như thế. Có những người đi làm phụ hồ ở xa, và cũng được trả lương đàng hoàng. Phải có dịp đi ra ngoài làng mới thấy lúc đó Thái Lan đã giàu có và phát triển hơn Việt Nam rất xa. Làng xa tít mà cũng có đường trán nhựa chạy bon bon. Nhà nào cũng có xe hơi, còn xe Honda chỉ để đi chơi là chính. Mấy bà thì nhận xét rằng ngay cả chai nước mắm hay cái bao ni lông của họ cũng đẹp và sạch sẽ hơn Việt Nam mình. Xin nói thêm rằng thời đó Việt Nam thậm chí còn chưa làm nổi bao ni lông! Nhìn cảnh đó, anh em chúng tôi ai cũng lắc đầu cho Việt Nam, không biết bao giờ mới đuổi kịp Thái Lan.

Nhưng quan trọng hơn hết là cuộc sống tự do. Ít thấy bóng dáng cảnh sát. Chẳng ai làm phiền hà mình. Trưa nào, chúng tôi cũng tụ tập bên nhau nói chuyện, và bàn về tương lai. Chú Ba Trung Tá và anh Ba Hà Nội hai người có nhiều chuyện để kể, kèm theo những bình luận sâu sắc. Chú Ba TT kể chuyện chú đi tù ra sao, chuyện các quản giáo miền Bắc dốt như thế nào, chuyện cười ra nước mắt trong trại cải tạo. Chú còn kể chuyện vào tù cải tạo gặp toàn những “who is who” của miền Nam trước đó như Nhà văn Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, v.v. Chú kể rằng trong chuyến xe lửa chở tù miền Nam ra Bắc, khi xe ra đến Bắc (không nhớ vùng nào) cả đoàn tàu bị dân ném đá. Mấy người lính canh tù nói “Các anh thấy chưa, tội ác của các anh là trời không tha, đất không dung, dân chúng ghét. Nếu không có chúng tôi bảo vệ thì các anh đã chết rồi.” Dĩ nhiên, đoàn tù thì thừa hiểu màn ném đá là một màn kịch có bài bản. Đến khi xuống xe để vào trại thì người ta phát hiện có người tù chết trong xe vì ngộp thở. Những chuyện chú kể là cả một trời kinh nghiệm và chứng từ của một thời đau khổ. Chú kể chuyện như chơi, không thấy bất cứ một thù hằn nào trong lời nói, chỉ toàn là tếu tếu.

Còn anh Ba Hà Nội thì ngược lại, anh kể chuyện ngoài Bắc. Anh Ba HN không biết tiếng Anh, nhưng biết chút tiếng Pháp. Anh là người rất vui tính, ăn nói lưu loát (dân kí giả mà), biết rất nhiều câu chuyện về các vị cầm quyền chóp bu ngoài Bắc. Ngay từ thời đó, anh đã cho biết ông Hồ có vợ mà chẳng ai tin anh! Anh cũng có đề cập đến cái chết của Nông Thị Xuân, nhưng lúc đó ai cũng nghĩ anh ta xạo, chẳng ai tin. Nhưng sau này tôi đọc qua hồi kí của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên mới thấy những câu chuyện của anh kể rất ăn khớp. Hóa ra, những gì ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên viết không phải là mới đối với giới trí thức Hà Nội. Thỉnh thoảng chú Ba TT quay sang anh Ba HN nói như nửa đùa nửa thật “Thằng này nó là Việt cộng Bắc Việt, nhưng nó nói tao nghe rất được.”

Một hôm, nhân dịp làm thủ tục tị nạn, nhân viên của Liên Hiệp Quốc về phỏng vấn và mỗi chúng tôi phải điền form màu xanh. Form đòi những thông tin cá nhân, thông tin về cha mẹ, và lí do rời Việt Nam. Đa số những người tị nạn không biết tiếng Anh, chỉ có chú Ba TT là người duy nhất thành thạo tiếng Anh và có thể giải thích những ô chữ trong cái form phức tạp đó. Thế là chú nghiễm nhiên trở thành trưởng nhóm, và ngồi bên cạnh các nhân viên LHQ để thông dịch. Chú mặc quần short, lúc thì ở trần, lúc thì chỉ khoác cái áo thun đã phai màu, tay cầm thuốc lá phì phèo, nghe người khai thông tin và dịch lại cho nhân viên LHQ. Chú ít khi nào nhìn xem họ viết có đúng không, mà chỉ nói như … sếp ra lệnh.

Lúc đó, nhìn phong cách của chú Ba Trung Tá tôi phục chú sát đất. Chú nói tiếng Anh rất tự nhiên, và với thái độ tự tin đến … trịch thượng. Tôi nhớ hoài một hôm chú làm phiên dịch cho một quan chức Thái Lan, và ông quan chức này khen chú nói tiếng Anh giỏi; chú quay sang chúng tôi rồi tươi cười nói lại: “Tao nói tiếng Anh giọng nước mắm, vậy mà thằng mọi này nó nói tao nói tiếng Anh giỏi!”

Nhớ hoài chữ “mọi” mà ngày xưa thầy cô bên VN đã gieo vào tôi. Thời đó, VN xem các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Lào, Cambodge, v.v. là … “mọi”. Ý xem thường người ta là kém văn minh. Nay lại nghe chú Ba TT dùng chữ đó. Tôi nghĩ thầm trong bụng, nói người ta là “mọi” nhưng sao người ta sang hơn mình quá, giàu hơn mình cả mấy chục năm, và lịch sự với mình nữa. Ấy vậy mà người Việt lại tự cao tự đại. Là người tạm dung trên đất nước người ta, nhưng chú Ba xem quan chức địa phương … chẳng ra gì, dù không thể hiện ra thái độ, chỉ thể hiện qua cách nói tiếng Anh.

Một hôm khác, chú Ba nhận được thư của đứa con trai ở bên Mĩ gửi, kèm theo ít tiền. Chú mở thư ra và thấy có hình anh chàng kia đang cầm điện thoại nghe. Chúng tôi thì thấy bức hình sang trọng quá, và cái điện thoại rất oách. Nhưng chú Ba đọc thư xong, cầm tấm hình lên và nói “Thằng này nó khoe! Ở bên đó cầu tiêu còn có điện thoại, có gì mà khoe. Chắc nó tưởng tao ngu lắm.” Tụi tôi há hốc ra nghe và ngạc nhiên. Trời ơi! điện thoại mà có trong cầu tiêu, chú Ba này nói quá! Nhưng nhìn qua phong cách, chú đúng là có phong cách của người lãnh đạo, tự tin, nhưng lại bình dị đến lạ thường.

Hôm nay, viết những dòng này, tôi đoán chú Ba Trung Tá cũng đã trên 80 tuổi (nếu chú còn sống). Sau này chú đi định cư ở Mĩ, và tôi mất liên lạc với chú. Nhưng hình ảnh của chú trong tôi là cái type của một sĩ quan VNCH có học thức, vui tính, và rất nam kì tính. Còn anh Ba Hà Nội của tôi cũng có thể đã ra người thiên cổ. Trong nhóm 23 người trên chiếc ghe năm 1981, nay đã có vài người qua đời, số còn lại bên Mĩ và Úc đều có cuộc sống ổn định. Những người bạn trong 2 chiếc tàu kia thì gần như mất liên lạc, dù biết đa số họ định cư bên Mĩ.

Trại tị nạn Songkhla

Ở Budi độ hai tuần thì chúng tôi được lệnh chuyển trại. Budi chỉ là nới tạm trú để làm thủ tục, phải đến một trại có đủ ban bệ để các nhà chức trách đánh giá và xác định tư cách tị nạn. Thế là những ngày êm đềm nhất trong đời tị nạn rồi cũng qua đi, và đến ngày chia tay. Cuộc chia tay nào cũng buồn, và chia tay Budi cũng không phải là ngoại lệ. Sau hai tuần ở cái làng chài êm đềm này, đã quen biết khá nhiều người tử tế, ai cũng cảm thấy lòng mình chùng xuống khi bước lên xe bus để rời làng. Ngày ra đi có vài người trong làng đến vẩy tay tiễn đưa. Nhìn những cánh tay vẩy vẩy và những nụ cười hiền lành mà mình cảm động vô biên. Hoá ra, ở đây tình người có khi còn nặng hơn cả bên quê hương mình.

Tất cả đều lên hai chiếc xe bus lớn rời Budi. Phải mất một ngày đường, mới đến trại mới rất nổi tiếng trong người tị nạn. Trại tên là Songkhla. Songkhla là một tỉnh thuộc miền Nam Thái Lan (Songkhla là tên của một hoàng tử Thái Lan). Trại tị nạn Songkhla là một trại khá lớn, lúc tôi đến đó thì đã có hơn 5,000 người trong trại. Nghe nói trong lúc cao điểm trại này có đến 10,000 người tị nạn. Trại nằm dọc theo bờ biển, rất đẹp mắt. Phía trước là biển, phía sau là một dãy núi, và dĩ nhiên là xung quanh được rào bằng kẻm gai. Nếu tôi nhớ không lầm, chiều ngang của trại chỉ khoảng 50- 80 mét, chiều dài thì đi bộ chỉ 15 phút là hết. Người tị nạn không được ra ngoài trại nếu không được phép.

Người tị nạn ở trong những cái chòi tạm thời (do những người trước đây dựng lên) ngay bên bờ biển. Tôi cũng có một cái chòi, và phải “share” với những người độc thân khác. Từ Budi lên đây thì nhóm đã bắt đầu chia ra thành từng nhóm nhỏ và hoà mình vào trại lớn hơn. Có người tìm gặp thân nhân đã qua trước nên họ về ở chung, còn những người “con bà phước” thì tụ tập với nhau thành từng nhóm nhỏ và xoay xở qua ngày.

Ngày đầu tiên nhập trại Songkhla, tôi tưởng mình lạc vào một thành phố ở Việt Nam. Người ở đâu mà đông đúc ghê, mật độ dân số ở đây chắc phải cao nhất nhì thế giới! Nhìn qua cách ăn mặc, thấy người nghèo nhiều hơn người giàu, và điều này cũng dễ hiểu. Đại đa số người nhập trại là đã bị cướp bóc trên biển, nên họ chẳng còn gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyến may mắn, nên bà con còn giữ vàng và tiền đến đây. Lại có một nhóm khác ở đây khá lâu (trên 6 tháng) và được thân nhân nước ngoài tài trợ, nên họ cũng có cuộc sống khá đầy đủ. Có người còn tiền hay mới có tiền mở hàng quán ngay trong trại. Đủ loại quán, nhưng quán ăn và quán nhạc là phổ biến nhất. Nhìn từ xa có thể thấy một khu rất trù phú và tấp nập, và quả thật là như thế.

Hai bên đường chật hẹp là hàng quán bán cơm, phở, hủ tiếu, cà phê, mọc lên đầy rẫy. Những hàng quán này làm ăn rất khá, vì ở trong trại đâu có việc gì làm, nên người ta thả hồn theo khói thuốc và cà phê. Có nhiều khách hàng là những chàng trai mặt mũi rất “ngầu”, tóc dài chấm vai (nom y như những người đóng vai du côn trong các phim xã hội đen) phì phèo những điếu thuốc lá “Samit” hay “555” bên li cà phê đen. Phía trong quán thì ồn ào đài loa với những bản nhạc vàng ảo não, nhạc rock xập xình, nhạc nhà binh hùng tráng, nhạc chống cộng, v.v. được phát thanh với một âm lượng tối đa, làm đinh tai nhức óc những ai không may mắn phải đứng trước những cặp loa này. Trên đường lộ dập dìu tài tử giai nhân son phấn lòe loẹt, vàng đeo lóng lánh, trong những bộ quần áo thời trang Âu Mĩ đắc tiền đi “dạo phố” như trẩy hội! Thành ra, nói là trại tị nạn, nhưng lại là một xã hội Việt Nam thu nhỏ.

Vốn được chuyển lên đây từ một vùng quê, tôi cảm thấy mình vừa quê mùa vừa bơ vơ lạc lõng như một thành phần “outcast” trong xã hội tị nạn này. Quả thế, vì từ lúc lên bờ cho đến khi đi chuyển trại, tài sản duy nhất mà tôi có là hai cái quần short và hai cái áo ngắn tay do một ông chủ ở Budi tặng cho. Nhiều khi đi qua các hàng quán, thỉnh thoảng nghe một đoạn nhạc của Nguyệt Ánh và Việt Dũng mà buồn mà buồn vời vợi … Lúc đó, ai cũng nghĩ một lần đi là vĩnh biệt, không bao giờ về Việt Nam nữa. Do đó, những sáng tác nhạc thời đó rất ray rức.

Nắng nơi đây vẫn là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương

hay

Đến bao giờ trở về Việt Nam
Thăm đồng lúa vàng, thăm con đò ven sông

Những lời ca đậm chất thơ và miên viễn đó theo tôi tận đến ngày hôm nay.

Nhưng những cảnh phồn vinh náo nhiệt kia chẳng khác gì những lớp phấn son được sơn trét lên mặt những cô gái một cách vội vã để cố tình xóa lấp đi những nỗi ám ảnh của một quá khứ quá khủng khiếp. Thực vậy, lên đến Songkhla và có dịp nghe những câu chuyện thương tâm khác của đồng hương, tôi mới thấy chuyến đi của mình còn may mắn chán. Tôi nghe nhiều câu chuyện về cướp biển vô cùng khủng khiếp, mà chữ nghĩa có khi không tả hết được những tang thương người Việt Nam mình đã gánh chịu. Có nhiều trường hợp cả tàu bị thảm sát trên biển cả. Có trường hợp bọn cướp biển làm nhục phụ nữ ngay trước mặt người thân. Có người bị bệnh tâm thần khi lên đến trại này. Tôi đã từng thấy những người rách rưới đi lang thang trại, miệng lằm bằm nói gì chẳng ai hiểu, rồi thỉnh thoảng cười rú lên hay khóc thảm thiết. Nhìn những người đó tôi dù chưa biết sự việc đằng sau nhưng đã thấy đau quặn lòng. Thành ra, không phải ngẫu nhiên mà Du Tử Lê muốn mang xác mình ra biển khi qua đời:

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
Đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
Những năm trước bao người ngon miệng cá
Thì sá gì thêm một xác cong queo.

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
Ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
Đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

Một VNCH thu nhỏ và oán thù

Trại Songkhla là một nước VNCH thu nhỏ. Trại có ban quản lí, do người Thái đảm trách, với sự hỗ trợ và cố vấn của người Việt tị nạn. Những người cố vấn thường là sĩ quan hay quan chức cấp cao trong chế độ VNCH trước đây. Nếu ngày xưa VNCH có tổng thống thì trại Songkhla có trưởng trại; ngày xưa có Bộ Nội vụ thì ngày nay có “Ban Trật tự”; Bộ Thông tin Văn hóa nay được được “đổi tên” thành “Ban Thông tin Văn hóa”; các anh quân nhân, sĩ quan VNCH ngày xưa nay trở thành “cựu quân nhân”, có người còn tự cho mình lên chức (xưa là trung úy nay thành đại úy!) Ngày xưa VNCH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tị nạn, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn hơn.

Bất cứ ai, kể cả tôi (dĩ nhiên), đều có thể thấy những hành vi tham nhũng trong trại tị nạn. Theo qui chế của Cao Ủy Tị Nạn, chúng tôi, những người mới nhập trại được cấp cho một cái áo thun, một cái quần, và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào. Biết được thằng em họ nhập trại trước tôi đang làm trong ban phân phát hàng hóa, tôi hỏi nó tại sao tôi không được phát gì cả. Thằng em họ của tôi ôm bụng cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn, và nói đại ý là “Ở đây, bọn nó bán hết rồi, anh làm gì có được mấy thứ đó! Anh có tiền thì mới mua được.” Tôi càng ngao ngán hơn và nghĩ chả lẽ mình phải chết đói ở đây. Nhưng thằng em tôi chạy đi đâu một lúc và mang về ba lít gạo cho anh em tôi đủ sống ít ngày.

Ban Bưu Tín cũng là một trung tâm khét tiếng ăn chận, ăn cắp hay nói đúng hơn là ăn cướp, tiền bạc của người tị nạn. Có nhiều thư từ và tiền bạc từ nước ngoài chẳng bao giờ tới tay thân nhân trong trại. Tôi cũng là một nạn nhân của ban Bưu Tín này. Và, nếu có tới người thân thì cũng bị cắt xén, ăn chận. Trong khi các Ban có cơ hội ăn hối lộ, ăn chận đồng hương thì cũng có ban chuyên hành hạ đồng hương.

Ban Trật Tự ở trại đáng lí ra gìn giữ trật tự thì họ lại kiêm luôn việc lạm dụng quyền và có khi khủng bố đồng hương. Họ đánh người một cách chuyên nghiệp, không nương tay, và vô cùng tàn nhẫn. Không biết bao nhiêu người tị nạn vô tội đã là nạn nhân của nhóm người ác độc này. Tuy cùng cảnh ngộ tị nạn, nhưng những người có quyền chức trong trại tị nạn không hẳn là thân thiện với những người kém may mắn hơn. Bị người ngoại bang sát hại đã là một sự nhục nhã, nhưng bị chính người tị nạn hành hạ lại còn đau lòng hơn. Songkhla là nơi mà tôi đã chứng kiến những hành động xấu xa và dã man của những người Việt đối với người Việt. Tôi nhủ thầm một ngày nào đó, tôi sẽ viết một cuốn sách và sẽ lấy tên là “Người Việt Nam Xấu Xa” cho cân xứng với cuốn “Người Việt Cao Quí”.

Ngày đầu vào trại, ngoài nhóm của chúng tôi đến từ Budi, còn có nhiều nhóm tị nạn từ các nơi xa xôi khác được chuyển về bằng xe bus. Từ ngoài cổng, chúng tôi đi vào vào trại chầm chậm theo hàng hai. Hai bên đường có đầy đồng hương đứng xem và ồn ào như một cái chợ. Người thì dán mắt tìm xem có thân nhân, bà con của mình mới sang không; người thì dò xét, nhận diện xem có kẻ thù năm xửa năm xưa nào đến trại hay không. Người có thân nhân thì nước mắt dàn dụa tay bắt mặt mừng. Người tìm được kẻ thù thì trở thành một kẻ hung bạo, tàn ác. Hôm tôi nhập trại, có một anh thanh niên nọ bị tố cáo là “cộng sản”, anh ta bị lôi kéo ra khỏi hàng, và bị đánh ngay trên đường vào trại, trước sự mục kích của người đứng hai bên đường. Thấy không ai can ngăn và vì không chịu được cảnh tượng như thế, tôi bước ra hàng định cản, nhưng một trong ba người đang hành hung dí ngón tay vào trán tôi gằn từng tiếng (mà tôi nhớ y như ngày hôm qua): “Đ M, muốn gì? Mày cũng là cộng sản hả?”. Tôi cũng sẵn sàng “chơi”, nhưng anh tôi lôi ra ngoài. Nếu không thì chắc chắc tôi cũng bị đánh tơi bời ngày hôm đó. Anh thanh niên đó bị đánh đến nổi không còn đi được, chở vào nhà thương điều trị, và nghe nói sau này anh bị tật. Đó là lần đầu tiên tôi mục kích cảnh người đánh người tàn bạo, không thương tiếc như thế.

Sau cú sốc đó, tôi lại bị một cú sốc khác lớn hơn. Sau khi nhập trại, chúng tôi bị dẫn độ vào một hội trường có nhân viên của Ban Trật Tự người Việt canh giữ chung quanh. Họ đóng cửa chính lại, nhưng phía ngoài cửa sổ thì có đầy người đứng xem. Mục đích của buổi họp này là nhằm phổ biến về nội qui sinh hoạt trong trại, nhưng thực tế thì lại là một cuộc thăm dò tìm kẻ thù, một trò khủng bố tinh thần. Người trên bục giảng là một ông chức sắc trong ban quản trị của trại và cũng là cựu quân nhân; bằng một giọng nói Bắc kì nghiêm trọng và vẻ mặt đằng đằng sát khí, ông ta yêu cầu chúng tôi phải khai báo thành khẩn là đã làm việc gì với chế độ cộng sản. Bắt chước một kĩ thuật đe dọa của công an, ông ta nói thêm rằng nếu không khai thì tình báo của ông ta cũng biết thôi, nhưng khai thì sẽ được khoan hồng. Tôi rất ngạc nhiên về thủ tục này, vì nghĩ là tất cả lời khai của mình đều đã được nhân viên Cao Ủy Tị Nạn LHQ ghi chép ở Budi; thế thì cuộc khai báo này là khai với ai? Tuy nhiên, tôi nghĩ vì từng làm việc dưới chế độ mới một thời gian, nên cũng định khai báo cho rõ ràng …

Nhưng hôm đó, may mắn cho tôi: một người em họ nhập trại trước tôi vài tháng đang đứng bên cạnh cửa sổ và đưa tay làm dấu hiệu cho tôi biết là đừng khai. Anh Ba Hà Nội ngồi cạnh tôi và có lẽ có kinh nghiệm hơn tôi về những trò này, cũng khuyên tôi là cứ lờ đi cái “lí lịch dính líu cộng sản” đó. Tôi và anh Ba Hà Nội thoát nạn. Nhưng không may mắn cho những người khác, trong đó có hai anh bạn của tôi, T và S trong tàu “Thủy Sản” từ Budi lên, những người đã thành thật khai báo là có làm việc sau 1975 như là tài công và thủy thủ. Hai anh này liền được “mời” lên Ban Trật Tự “làm việc”. Cả hai bị đánh nhừ tử. Mặt hai anh này bị sưng húp lên, mắt thì bầm, nhưng ánh mắt đầy vẻ hận thù. Tối hôm đó, tôi nằm ngủ bên cạnh hai anh phía ngoài căn chòi bên cái giếng nước, nghe anh T thề rằng sẽ có ngày trả thù bọn người mà anh ta cho là “lũ chó đẻ”.

Sự đời có vay thì có trả. T và S sau này được định cư ở Mĩ. Hai người vẫn giữ liên lạc với tôi một thời gian. Một hôm tôi nhận được thư của họ hân hoan báo cho tôi biết là họ đã trả thù những kẻ đánh họ trong trại tị nạn ngay tại phi trường. Số là họ nắm được thông tin về ngày giờ và nơi đáp máy bay mà những người đánh họ trong trại tị nạn, và thế là họ bao vây và trả thù. Họ không nói trả thù ra sao, nhưng chắc những kẻ hành hạ họ cũng bị một trận nhừ tử.

Tôi tin rằng có nhân quả. Những kẻ ám hại người khác thì không sớm hay muộn cũng bị trả giá. Trả giá không bằng cách này thì cũng bằng cách khác, có khi là cả sinh mạng. Tôi đã chứng kiến những người hành xử xấu với đồng hương bên trại tị nạn, sau khi định cư đều trở thành ‘thân tàn ma dại’ cả. Có một anh chàng Thái làm cảnh sát hay đánh người tị nạn, chẳng hiểu sao sang được Úc, và anh ta cũng bị nạn nhân của anh ta trả thù ghê gớm. Thời đó, người ta mua súng rất dễ, nên những trận bắn giết trong cộng đồng xảy ra. Những ngày nóng bỏng đó, những ai mang cái nhãn ‘cộng sản’ thì khó có thể tồn tại ở Úc. Nhân quả là có thật.

“Chỉ muốn nhìn con Kangaroo”

Ở trong một môi trường khủng khiếp như thế, ai cũng mong mình được đi định cư ở một nước thứ ba càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần nghe Khánh Ly hát “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về …” (bài Biển nhớ, một ca khúc rất nổi tiếng của ông Trịnh Công Sơn thường được dùng để tiễn người may mắn được nằm trong danh sách lên đường) là mỗi lần tôi buồn cho thân phận mình, chẳng biết bao giờ mới được đi và đi đâu.

Nhưng rồi ngày may mắn cũng tới. Theo định kì, nhân viên từ các tòa đại sứ ở Bangkok (mà người trong trại quen gọi là “phái đoàn”) xuống tận trại để chọn người định cư ở nước họ. Trong số các nước quan tâm tới người tị nạn, Mĩ, Úc, Gia Nã Đại, và Pháp thường hay phái nhân viên xuống trại phỏng vấn và làm thủ tục định cư. Tôi được tiếp xúc với phái đoàn Úc đầu tiên.

Sau khoảng ba tháng ở trại Songkhla, tôi nghe tin qua loa phóng thanh, có phái đoàn tòa đại sứ Úc xuống làm việc ở trại. Lúc bấy giờ, Úc là một nước khó nhất đối với người tỵ nạn; ngoài các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, học vấn, v.v. họ yêu cầu người xin định cư phải viết một lá đơn bằng tiếng Anh, nói rõ tại sao muốn đi Úc. Lúc đó tôi không có lựa chọn hay ý niệm gì cụ thể là mình sẽ đi nước nào định cư. Nhưng vì Úc là phái đoàn đầu tiên xuống đây [sau ngày tôi nhập trại], và tôi đã quá chán ngán với cảnh đời trong trại, nên tôi quyết định xin gặp phái đoàn để hi vọng được đi Úc [hay bất cứ nước nào, miễn là rời khỏi cái trại khốn khổ này].

Nhưng cái khó là phải thảo một lá đơn. Lúc đó, trình độ tiếng Anh của tôi lúc đó quá tồi, do tôi học Pháp văn và khá tốt với tiếng Pháp, nhưng tiếng Anh thì ôi thôi … tồi lắm. Lúc bấy giờ, chú Ba Trung Tá đã được chuyển sang trại khác cùng người yêu của chú chờ ngày đi Mĩ. Tôi đành nhờ hết người này đến người khác viết đơn dùm tôi, nhưng chẳng ai thèm giúp tôi. Người thì nói bận, người thì đòi tiền, có người còn mắng tôi như tát nước vào mặt: “Sao không chịu học tiếng Anh hồi ở bển, học lớp mấy rồi mà kém quá vậy?” Lúc đó, tôi thấy sự độc lập thật là quí báu, và tôi tự nhủ thầm sẽ không nhờ vả người Việt trong tương lai và không kết thân với người Việt có học thức. Tôi vẫn giữ cái tâm nguyện này.

Thế là tôi lầm lũi lên thư viện trại, ngồi cả ngày lật quyển từ điển cũ kĩ chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh lá đơn của tôi. Thỉnh thoảng có chêm vào chữ Pháp nữa, vì bí quá không biết tiếng Anh là gì. Tôi dịch từng chữ một, chia động từ loạn cả. Cuối cùng tôi cũng có một lá đơn.

Vài hôm sau, loa phóng thanh kêu tên tôi lên gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn. Trong thời gian ngắn ở trại, tôi đã từng nghe qua nhiều câu chuyện về những người đi trước bị các phái đoàn từ chối cho đi định cư chỉ vì trả lời phỏng vấn không thông. Nhiều người bị phái đoàn Mĩ từ chối vì những lí chẳng đâu vào đâu. Không có logic hay tiêu chuẩn gì cụ thể cả. Nổi tiếng nhất là anh chàng nhân viên Toà đại sứ Mĩ mà dân tị nạn gọi là “Gà Đá” (vì anh ta xâm trên tay con gà đá). Anh này từng phục vụ ở Việt Nam trước 1975, nghe nói biết tiếng Việt kha khá, nhưng tánh tình thì thất thường. Tiêu biểu là một anh kia lên phỏng vấn, tay Gà Đá đòi anh tị nạn kéo tay với anh ta; kéo thắng, Gà Đá sẽ nhận. Kết cục, anh tị nạn hạ Gà Đá, và thế là Gà Đá nhận anh tị nạn đi Mĩ. Nhiều chuyện như vậy trong trại tị nạn lắm, mà nếu viết lại thì cả một pho truyện tiếu lâm.

Vì thế, tôi hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn trong ánh mắt theo dõi của nhiều đồng hương khác. Anh chàng nhân viên sứ quán Úc cao, to, râu ria xồm xoàm, nhìn lá đơn của tôi và hỏi qua anh thông dịch viên:

Ai viết lá đơn này?

Tôi trả lời, cũng qua anh thông dịch viên: “Tôi viết.” Anh ta mỉm cười:

Anh có học tiếng Anh bao giờ chưa?

“Dạ chưa,” tôi rụt rè trả lời.

Anh muốn đi Úc làm gì?

Dạ, đi học tiếp.

Tiếng Anh như vầy sao học được?

Tôi lặng người. Đúng là tiếng Anh như vầy thì học hành gì. Anh ấy nói đúng. Tôi không biết nói sao, nên chỉ buông một câu: Nếu không đi học được thì tôi làm ruộng.

Anh cũng không đủ tiền làm ruộng đâu!

Tôi ngỡ ngàng trước câu bình phẩm của anh ta (làm ruộng mà cũng cần tiền ư!) Trời ơi! Ở quê tôi, làm ruộng là nghề chẳng cần đồng nào cả; chỉ cần sức lực thôi. Đi học mà cũng không cơ hội à? Làm ruộng thì không có tiền. Xứ sở gì mà kì cục vậy. Tôi thất vọng, và nghĩ rằng cái mộng đi Úc tiêu tan rồi. Thôi thì chờ ngày đi Mĩ với bà con và bạn tôi thời sinh viên. Nhưng anh ta hỏi tiếp:

Ngoài những lí do anh nêu trong đơn, anh còn có lí do nào khác để đi Úc không?

Tôi nhớ hồi còn đi học có thấy con Kangaroo và ước mơ có ngày được nhìn nó tận mắt. Tôi bèn thực tình nói:

Tại tôi muốn … nhìn thấy con Kangaroo!

Anh ta trợn mắt nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên bật cười ha hả, chìa một tay ra bắt tay tôi, tay kia anh đóng cái “rầm” cái mộc xuống tờ giấy và nói “OK, tôi nhận anh. Qua bên kia làm thủ tục mau đi!” Ngay cả anh thông dịch viên cũng cười hỉ hả. Còn tôi thì chẳng biết chuyện gì xảy ra.

Trời ạ! Tôi sững sờ và chưa kịp nói lời cám ơn, thì anh ta đã khoát tay cho tôi đi qua phía bàn bên kia làm thủ tục khác. Đa tạ anh Úc! Đa tạ! Tôi không thể nào quên anh Úc này mà tôi coi như một ân nhân.

Câu chuyện tôi đi Úc bắt đầu bằng mẫu đối thoại đó. Tôi vẫn nhớ y như ngày hôm qua. Nhớ từng câu nói được thông dịch; nhớ ánh mắt anh ta; nhớ cái khoát tay; nhớ cái cảm giác lâng lâng, khó tả. Câu chuyện còn có cái kết khác, vì sau này tôi gặp anh nhân viên sứ quán này trong Đại học Sydney (lúc đó anh theo học MBA, và tôi làm tutor). Nhưng chuyện này hay lắm, sẽ kể sau.

Có thể nói Songkhla là một trong những nơi ghi lại nhiều dấu tích đau buồn nhất của thuyền nhân Việt Nam. Đó là nơi tạm dung cho hàng trăm ngàn người tị nạn, và trong thời gian tạm dung, đã có không biết bao nhiêu sự kiện xảy ra. Những sự kiện đau buồn lẫn hạnh phúc đều có, buồn nhiều hơn. Một trong những sự kiện bi thảm nhất và buồn nhất là xác của 11 phụ nữ tuổi 20s bị trói cổ vào nhau, trôi dạt vào bãi biển Tha Sala. Những cô gái đó đã bị làm nhục trên biển và vứt xác xuống biển. Họ là đồng hương mình đó. Nỗi đâu dân tộc. Chúng ta không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ những kẻ đã gây nên đau khổ cho họ.

Thật ra, sự kiện bi thảm đó chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện về thảm cảnh thuyền nhân ở Biển Đông vào thập niên 1970s và 1980s. Hàng trăm nấm mồ tập thể được người dân địa phương tốt bụng chôn cất; mỗi mồ có mấy chục người được chôn chung. Đảo Koh Kra khét tiếng là địa ngục trần gian, là nơi chôn vùi hơn 3000 đồng hương tị nạn. Thế giới đã nghe nhiều về “holocaust” bên Đức, “killing field” bên Campuchia nhưng thế giới chưa nghe hay biết nhiều về những cuộc thảm sát trên biển Đông. Do đó, sau này khi qua Sydney, tôi có tham dự một cuộc viết văn do tạp chí “The Good Weekend” tổ chức, và tôi được giải $500 với bài tôi đặt tựa đề là “Killing Sea” để ghi lại những biến cố biển bi thảm của thuyền nhân Việt Nam.

Panatnikom và những mảnh đời tị nạn

Theo thủ tục chung thì sau khi được một phái đoàn chấp nhận cho đi định cư, người tị nạn được chuyển đến một trại chuyển tiếp (gọi là “transit camp”). Sau khi được phái đoàn Úc nhận khoảng ba tháng, tôi được chuyển đi trại chuyển tiếp Phanat Nikhom ở miền đông Thái Lan. Sau này tôi mới biết Phanat Nikhom là một quận thuộc tỉnh Chonburi, nơi có bãi biển Pattaya rất nổi tiếng. Tiu nhiên, chúng tôi không có cơ may ở Pattaya, mà là một nơi có thể nói là …. ‘khỉ ho cò gáy’.

Thật ra, lúc tôi vào trại Songkhla thì cũng là lúc trại chuẩn bị đóng cửa. Nói là “chuẩn bị đóng cửa”, nhưng cũng phải 5-6 năm sau thì mới thực hiện được ý định đó, một phần là do làn sóng người tị nạn đang lên cao, nên các chính phủ nước phương Tây gây áp lực lên Thái Lan không nên đóng cửa trại. Nhưng Thái Lan có lẽ cũng quá mệt mỏi với người tị nạn, không chỉ từ Việt Nam mà còn từ Lào và Campuchea, nên họ phải làm cái việc mà họ làm, tức đóng cửa trại.

Hôm chuyển trại từ Songkhla đi Phanat Nikhom xảy ra một tai nạn thương tâm. Nếu tôi nhớ không lầm, từ Songkhla đến Phanat Nikhom khoảng một ngày đường (bằng xe bus). Xe tôi đi qua những đồng ruộng, đồi núi chập chùng của Thái Lan mà tôi cho là rất đẹp, không thua gì cảnh đồi núi Việt Nam. Đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng núi chưa tới đâu, tôi giật mình nhận ra một tai nạn kinh hoàng trong đoàn xe bus. Chiếc xe bus phía sau xe tôi, không rõ do anh tài xế bất cẩn hay ngủ gục, bị lật xuống đường ruộng. Một anh tị nạn trẻ tuổi ngồi ở cửa sổ bị đứt lìa một cánh tay khi chiếc xe chạm vào đường nhựa và kéo lê cả mười thước. Tôi xuống xe nhìn thấy anh ta đang nằm bất tỉnh bên lề đường, cánh tay bị đứt lìa đã biến thành màu nâu đen nằm lăn lóc bên đường lộ. Bị ám ảnh cái cảnh tượng khủng khiếp đó, nên mấy ngày sau, tôi không ăn uống gì cả. Sau này, tôi nghe nói anh bạn trẻ đó được đền 50 ngàn bhat!

Thời đó (1981), Phanat Nikhom là một trại thuộc vùng giữa nơi “đồng không hiu quạnh”. Khi tôi đến thì thấy đất cát vàng như sa mạc, rất ít cây lá màu xanh. Nước uống và nước sinh hoạt cũng không có, mà phải khoan giếng hoặc được tiếp tế từ bên ngoài bằng các xe tải. Mỗi ngày, mỗi người tạm trú được cung cấp khoảng 20 lít nước dùng cho vệ sinh cá nhân, giặt giũ và nấu nướng. Có thể nói người tị nạn đến đây đã giúp mở mang một vùng kinh tế cho tỉnh. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng đây là vùng kinh tế mới của thuyền nhân. Sau này (2007) trong một chuyến công tác bên Thái Lan, tôi quay lại đây thì thấy nhà dân mọc lên san sát nhau, cây cối um tùm, xanh tươi. Hoàn toàn không có dấu vết tị nạn gì cả. Phanat Nikhom ngày nay là một đô thị khá sầm uất.

Nhìn toàn cảnh và chung quanh thì rất ít nhà dân. Có lẽ đó cũng là ý đồ của chánh  quyền Thái Lan không muốn người tị nạn tiếp xúc với cư dân địa phương. Tuy nhiên, người tị nạn vẫn có cách tiếp xúc với người dân địa phương và mua hàng hóa từ họ trước sự làm lơ của cảnh sát Thái Lan. Có tiếp xúc với người địa phương mới thấy họ rất ư là dễ mến. Chỉ nhìn ánh mắt cũng thấy họ thật thà và thương cảm. Họ cho chúng tôi khá nhiều đồ. Họ cũng bán những món hàng như gạo, nước mắm, quần áo cũ, v.v. cho người tị nạn. Tuy nhiên, người tị nạn Việt Nam thì rất coi thường dân địa phương, có lẽ vì tiêm nhiễm cái thói huênh hoang xem người ta là ‘mọi’ chăng?

Việt – Miên – Lào

Trại Phanat Nikhom lớn hơn trại Songkhla nhiều, có thể chứa tới cả hàng 50 ngàn người. Không giống như Songkhla, trại này có nhà hẳn hoi cho người tạm trú. Hàng ngàn dãy nhà được xây cất bằng các vật liệu như fibro, tole, và xi măng. Mỗi nhà chứa khoảng 10 đến 15 người, và cũng không có ngăn chia phòng ốc gì cả. Lúc chúng tôi mới nhập trại, thì các khu nhà này mới vừa mới xây xong. Do đó, trong nhà hoàn toàn trống tuếch, chúng tôi phải ngủ dưới sàn xi-măng, nhưng như vậy đã là quá sang trọng rồi!

Khác với trại Songhla chỉ có người Việt tị nạn, còn tại đây trại Phanat Nikhom có đủ ba nhóm người tị nạn từ Việt Nam, Lào, và Kampuchea. Trại do đó được chia thành 3 khu riêng biệt dành cho người Việt, Lào và Miên. Khu người Việt lớn nhất, nhưng cũng là khu xảy ra nhiều vấn đề nhất làm đau đầu người Thái. Trong khi hai nhóm tị nạn kia có vẻ an phận, nhóm người Việt có lẽ do tổ chức chặt chẽ hơn, có trình độ văn hóa hơn, (và có lẽ cũng tự hào hơn), nên người Việt không tỏ ra phục tùng ban quản trị Thái. (Trại này hoàn toàn do các viên chức ngành cảnh sát hay quân đội người Thái điều hành, người Việt chỉ làm phụ tá, hay trong một vài trường hợp, làm tay sai cho họ. Người Việt đi đâu cũng có người trở thành tay sai.) Thỉnh thoảng người Việt kéo nhau biểu tình, gây áp lực đến Liên hiệp quốc về những chính sách công cộng ở đây. Có lẽ một phần vì thế mà các viên chức người Thái không ưa người Việt ở đây.

Trại Phanat Nikhom là nơi qui tụ rất nhiều nhân vật nổi tiếng của miền Nam thời trước 1975. Hầu như ai đi tị nạn ở Thái Lan đều qua trại này, nên đều có dịp gặp hay quen biết nhau. Lúc tôi lên thì đã có những nhóm văn nghệ hình thành. Thời đó, ca sĩ Tuấn Anh (người có trang phục khác thường) đã nổi tiếng là một người hát hay. Nhưng những show ca nhạc thường được tổ chức bên kia trại, nên chúng tôi thỉnh thoảng phải hối lộ cho cảnh sát Thái để họ cho qua xem văn nghệ!

Cuộc sống ở đây có phần chật vật hơn so với Songkhla. Về sinh hoạt và ăn uống ở đây (trại Phanat Nikhom) thì theo nguyên tắc là do nhà thầu Thái Lan cung cấp. Như nói trên, nước được vận chuyển từ ngoài vào, và họ chia bình quân từng đầu người. Thức ăn thì do nhà thầu nấu trong trại. Vì nấu cho hàng ngàn, hàng vạn người ăn (theo kiểu XHCN), nên phẩm chất rất tồi tệ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua những mảng cơm nhão như cháo hay thiu thì đủ biết tình hình tồi tệ như thế nào.

Có một món mà chúng tôi đặt tên là “gà lựu đạn”. Gà lựu đạn là con gà chỉ có xương, vì người ta lấy thịt đem bán chỗ khác. Dân tị nạn chỉ được ăn xương thôi. Thật ra, nhìn vào suất ăn, người ta có thể được tha thứ nếu nghĩ đó là một một loại thức ăn cho thú vật, chứ không phải cho con người! Nhưng dưới bàn tay chế biến tài tình của các bà nội trợ Việt, những con “gà lưu đạn” đó được biến hóa thành những món ăn rất ngon miệng. Mỗi ngày, chúng tôi (đám thanh niên, đàn ông) đi nhận thức ăn về, các bà các cô trong nhà thì chuẩn bị nấu nướng lại, và cả nhà (vài chục người) cùng ăn chung. Bữa ăn nào cũng ngon và vui. Kể ra thì thời gian ở đây cũng là một quãng thời gian có nhiều kỉ niệm.

Những mảnh đời …

Đời sống người Việt ở trại Phanat Nikhom có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Gia đình đổ vỡ, chuyện tình éo le, sư sãi hoàn tục, linh mục dỏm, v.v. đều có đủ. Một nhà sư nọ, có lẽ vì chân tu chưa tới, nên đã dan díu với một ni cô khác cũng tu chưa tới. Sự việc hai người bị bắt quả tang trong lúc yêu đương được đưa ra công chúng và ngươi Thái, vốn mộ đạo Phật, được một dịp khinh khi người Việt. Xấu hổ.

Những mối tình phi biên giới và tuổi tác cũng nảy nở ở đây. Bên cạnh nhà tôi, một ông cựu thiếu tá nọ tằng tịu với một cô sinh viên mà tuổi đời chỉ bằng tuổi con ông cũng gây ra nhiều bàn tán xôn xao. (Nếu bây giờ thì chắc chẳng ai quan tâm đến sự khác biệt về tuổi tác, nhưng thời đó thì người mình còn “bảo thủ”). Cái nắng cháy da của vùng sa mạc Thái Lan không làm chùng bước yêu đương, mà còn tăng nhiệt độ cho hai con tim nóng bỏng đang yêu, họ âu yếm quyện vào nhau mỗi trưa hè trên chiếc võng một cách cực kì tự nhiên và hết sức “Tây”! Ban đầu bà con còn thấy lạ lùng và khó hợp nhãn quang, nhưng dần dà rồi cũng quen đi. Không ai biết kết cục của cuộc tình này ra sao.

Ở trong trại có rất nhiều nhóm thiện nguyện từ các nước như Mĩ, Úc, Canada đến giúp người tị nạn. Đa số là các nhóm tôn giáo, nhưng cũng có những nhóm phi chính phủ và không liên quan gì đến tôn giáo. Họ hoạt động rất nhịp nhàng với nhau, mỗi nhóm phụ trách một mảng, và không trùng hợp nhau. Chẳng hạn như nhóm phụ trách tiếng Anh, nhóm lo thư viện, nhóm dạy về đời sống mới bên Tây, thậm chí có cả các nhóm truyền đạo. Những nhóm này thường sử dụng người tị nạn để làm việc, vì họ biết trong cộng đồng người tị nạn có nhiều người giỏi tiếng Anh và có kinh nghiệm điều hành tổ chức. Phải qua đến đây mới thấy người Việt chúng ta nổi trội hẳn so với người Lào và Miên. Nhìn qua các nhân viên làm việc cho các nhóm thiện nguyện, có thể nói gần 100% là người Việt, số người Miên và nhất là Lào thì rất hiếm.

Học tiếng Anh

Riêng tôi, khi lên trại này, tôi cũng thay đổi. Thay đổi lớn nhất là tôi có cơ hội đi học tiếng Anh. Lúc đầu tôi ghi danh vào một lớp dạy tiếng Anh do nhân viên thuộc các tổ chức từ thiện giảng dạy. Không biết vì chính sách hay vì không rành phương pháp sư phạm, họ dạy rất thực tế những câu nói thông thường, không cần để ý tới văn phạm, cú pháp, lúc nào cũng “How are you”, “I am fine, thank you”, “My name is …”, v.v. Chỉ chừng một tuần theo học, tôi đã chán ngấy và bỏ học. Tôi không muốn học kiểu đó, mà phải học từ căn bản. Nhưng sau này tôi hiểu tại sao họ dạy như thế, vì mục tiêu là làm sao học viên có được những câu chữ thông thường để đi xin việc và giao tiếp, chứ mục tiêu không phải là khoa bảng.

Sau vài tuần nhập trại, tôi xin được một việc làm thủ thư trong thư viện của một tổ chức tôn giáo Tin Lành “Assembly of God” ngay trong trại. Thư viện này do một anh tị nạn người Miên làm sếp. Anh này rất giỏi tiếng Pháp và tiếng Anh, và nhìn qua phong cách thì chắc ngày xưa cũng là quan chức trong chính quyền hay hệ thống giáo dục bên đó. Sáng nào anh ta cũng vào thư viện, chào hỏi mọi người một cách thân mật, nhưng phong thái vẫn toát ra là một ‘leader’ đúng nghĩa, vừa có học thức, vừa có tư cách lãnh đạo.

Công việc thủ thư của tôi là một cơ hội trời cho để học và đọc tiếng Anh. Mỗi ngày, tôi có nhiệm vụ việc sắp xếp sách báo cho có thứ tự. Mà, thư viện thì nhỏ, chỉ cao lắm là 1000 cuốn sách và tạp chí, chủ yếu là từ nước ngoài. Có khá nhiều sách báo tiếng Việt là từ cộng đồng người Việt ở Mĩ gửi tặng. Tôi đọc rất nhiều sách báo, tiếng Việt có, tiếng Anh có, tiếng Pháp cũng có, và học được rất nhiều điều. Nhưng cái công việc nhàn hạ quá, sau khi làm xong việc tôi chưa biết làm gì ngoài đọc sách. Phải vài ngày sau, tôi mới biết dùng thì giờ nhàn hạ này để học tiếng Anh. Tôi chọn cho mình một cái góc nhỏ của thư viện, và ngày ngày ‘dùi mài kinh sử’ ở đây.

Cách học của tôi rất chậm. Mỗi sáng, tôi gom góp những tờ báo gói rau cải, xếp lại cho phẳng rồi đọc tin tức. Đó là những tờ nhật báo tiếng Anh của Thái Lan như “The Nation” và “The Bangkok Post”. Những bản tin liên quan đến Á châu có những danh từ tôi thấy quen quen, nhưng không chắc. Thế là sáng nào tôi cũng tìm những chữ mình muốn học, sau đó vào thư viện tra từ điển xem cách phát âm ra sao, nguồn gốc của chữ, cách dùng như thế nào, v.v. Có khi suốt ngày tôi để tâm học chỉ một chữ! Cái thú vị của cách học từng chữ này là nó giúp cho tôi có căn bản và tự tin trong cách phân biệt và dùng tiếng Anh cho chính xác. Hồi đó, tôi học bằng cuốn Từ điển Longman, tôi thích cuốn này lắm nên có xin về làm kỉ niệm cho đến ngày nay.

Học từ căn bản dĩ nhiên là chậm và khó, nhưng lúc nào cũng hay hơn học theo kiểu tài tử trên ngọn. Tôi ghi chép rất cẩn thận những qui luật về văn phạm tiếng Anh. Có khi tôi viết ra cách phát âm và tự lầm bầm đọc (chắc như người điên). Sau vài tháng tự học, tôi thấy cuốn sổ tay của mình đã trở thành một cuốn sách văn phạm tiếng Anh, và tôi cũng thấy mình tự tin hẳn lên, mặc dù nói chưa được nhiều, vì không có cơ hội thực hành đối thoại.

Trò con nít (Trạng Quỳnh)

Học tiếng Anh hay nhất là phải có một người bạn. Thời đó, tôi may mắn quen với một anh bạn gốc Huế tên A (sau này định cư ở Melbourne và tôi mất liên lạc). Chính anh A nói với tôi là mình phải học tiếng Anh từng chữ một. Anh lí giải, chỉ cần có vốn ngữ vựng khoảng 2500 từ là mình “nắm” được tiếng Anh. Nói là 2500 từ, nhưng ‘phăng’ ra thì cũng thành 10,000 từ. Trưa nào tôi và anh ấy cũng đố nhau về tiếng Anh. Có những chữ tôi biết, anh ấy không biết, hay ngược lại, và thế là vốn ngữ vựng tăng lên nhanh chóng. Học nhau từ đố chữ này cũng hay, vì nó giúp mình nhớ lâu.

Có một chuyện buồn cười và trẻ con mà tôi nghĩ cần phải kể ra ở đây. Khi thấy mình có đủ “võ chữ” anh A và tôi bàn cách “phục hận” cái anh chàng sếp người Miên. Anh A nói vì anh ta xem thường bọn mình quá. Anh A và tôi bày cách ‘phục kích’ rất hết sức … Trạng Quỳnh. Chúng tôi tìm cách la cà với anh ta, rồi đưa ra những chữ thật khó để xem anh ta có bí không; khi anh ta bí, chúng tôi nói “trình độ của mày như vậy mà làm sếp tao à?” Anh người Miên lớn tuổi hơn và kinh nghiệm đời hơn nhìn chúng tôi mỉm cười và nói “Cố gắng đi học thêm đi mấy ông tướng!”

Đúng là cái trò nhỏ nhặt và ranh mãnh. Cái trò đó chúng tôi mang từ Việt Nam sang đây và khi va chạm với thế giới lớn hơn mới thấy mấy trò đó trẻ con biết là dường nào. Tưởng rằng hơn người ta một chữ hay bắt bẽ người ta một điều gì đó là mình “ngon lành” lắm, nhưng trong thực tế nó chỉ chứng tỏ cái hèn mọn và nhỏ mọn của mình. Và, dốt nữa. Anh A và tôi học được bài học này từ anh sếp người Miên. Tôi rất phục anh sếp này, giờ không nhớ anh tên gì, chỉ nhớ anh đi định cư ở bên Pháp.

Kỉ niệm Bangkok hoa lệ

Tôi còn nhớ ngày đầu tiên lên Bangkok, với cảm giác hào hứng rất khó tả. Theo qui định, tất cả người tị nạn (Việt, Khmer, Lào) rời trại ‘transit’ có tên là Phanatnikhom (gần Pattaya ngày nay) đi Bangkok để làm thủ tục sau cùng đi định cư. Chúng tôi đi trên một chiếc xe bus, chắc cả 100 người. Gần 4 giờ đường mới tới địa hạt Bangkok.

Lúc đó tôi đã ở qua các trại tị nạn gần 1 năm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên lên Bangkok thì thấy cái gì cũng … lạ. Ui chao, thành phố Bangkok lúc đó là quá hiện đại so với ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ của tôi thuở nào. Xe auto quá nhiều, xa lộ trên không và xe chạy vụt vụt trông cứ như là bay, còn nhìn xuống phố xá thì tràn ngập người đi đường và hàng hoá. Cảm tưởng của tôi lúc đó là ‘ôi, Hòn ngọc Viễn Đông của tôi chả có nghĩa lí gì với Bangkok’!

Thật ra những ngày ở các trại tị nạn Budi, Songkhla, Panatnikhom, v.v. tôi đã thấy đời sống người Thái Lan ở nông thôn đã quá cao so với người Việt. Ở cái làng Budi xa xôi mà mỗi nhà đã có một chiếc xe Toyota pickup rồi, còn xe Honda thì nhiều vô số. Cuộc sống của họ nhàn hạ hơn người Việt ở nông thôn. Sau này (khoảng 2013) tôi quay lại Thái Lan và có dịp ở đó một tháng và đi đây đó mới thấy họ đã hơn Việt Nam cả 20-30 năm về kinh tế. Nhiều người trẻ mới sanh sau này và mới thấy Việt Nam kha khá tưởng là mình ‘ngon lành’ lắm, nhưng thật ra là ấu trĩ, vì Việt Nam đã thua Thái Lan từ 1975.

Xe bus chở chúng tôi vào một … nhà tù. Nhà tù này (tôi quên tên) chỉ dành cho những người nước ngoài ở quá hạn visa. Nhưng họ cho chúng tôi ở một khu biệt lập, không gần những người phương Tây. Nói là nhà tù, nhưng thật ra là khá sạch sẽ, và nhân viên ở đó đối xử với chúng tôi cũng rất tử tế. Họ cho chúng tôi biết là chỉ ở đây 2 đêm thôi, chủ yếu là làm thủ tục với Toà đại sứ Úc trước khi lên máy bay sang Úc. Thủ tục thì chẳng có gì quan trọng, vì họ chỉ kiểm tra lần cuối về căn cước, danh tánh, và danh sách đầy đủ. Có ba danh sách: người đi Úc, người đi Mĩ, người đi Pháp. Danh sách đi Mĩ là nhiều nhứt. Cái tài liệu quan trọng nhứt là cái visa màu xanh với thời gian được ở Úc là “indefinite” (vô hạn định).

Sáng hôm 25/1/1982, chúng tôi được ‘lùa’ lên xe bus để ra phi trường Bangkok. Lần đầu tiên trong đời tôi mới biết phi trường nó ra làm sao! Ngày xưa chỉ đi ngang phi trường Tân Sơn Nhứt (nay là ‘Tân Sơn Nhất‘) chớ đâu có biết trong đó có gì. Chúng tôi xếp hàng dọc đi theo hướng dẫn của một nhân viên thuộc ICM (của Liên Hiệp Quốc). Vừa đi vừa nhìn chung quanh, tôi nghĩ trong bụng: ui chao, phi trường gì mà mênh mông và hiện đại y như câu ‘phồn hoa đô thị’! Nhìn thấy ai cũng sang trọng trong những bộ quần áo mà tôi đoán là mắc tiền lắm trong các tiệm bán rượu, nước hoa, kẹo, đồ lưu niệm đèn đuốc sáng choang. Dĩ nhiên, chúng tôi không được ghé qua bất cứ tiệm nào (mà có ghé cũng chẳng có tiền mua), mà phải đi đến một cái phòng chờ.

Chờ chừng 3 giờ đồng hồ, thì cũng đến lúc lên máy bay. Tôi lại trầm trồ ngạc nhiên, vì máy bay nhìn ở ngoài thì không rộng, nhưng vào trong thì ôi thôi có hàng trăm người. Sau này tôi mới biết đó là chiếc Boeing 747 của hãng Qantas. Hoá ra, họ cho hành khách ‘chánh thức’ lên máy bay trước, còn đoàn tị nạn thì lên sau cùng, và được sắp xếp những hàng ghế sau cùng của máy bay. Lúc đó tôi có biết hạng business hay economy gì đâu, chỉ có chỗ ngồi là mừng lắm rồi. Tôi được sắp xếp ngồi ghế cửa sổ. Ngồi chưa nóng ghế thì một chị chiêu đãi viên đem đến cái khăn lau mặt và li nước cam. Tôi ngạc nhiên nghĩ “Trời ơi! Sao họ tử tế với mình vậy cà?” Ôi, cái khăn lau mặt thơm phức, còn li nước cam sao mà ngọt ngào thế! Kỉ niệm muôn đời không quên.

Mỗi chúng tôi chẳng có hành lí kí gởi gì cả. Mỗi người chỉ có cái vỏ xách tay với vài bộ đồ trong đó. Đa số chúng tôi chỉ mang dép bata, rất ít ai có giày. Riêng tôi thì mặc cái áo trắng rộng thùng thình và quần tây, cùng đôi dép da bata mua ở trại tị nạn. Vậy là ‘ngon lành’ lắm rồi, vì còn có những người trông còn nghèo hơn tôi nữa.

Trên máy bay tôi chẳng có việc gì làm. Đầu óc thì nghĩ đến tương lai, không biết mình sẽ làm gì đây ở quê hương mới. Mình nói qua đó làm nghề nông, họ nói mình không đủ tiền thì đừng có mơ! Mình muốn đi học tiếp, họ nói tiếng Anh vầy mà học hành gì! Cuối cùng thì cũng nhờ câu trả lời muốn xem con Kangaroo mà được cho đi Úc. Nói vậy thôi, chớ làm gì qua đó mà chỉ nhìn Kangaroo. Nghĩ miên man, và nhìn chung quanh thấy người ta hút thuốc lá (thời đó còn cho hút thuốc lá trên máy bay), rồi lại tự hỏi mấy người này là ai mà trông có vẻ sang trọng ghê. Nghĩ một hồi rồi ngủ quên hồi nào không hay.

Visa đi Úc 1982

Kỉ niệm cái nóng Sydney

Sau hơn 9 (?) giờ bay, máy bay đang hạ dần cao độ, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, thành phố Sydney đã hiện ra trong tầm mắt. Tôi sắp tới Úc. Cái ý tưởng đó lại làm cho tôi bồi hồi, xúc động một cách khó tả. Trên máy bay, cô tiếp viên nói trên loa câu “Chào mừng các bạn đến Sydney, Úc Đại Lợi” (Welcome to Sydney, Australia) và thông báo cho chúng tôi biết hôm nay là ngày 26 tháng 1 năm 1982, ngày Quốc khánh của Úc. Cô ấy còn cho biết nhiệt độ hôm nay là 42 độ C. Tôi chưa có khái niệm về nhiệt độ Úc nóng như thế nào, nhưng khi ra phi trường trong cái nóng hừng hực tôi mới bị sốc. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng nước Úc đang ở vào mùa hè!

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh nhanh chóng, tôi ra ngoài hành lang phi trường. Một rừng người Tây đang chờ đón thân nhân. Tôi thấy mình lạc lõng làm sao. Người tị nạn nào cũng ốm tong teo và đen đúa, trong khi ở đây ai cũng có vẻ hồng hào và phương phi. Người ta thì hành lí sang trọng, còn tôi thì chỉ có một cái túi xách trên vai chứa đúng hai bộ quần áo. Tôi đoán rằng mình lúc đó chắc như Hai Lúa lên thành. Thật ra, Hai Lúa còn hơn tôi nữa, vì lúc đó tôi chẳng có một đồng xu dính túi.

Nhân viên ICM đã hối chúng tôi lên xe bus về hostel. Nghe chữ ‘hostel’ tôi đã ngạc nhiên, vì hồi nào đến giờ chỉ nghe ‘hotel’ chứ có nghe hostel bao giờ đâu. Mãi sau này tôi mới biết hostel là một loại hotel cho ‘host’ (khách) – viết ghép – ở dài hạn.

Chúng tôi lên xe bus đi về một trung tâm tạm cư ở vùng ngoại ô phía Tây Nam Sydney có tên là Cabramatta. Trên đường từ phi trường đến vùng ngoại ô Cabramatta, tôi để ý không thấy nhà cửa cao vút trời như ở Bangkok, mà chỉ toàn là nhà gạch đỏ ao, không sơn phết phía ngoài như nhà ở Việt Nam. Có lúc xe chạy ngang qua những khu cây cối um tùm mà tôi tưởng như đang đi trong rừng. Sau này tôi mới biết đó là đại lộ Henry Lawson (một thi sĩ người Úc), một trong những con đường đẹp của Sydney. Lúc đó, tôi đã hơi thất vọng, vì nước Úc không như mình nghĩ trong tâm tưởng là một xứ với nhà lầu cao trọc trời, văn minh, hiện đại.

Xe bus đậu bến Cabramatta Hostel, tôi đã thấy vài người đang nằm trên bãi cỏ xanh rì đọc sách hay ngắm nhìn trời xanh. Tôi để ý thấy đủ sắc dân ở đó mà sau này tôi được biết là họ đi từ Campuchea, Lào, Hồng Kông, Nam Dương, Ba Lan, Nam Tư, Tiệp Khắc, Liên Xô, v.v.

Nhìn hostel từ phía ngoài qua màu gạch có vẻ cũ kĩ, nhưng phía trong phòng lại đầy đủ tiện nghi như phòng trong khách sạn. Quang cảnh xanh tươi và cây cỏ rất giống Đà Lạt. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng người Úc không chú trọng bề ngoài nhưng lại rất quan tâm đến bên trong, nội thất. Theo qui định của hostel, chúng tôi không được nấu nướng trong phòng mà phải ăn ở phòng ăn của nhà bếp. Phòng ăn và nhà bếp rất lớn, có khả năng phục vụ cả vài trăm người.

Vì mới tới trại, chưa đủ thời gian để chính phủ trợ cấp an sinh xã hội, nên hội từ thiện công giáo St Vincent de Paul lúc đó cho chúng tôi mỗi người 30 đô-la và một vé đi mua quần áo cũ ở tiệm của Hội. Cầm cái phiếu đi lãnh đồ, tôi tưởng là đồ mới, nhưng không phải. Đó là cái shop của Hội St Vincent de Paul, chuyên bán đồ cũ cho người nghèo (loại quần áo mà VN ta quen gọi là SIDA). Nói đồ cũ nhưng còn mới và đẹp với tôi lắm. Tôi được cho phép tha hồ chọn 3 bộ đồ (quần và áo) và một đôi giày (vì tôi đến Úc bằng đôi dép, dân ‘vô sản’ chính hiệu!).  Cho đến nay, tôi vẫn giữa 3 bộ đồ này làm kỉ niệm, còn đôi giày thì đành phải ‘chia tay’ với nó vài năm sau. Đó cũng chính là lí do tại sao sau này tôi tích cực cho quần áo và cho tiền Hội St Vincent de Paul.

Kỉ niệm “Dymock” và “Oxford”

Lần đầu tiên cầm trên tay 30 đôla, tôi chẳng biết phải làm gì với số tiền này. Tôi chợt nhớ đến cuốn từ điển, và thế là đón xe lửa đi lên ‘City’ (là cách nói thành phố Sydney của người địa phương). City cách Cabramatta chừng 40 km, nhưng đi xe lửa thì chỉ mất chừng 50 phút và êm lắm.

Ga xe lửa Cabramatta lúc đó còn nghèo nàn lắm. Cây cầu bắt ngang đường rầy làm bằng gỗ và sắt cũ kĩ. Xe lửa thì còn loại “Red Rattler” (màu đỏ) chỉ có 1 tầng và không có máy lạnh. Mùa hè mà đi xe lửa loại này là khách phải mở hết cửa sổ. Nhưng cũng may là thời đó xe lửa rất ít khách. Mỗi toa xe chỉ chừng 50% ghế là có khách thôi. Xe chạy rất ồn ào, nhưng đối với tôi là quá ‘ngon lành’ rồi.

Xe chạy tới Sydney, và trạm tôi đến là Town Hall, ngay trung tâm thành phố. Ga Town Hall là ở dưới mặt đất, nhưng khá đông khách qua lại. Ui chao, mới bước lên mặt đường tôi mới thấy choáng ngộp và nghĩ “Ah, đây mới là thành phố”. Những toà nhà cao vút, những siêu thị bóng loáng, những con người sang trọng tập nập đi lại, còn dưới đường thì xa cộ quá nhiều chẳng khác gì Bangkok.

Địa điểm tôi tới là Nhà sách Dymock, nhưng tôi đã gặp trở ngại về tiếng Anh ngay từ giây phút đầu tiên. Tôi cầm tấm bản đồ để định hướng cái nhà sách, thì một ông tốt bụng dừng lại hỏi tôi tìm gì. Tôi nói “Tôi tìm nhà sách Đi Mốc“. Ông người Úc nghĩ một hồi rồi hỏi lại “Nhà sách gì?” Tôi tự tin lặp lại chữ “Đi Mốc” vì tên nó là Dymock. Có lẽ đầu hàng với loại tiếng Anh của tôi, ông kêu tôi viết ra, và tôi viết “D Y M O C K”. Ông vỗ trán rồi kêu lên “Ah, Đi Mịch“. Trời, sao viết vậy mà đọc khác quá vậy. Nghĩ vậy nhưng không dám hỏi. Ông ấy kéo tôi ra góc đường, rồi chỉ về hướng đường George có một cái toà nhà màu đỏ thiệt lớn, đó là nhà sách Đi Mịch. Tôi cám ơn rối rít ông tốt bụng. Tôi đi về hướng nhà sách, mà ông ấy vẫn đứng nhìn sợ tôi đi lạc. Ôi, sao đời có người tử tế thế. Đúng là xứ sở tự do!

Đến nhà sách Dymock, tôi lại học thêm một bài học về phát âm tiếng Anh. Nhà sách lớn mà tôi chưa thấy trong đời. Nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn xưa kia chỉ bằng 1 góc cái nhà sách vĩ đại này. Sách mênh mông, và sắp xếp theo ngành nghề hay chủ đề. Không có cách gì một kẻ lơ tơ mơ như tôi mà tìm được sách dễ dàng.

Tôi tìm gặp anh nhân viên bán hàng và nói: “tôi muốn mua một cuốn từ điển Ox-pho“.  Tôi nghĩ xe Ford mình đọc là “pho”, vậy thì Oxford mình đọc là “Ox-pho”, nên tôi đọc là ócx-fo.  Anh chàng bán sách chẳng hiểu tôi nói gì, nhưng anh ta rất lịch sự, kiên nhẫn nghe tôi nói, nhưng chắc anh ấy chẳng hiểu gì, nên lại đề nghị tôi viết xuống giấy.  Tôi viết xuống ngay: “O X F O R D”.  Anh ấy đọc xong rồi mới vỗ trán một cái và nói: “Ah, Ocx-phớd”.  Nói xong, anh dạy tôi đọc chữ đó, và dặn tôi nhớ đọc như anh ấy, chớ đọc kiểu tôi chẳng ai hiểu đâu.  Ôi, một bài học tiếng Anh nhớ đời.  (Sau này tôi hay chỉ cho chiêu đãi viên và pilot của Vietnam Airlines đọc cho đúng tên phi trường “Kingsford Smith”, mà thường thì họ đọc không đúng như tôi ngày xưa),

Anh bán hàng rất tử tế, anh dẫn tôi đến hàng từ điển, có hàng chục loại từ điển, và anh giảng giải công dụng của từng loại, rồi hỏi tôi vậy anh muốn mua cuốn nào? Thú thiệt, anh ta nói nhiều, chứ tôi có hiểu anh ấy nói gì đâu, chỉ nghe lõm bõm thôi.  Cuối cùng thì tôi cũng mua được một cuốn vừa ý, tốn mất 15 đôla.  Cuốn từ điển này vẫn còn trong tủ sách của tôi.  Mỗi lần thấy nó, tôi nhớ đến câu chuyện phát âm chữ “Oxford.”

Kỉ niệm học tiếng Anh

Tất cả những người mới nhập cư đều phải học tiếng Anh. Dĩ nhiên, nhiều người trước khi đến Úc đã học tiếng Anh, nhưng đó là loại tiếng Anh academic, hơi khác với tiếng Anh cho đời sống. Lớp tiếng Anh ở đây (Cabramatta Hostel) là nhằm giúp cho người mới nhập cư hội nhập vào xã hội Úc, và quan trọng hơn là tìm việc làm.

Do đó, cách họ dạy tiếng Anh rất ư là thực dụng. Họ không mấy quan tâm đến văn phạm hay ngữ vựng, mà là đối thoại. Cô giáo là một người Úc tên Katherine, chừng 30 tuổi, đẹp người đẹp nết. Bà rất vui tính, và rất kinh nghiệm trong giảng dạy (tôi có thể đánh giá vì cũng từng làm nghề dạy học). Tôi nhớ hoài ngày tôi chia tay lớp học, bà nói “Tôi sẽ hẹn cậu ngày buổi lễ 150 năm thành lập nước Úc.”

Chương trình học thì chủ yếu là đàm thoại. Ngày nào cũng How are you‘, ‘I am fine, thank you‘, ‘I am looking for a job, v.v. Mấy ngày đầu thì ok, nhưng kéo dài hoài thì phải nói là tôi chán ngấy. Tôi chỉ học được chừng  hơn1 tuần thì … bỏ học.

Tôi quyết tâm tự học. Cách học tiếng Anh của tôi rất đơn giản và đã có lần chia sẻ rồi.  Mỗi ngày tôi học chỉ một chữ. Nhưng tôi học cẩn thận, ngoài nghĩa của chữ, tôi còn tìm hiểu nguồn gốc của chữ này đến từ đâu, những biến thể của nó, và cách sử dụng những biến thể này như thế nào. Chẳng hạn như chữ produce, tôi phải tìm hiểu produce (động từ và danh từ), biến thể production, product, productive, v.v. phải học cho thật kĩ và biết tận ngọn ngành của chữ. Mỗi ngày tôi tìm báo để đọc, và chữ nào không biết thì xem từ điển, chữ nào chưa biết cách phát âm thì chờ đến chiều khi đài truyền hình họ truyền đi những bản tin tức này và để ý họ phát âm mấy chữ mình chưa rành ra sao.

Tôi thấy học như thế có hiệu quả rất cao về từ vựng. Còn về văn phạm thì cuốn Practical English Usage của Michael Swan đúng là cuốn sách gối đầu giường của tôi. Tôi học văn phạm bằng cách … dịch sách. Để phân biệt cách chia và sử dụng động từ, tôi dịch những phần liên quan trong cuốn sách sang tiếng Việt. Tôi phát hiện rằng cách học hay nhất là mình phải viết xuống những gì mình học (chứ đọc hay nhập tâm vẫn chưa đủ), và dịch sang tiếng Việt là cách học tuyệt vời nhất.

Kỉ niệm món ăn

Ở hostel, ngày ngày tôi phải ăn uống trong nhà bếp rất lớn và rất sạch. Nhà bếp phục vụ cho cả 500 người tị nạn hay nhập cư. Lần đầu tiên vào phòng ăn, tôi bị choáng ngộp trước lượng thức ăn và sự dư thừa của thịt cá và trái cây ở đây. Tất cả món ăn đều được bày đặt một cách cực kì ngăn nắp và sạch sẽ. Tất cả món ăn đều do người Úc nấu theo kiểu [dĩ nhiên là] Úc.

Mỗi ngày nhà bếp phục vụ ba buổi ăn: ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Mặc dù thức ăn đầy rẫy, tôi vẫn không ăn được gì nhiều, một phần do nhớ nhà, một phần vì thức ăn không hợp khẩu vị (không có nước mắm hay các món như kho). Mà cũng chẳng riêng tôi, hầu như người Á châu nào cũng có cùng cảm tưởng. Cứ mỗi lần họ phục vụ món thịt trừu thì phòng ăn có đầy người Tây phương và vắng mặt người Á châu; nhưng nếu bữa ăn có món thịt gà thì lại thấy hiện diện của nhiều “đầu đen”. Sau này, nhà bếp họ biết khẩu vị của người Á châu, nên họ thuê hẳn đầu bếp Việt Nam vào nấu, và thế là chúng ta có những bữa ăn ngon.

Sau vài ngày quen nước quen cái, tôi tìm đường cuốc bộ ra phố và thấy có một tiệm thực phẩm có tên là “Ho Vi Lai” và một tiệm phở “Quê Hương”. Tôi mừng húm vì có thể vào mua mì gói về ‘nhà’ nấu ăn (dĩ nhiên là giấu ban quản trị hostel) mà không phải ăn thịt trừu nữa. Nhưng tôi vẫn chưa dám vào quán phở ăn, vì thấy một tô phở giá tới 2 đô-la, tức tương đương giá hai bộ quần áo và đôi giày của tôi!

Kỉ niệm Cabramatta

Những ai đến thăm Cabramatta ngày nay không thể tưởng tượng được thị trấn này vào thập niên 1980s. Thời đó, Cabramatta là một thị trấn bán nông thôn, hay có thể gọi là ‘sleeping town’ (thị trấn ngủ). ‘Ngủ’ ở đây có nghĩa là rất ít người, nhứt là những buổi trưa hè, chỉ loe ngoe vài người qua lại.

Đa số nhà cửa trong vùng xây dựng bằng fibro, nhưng cũng có nhà gạch. Người Úc chiếm đa số, nhưng thời đó thì đã có người Ý, Nam Tư và Ba Lan đến định cư ở Cabramatta. Người Việt chúng ta chỉ là nhóm sau cùng, nhưng lại là nhóm biến Cabramatta thành một đô thị phồn thịnh như ngày nay.

Thật vậy, chỉ chưa đầy 15 năm sau, Cabramatta đã bị ‘hoán chuyển’ hoàn toàn. Từ một thị trấn ngủ thành một khu phố nhộn nhịp nhứt nhì Sydney. Hầu hết các tiệm trên con đường chánh (John Street) đều được người Việt và người Hoa mua lại hay mướn hết. Ngày nay có thể nói là hơn 90% các con đường là hàng quán Việt và Hoa. Không những thế, tất cả các con đường chung quanh dần dần biến thành khu phố sầm uất. Hội đồng thành phố cho xây Quảng trường Tự Do để ghi công người tị nạn và vinh danh tự do.

Thời đó (1980s) giá nhà ở Cabramatta (tiêu biểu) chỉ chừng 40,000 đến 60,000 đôla. Nhưng ngày nay thì chắc chừng 700,000 đến 900,000 đôla. Giá xăng thời thập niên 1980s là 25 cent, ngày nay tăng lên 1.4 đôla. Cabramatta cũng trải qua một thời gian lừng danh với các băng đảng người Việt đánh đấm với băng đảng người Úc, với ma tuý, buôn bán phi pháp, v.v. Nhưng nay thì Cabramatta đã quay về cái thời thanh bình, và là nơi đến của người Á châu ở Sydney. Cuối tuần, lượng khách đổ về đây nhiều đến nổi không có chỗ đậu xe!

Tôi nghĩ công bằng mà nói, Cabramatta có được như ngày nay là nhờ sự đóng góp của người tị nạn. Anh bạn tôi là một doanh nhân ở VN khi sang Úc thăm con và hay ghé qua Cabramatta hay nói rằng những người Việt đến đây đầu tiên, dù họ theo trường phái chánh trị nào, cần phải được ghi công.

Kỉ niệm tự do

Tôi đã có những ngày sung sướng nhất ở đây. Điều làm tôi ngạc nhiên và cứ tự hỏi là sao không ai kêu mình đi khai báo hay làm hộ khẩu. Chẳng ai nói gì về chuyện đó. Chẳng thấy phường xã gì cả. Cũng chẳng thấy huyện gì cả. Không biết cái ‘uỷ ban nhân dân’ nó ở đâu. Sau này mới biết là chỉ có ‘Council’ (hội đồng thành phố), và hội đồng này là do dân bầu, các ông bà hội đồng chỉ làm bán thời gian thôi.

Ra đường thì ít khi nào thấy bóng dáng cảnh sát, càng chẳng thấy lính. Tôi ở Cabramatta Hostel chừng 3 tháng mà không hề thấy một anh chàng cảnh sát nào chung quanh Hostel. Dĩ nhiên là có cảnh sát, nhưng họ ở đâu và lo chuyện gì thì không biết. Thỉnh thoảng ra ngoài đường thì thấy họ đi xe màu xanh, nhưng họ cũng chẳng quan tâm đến mình.

Chẳng ai hỏi mình sẽ mướn nhà ở đâu. Hoá ra, Nhà nước chỉ cấp cho mình chừng vài trăm đô để lo mướn nhà, còn mướn ở đâu thì đó là quyền và lực chọn của mình.

Muốn đi đâu thì đi, chẳng cần giấy phép hay ‘giấy giới thiệu’ như ở Việt Nam. Muốn đi City thì nhảy lên xe lửa và cứ thế mà đi. Muốn ra biển tắm thì … cứ tự nhiên. Sau này, tôi còn biết được bãi biển dành cho những người khoả thân, nhưng tôi chỉ đi ngang chớ chưa bao giờ ghé đó.

Điều làm tôi kinh ngạc nhứt là thái độ của người dân ở đây với mấy lãnh đạo quốc gia. Mỗi ngày tôi thấy ông Malcolm Fraser (lúc đó là thủ tướng) xuất hiện trên tivi và báo chí trả lời phỏng vấn. Cứ mỗi ngày dạy tiếng Anh bà cô Katherine đem theo tờ Sydney Morning Herald vào rồi chỉ những bản tin về ông thủ tướng, rồi bà giải thích bằng loại ngôn ngữ dễ hiểu nhứt. Ngày nào cũng có tin tức chỉ trích ông thủ tướng vì tình trạng thất nghiệp tăng cao, tiền lời ngân hàng cũng tăng. Có hôm bà chỉ vào tấm hình ông thủ tướng trên báo, rồi nói: “Cái ông này rất bất tài. Mai mốt tôi không bầu cho ổng nữa!” Tôi ngồi dưới lớp nghe giải thích mà kinh ngạc, và tự hỏi sao bà cô này gan thế. Cả lớp toàn dân tị nạn im lặng như tờ, chắc vì … sốc.

Có một điều tôi chú ý là dân tị nạn từ Việt Nam, Lào, Campuchea, Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Cộng, v.v. tất cả đều hành xử rất giống nhau. Đó là cách nhìn người đối diện bằng ánh mắt nghi ngờ. Tất cả đều dường như nghi kị người đối diện là một gián điệp hay đại loại như vậy. Họ nói gì cũng giữ kẽ, không dám tiết lộ gì quá nhiều. Họ cười cũng không thoải mái. Tất cả đều sợ, không dám phê bình lãnh đạo như bà cô Katherine. Tất cả đều sợ về hộ khẩu. Tôi mới đi đến kết luận là hoá ra, các nước XNCH xưa có một cái khuôn duy nhứt và cách cai trị bằng nỗi sợ. Phải vài năm sau mới gột rửa được cái tâm lí này.

Tôi viết thư về nhà báo cho Ba Má và các em biết là đã đến bến bờ tự do. Nhưng bên nhà chỉ nhận một ít thư của tôi, vì thời đó chế độ kiểm duyệt rất khắc nghiệt. Sau này tôi mới biết là sau lần anh em tôi vượt biên, có những (hay tất cả) thư từ tôi gửi về nhà hoặc bị tịch thu, hoặc Ba tôi phải đọc trước các ông công an xã. Có lần Ba tôi nổi nóng chửi mấy cán bộ và không đi đọc thư cho họ nghe nữa.

Những khó khăn của thế hệ I

Vèo một cái, tôi đã ở đây 39 năm. Hôm về quê thăm nhà, thằng em họ nó nhắc rằng ngày tôi rời Việt Nam là ngày 16/4/1981 (còn anh Hai tôi thì đi ngày 12/2/1981), tức là năm nay là năm kỉ niệm tôi xa Việt Nam tròn 40 năm. Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có một lịch sử để chia sẻ. Quãng đời 40 năm của một ‘refugee’ càng có trải nghiệm để chia sẻ. Vậy thì tôi có thể chia sẻ cái gì đến các bạn trẻ? Tôi đã trải qua những thách thức và khó khăn nào? Ngẫm nghĩ lại tôi thấy mình và các bạn cùng thế hệ có 3 khó khăn chánh trong thời gian đầu: tiếng Anh, kì thị và việc làm.

Cái khó khăn lớn nhứt đối với thế hệ tôi và tôi là tiếng Anh. Rất nhiều người Việt thời đó tới Úc không biết tiếng Anh hay chỉ với một chút vốn liếng tiếng Anh thôi. Cái vốn đó chỉ đủ giao tiếp hàng ngày, chớ chưa đủ trong công việc, càng chưa đủ cho việc học hành. Mà, tới Úc ở tuổi thanh niên thì càng khó học tiếng Anh, và đó chính là lí do mà nhiều người đã có nghề nghiệp chuyên môn ở Việt Nam đành phải chấp nhận công việc tay chân trong các hãng xưởng, và nhiều người không quay lại nghề cũ vì tuổi tác.

Cái khó khăn thứ hai là kì thị chủng tộc. Ở Úc có chánh sách “White Australia Policy”, tức là nước Úc của người da trắng. Lúc tôi tới Úc thì chánh sách này mới bị huỷ bỏ, nhưng dư âm của nó vẫn còn. ‘Dư âm’ này có nghĩa là người Úc cảm thấy rất khó chịu trước sự hiện diện của người tị nạn Việt Nam. Một số thì tỏ thái độ ghét ra mặt. Người Việt thích chơi nổi với xe xịn. Và, vậy là có kẻ phao tin nhảm rằng chánh phủ Úc tài trợ cho người tị nạn nên họ mới có những chiếc xe mắc tiền! Họ phao tin rằng bọn Việt Nam vào đây để lấy việc làm của người Úc.

Một số người Việt bị hành hung. Anh bạn tôi bị bọn thanh niên kì thị chận đánh khi trên đường đi làm về nhà. Đó chính là lí do làm cho người Việt đoàn kết lại, tổ chức thành nhiều nhóm để chống lại bọn kì thị. Thời đó công dân có quyền mua súng, và người Việt thì không lạ gì súng ống, mà cũng chẳng sợ chết (toàn dân độc thân mới từ trại tị nạn qua) nên bọn kì thị cũng bị phản công nhiều trận khiến chúng khiếp vía.

Cái khó khăn thứ ba là công việc. Tuyệt đại đa số người Việt tới Úc đều nóng lòng tìm việc làm để có tiền trước là ổn định cuộc sống, sau là gởi về quê nhà. Họ chấp nhận bất cứ việc làm nào, bất kể “low pay” bao nhiêu. Kĩ sư, bác sĩ đi làm công nhân trong các hãng xưởng, thầy giáo đi hái trái cây, sinh viên đi làm lựa thư cho bưu điện, riêng tôi thì làm trong nhà bếp.

Thời đó, Việt Nam bị cấm vận mà cũng nghèo xác xơ vì sai lầm nghiêm trọng trong chánh sách kinh tế đối với miền Nam. (Bây giờ nghĩ lại những sai lầm đó mà tức giận và khó tha thứ cho mấy người cầm đầu). Thành ra, ai ra đi cũng có cái ưu tiên số 1 là giúp đỡ người thân bên quê nhà. Làm được 1 đồng là dành ra 50 cent giúp cho bên nhà. Những thùng quà liên tục được gởi về gần như hàng tháng. Nào là vải may quần áo, quần jean, bánh kẹo, thuốc lá, rượu, thuốc men, v.v. nói chung cái gì cũng cần cho Việt Nam. Những món hàng gởi về Việt Nam thời đó rất đúng với ca khúc của Việt Dũng:

Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy

Dù biết rằng gởi quà về là bị mấy cán bộ hải quan chận lại lấy hay ăn cắp, nhưng bà con vẫn gởi. Vẫn gởi vì hi vọng rằng 10 món thì 5 món cũng đến tay người thân. Nhớ lại cái thời đó làm cho người tị nạn có ác cảm với cán bộ hải quan kinh khủng, không hiểu nổi tại sao cũng là con người mà họ man rợ đến nổi lấy thuốc men dành cho người mắc bệnh nguy kịch!

Đó là 3 khó khăn hay rào cản mà người tị nạn thuộc thế hệ tôi gặp trong thời thập niên 1980s. Bây giờ thì thế hệ thứ hai không có vấn đề ngôn ngữ nữa, mà họ cũng góp phần làm sáng cộng đồng người Việt. Ngày nay, các bạn có thể đi bất cứ trường trung học nào thuộc những vùng có đông người Việt đều thấy bảng vàng ghi nhận những học sinh xuất sắc nhứt với họ Nguyen, Tran, Huynh, Pham, v.v. Vào các đại học cũng có những bảng vàng ghi nhận các sinh viên xuất sắc gốc Việt. Người Việt thuộc thế hệ thứ 2 đã hoà nhập vào xã hội Úc và có người đạt những vị trí cao cấp (leadership) trong doanh nghiệp, chánh trường, khoa học, v.v.

Ngày nay thì sự kì thị chủng tộc như vậy không còn nữa, nhưng sự prejudice / thành kiến và ‘glass ceiling’ (rào cản vô hình) thì tôi nghĩ vẫn tồn tại dưới những hình thức tinh vi hơn. Cái hiện tượng glass ceiling là một khó khăn lớn đối với người Á châu nói chung, chớ không chỉ riêng người Việt mình. Nó làm cho người Á châu khó tiến thân trong thế giới khoa bảng phương Tây. Mình cần phải nhận thức được điều này để đấu tranh thẳng thừng.

Ngày nay thì Việt Nam không còn nghèo tột cùng như 40 năm trước nữa, nhưng vẫn chưa phải là nước giàu có gì. Chúng tôi không còn gởi quà cáp về Việt Nam nữa, hay có gởi thì cũng rất chọn lọc (vì Việt Nam đã có gần như tất cả những gì mà bên này có). Nhưng tiền thì vẫn gởi về Việt Nam để yểm trợ bà con. Mới vài tuần trước, theo thông tin từ báo chí thì trong năm qua cộng đồng người Việt hải ngoại đã gởi về Việt Nam khoảng 16 tỉ USD. Tôi thì nghĩ con số đó thấp hơn thực tế, vì đó là con số mà chánh phủ đếm được; còn số tiền mà ‘Việt kiều’ đi về Việt Nam, chi tiêu ở Việt Nam thì chắc chắn không kém con số đó bao nhiêu.

Như là một ngày Tạ Ơn

Từ một làng quê ở miền Tây đến viện Garvan, UNSW, hay UTS hay AAHMS là một quãng đường dài. Trên quãng đường đời đó tôi mang ơn rất nhiều người trong và ngoài nước. Nhưng ơn lớn nhứt vẫn là nước Úc.

Cứ đến ngày này (26/1) là tôi ví như ngày lễ Tạ Ơn bên Mĩ. Ngày mà tôi nói lời cảm ơn nước Úc đã cưu mang mình trong những ngày khó khăn nhứt. Chẳng những cưu mang mà còn cho tôi một cơ hội để đóng góp cho quê hương thứ hai này (và cả quê hương thứ nhứt). Tôi tự xem mình là một kẻ sống sót (survivor). Tôi đã sống qua quãng đời ‘thuyền nhân’, ‘refugee’, phụ bếp, phụ tá trong labo bệnh viện, sinh viên, v.v. Úc giống như đã hồi sanh cho tôi từ một kẻ lang thang trong các trại tị nạn, và  cho tôi một căn cước mới: căn cước Úc.

Với cái giấy thông hành và quốc tịch Úc tôi đã có dịp đi qua và làm việc ở những địa chỉ từ ‘vô danh’ đến những địa chỉ lừng danh trên thế giới như Mayo Clinic, UCSF, UCSD, UCI, Âu châu, Hong Kong, Thái Lan, v.v.  Với cái prestige của Úc tôi đã được bổ nhiệm vào các vai trò leadership trong các hiệp hội loãng xương Hoa Kì và thế giới, mà chưa có người Việt nào có cơ hội. Cũng với cái prestige của Úc và các viện đại học Úc mà tôi không còn xa lạ gì với các tập san y khoa số 1 trên thế giới như New England Journal of Medicine, Lancet, BMJ, JAMA, Nature, v.v. Nói theo người Tây là “been there, done that”. Tất cả là nhờ Úc.  Thành ra, tôi lúc nào cũng tự đáy lòng mình cảm ơn cái quê hương thứ hai này.

Nhưng dù là vậy, tự trong lòng tôi vẫn thấy mình là người Việt hơn là người Úc. Dù thời gian tôi đã ở đây lâu hơn thời gian ở Việt Nam, nhưng tôi vẫn không thấy gắn bó với đất nước này.  Dù mang quốc tịch Úc, nhưng tôi không xem mình là người Úc. Dù đất nước này đã cho tôi tất cả và tôi cũng đóng góp cho đất nước này hết mình, nhưng tôi vẫn không gọi Úc bằng hai chữ ‘quê hương’ ngọt ngào. Lăn lộn và cọ xát trong xã hội này lâu như thế nhưng thỉnh thoảng (chỉ thỉnh thoảng thôi) tôi vẫn thấy mình như đứng bên lề. Tôi tự đặt câu hỏi tại sao, và phải lâu lắm mới nghiệm ra điều hiển nhiên là vì mình không sanh ra ở đây, không có quãng thời gian thiếu niên ở đây, và do đó tôi không chia sẻ lịch sử và những giá trị đi kèm lịch sử, nên tôi mới có cảm giác ‘bên lề’ như thế. 

Mà, hình như người ngoại quốc cũng không xem tôi là người Úc. Nhớ có lần tôi nói chuyện trong một hội nghị bên Mĩ, chẳng hiểu vì thích hay vì muốn làm quen, họ bao quanh tôi và hỏi tôi là người gì. Khi tôi trả lời là Australian, họ lắt đầu nói ‘Không, tôi muốn hỏi trước đó ông đến từ đâu‘. Khi nói từ Việt Nam thì họ mới hài lòng. Năm kia, tôi được mời đến giảng plenary trong một hội nghị lớn ở Jakarta, ban tổ chức nghiễm nhiên ghi tôi là người đến từ Việt Nam, tôi phải nhắc họ là tôi đến từ Úc, nhưng họ nói ‘Oh, anh là công dân Úc, chứ anh là người Việt Nam, đúng không?’ Khi tôi làm Chair Liên minh Biomedical Science Á châu người ta vẫn xem tôi là người Việt Nam gốc … Đà Nẵng!

Ấy thế mà càng lạ lùng hơn là khi tôi về Việt Nam, nơi tôi nghĩ đó là quê hương, nhưng khi đối diện với thực tế tôi lại thấy mình xa lạ. Xa lạ ngay từ lúc đến phi trường, không chỉ cái không gian lạnh lùng, mà ở cái quầy di trú dành cho người Việt và dành cho người nước ngoài. À, thì ra người ta xem mình là người nước ngoài. Đến khi đặt chân về quê, cảm giác xa lạ càng cao vì những gì trong kí ức của mấy mươi năm trước đã thay đổi và không còn nữa. Nói như Nhà văn Nguyễn Đình Toàn [trong một ca khúc tôi rất thích] là ‘ta mất người như người đã mất tên‘. Bạn bè giờ này họ xem mình là ‘Việt kiều’. Thú thật, tôi không ưa chữ đó, vì nó hàm ý nói như là những kẻ ngoài cuộc. Cũng giống như ‘Hoa kiều’, vốn là những người sống với phương châm mà nhiều người nhạo báng là ‘Nơi nào buôn bán được là quê hương, nơi nào hối lộ được là tổ quốc’. Không ưa chữ ‘Việt kiều’, nhưng tôi cũng hiểu đó là một cách nói ngắn gọn. Nhưng cách nói đó cũng làm cho mình cảm thấy một khoảng cách tinh thần nhứt định với quê hương.

Cho đến bây giờ, dù về Việt Nam làm việc thường xuyên, mà tôi vẫn thấy mình xa lạ ngay trên quê hương mình! Tôi cố gắng tự tìm lời giải thích tại sao, nhưng vẫn chưa đi đến câu trả lời sau cùng. Tuy nhiên, tôi nghĩ có thể đó là một khoảng cách về thế hệ. Sau 40 năm, một thế hệ mới đã hình thành, và lịch sử mới đã diễn ra. Tôi không thể chia sẻ lịch sử và không có cảm xúc như thế hệ mới. Tôi không chia sẻ cái gu văn hoá nghệ thuật với thế hệ mới. Những bài nhạc họ say sưa hát theo tôi thì không thích; ngược lại, những gì tôi thích thì họ cho là xưa, là sến. Tôi nghĩ chính vì không chia sẻ cảm nhận và giá trị văn hoá như thế nên tôi vẫn là người ngoài cuộc.

Ấy vậy mà tôi vẫn là người trong cuộc. Tôi đọc tin tức hàng ngày ở trong nước, sau khi đọc tin Úc. Tôi vẫn theo dõi những diễn biến ở trong nước với nhiều trăn trở chỉ biết giãi bày trên trang giấy hay màn hình. Tôi thậm chí còn xuất bản sách ở trong nước, và hợp tác với hàng chục đồng nghiệp trong nước. Tôi giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh ở trong nước. Lạ một điều là nhiều khi tôi đi la cà ngoài các quán bình dân ở Sài Gòn, thậm chí cả ở Nam Định, Mỹ Tho và Rạch Giá, mà có người vẫn nhận ra tôi!

Tôi nghiệm ra sau 40 năm mình ở một vị trí chông chênh giữa một bên là quê hương và một bên là nơi an cư lạc nghiệp.

___

Bản tiếng Anh kể chuyện con kangaroo nó giúp tôi đi Úc như thế nào:

https://tuanvnguyen.medium.com/how-did-i-come-to-australia-i-just-want-to-see-a-kangaroo-7eb00276af3d

PS: Hôm nọ, ngồi ôn chuyện thời tị nạn với một anh lái taxi, và biết được một câu chuyện cảm động. Tháng 10/1982, một chiếc tàu gồm 57 người đi tị nạn, bị cướp bóc không còn một cái gì, và mọi người chờ chết. Nhưng như một phép lạ, một chiếc tàu hàng London Cargo thấy tội nghiệp bèn kéo vào bờ Pilau Bidong và thế là cả tàu sống sót. Trong tàu có 2 đứa nhỏ, một đứa mới 6 tháng tuổi và một đứa gần mới 5 ngày tuổi thiếu sữa bú và nước uống, nên suýt chết. Cả gia đình được nhận đi định cư ở Úc. Hai đứa nhỏ suýt chết đó nay là bác sĩ ở Melbourne. Anh bạn taxi nói anh lấy cái ngày anh đi vượt biên làm ngày khai sanh.

1984 và 2021

Các bạn thử tưởng tượng cái ngày mà những chữ như ‘ba’, ‘má’, ‘dì’, ‘dượng’, ‘cô’, ‘cậu’, ‘chú’, ‘thím’, anh ‘chàng’, ‘cô nàng‘, v.v. không được khuyến khích dùng trong Toà Bạch Cung [1]. Ấy vậy mà cái ngày đó đã tới hôm ông Biden nhậm chức tổng thống. Ngày xưa George Orwell viết tác phẩm lừng danh “1984” [2], nay thì phe Dân Chủ sáng tác cuốn sách mới “2021”.

Quan sát ngày đầu tiên trong cái ghế tổng thống dễ dàng thấy ông Biden rất quan tâm đến ‘chánh trị phải đạo’ và đúng là người của phe cánh tả. Xu hướng này sẽ làm cho vài người vui nhưng cũng đem lại nỗi buồn cho nhiều người thuộc phe bảo thủ.

Một trong những thuật ngữ đáng bàn nhứt trong thời đại ngày nay là ‘political correctness‘ (PC), có lẽ dịch là ‘chánh trị phải đạo’. PC là trào lưu về ngôn ngữ, chánh sách công, hay các biện pháp nhằm tránh gây tổn thương hay bất lợi đến những thành viên thuộc một nhóm nào đó trong xã hội. Chẳng hạn như dùng chữ ‘black’ và ‘white’ để đề cập đến người da đen và da trắng có thể xem là không phải đạo. Một ví dụ khác là thay vì dùng chữ ‘Chairman‘ thì ngày nay người ta dùng chữ ‘Chairperson‘ hay đơn giản hơn là ‘Chair‘ để tránh giới tính trong cách dùng chữ.

Hơn 5 năm trước, Trump ‘thống trị’ chánh trường. Đó là thời điểm mà hàng chục triệu người Mĩ cảm thấy họ bị Washington bỏ rơi, họ nghĩ rằng Washington đã đầu hàng trước PC xiển dương bởi những ‘chánh uỷ’ cánh tả. Bởi vậy, ngay sau khi nhậm chức, Trump tuyên bố rằng: “Vấn đề lớn nhứt của đất nước này là ‘chánh trị phải đạo’. Tôi đã bị nhiều người chất vấn đến nổi thành thật mà nói tôi không có thời giờ cho chánh trị phải đạo, và nói thiệt với các bạn, đất nước này cũng không cần thứ đó.” Lời tuyên bố đó làm cho phe ủng hộ ông nức lòng, nhưng gây giận dữ ở các nhóm thiên tả.

Nhưng khi thời đại Trump vừa kết thúc thì Mĩ lập tức quay lại cái thời chánh trị phải đạo. Bà Pelosi của phe DC và hạ viện mới phê chuẩn một ‘phác đồ ngôn ngữ’ cho Toà Bạch Cung. Theo phác đồ này, những chữ như ‘himself’ và ‘herself’ được thay thế bằng ‘themself.’ Còn những ‘father’, ‘mother’, ‘son’, ‘daughter’, ‘brother’, ‘sister’, ‘uncle’, ‘aunt’ và các đại danh từ như vậy cũng bị thay thế bằng ‘parent’, ‘child’, ‘sibling’, v.v. Đây không chỉ là một thay đổi về ngôn ngữ ở Toà Bạch Cung, mà có ý nghĩa sâu xa hơn: thay đổi truyền thống và đạo lí.

Nếu các bạn ở Việt Nam chưa rõ chánh sách trên thì có tóm tắt vầy cho dễ hiểu: những cách xưng hô như ‘ba’, ‘má’, ‘trưởng nam’, ‘trưởng nữ’, ‘anh’, ’em’, ‘chị’, ‘chú’, ‘bác’, ‘cô’, ‘dì’, ‘dượng’, ‘ông ngoại’, ‘bà nội’, v.v. không được sử dụng trong Toà Bạch Cung dưới triều đại Biden. Tuy nhiên, có điều trớ trêu là bà ấy tự mô tả mình là ‘a mother’, ‘a grand mother’ [3] (người mẹ và bà nội/ngoại)! Tiêu chuẩn kép chăng?

Chánh phủ Biden có lẽ sẽ theo đuổi một chương trình nghị sự PC rộng lớn chưa từng có ở Mĩ. Đó cũng là chương trình nghị sự của phe cánh tả vốn xem nước Mĩ là một nhà nước có tội và muốn nước Mĩ phải ‘ăn năn’ hối lỗi. Việc thay đổi ngôn ngữ trong nghị trường mới chỉ là bắt đầu.

Văn hào George Orwell từng viết rằng ngôn ngữ chánh trị của bọn toàn trị có 3 đặc điểm: hoa ngữ, vấn ngữ, và mơ hồ. Nhận định này có vẻ phù hợp với những gì đảng của Biden đang triển khai ở Mĩ. Với loại ngôn ngữ này (giống như Newspeak trong 1984) ai cũng là tù nhân dự khuyết.

George Orwell viết tiểu thuyết ‘1984’ [2] thì nay Pelosi và đồng đảng viết phác đồ ‘2021’.

May be an image of text that says 'GEORGE ORWELL 1984'

Trong cuốn tiểu thuyết ‘1984’, Orwell mô tả các thành viên của [đảng] Outer Party cứ mỗi lần họp họ dành ra 2 phút để làm Nghi lễ Thù ghét chống lại Emmanuel Goldstein, người được xem là ‘kẻ thù của nhân dân’, nhưng cái nhãn đó chỉ được dựng lên làm biểu tượng nhằm đánh lạc hướng người dân từ một kẻ thù lớn hơn là ‘Big Brother’ (Anh Cả).

Điều này xem ra ứng nghiệm trong lần họp do bà Pelosi chủ trì tuần qua. Trong lần họp đó, bà ấy và đồng đảng dành ra 2 giờ để luận tội một người mà bà từng gọi là ‘kẻ thù của nhà nước’, và dĩ nhiên cái nhãn đó được tạo ra để nhằm đánh lạc hướng một kẻ thù thật và lớn hơn là Big Tech.

Xem ra thế giới sẽ sống với ‘phác đồ 2021’ của phe PC trong một thời gian. Nhiều giá trị truyền thống sẽ bị đảo lộn.

____

[1] https://www.thestate.com/news/politics-government/article248264460.html

[2] Tóm tắt tiểu thuyết 1984 cho các bạn nào chưa đọc tác phẩm trứ danh này. Các bạn đọc tóm tắt và thử liên tưởng đến phác đồ 2021:

Winston Smith là một cán bộ cấp thấp trong Bộ Sự Thật (Ministry of Truth) thuộc đảng Outer (đảng cầm quyền ở Luân Đôn), quốc gia Oceania. Winston chú ý thấy khi anh đi đến bất cứ nơi nào, ngay cả ở nhà riêng, đảng cũng theo dõi anh. Đi đường anh cũng thấy sự hiện diện của đảng và lãnh tụ vĩ đại qua băng rôn và khẩu hiệu. Đảng kiểm soát tất cả trong nước Oceania.

Đảng sáng chế ra một thứ ngôn ngữ mới gọi là ‘Newspeak’. Trong ngôn ngữ Newspeak, không có những chữ mang tính phản kháng. Ngay cả suy nghĩ phản kháng cũng là bất hợp pháp, và suy nghĩ phản kháng trong tâm tưởng là một ‘tội phạm tư tưởng’ (thought crime). Tội phạm tư tưởng là loại tội phạm nặng nhứt trong nhà nước Oceania.

Winston càng ngày càng thấy bất bình trước sự trấn áp và kiểm soát của đảng. Đảng cấm không được suy nghĩ tự do, không có tình dục, và không có bất cứ diễn đạt mang tánh cá nhân. Anh ta bắt đầu không ưa đảng và viết nhựt kí. Nói cách khác, anh ta đang trở thành một tội phạm tư tưởng.

Công việc của Winston là thay đổi các sự thật lịch sử sao cho phù hợp với đường lối và chánh sách của đảng. Dù làm công việc đó, nhưng Winston không thấy thoải mái vì sự gian dối của đảng. Chẳng hạn như đảng nói nước Oceania luôn là đồng minh của Eastasia trong cuộc chiến chống Eurasia, nhưng sự thật thì không phải vậy. Hay như đảng cho rằng Emmanuel Goldstein (lãnh tụ của nhóm Brotherhood) là người nguy hiểm nhứt đang sống, là kẻ thù của nhân dân, nhưng Winston thấy không phải vậy.

Winston thương thầm nhớ trộm một cô gái đồng nghiệp tên là Julia. Nhưng Winston sợ Julia là ‘gián điệp’ được cài đặt để theo dõi tội phạm tư tưởng của anh. Một ngày kia, anh nhận được thư của Julia với dòng chữ ‘I love you’ (em yêu anh), và thế là họ bắt đầu quan hệ tình cảm một cách bí mật. Càng yêu Julia chừng nào, Winston càng ghét đảng chừng nấy.

Một hôm, Julia và Winston nhận được lời mời ghé thăm O’Brien, một lãnh tụ của đảng Outer. Tuy đảng Outer mang danh là của giai cấp lao động, nhưng O’Brien sống trong xa hoa. Winston vẫn là đảng viên của đảng Outer. O’Brien cho biết rằng ông rất ghét đảng Outer và đang tham gia nhóm Brotherhood nhằm lật đổ đảng. O’Brien mời Julia và Winston tham gia nhóm Brotherhood, và được tặng cuốn sách của Emmanuel Goldstein về tuyên ngôn của Brotherhood.

Sau đó, Winston bị bắt giam vì tội ‘phản động’ và phải chia tay Julia. Người báo cho đảng bắt Winston chẳng ai khác hơn là O’Brien!

Winston bị giam trong nhà tù do Bộ Tình Thương (Ministry of Love) quản lí. Nơi đó anh vừa bị tra tấn thể xác vừa bị tẩy não tinh thần. Sau cùng thì O’Brien giam anh ở phòng 101, nơi dành cho những ai chống đảng hung hãn nhứt. Winston làm quen với chuột và ăn phân chuột trong thời gian ở phòng 101. Cuối cùng thì Winston cảm nhận ‘chân lí’ và chấp nhận yêu đảng và yêu Big Brother hơn. Anh chẳng còn tình yêu gì cho Julia.

Khoa học như người mù sờ voi

Tân tổng thống Biden tuyên bố rằng chánh sách về đại dịch covid-19 sẽ do khoa học dẫn đường. Lời tuyên bố này làm cho giới khoa học thở phào sau những năm tháng ‘sóng gió’ dưới thời TT Trump. Tuy nhiên, khoa học covid-19 thì còn rất rất nhiều bất định, và chúng ta chỉ như ‘người mù sờ voi’ thôi.  Dựa vào khoa học là cần thiết, nhưng lệ thuộc 100% vào khoa học nhứt thời là nguy hiểm và chẳng khác gì thoái thác vai trò lãnh đạo.

Nhiều người ngoài khoa học thường nhìn khoa học bằng cái nhìn xác định (deterministic). Tức là, theo họ cái gì mà giới khoa học báo cáo trên các tập san khoa học đều chính xác, chắc chắn, thậm chí là chân lí. Khoa học nói phải đứng cách nhau 1.5 mét mới là an toàn và giảm lây nhiễm, và chúng ta cần phải làm như thế. Khoa học nói đeo khẩu trang giảm lây nhiễm, và chúng ta nên đeo khẩu trang. Khoa học nói thuốc hydroxychlroquine có hiệu quả cứu người bị nhiễm covid-19, và thế là công chúng ùn ùn đi mua hydroxychlroquine. Khoa học nói vaccine có hiệu quả giảm 95% ca nhiễm covid-19 và thế là công chúng tin ngay.

Khoa học không chắc chắn

Cái nhìn khoa học = chắc chắn = chính xác đó thật ra là một sai lầm. Tôi đi đến kết luận này vì đã chứng kiến rất nhiều sai lầm trong khoa học. Những câu chuyện về sai lầm thì nhiều lắm, kể cả chuyện thay thế hormone (HRT) là một ca tiêu biểu. Có thời HRT được xem như thần dược, nhưng vài năm sau đó khi người ta làm nghiên cứu RCT thì mới biết nó có tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong thời đại dịch, chỉ 1 năm (nếu tính từ tháng 1/2020 khi TT Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp) mà đã có hơn 20,000 nghiên cứu khoa học! Theo nhiều chuyên gia, 99% những nghiên cứu đó đều chỉ làm cho có, chớ chẳng đóng góp gì cho y văn. Đa số là sai: sai về phương pháp luận, sai về đo lường, sai về cách phân tích, sai về cách diễn giải. Ngay cả những kết quả đúng vẫn có những bất định. Gs Richard Feynman nói rất đúng: trong khoa học, chúng ta không bao giờ biết mình đúng một cách tuyệt đối, chúng ta chỉ có thể chắc chắn là chúng ta sai.

Những bất định trong kết quả nghiên cứu khoa học có thể đo lường được. Bởi vì một nghiên cứu dựa vào một mẫu bệnh nhân (có thể mẫu đó bao gồm 30,000 người hay 300 người), và kết quả chỉ được tính toán trên mẫu đó. Nếu nghiên cứu được lặp lại ở một mẫu khác, cho dùng cùng phương pháp đo lường và phân tích, thì kết quả có giống y chang như nghiên cứu đầu? Câu trả lời là KHÔNG. Kết quả của nghiên cứu 2 có thể thấp hơn hay cao hơn nghiên cứu đầu. Do đó, các nhà khoa học phải tưởng tượng ví dụ như nếu mình làm 100 nghiên cứu về hiệu quả của vaccine, và mỗi nghiên cứu có 30,000 người, thì kết quả của 100 nghiên cứu đó sẽ dao động ra sao? Các nhà nghiên cứu có phương pháp thống kê giúp họ trả lời câu hỏi đó.

Chẳng hạn như hiệu quả của vaccine Oxford/AstraZeneca, công chúng chỉ nghe các quan chức y tế và chuyên gia bệnh truyền nhiễm rằng vaccine có hiệu quả 62% [1]. Từ bộ trưởng y tế, giáo sư y khoa, bác sĩ chuyên khoa cao cấp, kí giả, v.v. ai ai cũng đề cập đến con số 62%. Tuy nhiên, trong thực tế họ không để ý đến tác giả của công trình nghiên cứu báo cáo rằng tính trung bình thì hiệu quả là 62%, nhưng trong thực tế nó có thể dao động từ 41% đến 76%. Các bạn sẽ hỏi, “Ô, vậy hiệu quả thật là bao nhiêu?” Câu trả lời là không ai biết, kể cả tác giả bài báo cũng không biết. Họ chỉ có thể biết là nó dao động trong khoảng 41% đến 76%. Đó là một sự bất định mà ít ai trong công chúng để ý hay hiểu. Tất cả những gì mà chúng ta đang tuân thủ trong mùa dịch (như đeo khẩu trang, đứng cách nhau 1.5 mét, v.v.) cũng đều dựa vào một khoa học yếu ớt như thế.

Nhà cứu khoa học có thể ví von như là kẻ mù sờ voi trong câu chuyện cổ tích [2]. Người thì sờ được cái lưng và nghĩ nó giống cái đòn xóc; kẻ sờ được cái tai bèn suy đoán rằng nó giống cái quạt; lại có người sờ được cái đầu thì nghĩ nó như tảng đá. Chẳng có ai đúng, vì mỗi người chỉ sờ một cơ phận mà thôi. Tương tự, khoa học cũng chỉ ‘sờ’ được một mối liên quan và suy luận từ đó, nên xác suất sai sót rất cao.

May be a cartoon of text that says 'It'sa Fan! It's a Spear! It's a Wall! It's a Rope! It's a Snake! It'sa Tree!'

Dương tính giả và âm tính giả

Sự bất định của khoa học nó không phải chỉ hiện diện trong một nghiên cứu, mà cần phải có cái nhìn toàn cục. Đa số nghiên cứu y khoa (tôi chỉ giới hạn trong y khoa) đều có mục tiêu tìm mối liên quan giữa yếu tố X và bệnh Y. Yếu tố X có thể là quá cân, hút thuốc lá, dùng bia rượu, dinh dưỡng, vận động thể lực, gen, môi trường, v.v.  Trong thực tế, có hàng triệu yếu tố nguy cơ (nếu tính cả gen). Còn bệnh thì có thể rất rất nhiều, có thể lên đến 100,000 bệnh. Chỉ tính riêng các bệnh hiếm (rare) thì con số đã có chừng 10,000 bệnh! Do đó, giới khoa học có nhiều lựa chọn nghiên cứu: người thì nghiên cứu về biến thể gen A với bệnh tiểu đường, kẻ khác thì tập trung vào biến thể gen A và bệnh đột quị, người kia thì biến thể gen B và ung thư, v.v. Ngày nay, nhà khoa học có trong tay 1 triệu biến thể gen để khai thác. Đến đây thì các bạn đã thấy một thế giới cho nhà khoa học. Nếu có 1 triệu yếu tố nguy cơ và 100,000 bệnh thì số nghiên cứu y khoa có thể lên đến 100,000 triệu nghiên cứu!

Bao nhiêu nghiên cứu trong sô 100,000 triệu nghiên cứu là sai? Thật ra có 2 cái sai. Chúng ta quay lại bảng 2×2 trong cái note trước để hiểu vấn đề. Có thể kết quả nghiên cứu là ‘dương tính’ nhưng trong thực tế thì không có mối liên quan gì giữa X và Y. Đó là sai sót loại I, còn gọi là ‘dương tính giả‘. Có thể kết quả nghiên cứu là ‘âm tính’ nhưng trong thực tế thì có mối liên quan giữaX và Y. Đó là sai sót loại II, còn gọi là ‘âm tính giả‘. Bất cứ nghiên cứu nào cũng có ‘nguy cơ’ phạm phải 2 sai sót đó.

Không có cách gì loại bỏ 2 sai sót đó. Chỉ có cách giảm thiểu sai sót. Cách giảm thiểu sai sót đơn giản nhứt là nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn sao cho sai sót loại I chỉ 5% thôi, và sai sót loại II chỉ 20%. Giới khoa học sợ sai sót dương tính giả hơn là sai sót âm tính giả, nên chỉ chấp nhận dương tính giả 5%, còn âm tính giả thì có thể chấp nhận cao hơn. Nói cách khác, cứ mỗi lần nhà khoa học kiểm định một giả thuyết (bất cứ giả thuyết nào), xác suất họ có kết quả dương tính giả thường là 5%. Nói cách khác, cứ 100 lần kiểm định hay 100 nghiên cứu thì sẽ có chừng 5 nghiên cứu cho ra kết quả sai (hay dương tính giả).

Mỗi nghiên cứu có xác suất dương tính giả 5% có nghĩa rằng xác suất đúng là 95%.  Do đó, nếu họ kiểm định 100 giả thuyết, thì xác suất đúng cả 100 lần là 0.006 (hay 0.6%). Nói cách khác, nếu họ kiểm định 100 giả thuyết, thì xác suất gần 100% (chính xác là 0.994) sẽ có một phát hiện hay khám phá ‘dỏm’ / sai.

Trị số P và trị số q

Thước đo để định lượng sai sót trong nghiên cứu khoa học là trị số P (hay ‘P-value’). Trị số này do nhà thống kê học và di truyền học thiên tài Ronald Fisher (Anh) phát kiến vào đầu thế kỉ 20. Có thể nói không ngoa rằng trị số P là một ý tưởng cách mạng trong khoa học. Thế nhưng rất rất nhiều người không hiểu trị số P, nên diễn giải sai. Thông thường, đa số giới khoa học diễn giải rằng nếu một mối liên quan có trị số P = 0.02 có nghĩa là xác suất sai sót dương tính giả là 2%, và suy ra xác suất đúng là 98%. Nhưng rất tiếc cách hiểu rất phổ biến đó sai.

Trị số P = 0.02 có nghĩa là nếu trong thực tế không có mối liên quan giữa X và Y, xác suất mà nhà khoa học quan sát được dữ liệu như hiện nay (hay dữ liệu cao/thấp hơn hiện nay) là 2%. Nó (trị số P) không trả lời câu hỏi mà chúng ta cần biết: xác suất có mối liên quan là bao nhiêu?

Ý nghĩa của trị số P cũng giống như trong phiên toà (phương Tây). Thoạt đầu, bị cáo phải được giả định là vô tội (khoa học: giả thuyết là không có mối liên quan giữa X và Y). Sau đó, công tố viên phải thu thập chứng cớ để chứng minh bị cáo có tội (khoa học: làm thí nghiệm để thu thập dữ liệu). Sau khi có dữ liệu và giả dụ rằng dữ liệu thuyết phục, công tố viên sẽ nói nếu bị cáo vô tội thì dữ liệu này không thể xảy ra, nhưng dữ liệu đã xảy ra nên bị cáo có tội (khoa học: nếu X và Y độc lập như theo giả thuyết thì dữ liệu r phải bằng 0, nhưng thí nghiệm cho thấy r = 0.9, nên phải bác bỏ giả thuyết). Đó chính là ý nghĩa của trị số P.

Trị số P có rất nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhứt là khó hiểu và có khi phi logic. Vấn đề lớn nhứt là nếu kiểm định nhiều giả thuyết (hay nhiều nghiên cứu) thì nó có thể cho ra kết quả dương tính giả. Do đó, vài năm gần đây, giới khoa học nghĩ ra một số cách để giảm thiểu những sai sót trong kết luận dựa vào trị số P. Những cách thức phổ biến nhứt và được áp dụng nhiều nhứt trong nghiên cứu qui mô lớn bao gồm:

  • false discovery rate (FDR, tỉ lệ dương tính giả) do Benjamini và Hochberg đề xướng;
  • trị số q do John Storey đề xướng. Vì dụ trị số q = 2% có nghĩa dễ hiểu là 2% các kết quả có ý nghĩa thống kê là sai (dương tính giả);
  • local FDR (hay lFDR) do Brad Efron đề xướng. lFDR thuộc trường phái Bayes, và phản ảnh xác suất giả thuyết vô hiệu đúng.

Trong các cách thức trên, local FDR là có ý nghĩa thực tế nhứt. Local FDR trả lời câu hỏi: nếu tôi quan sát mối liên quan với trị số P = 0.04 (tức có ý nghĩa thống kê) thì xác suất không có mối liên quan là bao nhiêu? Câu trả lời tuỳ thuộc vào bao nhiêu kiểm định giả thuyết trong nghiên cứu. Nếu nghiên cứu kiểm định 15 giả thuyết thì lFDR = 0.41, có nghĩa là tuy kết quả có ý nghĩa thống kê, nhưng xác suất không có mối liên quan lên đến 41%. Chúng ta muốn xác suất này (lFDR) càng thấp, như 0.0001, càng tốt.  

Do đó, một kết quả ‘có ý nghĩa thống kê’ chưa đủ mạnh để nói rằng nhà khoa học đúng.  Rất nhiều nhà khoa học trong dịch tễ học không nhận thức được điều này (nên sai sót quá nhiều trong dịch tễ học), nhưng giới nghiên cứu về di truyền thì đã ‘thấm’ từ lâu.

Tóm lại, bất cứ kết quả nghiên cứu khoa học nào cũng mang tính bất định. Bất định ở đây hiểu theo nghĩa kết quả đó có thể sai, nhưng cũng có thể đúng, và nhà khoa học không bao giờ dám nói chắc chắn. Trong khoa học Covid-19 sự bất định càng cao, và chúng ta phải rất dè dặt với những chuyên gia nói như đinh đóng cột. Giáo sư George Davey Smith từng viết rằng những chuyên gia nào phát biểu càng khẳng định về covid-19, thì chúng ta càng ít tin vào chuyên gia đó (The more certain someone is about covid-19, the less you should trust them) [3].

Do đó, khi nghe ông Biden nói để cho khoa học dẫn đường trong chánh sách covid-19 tôi cảm thấy ‘mixed feeling’. Tôi nghĩ rằng những chánh sách có ảnh hưởng đến nhiều triệu người không nên lệ thuộc chỉ vào khoa học, mà còn phải cân nhắc đến tình hình thực tế và kinh tế nữa. Không phải ngẫu nhiên mà phe bảo thủ trong chánh phủ Trump (như Peter Navarro) không đồng ý với những khuyến cáo của giới khoa học (như A. Fauci).

Quay lại ý tưởng khoa học như người mù sờ voi, tôi lại trích dẫn Richard Feynman nữa như là một lời kết: Khi bạn biết nhiều hơn, bạn biết mình không biết nhiều hơn! Những gì bạn biết là trong cái vòng tròn, và bạn không biết những gì ngoài cái vòng tròn. Chu vi cái vòng tròn là cái bạn biết rằng mình không biết. Khi bạn có nhiều kiến thức hơn, cái vòng tròn cũng lớn hơn và chu vi của nó cũng rộng hơn.

No photo description available.
Feynman: Khi bạn biết nhiều hơn, bạn biết mình không biết nhiều hơn! Những gì bạn biết là trong cái vòng tròn, và bạn không biết những gì ngoài cái vòng tròn. Chu vi cái vòng tròn là cái bạn biết rằng mình không biết. Khi bạn có nhiều kiến thức hơn, cái vòng tròn cũng lớn hơn và chu vi của nó cũng rộng hơn (The more you know, the more you know what you don’t know! What you know is inside a circle, what you don’t know is outside of it. The circumference is what you know you don’t know. As your knowledge grows, the circle grows and the circumference expands.) Bài học là đừng nên đánh giá cái gì hay ai nếu mình chưa biết người đó.

_____

TB: Nói xa không qua nói gần, cái note này chỉ nhằm giới thiệu bài giảng mới nhứt về FDR, q-value, local FDR, v.v. trên kênh youtube của tôi:

[1] https://7news.com.au/sunrise/on-the-show/calls-for-australias-rollout-of-oxford-astrazeneca-covid-vaccine-to-be-paused-over-efficacy-concerns-c-1945573

[2] Trong Kinh Niết Bàn và Kinh Trường A Hàm có kể câu chuyện người mù sờ voi như sau: 

Ngày xưa có một ông vua sai đại thần dắt đền một con voi, cho một bọn người mù sờ xem. Sau đó vua hỏi: “Các ông đã biết voi chưa?”

– Biết rồi! Bọn người mù đáp.

– Thế voi như thế nào?

– Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.

– Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.

– Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.

Người sờ vòi lại bảo: “Voi giống như cái chày”.

– Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.

– Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.

– Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.

– Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn người mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người mù đều rất đông

Tranh nhau nói sự thật

Voi vốn chỉ một thân

Thị phi lại bất đồng.

[3] https://www.bmj.com/content/371/bmj.m3979

“Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”: trào lưu lấy tên tiếng Anh

Hôm nọ tôi đọc một bài rất thú vị về phong trào các nghệ sĩ trẻ trong nước sửa mặt mũi giống người Nam Hàn và lấy nghệ danh tiếng Anh, tiếng Hàn. Đây là câu chuyện tương đối tế nhị, và ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ vài suy nghĩ mà tôi đã viết xuống từ những 10 năm trước và cập nhựt phần tham khảo.

Khi tôi mới sang Úc, suýt tí nữa tôi có tên Tây. Dạo đó, tôi mới xin được việc làm trong nhà bếp của bệnh viện, và đồng nghiệp tôi than phiền rằng cái tên “Tuan” khó đọc quá. Họ đặt cho tôi cái tên “Tom”, có lẽ nghĩ gần với “Tuan”, và thế là cả nhà bếp ai cũng gọi tôi là “Tom”. Còn tôi thì hay đùa với bạn bè là “Tao có tên mới là Tôm”, ai cũng cười ngất. Nhưng cái tên đó chỉ tồn tại trong thời gian tôi làm ở nhà bếp bệnh viện, vì sau này có việc làm khác tôi lại quay về cái tên Ba Má đặt cho.

Thật ra, người đặt tên cho tôi lúc mới sanh là cậu Tư tôi. Lúc đó, cậu Tư là công chức trong làng và có tiếng là người ‘hay chữ‘, nên cậu nghĩ ra nhiều cái tên đẹp cho con cháu. Mấy đứa em họ tôi (tức con của cậu Tư) đứa nào cũng có tên rất đẹp. Sau này, tôi ‘nối nghiệp’ cậu Tư và đặt tên cho con cháu. Một đứa cháu nội của cậu Tư tôi đặt là Khuê (vì thích chữ ‘Khuê Các’). Một đứa cháu khác tôi đặt tên là Annabelle (lấy tên của một công nương Tây Ban Nha), nhưng tên tiếng Việt là Phương Thảo. Khi nó lên trung học và đại học ai cũng nói tên Annabelle là đẹp :).

Tại sao người Việt ở nước ngoài lấy tên địa phương?

Tôi đi đến một ‘công thức’ đặt tên cho con cháu là: tên chánh (first name) thì lấy tên tiếng Anh, còn tên đệm (middle name) là tiếng Việt. Tên chánh chỉ được dùng khi đi học hay làm việc, còn tên đệm là tên trong gia đình hay để cho bà con bên Việt Nam gọi. Tôi nghĩ cái công thức này đáp ứng được cả hai yêu cầu: vừa giữ cái gốc Việt vừa hội nhập vào xã hội mới.

Hội nhập chính là lí do số 1 mà người Việt ở nước ngoài lấy tên địa phương (tiếng Anh) để có một cách ‘căn cước’ cá nhân. Con cháu mình sanh ra ở đây, nơi quê hương của nó, nên có cái tên địa phương là rất bình thường. Tiếng Anh của chúng nó — từ cách dùng chữ đến giọng nói — y như người địa phương, nên lấy tên địa phương là điều đương nhiên. Khi chúng đi học, cái tên tiếng Anh rất quan trọng vì đó là một ‘căn cước’ (identity) để chúng dễ hoà nhập vào môi trường học đường và dễ được ghi nhận.

Tên tiếng Anh cũng có thể xem là một cách để ‘cọ xát’ với văn hoá địa phương. Người mình có câu ‘từng nào cọp nấy’, con cháu mình sống trong xã hội toàn người với tên tiếng Anh, mà chúng có một cái tên tiếng Việt thì chúng dễ bị xa lánh và có thể dẫn đến mặc cảm. Do đó, một cái tên tiếng Anh là điều rất cần thiết để chúng thấy mình là người của ‘bộ lạc’ và qua đó thấy tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Đó là lí do số 2.

‘Anh hoá’ tên cho con cháu còn giúp chúng nó có cơ may thăng tiếng trong xã hội mới. Xã hội Úc hay Mĩ có tình trạng thiên kiến (không hẳn là kì thị chủng tộc) ngầm. Đã có nhiều nghiên cứu xã hội cho thấy người Á châu lấy tên gốc Hoa thì cơ may tìm việc thấp hơn người có tên tiếng Anh. Chẳng hạn như một nghiên cứu của ĐH Quốc gia Úc chỉ ra rằng để được cơ hội phỏng vấn cho một công việc như người gốc Anh/Úc, ứng viên với tên tiếng Hoa phải nộp 68% hơn người gốc Anh, trong khi ứng viên với tên Ý chỉ cần nộp 12% hơn [1]. tiếng Anh có cơ may kiếm việc tốt hơn, và khi có việc thì cơ may thăng tiếng của họ cũng tốt hơn (so với người lấy tên cúng cơm). Đó là lí do số 3.

Sống trong xã hội phương Tây, đối với người thuộc thế hệ 1 như tôi thì lấy tên tiếng Anh không quá quan trọng và cũng chẳng cần thiết. Cái accent tiếng Anh của mình không thể nào như người địa phương mà lấy tên tiếng Anh thì rất … kì. Vả lại, nếu họ tôn trọng mình thì họ phải học cách phát âm, cho dù là phát âm sai. Trong các hội nghị quốc tế, hầu như ai cũng đọc tên tôi sai, và đa số họ đọc “Dr Nguyen” thành “Dr Niêu Gần” (giống như tên Nugent trong tiếng Anh! Có lần tôi không biết họ gọi ai, nên vẫn ngồi một chỗ, nhưng anh bên cạnh tôi nói ‘Họ gọi anh kìa’ thì tôi mới nhớ ‘Niêu-Gần’. 🙂

Giới trẻ trong nước và tên nước ngoài

Hôm nọ, tôi đọc trên blog của RFA về trào lưu giới nghệ sĩ trẻ trong nước lấy tên Tây [2]. Bài rất thú vị và thỉnh thoảng làm cho người đọc cười thoải mái. Hoá ra, đây là đề tài mà báo chí trong nước cũng đã bàn đến vài lần [3-5]. Vì không theo dõi giới văn nghệ trẻ trong nước nên tôi rất kinh ngạc khi thấy họ lấy những nghệ danh rất ngộ nghĩnh. Tôi thấy có 3 cách họ lấy nghệ danh: (a) giữ tên tiếng Việt nhưng độc lập với tên khai sanh; (b) lấy tên tiếng Anh và tiếng Việt; và (c) lấy tên toàn tiếng Anh.

Xu hướng 1 bao gồm những người như Trần Thị Thanh Nhàn thành ‘Lý Nhã Kỳ’, Trần Thị Thuý Loan thành ‘Bảo Thy’, Mai Hồng Ngọc thành ‘Đông Nhi’, Nguyễn Thị Nhàn thành ‘Khánh My’, hay Phan Kim Huê thành ‘Nhật Kim Anh’. Chú ý là tên gốc của họ cũng đẹp, nhưng nghệ danh thì có vẻ độc lập với tên gốc. Ngoại trừ ‘Lý Nhã Kỳ’ nghe qua có vẻ người Hoa, còn các nghệ danh khác thì nghe qua có vẻ ‘sang’ hơn tên gốc.

Xu hướng 2 là lấy tên nửa Tây nửa Ta. Chẳng hạn như Hoà Minzy (tên thật là Nguyễn Thị Hoà) và Elly Trần (Nguyễn Kim Hồng). Những cái tên như Minzy và Elly xem ra rất bình thường trong tiếng Anh, nhưng khi đi chung với tên tiếng Việt thì làm những nghệ danh đó trở nên đặc thù.

Xu hướng 3 là lấy toàn tên Tây. Nhóm này có vẻ hơi nhiều, bao gồm Lilly Luta, Orange, Kimmese, Trunky, Erik, v.v. Có người/nhóm còn lấy tên tiếng Hàn hay Hoa như  Soobin, Kim Jo Jo, Jum, Link Lee, Mr Siro, v.v. Thú thiệt là thoạt đầu nghe qua, tôi cứ tưởng họ là người nước ngoài chơi nhạc ở Việt Nam, ai ngờ tất cả đều là Việt 100%! Càng ngạc nhiên hơn khi biết những người này có tên tiếng Việt rất chân chấc như Nguyễn Thị Lượm (Lilly Luta) hay Khương Hoàng Mỹ (Orange).

Trào lưu đặt tên nước ngoài đã xuất hiện ở bên Nam Hàn và Tàu từ thập niên 1970s [6] và rộ nở từ 1980s khi Tàu ‘mở cửa’ hoà nhập cùng thế giới tự do. Có lẽ giới trẻ Việt Nam chỉ bắt chước theo họ (Tàu) mà thôi. Không kể Hồng Kông nơi mà đa số người Hoa lấy tên tiếng Anh vì sự hiện diện của người Anh, mà ngay cả Trung Hoa lục địa người ta cũng hay lấy tên tiếng Anh. Ở bên Tàu, cũng có nghiên cứu tranh luận về vấn đề này [7], thậm cả luận án tiến sĩ bên Mĩ [8]. Những người lấy tên tiếng Anh cho rằng người nước ngoài dễ nhớ những cái tên ‘Tây’, và họ chỉ dùng cho người nước ngoài chớ không phải trong nước. Những người khác thì cho rằng lấy tên nước ngoài là một cách mượn căn cước tính (borrowed identity) và những cái tên đó như là ‘tên đệm’ (buffer) có thể giúp ích cho việc giao tiếp với người nước ngoài [7].

Quay lại trường hợp một số người trong giới trẻ Việt Nam lấy nghệ danh tiếng Anh, câu hỏi là lí do gì. Tôi không rõ tại sao họ lấy tên nước ngoài trong khi hoạt động ở trong nước. Chưa có nghiên cứu xã hội nào để giúp chúng ta hiểu hiện tượng này. Báo chí Việt Nam thì có khi chê họ là ‘sính ngoại’, còn họ thì cho rằng lấy tên nước ngoài là để gây chú ý [3].

Nhưng cũng có người phản bác rằng cái tên không làm nên người nghệ sĩ, mà phẩm chất tác phẩm mới là quan trọng. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trước 1975 khi ra nước ngoài vẫn giữ nghệ danh tiếng Việt: Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh, Thái Châu, Chế Linh, v.v. Ngay cả danh ca Bạch Yến khi xuất hiện trong chương trình Ed Sullivan và Bob Hope, bà vẫn giữ tên tiếng Việt và người MC phải cố gắng đọc cho được. Bà còn dí dỏm giải thích ‘Bạch Yến’ có nghĩa là gì nữa [9]. Các bạn thử xem qua video clip [9] để thấy Bạch Yến ứng xử tuyệt vời như thế nào về cái nghệ danh của chị ấy.

Ở Úc tôi có danh hài gốc Việt, nhưng anh ta không lấy tên tiếng Anh mà vẫn giữ cái tên ba má đặt cho: Anh Do (hay Đỗ Anh). Nhưng tên của con anh thì đều có tên tiếng Anh.

Tóm lại, tôi thấy nhu cầu đặt tên tiếng Anh của người Việt ở nước ngoài là chánh đáng vì 3 lí do nêu trên (hội nhập, văn hoá, và thăng tiến trong sự nghiệp). Nhưng ở trong nước thì động cơ đặt tên nước ngoài (Anh, Hoa, Hàn) không mấy rõ ràng, rất có thể là làm sang hay tự làm mới, hay là một sự thần phục trước nền văn hoá nước ngoài? Hình như người Nhựt rất ít khi nào lấy tên nước ngoài (?)

Nói chuyện đổi tên tôi nhớ ngay đến vở cải lương kinh điển ‘Nửa đời hương phấn’. Đó là vở cải lương tâm lí xã hội lấy biết bao nước mắt của người xem từ thập niên 1960 cho đến nay. Trong tuồng cải lương, soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng viết về câu chuyện tình ngang trái và éo le của một cô gái quê có cái tên The rất mộc mạc. Điều tôi chú ý là khi cô ấy thành phố tìm việc làm, cô đổi tên là Hương. Trong một đoạn, soạn giả cho ông Sáu (ba của The) mắng The:

Tại sao mày lên Sài Gòn mày có thêm cái tên Hương? Tên The ba má đặt cho con nó quê mùa xấu xí lắm phải không con? Mày liệng bỏ tên The chẳng khác nào mày liệng bỏ một quãng đời trong sạch của mày.

Năm 1936, thi sĩ lừng danh Nguyễn Bính sáng tác bài thơ ‘Chân quê’, trong đó có hai câu rất hay: Hôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Bài thơ nghe nói được sáng tác lúc Nguyễn Bính chưa đầy 20 tuổi và được trao giải thưởng về thơ thời đó. Bài thơ sau này được nhạc sĩ Song Ngọc phổ thành nhạc rất hay. Những câu trong đó như là những lời độc thoại mang tính quan sát (Nào đâu cái áo tứ thân / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen), nhưng cũng là một cách nhắc nhở, có phần trách móc, các cô gái quê tự đánh mất cái hồn quê của mình khi ra thị thành.

May be an image of 4 people
Vở tuồng cải lương nổi tiếng ‘Nửa đời hương phấn’

Tôi có cảm giác rằng người Việt ở nước ngoài cũng giống như ông Sáu trong vở cải lương hay Nguyễn Bính trong ‘Chân quê’, tức là họ trân trọng cái gốc Việt và văn hoá Việt hơn là người Việt ở trong nước.

_______

[1] https://crawford.anu.edu.au/news-events/news/104/job-hunt-success-all-name

[2] https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-you-find-a-vn-celebrity-on-tv-01172021110631.html

[3] https://thanhnien.vn/van-hoa/ro-mot-nghe-si-viet-mang-ten-ngoai-818887.html

[4] https://cuoi.tuoitre.vn/giai-tri/bat-ngo-voi-loat-nghe-danh-va-ten-that-cua-sao-viet-khong-lien-quan-den-nhau-2020082260315917.html

[5] https://www.yan.vn/giat-minh-ten-that-dang-sau-nghe-danh-keu-nhu-chuong-cua-sao-viet-122512.html

[6] https://theculturetrip.com/asia/china/articles/chinese-people-western-names

[7] https://www.dw.com/en/why-some-chinese-speakers-also-use-western-names/a-18966907

[8] https://www.dw.com/en/why-some-chinese-speakers-also-use-western-names/a-18966907

[9] https://www.youtube.com/watch?v=7FyjB_Fp9lo

Vĩnh biệt Harry Genant

Hôm nay nghe tin một đồng nghiệp bên Mĩ, Giáo sư Harry Genant, mới qua đời ngày 16/1/2021 [1]. Ông thọ 79 tuổi. Ông là một scholar và một gentleman, một tấm gương về cách ứng xử với đàn em. Tôi có vài kỉ niệm với ông và rất mến mộ ông.

May be an image of 1 person

Nếu các bạn học về hay làm trong chuyên ngành loãng xương thì chắc nghe đến tên ông, vì ông là người sáng chế ra cách chẩn đoán gãy xương cột sống (Genant Classification of Vertebral Fracture) [2] mà nhiều người sử dụng cho đến ngày nay.

Tôi gặp Harry lần đầu vào giữa thập niên 1990s khi tôi ghé thăm và làm việc (nói đúng ra là học) trong nhóm SOF của Giáo sư S. Cummings thuộc UCSF (San Francisco). Hồi đó, Harry có một nhóm nghiên cứu bên cạnh, nên hễ có seminar là có mặt Harry trong đó. Lúc nào cũng lịch sự, vận áo veston và cà vạt, và lúc nào cũng hỏi những câu hỏi nhẹ nhàng. Lúc nào cũng khen đồng nghiệp. Ông không hề tỏ ra ‘ta đây’ hay trịch thượng như các giáo sư thành danh khác. Sau này, chính ông là người giới thiệu tôi vào ban biên tập của Osteoporosis International, và tôi phục vụ ở đó gần 10 năm trời.

Sau này, cứ mỗi hội nghị ASBMR ở Mĩ là tôi gặp ông, vẫn veston và cà vạt. Điều thú vị là cả hai chúng tôi lúc nào cũng ở trong cùng một session, có lẽ vì cùng hướng nghiên cứu. Bất cứ khi nào tôi hỏi diễn giả câu hỏi, ông đều đến bên tôi sau đó và nói ‘That is a smart question, Tuan.’ Tôi biết đó chỉ là câu nói động viên thôi.

Có lần tôi và ông được giao nhiệm vụ chủ trì (co-chair) một phiên họp trong hội nghị ASBMR, tôi quen tánh người châu Á, kính trọng người lớn tuổi hơn và đàn anh, nên nhường cho ông nói lời khai mạc. Nhưng ông vỗ vai tôi nói: “Anh nói lời khai mạc, tôi hỗ trợ anh.” Harry là người như vậy: lúc nào cũng lịch sự và nhường đàn em.

Theo lí lịch trích ngang này thì thoạt đầu ông muốn làm phi hành gia, nhưng một cơ duyên nào đó ông trở thành bác sĩ. Ông tốt nghiệp bác sĩ năm 1967 từ Northwestern University, làm nội trú ở Chicago và trở thành Assistant Professor ở đó. Năm 1974 ông được UCSF bổ nhiệm làm sếp radiology, và sau này thành Full Professor. Trong sự nghiệp dài, Harry công bố hơn 600 bài báo khoa học, biên tập hơn 40 cuốn sách, và viết 300 chương sách. Đó là một gia tài đồ sộ.

Riêng tôi thì nhớ đến cái hệ thống phân loại gãy xương cột sống của Harry, và dựa vào đó mà có nghiên cứu ở Việt Nam [3-4]. Cần nói thêm rằng theo nghiên cứu của chúng tôi [3] ở Việt Nam, cứ 4 phụ nữ sau mãn kinh thì có 1 người gãy xương đốt sống mà họ không hay biết (vì gãy xương này thường không có triệu chứng). Gãy xương đốt sống làm cho người ta bị gãy xương khác và chết sớm, nên không thể xem thường được.

Mấy năm gần đây, nhiều người trong ‘bộ lạc’ dần dần ra đi. Quan sát cách họ ra đi mà nghĩ lại cuộc đời thật ngắn ngủi. Mới ngày nào gặp Harry trong hội nghị mà nay ông ấy đã ra đi! Sự ngắn ngủi của cuộc đời dạy cho chúng ta bài học “Hãy tử tế với nhau” như Giáo sư Harry Genant đã từng tử tế với đồng nghiệp và đàn em.

__________

[1] https://radiology.ucsf.edu/blog/harry-k-genant-md-1942-2021

[2] https://radiopaedia.org/articles/genant-classification-of-vertebral-fractures

[3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19376279

[4] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23132647

TB: Sẵn đây xin báo các bạn là tôi mới upload bài giảng số 5 về loãng xương trên youtube. Bài này bàn về chỉ số T và chẩn đoán loãng xương mà có lẽ nhiều bạn chưa biết câu chuyện khoa học đằng sau của ngưỡng -2.5. Link: https://www.youtube.com/watch?v=dCBRjxv90yc

Tân tổng thống Joe Biden

Chỉ còn non 20 giờ nữa thì ông Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kì. Nhân dịp này, chúng ta thử đọc qua vài con số về cuộc bầu cử vừa qua, và cuộc đời và sự nghiệp của tân tổng thống.  

Số phiếu bầu và số hạt

Nước Mĩ có 328.2 triệu dân (số liệu 2019) sống ở 50 tiểu bang và 14 vùng lãnh thổ (territories). Năm 2020, có 159,633,396 công dân Mĩ đi bầu [1], trong số này số phiếu cho 2 ứng viên như sau:

  • Biden: 81,283,098, chiếm 51% tổng số phiếu bầu;
  • Trump: 74,222,958, chiếm 46.5%.

Nước Mĩ có 3006 hạt (county), nhưng số phiếu đếm được báo cáo là 2974 (tôi không hiểu số còn lại thì sao). Số hạt mà mỗi ứng viên đắc cử là như sau [2]:

  • Biden thắng 477 hạt, chiếm khoảng 16% tổng số hạt;
  • Trump thắng 2497 hạt còn lại, chiếm 84%.

Thắng nhiều hạt hơn không có nghĩa là mâu thuẫn với số phiếu. Lí do là dân số ở các hạt thường rất khác nhau. Các hạt ở thành phố lớn có nhiều dân hơn các hạt ở vùng nông thôn. Thật vậy, Trump thắng ở vùng nông thôn nhưng thua Biden ở các thành phố. Những hạt Biden thắng cử thường là ở thành phố và có thu nhập cao hơn những hạt Trump thắng cử. Theo tính toán của Brooking Institution, tổng số hạt Trump thắng cử có tỉ trọng GDP quốc gia chỉ 29%.

Trong kì bầu cử 2020, Trump thua Biden khoảng 7 triệu phiếu phổ thông, nhưng thắng ở 84% hạt trong số 3006 hạt trên nước Mĩ.

Do đó, khi ông Trump tuyên bố rằng phe Cộng Hoà thắng ‘giòn dã’ thì có 2 cách hiểu. Cách hiểu thứ nhứt là ông … xạo (vì ông kém hơn Biden 7.06 triệu phiếu). Cách hiểu thứ hai là quả thật ông ấy thắng dòn dã  ở 84% các hạt trên nước Mĩ. Kẻ ghét và người thương ông Trump có thể dùng con số nào cho phù hợp với thiên kiến của mình.

Cuộc đời và sự nghiệp của Joe Biden

Chúng ta biết rằng người thay thế ông Trump là ông Joe Biden. Chúng ta thử tìm hiểu một chút về cuộc đời và sự nghiệp của ông tân tổng thống xem sao.

Joseph Robinette Biden Jr. sanh ngày 20/11/1942 ở hạt Scranton, bang Pennsylvania. Năm nay ông đã 79 tuổi. Ông cho biết ông là người gốc Ái Nhĩ Lan, nơi mà họ “Biden” còn được viết là “Bidon” vào thế kỉ 12.

Thân phụ ông là Joseph Robinette Biden Sr và thân mẫu là Catherine, cả hai đều theo đạo Công Giáo. Ông là con trai trưởng của gia đình. Ông có một người em gái tên là Valerie và 2 em trai Francus và Hames. Má ông là người gốc Ái Nhĩ Lan, nhưng Ba ông có gốc Anh và Pháp.

Gia đình ông không hẳn là giàu có, vì ngay sau khi sanh Biden thì gia đình gặp khó khăn về tài chánh nên ông phải sống với ông bà ngoại nhiều năm. Sau đó, gia đình dời về Delaware, và Ba ông tìm được việc làm như là một người bán xe hơi cũ.

Con đường học vấn của ông tương đối suôn sẻ. Ông theo học trung học ở Archmere Academy (Claymont) và ông chỉ nổi tiếng là học sinh chơi đá banh giỏi và làm sếp lớp. Ông theo học tại Đại học Delaware và tốt nghiệp cử nhân (với major về sử và chánh trị) năm 1965. Ba năm sau (1968) ông tốt nghiệp cử nhân luật từ ĐH Syracuse ở New York. Thành tích học của ông được mô tả là trung bình, điểm C (hạng 506 trong số 688 sinh viên).

Sau khi tốt nghiệp trường luật Syracuse, ông làm việc như là một luật sư, nhưng sau đó thì tham gia hoạt động chánh trị.  Ông phục vụ trong hội đồng hạt New Castle từ 1970 đến 1972. Năm 1972 ở tuổi 29 ông đắc cử vào thượng viện Mĩ, và trở thành thượng nghị sĩ thứ 5 trẻ nhứt trong lịch sử Hoa Kì. Ông liên tục đắc cử 6 lần sau đó và trở thành thượng nghị sĩ lâu năm nhứt của Delaware.

Sự nghiệp thượng nghị sĩ của Biden tập trung vào những việc đối ngoại và pháp lí. Ông là chủ tịch uỷ ban đối ngoại nhiệm kì 2001–2003 và 2007–2009. Ông cũng không để lại dấu ấn gì nổi bật trong vai trò đó. Ngoài vai trò thượng nghị sĩ, Biden cón là một giáo sư kiêm nhiệm (Adjunct Professor) của trường Wilmington từ 1991–2008.

Năm 2008, ông định ra ứng cử tổng thống, nhưng Obama có nhiều phiếu hơn nên ông trở thành ứng viên phó tổng thống cho Obama. Tháng 11/2008, liên danh Obama – Biden đánh bại McCain – Palin, và Biden chính thức trở thành phó tổng thống Mĩ. Năm 2012, ông cùng Obama đắc cử lần hai, sau khi đánh bại liên danh Rommey – Ryan.

Trong vai trò phó tổng thống, ông chủ yếu là một nhà quản trị và phụ tá cho Obama. Biden rất thân với Obama. Obama hay đề cập đến Biden là “My brother” (anh tôi). Trước khi rời nhiệm sở, ngày 12/1/2017 Obama tặng Biden huân chương “Presidential Medal of Freedom” (mà trước đây ít trao cho ai).

Về gia đình, ông đã qua 2 cuộc hôn nhân và có 4 người con. Năm 1966 (23 tuổi) sau khi tốt nghiệp đại học, ông thành hôn với Neilia Hunter, và hai người có 3 con: Beau, Hunter, và Amy. Năm 1972, chỉ một tháng sau khi đắc cử thượng nghị sĩ, Neila và con gái 1 tháng tuổi Amy bị tai nạn xa và qua đời. Hai người con trai của ông là Beau và Hunter cũng bị thương nặng trong tai nạn đó. Beau sau này trở thành người đứng đầu ngành tư pháp (Attorney General) của bang Delaware, nhưng anh qua đời năm 2015 vì bệnh ung thư não.

Năm 1977, ông thành hôn với Jill Jacobs qua sự giới thiệu của Francus Biden (là em trai của Joe Biden). Trước đó (1970), bà đã thành hôn với Bill Stevenson, một ngôi sao đá banh, nhưng hai người li thân từ năm 1974. Bà và Joe Biden có một người con gái tên là Ashley, nay là một nhân viên xã hội.

Jill Biden xuất thân từ một gia đình có thể nói là ‘lao động’ (thân phụ là nhân viên ngân hàng), nhưng bà học giỏi hơn ông chồng Biden. Thời trung học Jill giỏi về tiếng Anh. Khi lên đại học, bà chọn học tiếng Anh nhưng có thời gian làm … người mẫu. Bà tốt nghiệp cử nhân từ ĐH Delaware năm 1975, và sau này trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở một số trường cao đẳng cộng đồng. Hai năm sau tốt nghiệp, bà thành hôn với Joe Biden, nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy và học sau đại học. Năm 2007, ở tuổi 55, bà tốt nghiệp tiến sĩ về giáo dục từ ĐH Delaware. Từ năm 2009 bà được bổ nhiệm làm giáo sư Anh văn của trường cao đẳng cộng đồng Northern Virginia. Ngoài ra, bà còn là người sáng lập Quĩ y tế có tên là Biden Breast Health.

Image may contain: 2 people, people standing, suit and closeup
Joe Biden (sanh năm 1943, 78 tuổi) và phu nhân Jill Biden (sanh năm 1951, 70 tuổi). Hình của NBC.

Công bằng mà nói, cuộc đời và sự nghiệp của tân tổng thống Mĩ không có gì nổi bật như các tổng thống tiền nhiệm. Ông lớn lên trong một gia đình trung bình, đi học, tham chánh, và trở thành tổng thống. Thành tích học tập của ông xem ra dưới trung bình. Thành tích hoạt động chánh trường có vẻ lu mờ. Cho đến nay, chúng ta biết ông quan tâm đến ô nhiễm môi trường, nhưng biết rất ít về quan điểm và tầm nhìn của ông về China hay thế giới.

Ngoài chánh trị ra hình như ông không có hoạt động nào khác. Tính đến nay, ông đã hoạt động trong chánh trường gần nửa thế kỉ, kể cả 36 năm trong vai trò thượng nghị sĩ. Do đó, có thể nói ông chuyên làm nghề chánh trị theo kiểu sự nghiệp (career). Có thể nói ông là một chánh trị gia chuyên nghiệp (professional politician) — hiểu theo cả 2 nghĩa tích cực và tiêu cực.

Về ông Trump

Rất nhiều điều chúng ta không biết về Trump, vì có quá nhiều thông tin giả về ông ấy. Ngay cả cuốn sách của cháu gái ông ấy viết về gia đình Trump cũng khó tin được vì chẳng có chứng cớ gì cả, nhưng được những người ghét ông ấy khai thác triệt để. Sự khai thác của họ làm cho câu nói của ông tổ tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels (một lời nói dối lặp lại nhiều lần sẽ thành sự thật) nó đúng như thế nào.

Mấy tuần nay, tôi đọc cuốn “Speaking for Myself” của Sarah Hackabee (cựu thư kí báo chí Toà Bạch Cung) và thấy tác giả cho chúng ta một cái nhìn trong cuộc về ông Trump. Trái lại với những cách nói bạt mạng, những phát biểu mà báo chí trích dẫn là khinh thường phụ nữ, cuốn sách này cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của Trump: đó là một người tinh tế, hào hoa phong nhã, trọng phụ nữ, và sẵn sàng đấu tay đôi với những ai khinh thường nhân viên của ông ấy. Cuốn sách của Hackebee cho thấy một Trump có vẻ tình cảm và nhân hậu hơn những gì báo chí mô tả.

Nếu các bạn từng sống ở vùng Trung Tây nước Mĩ, bạn sẽ thấy Trump là hiện thân của người Mĩ trung bình (average American), hiểu theo nghĩa bình dân, thô kệch, đơn giản, sẵn sàng đấu tranh, và không tin vào giới trí thức. Thành ra, những gì phe cánh tả ghét Trump cũng chính là những gì họ ghét Mĩ. Dĩ nhiên, không phải người phe cánh tả nào cũng ghét Mĩ. Nhưng những kẻ ghét cái vụng về, cái tâm thế sẵn sàng cãi lộn, cái thẳng thừng, sự hoài nghi giới trí thức, sự ưa chuộng đơn giản. Trump không đóng kịch, có thể nói những câu chữ huỵch toẹt mà người có học như ông không thể nói ra vì sợ đánh giá là ‘không trí thức’.

Tệ nhứt là ông ấy chẳng có ý thức hệ nào cả, mà chỉ muốn làm được việc (get the job done) và đó chính là tâm thế của người Mĩ trung bình. Nói Trump bình dân hoá cái chức vị tổng thống Hoa Kì cũng đúng, nhưng nói Trump đem cái ghế tổng thống đến gần dân thì cũng đúng. Kẻ thù lớn nhứt của Trump chẳng ai khác hơn là ông ấy.

Trump còn là biểu tượng và là tiếng nói giận dữ của những người Mĩ bị bỏ quên và thiệt thòi trong thời toàn cầu hoá. Những người này là dân nông thôn, và có lẽ điều này giải thích tại sao ông ấy thu hút nhiều phiếu từ nông dân.

Nay thì Trump sắp rời chánh trường. Các sử gia sẽ bận rộn đánh giá những thành tựu và thất bại của Trump. Trump có nhiều thành tựu nhưng báo chí không cho chúng ta biết, hay cho biết một cách méo mó. Trump cũng có nhiều thất bại, và chúng ta biết quá nhiều vì nhờ báo chí ghét ông ấy. Hiện nay, theo thăm dò ý kiến của NBC thì Trump tuy bị chê bai như thế nhưng vẫn có 43% cử tri đánh giá ông một cách tích cực [3]. Con số 74 triệu cử tri bầu cho ông trong lần bầu cử này sẽ là một khó khăn cho cái ‘mandate’ của ông Biden trong 4 năm tới.

Trump đã làm cho chánh trị vừa thú vị vừa hào hứng. Và, sự ra đi của ông sẽ để lại một khoảng trống trong đời sống truyền thông. Qua Trump chúng ta biết được hơn về quan điểm và hành vi của những trạm truyền thông danh tiếng như NYTimes, WP, CNN, NBC, v.v. Họ sẽ không có đối tượng để họ thoá mạ và chửi bới mỗi ngày. Người dân sẽ ít đọc báo hơn và ít xem đài truyền hình hơn. Chúng ta cũng đã hiểu tại sao ngày xưa ông Thiệu và ông Kỳ không ưa họ.

Cũng qua Trump chúng ta biết hơn thái độ của các ‘bigtech’ như Twitter, Facebook, Amazon (và hiểu/thông cảm tại sao China không bao giờ muốn lệ thuộc vào họ). Người Úc cũng hiểu tại sao ông thủ tướng Úc bực mình với twitter. Chúng ta cũng thấy rõ bộ mặt ‘evil’ và ‘double standard’ (tiêu chuẩn kép) của họ. Nếu một ngày nào đó, những bigtech nào bị sụp đổ thì chúng ta cũng thản nhiên và xem đó như là một ‘karma’, một tiến triển theo định luật Vô Thường.

Qua Trump và những người Việt ủng hộ / chống ông ấy, chúng ta cũng biết rõ hơn về nhân cách, quan điểm, thái độ và cách hành xử của những người Việt gọi là ‘đấu tranh’ vì tự do ngôn luận và tiến bộ xã hội cho Việt Nam. Chúng ta sẽ thấy cái nhìn nhị phân theo kiểu trắng/đen của họ (toàn có học) nó đơn giản và nguy hiểm như thế nào. Có nhiều người nổi tiếng trong nước đã có tuổi, có vẻ có học kha khá (‘sĩ’, ‘sư’) mà viết và nói rất hồ đồ, đầy định kiến, thậm chí có khi tục tĩu! Qua Trump và những người này, chúng ta mới thấm câu nói của Tản Đà: “Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”

______

[1] https://www.cfr.org/blog/2020-election-numbers

[2] https://www.usatoday.com/story/news/factcheck/2020/12/23/fact-check-biden-won-most-populous-counties-despite-winning-fewer/3992000001

[3] https://www.nbcnews.com/politics/meet-the-press/poll-trump-approval-remains-stable-republicans-unmoved-after-capitol-violence-n1254457

Nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine ở Na Uy có quá cao?

Tôi suy nghĩ về 33 ca tử vong sau khi được tiêm vaccine ở Na Uy (và 10 ca ở Đức). Hôm qua, con số là 30, nay tăng thêm 3 ca (chưa kể 10 ca tử vong ở Đức). Sự gia tăng này làm cho nhiều người trong cộng đồng và giới báo chí rất quan tâm. Nhưng cần phải bình tâm suy nghĩ và đánh giá cho khách quan. Với những dữ liệu có được tôi nghĩ nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine chỉ bằng 1/10 so với nguy cơ ở những người không tiêm vaccine.

Image may contain: one or more people

Cách khách quan nhứt là chúng ta quay lại bảng 2×2 mà tôi bàn trong một cái note trước đây. Chúng ta so sánh nguy cơ tử vong ở những người được tiêm vaccine và những người không tiêm vaccine.

Theo các giới chức y tế, Na Uy đã tiêm chủng vaccine Pfizer cho 42,000 người (tuyệt đại đa số là cư dân viện dưỡng lão). Trong số này có 33 người chết sau khi được tiêm. Họ còn nói rằng nguy cơ tử vong dưới 1 phần ngàn (“well under 1 out of 1000”) [1]. Trước đây thì họ nói nguy cơ tử vong là 0.04% [2]. Nhưng họ ‘quên’ nói rằng đây là nguy cơ tử vong trong MỘT TUẦN. Chúng ta thử tính chính xác nguy cơ tử vong 1 tuần ở người được tiêm vaccine:p1 = 33 / 42000 = 0.00078.

Thế còn nguy cơ ở người không tiêm vaccine thì sao? Một cách tốt nhứt là xem xét qua y văn về nguy cơ tử vong ở các viện dưỡng lão bên Na Uy. May mắn thay, đã có một nghiên cứu về vấn đề này [3], và trong nghiên cứu này, họ theo dõi 690 người ở viện dưỡng lão suốt 3 năm trời để ghi nhận nguy cơ tử vong. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu là 17%. Nếu nguy cơ tử vong phân bố đồng đều theo thời gian thì nguy cơ tử vong 1 tuần là:

p1 = 33 / 42000 = 0.00078.

Thế còn nguy cơ ở người không tiêm vaccine thì sao? Một cách tốt nhứt là xem xét qua y văn về nguy cơ tử vong ở các viện dưỡng lão bên Na Uy. May mắn thay, đã có một nghiên cứu về vấn đề này [3], và trong nghiên cứu này, họ theo dõi 690 người ở viện dưỡng lão suốt 3 năm trời để ghi nhận nguy cơ tử vong. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu là 17%. Nếu nguy cơ tử vong phân bố đồng đều theo thời gian thì nguy cơ tử vong 1 tuần là:

p2 = 0.17 / 26.07 tuần = 0.0065

Nguy cơ này thấp hơn một chút so với nguy cơ tử vong trong cộng đồng người 80 tuổi. Theo lifetable của Na Uy [4], người 80 tuổi có nguy cơ tử vong trong 1 tuần là 0.0075, cao hơn 10 lần so với nguy cơ ở người tiêm vaccine.

Như vậy, so sánh giữa p1 và p2, chúng ta thấy nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine thấp hơn nhiều, chỉ bằng 1/10 nguy cơ tử vong ở những người trong viện dưỡng lão không tiêm vaccine. Rất tiếc là giới báo chí và ngay cả giới chức y tế không biết đến những con số này, nên họ làm cho cộng đồng quá quan tâm.

Tóm lại, so sánh khách quan cho thấy nguy cơ tử vong sau khi tiêm vaccine tuy nhìn vào con số tuyệt đối (33 người) thì có vẻ cao, nhưng so sánh với nguy cơ tử vong ‘bình thường’, thì rất thấp. Giới chức y tế Na Uy có lí khi nói rằng họ chưa cảm thấy báo động về biến cố 33 người chết sau khi tiêm vaccine, vì lợi ích vẫn cao hơn nhiều so với tác hại.

Một cách đánh giá khác là dùng khái niệm ‘vi tử’ (micromort) cũng cho ra kết quả như trên:

https://tuanvnguyen.medium.com/is-the-mortality-after-vaccination-in-norway-a-concern-e04f86755395

____

[1] https://www.theage.com.au/world/europe/norway-finds-no-direct-link-between-elderly-deaths-and-vaccine-20210119-p56v3c.html

[2] https://www.euronews.com/2021/01/15/norway-adjusts-advice-for-elderly-and-frail-people-after-covid-19-vaccine-deaths

[3] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0203480#pone-0203480-t002

[4] https://www.ssb.no/en/statbank/table/07902/tableViewLayout1