Sống với ‘Bình thường Mới’ (sau mùa dịch) như thế nào?

Xin hân hạnh giới thiệu các bạn một bài phỏng vấn của phóng viên Phan Việt Anh (?) trên báo VNexpress (phiên bản tiếng Anh) chung quanh câu chuyện Covid-19 [1]. Tôi nghĩ con virus này nó sẽ chẳng đi đâu cả, và chúng ta sẽ phải thay đổi lối sống theo cái gọi là ‘Bình thường Mới’ (New Normal), nhưng chúng ta cũng sẽ mất nhiều quyền tự do khi Anh Cả trở thành một thực tế.

Anh bạn tôi là người từng giữ chức vụ quản lí cao cấp trong một tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Anh di cư sang Úc cách đây 10 năm. Nhưng trong mùa dịch này, anh ấy trở thành một bệnh nhân tâm thần. Chỉ cách nhau non 6 tháng mà tôi không nhận ra anh. Từ một trung niên đẹp trai, tráng kiện, năng nổ, ‘vivacious’, yêu đời, anh trở thành một ông lão râu ria, ánh mắt xa xăm, sợ hãi, ý tưởng lộn xộn. Anh bị mất việc trong mùa dịch, và do đó mất thu nhập để trang trải tiền nhà (mới mua) và cuộc sống hàng ngày. Anh trở nên trầm cảm và mắc bệnh, nên phải nhập viện. Nhìn anh bạn mà tôi nhói lòng. Tác động của con virus thật là kinh khủng!

Con virus mới này (tạm gọi là ‘virus Vũ Hán’) sẽ không biến mất; ngược lại, nó sẽ ở lại với chúng ta vĩnh viễn như bao nhiêu con virus khác. Nó sẽ không chết, nhưng theo thời gian sẽ biến hoá sang một dạng khác, đúng như dự báo của triết lí Phật (Qui luật Vô thường). Do đó, những chiến lược tiêu diệt nó không thể nào khả thi và phi thực tế.

Tôi muốn nhìn tác động của virus Vũ Hán qua những gì xảy ra sau HIV/AIDS. Vào thập niên 1980s (tức chỉ 40 năm trước), dịch HIV quét qua thế giới, giết chết hàng trăm ngàn người chỉ trong vòng vài tuần sau chẩn đoán. Một số lớn chết trước khi được chẩn đoán. Con HIV làm cho cả thế giới sợ hãi, gây ra biết bao tang thương, và làm cho con người đối xử với nhau một cách ích kỉ. Nhiều người, do kém hiểu biết về dịch HIV, xem những bệnh/nạn nhân như là nỗi ô nhục, là ‘tiện dân’. Tuy nhiên, ngày nay thì công chúng đã hiểu nhiều hơn về HIV và AIDS, nên những ‘stigma’ xã hội đó đã thuyên giảm rất nhiều.

Nhưng HIV đã thay đổi thế giới và thay đổi lối sống của chúng ta. Những thay đổi đáng chú ý có lẽ là tiếng nói của bệnh nhân và văn hoá mới. Bệnh AIDS đã cho ra đời một phong trào bệnh nhân gọi là “Patient Activism”, bệnh nhân càng ngày càng có tiếng nói trong y khoa, nghiên cứu y khoa, và nhứt là sự riêng tư (privacy) của bệnh nhân. AIDS buộc chúng ta phải nói về tình dục và đồng tính luyến ái. AIDS cho ra đời khái niệm ‘safe sex’ như là một nét văn hoá mới. Con người đã phải thay đổi lối sống để thích nghi với HIV hơn 40 năm qua.

Con người cũng sẽ phải thay đổi lối sống để thích nghi với con virus Vũ Hán trong tương lai. Chúng ta đã thấy chỉ trong thời gian ngắn (trên 1 năm) đã có ít nhứt là 3 làn sóng nhiễm mới. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn có vài làn sóng khác nữa, nhưng với vaccine và miễn dịch cộng đồng, thì hi vọng rằng tình hình sẽ không nghiêm trọng như trong năm 2020. Điều này nó nói lên rằng chúng ta sẽ phải sống với con virus này mãi mãi, y như chúng ta đã sống với con virus HIV từng gây hoang mang một thời.

Vậy thì lối sống mới là gì? Tôi nghĩ có thể tóm tắt trong một mệnh đề: giãn cách xã hội. Con virus mới này buộc chúng ta phải duy trì khoảng cách giữa chúng ta, và đó là điều chắc chắn. Điều này dẫn đến những thay đổi mà tất cả chúng ta phải suy nghĩ và thực hành.

1.  Thiết kế lại các phương tiện công cộng

Bởi vì giãn cách xã hội sẽ là cái bình thường mới, nên các phương tiện giao thông công cộng đều cần phải giảm số hành khách hay thiết kế lại. Ở Úc, xe lửa ngày xưa một ghế dành cho 3 hành khách thì nay chỉ dành cho 2; ghế dành cho 2 hành khách thì nay là 1. Ở các nhà hàng cũng vậy: người dân bắt đầu quen với giảm số thực khách cho mỗi bàn ăn. Rồi đây, máy bay, xe điện, xe bus, xe đò, rạp chiếu phim, v.v. đều phải thiết kế ghế ngồi để tuân thủ theo qui định về giãn cách xã hội. Đó chắc chắn là thay đổi hiển nhiên nhứt.

2.  Vệ sinh cá nhân

Đối với người Việt, rửa tay trước và sau chế biến thức ăn, đi tiểu tiện hay đại tiện, thậm chí sau khi khám bệnh nhân ít khi xảy ra. Nhưng sau trận dịch này, rửa tay sẽ trở thành một thói quen y như người phương Tây. Các bình hoá chất diệt khuẩn sẽ được cài đặt khắp nơi, thậm chí trong nhà, để khách có thể tự làm vệ sinh tay. Đây là một tác động tích cực cho cộng đồng người Việt, nhưng cũng là cơ hội kinh doanh vậy.

3.  E-commerce và cơ hội

Tôi nghĩ việc buôn bán qua mạng sẽ trở thành phổ biến hơn nữa. Đã qua rồi cái thời người ta phải chen chúc nhau trong các tiệm chạp phô Á châu, vì người ta có thể đặt hàng qua mạng. Người ta sẽ ít đi siêu thị hơn, và thay vào đó là người tiêu thụ sẽ chọn hàng và mua hàng qua mạng. Thành ra, e-commerce chắc chắn sẽ phát triển nhanh, và điều này tạo ra nhiều cơ hội làm giàu cho những người có đầu óc kinh doanh. Trước hết, các dịch vụ ‘delivery’ sẽ nở rộ hơn nữa, và sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.

4.  Chúng ta sẽ phải làm việc từ nhà (work from home)

Tôi nghĩ trận đại dịch này cũng là một thử nghiệm về mô hình làm việc từ nhà. Ở Úc, sau một thời gian lockdown và làm việc từ nhà, các công nhân viên bắt đầu … lười biếng. Nói đúng ra, họ lười biếng và công sở, chớ không phải lười biếng làm việc. Do đó, nhiều nơi đã lên kế hoạch cho công nhân viên làm việc từ nhà lâu dài. Dĩ nhiên, họ vẫn đến office, nhưng không thường xuyên như trước thời đại dịch nữa. Cố nhiên, đối với những người làm việc cần phải có labo và máy móc, thì họ vẫn phải đến công sở.

Làm việc từ nhà thì dễ dàng hơn và linh động hơn. Những hành vi ‘tiểu tiết’ như sáng ra không phải cạo râu, không phải bận tâm khoác cái áo nào hay cái quần nào hay chọn cái và-vạt nào, không phải hối hả chạy theo kim đồng hồ để đón chuyến xe điện đúng giờ, v.v. Người ta có thể ngủ một giấc trưa (nếu không có meeting) y như ở Việt Nam mà chẳng ai làm phiền.

5.  ‘Anh Cả’ (Big Brother) mọi nơi

Một điều làm cho nhiều người phương Tây quan ngại nhứt là chánh phủ càng ngày càng có quá nhiều quyền và họ có thể lộng hành. Họ có thể nhân danh ‘y tế công cộng’ để hạn chế quyền tự do cá nhân của dân chúng (và việc này đã xảy ra). Họ cũng có thể nhân danh sức khoẻ cộng đồng để gây sự hoang mang, sợ hãi trong dân chúng, và qua đó họ điều khiển công chúng dễ dàng hơn. Lúc nào họ cũng treo lơ lửng một kẻ thù tưởng tượng để làm cho công chúng lúc nào cũng bị động, và họ dễ kiểm soát người dân hơn. Họ (chánh phủ) sẽ trở thành những kẻ chuyên gieo rắc nỗi sợ hãi để cướp quyền tự do công dân.

Nói cách khác, chánh phủ sẽ trở thành những kẻ ‘Big Brother’ (Anh Cả) như trong tiểu thuyết trứ danh ‘1984’ của George Orwell. Có lẽ vài bạn biết qua nhân vật Anh Cả: đó là một nhân vật được Orwell hư cấu hoá như là một kẻ độc tài, toàn trị trong Nhà nước Oceania. Anh Cả được miêu tả như là một người nhân từ, lôi cuốn, nhưng trong thực tế lại là một kẻ cầm quyền tàn bạo và ác ôn. Anh Cả không xuất hiện trực tiếp, nhưng có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội qua khẩu hiệu, bích chương, hình ảnh (Anh Cả đang quan sát bạn — Big Brother is watching you).

Trong thế giới sau dịch Covid-19, cái hình ảnh Anh Cả đó dần dần hiện rõ nét. Anh Cả đây là hệ thống Apps theo dõi từng bước đi của người dân. Người dân đi đâu, tiếp xúc ai, mua cái gì, nói chuyện gì, làm việc gì, v.v. đều được Anh Cả ghi lại hết. Cái viễn ảnh đó tưởng như là tiểu thuyết, nhưng hoá ra đang dần dần hình thành ngay bây giờ.

Các nhà xã hội học dự báo rằng chúng ta sẽ sống trong một xã hội Anh Cả trị (thay vì Công An trị trong các xã hội toàn trị).

6.  Webimar sẽ trở nên phổ biến hơn

Tôi làm trong lãnh vực khoa học, nên hội nghị, seminar, workshop là vô cùng quan trọng, vì đó là phương tiện để giữ liên lạc và trao đổi thông tin. Trước đây thì hội nghị diễn ra theo mô thức truyền thống, tức là ‘face-to-face’ với người nói chuyện và người nghe trong một khán phòng. Trước đây, khi tôi được mời đi nói chuyện hay giảng thì ban tổ chức chi tiền mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, và có khi cả giải trí.

Một Webinar tôi mới tham dự trong vai trò diễn giả. Seminar thật hay, thật thân mật, và có hiệu quả. Trong webeminar này chúng tôi bàn về ‘văn hoá công bố khoa học’ trong thời đại dịch.

Nhưng tôi nghĩ trong tương lai thì mô thức này sẽ không còn nhiều nữa, mà người ta sẽ chuyển sang trực tuyến theo hình thức Webinar. Trong thực tế, hơn 1 năm qua, tôi dự không biết bao nhiêu hội thảo trực tuyến như vậy. Thật ra, mấy tháng qua tôi đã giảng cho nhiều nơi ở Á châu, và đặc biệt là Việt Nam. Tôi đã ‘du hành’ từ Tàu, rồi Singapore sang Phi Luật Tân, qua Thái Lan, về Hà Nội trước, rồi về Sài Gòn bằng … màn hình. Những ‘webinar’ như tế sẽ trở thành phổ biến và dần dần trở thành chuẩn mực mới.

Trong tương lai, một số hội nghị lớn sẽ diễn ra theo mô hình hỗn hợp (trực tuyến và trực tiếp) như hội nghị loãng xương Châu Á ở Hồng Kông vào Chủ Nhựt vừa qua.

Tôi đoán rằng trong tương lai, người ta cũng ít viếng thăm nhau hơn, và họ sẽ ‘gặp’ nhau qua mạng (zoom, google, microsoft team). Điều này dẫn đến giảm thiểu tương tác giữa người với người, phai mờ tình cảm (hay tình cảm ảo), và người ta sẽ lệ thuộc vào công nghệ nhiều hơn nữa.

Hội nghị loại này sẽ càng ngày càng trở thành ‘norm’ trong tương lai. Cách điều hành vô cùng chuyên nghiệp. Hàng ngàn nngười dự qua mạng nhưng chỉ 200 trực tiếp. Ban tổ chức chẳng phải trả tiền mua vé máy bay, chẳng cần tốn tiền khách sạn cho tôi.

Tóm lại, com virus Vũ Hán sẽ ở lại với chúng ta mãi mãi nhưng sẽ ít độc hại hơn (theo Qui luật Darwinian Medicine), và chúng ta sẽ phải học cách sống chung với nó như chúng ta đã sống chung với HIV trong 40 năm qua. Nhưng con virus Vũ Hán còn làm thay đổi những nét văn hoá con người, như hạn chế mức độ tương tác giữa người với người, nó làm cho con người mất quyền tự do hơn, và con người sẽ ích kỉ hơn. Đại dịch sẽ sản sanh ra nhiều cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp, nhưng cũng dịp để các nhà cầm quyền trở thành những Anh Cả có thể nguy hiểm.

_____

[1] https://e.vnexpress.net/news/news/what-vietnam-needs-for-successful-covid-vaccination-campaign-4300085.html

Bài phỏng vấn của VNexpress International

VNE: What is your outlook of Covid-19 in Vietnam?

TVN: Vietnam has undoubtedly been successful in the control of Covid-19 pandemic. However, the ongoing new wave of Covid-19 in the country and around the world is a powerful reminder that the virus is not going to disappear in any time soon. In fact, I think that we, as a community, will live with this virus in the long haul.

We have seen the emergence of new variants of the virus around the world. What had happened in India has really captured our attention. Vietnam will likely experience some more waves of outbreak, and it is likely that the virus is increasingly becoming endemic. We have to learn how to live with it and how to protect the most vulnerable in the community.

VNE: Could you please give your recommendations for Vietnam to have a successful vaccination campaign? 

TVN: Well, I would like to invoke the idea of herd immunity to answer this question. Briefly, herd immunity happens when a proportion of people in the general population becomes  immune to an infectious disease. This can be achieved by two ways: one, many people contract the disease and with time they develop a natural immunity; and two, many people are vaccinated against the disease, because vaccination help our immune systems to create antibodies that fight the virus.

The relevant question is: how many people in Vietnam should be vaccinated to achieve herd immunity? The answer to this question is dependent on two factors: vaccine efficacy and reproduction number (R0). R0 is the average number of secondary cases infected by a single infected individual over a certain period.

Recent results from clinical studies showed that the efficacy of Covid-19 vaccines (eg Pfizer, AstraZeneca, Moderna) ranged between 70 and 95%. Moreover, a recent meta-analysis found that the average R0 value is about 2.9.

Using the two figures, I estimate that between 70% and 95% of the population need to be vaccinated to create a community of herd immunity.

However, to have 70 – 95% of population vaccinated is a huge challenge. Assuming that Vietnam has adequate vaccine stockpile, the challenge is how to convince people to have vaccination. I can see that general practitioners or family doctors can play an important role here, because they can influence their patients to increase vaccination uptake. I also think of other approaches, such as patient notification and recall systems, and opportunistic vaccination, can also help improve the vaccination uptake.

VNE: Your calculation is based on the assumption that Vietnam has enough vaccine, but that is not the case at the present time. What advice would you give to the Government in order to acquire more vaccine?

TVN: I understand that the Government is raising fund for purchasing vaccine from various sources. I also understand that currently Vietnam is falling short of vaccine amid the new wave of infection. So, the critical task at present is to acquire more vaccines. It would be ideal to have vaccines made in Vietnam for the Vietnamese population, but this will take some time to realize.

As an alternative option, I would suggest that the Government negotiates with overseas makers of vaccine to have their technology conditionally transfered to Vietnam so that vaccines can be made locally. I believe that Vietnam has infrastructure for producing other vaccines, and I hope that such an infrastructure can be repurposed for Covid-19 vaccine production.

VNE: Do we still maintain social distancing after vaccination?

TVN: Absolutely. If you look at the equation of herd immunity, you will find that the effect of reproduction number R0 on the proportion [of population required vaccination] is greater than that of vaccine efficacy. For instance, given that vaccine efficacy is 70%, if R0 is 2.9, then the proporition of vaccinated people should be 94%. However, if R0 is 1.5, then the proporition of vaccinated people is now only 48%.

Now, one effective way to reduce R0 is by applying public health measures, including social distancing. Indeed, a study published in Nature Medicine (16/12/2020) showed that limiting small gathering, closure of education institutions, and border restriction are among the best measures for reducing the reproduction number. So, I think even with vaccination, some forms of social distancing should still be maintained for some time.

VNE: What are the risks that the country should notice ? 

TVN: I cannot think of any major risk associated with vaccination. On the contrary, there are ample evidence that vaccination can reduce the severity of Covid-19 and improving life expectancy for people affected by the disease. There are, of course, adverse events, some rare but serious ones (eg rare blood clots and heart complications), associated with vaccination. However, research has consistently shown that vaccine benefits still outweigh risks.

Nghiên cứu hiệu quả vaccine: thiết kế adaptive, cỡ mẫu, y đức và tính minh bạch

Nhà sản xuất vaccine ở VN cho biết sẽ làm nghiên cứu về hiệu quả vaccine trên 13,000 người trong 10 ngày, và sắp tới sẽ làm trên 1 triệu người. Nếu đúng vậy thì đây có lẽ là một thử nghiệm vaccine lớn nhứt trong lịch sử y khoa. Trong cái note này tôi xin chia sẻ cùng các bạn rằng:

(a) mô hình thử nghiệm lâm sàng ‘adaptive’ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều tham số khoa học;

(b) cỡ mẫu 13000 người có thể sẽ không cho ra kết quả đáng tin cậy, và mô phỏng cho thấy nghiên cứu có nguy cơ dương tính giả cao;

(c) thử nghiệm vaccine trên quân nhân đặt ra vấn đề y đức, và kết quả có thể khái quát hoá hay áp dụng cho công chúng là một câu hỏi chưa được giải đáp; và

(d) tính minh bạch trong khoa học rất quan trọng, nhưng thử nghiệm này thì hoàn toàn không đạt tính minh bạch đó.

Tóm tắt nghiên cứu

Có thể tóm tắt những thông tin căn bản về thử nghiệm này đã được công bố trên trang clinicaltrials.gov ngày 11/6/2021 [1] và tóm tắt như sau:

  • Đây là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, được thiết kế theo mô hình adaptive, đa trung tâm, có nhóm chứng. Thử nghiệm sẽ bắt đầu từ ngày 7/6/2021, và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 7/8/2022, tức 304 ngày. (Chú ý là thông tin đăng kí ngày 11/6, nhưng thật ra đã làm nghiên cứu từ 7/6).
  • Số lượng tình nguyện viên được dự kiến là 13,000 người. Tất cả các tình nguyện viên tuổi từ 18 trở lên, và đựa chia thành 3 nhóm: 18 – 45, 45 – 60, và trên 60.
  • Tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên, theo tỉ số 2:1. Có nghĩa là cứ 1 người nhận giả dược (vaccine giả) thì có 2 người được tiêm vaccine thật.
  • Mỗi tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 liều vaccine (bất kể giả hay thật), và 2 liều này cách nhau 28 ngày.
  • Masking 4 nhóm: Tình nguyện viên, bác sĩ, người chủ trì nghiên cứu, và người đánh giá outcome sẽ không biết tình nguyện viên nhận vaccine thật hay giả.

Tôi nghĩ những thông tin trên đã cung cấp vài chi tiết chánh về công trình nghiên cứu / thử nghiệm vaccine made in Vietnam. Nhìn chung thì bản đăng kí cũng có format giống như những bản đăng kí khác, nhưng có ít thông tin hơn.

Chẳng hạn như phần tài liệu tham khảo về vaccine trước khi làm thử nghiệm giai đoạn 3: Pfizer cung cấp hàng loạt bài báo khoa học cơ bản, phase 1 và 2 trước khi đến giai đoạn 3. Ai cũng có thể xem qua dễ dàng. Nanogen không cung cấp một bài báo nào, không biết bao nhiêu phản ứng phụ và an toàn ra sao.

Nếu tôi là nhà sản xuất, tôi sẽ làm như hãng Pfizer, cung cấp đề cương nghiên cứu để cộng đồng khoa học có thể đánh giá. Nhưng rất tiếc những thông tin đó chưa đến với cộng đồng khoa học.

Để các bạn có chút ý tưởng và so sánh tại sao tôi nói ‘ít thông tin’, các bạn có thể đọc đề cương nghiên cứu vaccine của Pfizer [2, 3] mà theo tôi là rất chuẩn mực về khoa học. Đề cương này công bố trước khi làm nghiên cứu. Các bạn nào học hay muốn biết về phương pháp nghiên cứu RCT thì nên đọc đề cương này. Dưới đây, tôi sẽ bàn qua vài khía cạnh trong thiết kế và phân tích RCT để các bạn có thể có cái nhìn khách quan hơn về nghiên cứu vaccine.

1. Tiêu chí lâm sàng

Theo thông tin trên [1]thì tiêu chí quan trọng nhứt là số người bị nhiễm Covid-19, bất cứ mức độ nặng nhẹ. Nhiễm sẽ được xác định bằng RT-PCR. Số ca nhiễm chỉ ghi nhận sau 14 ngày được tiêm liều thứ 2 và được theo dõi cho đến cuối nghiên cứu. Tôi nghĩ tiêu chí này như vậy là hợp lí với tiêu chuẩn khoa học. Càng hợp hơn nếu kết quả xét nghiệm được làm ‘mù’ cho 4 nhóm thành viên trong nghiên cứu (tình nguyện viên, bác sĩ, nhà nghiên cứu, và người đánh giá outcome).

Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu theo mô hình adaptive (sẽ nói thêm dưới đây), nên cần phải chỉ ra số ca nhiễm trong mỗi thời điểm theo dõi thì sẽ thuyết phục hơn. Hiện nay thì thông tin này không có.

2.  Mô hình ‘Adaptive Trial’

Theo thông tin cung cấp thì đây là một nghiên cứu được thiết kế theo mô hình adaptive trial. Có lẽ nhiều bạn không hay chưa nghe qua mô hình này. Là người từng tham gia và tư vấn về mô hình adaptive cho các công ti dược, tôi xin giải thích ngắn gọn để các bạn nắm được ‘câu chuyện’.

Mô hình nghiên cứu RCT truyền thống đòi hỏi chúng ta phải tính toán số cỡ mẫu (ví dụ như 1000 người) cần thiết ngay từ lúc trước khi nghiên cứu. Nhà nghiên cứu chỉ phân tích dữ liệu sau khi đã kết thúc nghiên cứu với 1000 người (hay xấp xỉ). Nhà nghiên cứu không được phép phân tích dữ liệu trong khi nghiên cứu đang diễn ra. (Tuy nhiên, hội đồng theo dõi an toàn và dữ liệu — Data Safety Monitoring Committee hay DSMC có quyền xem xét dữ liệu trong thời gian nghiên cứu, và họ có thể ra lệnh ngưng nghiên cứu giữa chừng nếu vaccine không có hiệu quả khả quan).

Mô hình nghiên cứu RCT adaptive (hay còn gọi là ‘Bayesian Adaptive Trial‘ — BAT) thì khác với mô hình truyền thống, vì nhà nghiên cứu có thể phân tích dữ liệu k lần trong thời gian nghiên cứu diễn ra. Số lần phân tích (k) phải được xác định trước khi làm nghiên cứu (xem hình minh hoạ).

  • Khởi đầu, một nhóm tình nguyện viên sẽ được chia nhóm ngẫu nhiên theo tỉ số 1:1;
  • Sau một thời gian theo dõi, nhà nghiên cứu mở hồ sơ và phân tích dữ liệu của nhóm đầu xem vaccine có hiệu quả ở mức độ VE1 hay không (VE1 là con số được xác định trước);
  • Nếu vaccine có hiệu quả thấp hơn VE1, nghiên cứu sẽ ngưng; nếu hiệu quả cao hơn VE1, tiếp tục nghiên cứu và một nhóm tình nguyện viên thứ hai sẽ được chia nhóm ngẫu nhiên, nhưng lần này thì nhóm vaccine có nhiều người hơn nhóm chứng. Tại sao? Tại vì vaccine có hiệu quả, nên chúng ta không thể chia nhóm theo tỉ số 1:1 như ban đầu nữa;
  • Sau một thời gian theo dõi, nhà nghiên cứu mở hồ sơ và phân tích dữ liệu của nhóm thứ hai và nhóm đầu tiên xem vaccine có hiệu quả ở mức độ VE2 hay không (VE2 là con số được xác định trước);
  • Nếu vaccine có hiệu quả thấp hơn VE2, nghiên cứu sẽ ngưng; nếu hiệu quả cao hơn VE2, tiếp tục nghiên cứu và một nhóm tình nguyện viên thứ ba sẽ được chia nhóm ngẫu nhiên, nhưng lần này thì nhóm vaccine có nhiều người hơn nhóm chứng.
  • Và cứ thế mà tiếp tục cho đến khi nghiên cứu kết thúc.

Giản đồ minh hoạ cho thử nghiệm lâm sàng theo mô hình adaptive.

Nghiên cứu theo mô hình adaptive rất phức tạp. Tôi mô tả như trên là đơn giản hoá mô hình, vì trong thực tế thì còn nhiều tham số khác cần phải xác định. Không chỉ xác định số tình nguyện viên, số ca nhiễm cần phải quan sát để đủ độ tin cậy, hiệu quả VE qua các lần phân tích, mà còn xác định luật phân bố xác suất của số ca nhiễm (rất khó), chỉ số futility (càng khó hơn) để ngừng hay tiếp tục thử nghiệm. Về mặt hậu cần, vấn đề nhân sự, cung cấp thuốc/vaccine, thu thập dữ liệu, và nhứt là phương pháp ngẫu nhiên hoá phải thay đổi liên tục để thích ứng (đúng với chữ ‘adaptive’) với kết quả mới.

Các bạn có thể xem đề cương của Pfizer (trang 112) [2], họ nói rõ rằng (trước khi làm nghiên cứu) là họ sẽ phân tích 5 lần trong quá trình nghiên cứu. Mỗi lần họ đề ra một chỉ số về hiệu quả vaccine VÀ số ca nhiễm cần thiết như là cái ngưỡng phải vượt qua. Nếu không vượt qua thì phải ngưng thử nghiệm đề không làm phiền tình nguyện viên và không vi phạm y đức.

Bởi vì cứ mỗi lần phân tích tại mỗi thời điểm như thế sẽ tăng nguy cơ (xác suất) dương tính giả cao, nên nhà nghiên cứu phải cẩn thận xác định xác suất dương tính giả thật thấp để đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy. Làm nghiên cứu theo mô hình adaptive đòi hỏi phải có một đội (không phải 1 người) chuyên gia thống kê có kinh nghiệm về phương pháp Bayes để theo dõi và đánh giá mỗi bước. Ngoài ra, nghiên cứu adaptive cần có một software chuyên dụng để tính toán trong mỗi bước nghiên cứu.

Trong trường hợp vaccine made in Vietnam, chúng ta không thấy nhà sản xuất đưa ra bất cứ đề cương nghiên cứu nào. Họ chỉ nói là làm theo mô hình adaptive, nhưng hoàn toàn không đưa ra bất cứ giả định đằng sau mô hình này (vì phương pháp Bayes đòi hỏi phải có thông tin tiền định), không cho biết là sẽ phân tích bao nhiêu lần, và mỗi lần hiệu quả phải bao nhiêu để ngưng hay tiếp tục thử nghiệm.

Không có những thông tin trên, nhà nghiên cứu có thể làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu về hiệu quả, nhưng kết quả phân tích như thế thì không thể xem là minh bạch và khoa học tính. Những thông tin này vô cùng quan trọng để đánh giá kết quả nghiên cứu sau khi đã thử nghiệm xong.

3.  Vấn đề cỡ mẫu

Nhà sản xuất đưa ra một con số về cỡ mẫu rất tròn trĩnh: 13,000 người. Còn Pfizer thì đưa ra con số hơi khó nhớ: 43,998 người. Tôi tự hỏi tại sao không là 44,000 người cho dễ nhớ? Dĩ nhiên, họ cũng có thể cho ra con số đó, nhưng họ lại chọn con số 43,998 người, vì họ muốn gởi một thông điệp đến người đọc là ‘chúng tôi đã xem xét cẩn thận, và đã tính toán theo phương pháp thống kê rồi.’ Đưa ra một con số tròn trĩnh rất dễ bị hiểu lầm, vì người đọc có thể nghĩ đó là một kiểu tính nhẫm, chẳng có khoa học gì cả, và suy nghĩ như thế có thể không công bằng cho nhóm nghiên cứu.

Quả thật là họ (Pfizer) đã tính toán rất cẩn thận. Nếu các bạn đọc từ trang 99 của đề cương nghiên cứu [2], các bạn sẽ thấy nhóm nghiên cứu lí giải số cỡ mẫu cần thiết một cách chi tiết. Số cỡ mẫu cho giai đoạn I, II và III được tính toán dựa trên giả thuyết nghiên cứu và hiệu quả dự kiến của vaccine. Họ phát biểu giả thuyết hết sức cụ thể, mà bất cứ ai có chút kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đều có thể hiểu.

Vấn đề không chỉ là cần bao nhiêu tình nguyện viên, mà là cần bao nhiêu người bị nhiễm. Số người bị nhiễm càng nhiều thì kết quả càng có độ tin cậy cao. Nếu một nghiên cứu mà chỉ có 2-5 người bị nhiễm trong một nhóm thì chưa đủ để loại bỏ khả năng kết quả đó là ngẫu nhiên. Do đó, người ta phải xem xét đến yếu tố ngẫu nhiên bằng cách đặt thêm một tham số khác cho ước tính cỡ mẫu: đó là xác suất đạt một hiệu quả có ý nghĩa lâm sàng.

Trang 112 của đề cương [2] nói rõ các thông tin tiền định cho một thử nghiệm lâm sàng theo mô hình Bayes (adaptive trial). Những ai biết về Bayes sẽ thấy thoải mái với thông tin tiền định họ đưa ra là ‘a minimally informative beta prior, beta (0.700102, 1)’, vì phân bố này cho thấy họ khách quan. Chẳng hạn như nhóm nghiên cứu Pfizer xác định rằng họ phải có 32 ca nhiễm và hiệu quả vaccine phải đạt 76.9% trong phân tích đầu tiên để có thể tiếp tục nghiên cứu.

Theo tôi tính [4] thì số cỡ mẫu cần thiết phải trên 23,000 người. Tôi có trình bày chi tiết về giả định của tính toán để các bạn có thể kiểm tra và tham khảo. Dĩ nhiên, những giả định của tôi có thể không chính xác (rất khó), thậm chí sai (vì bảo thủ). Nhưng tôi nghĩ con số 13,000 người tình nguyện là quá thấp cho một thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả vaccine. (Trong cái note dưới đây tôi thử làm mô phỏng để cho thấy rằng con số 13,000 tình nguyện viên trong bối cảnh lây nhiễm hiện nay có thể không cho ra kết quả đáng tin cậy). Tất cả các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III về vaccine trước đây đều có số cỡ mẫu từ ~24,000 đến 45,000 người (xem bảng số liệu tôi tóm tắt).

Cỡ mẫu và các tham số nghiên cứu của các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả vaccine thuộc hãng Pfizer, Moderna, Janssen, và AstraZeneca

Khía cạnh cỡ mẫu còn quan trọng hơn vì nhà sản xuất định chia nhóm theo tỉ số 2:1 (2 người nhận vaccine thật và người nhận vaccine giả). Theo cách chia này, nghiên cứu sẽ có chừng 8700 người nhận vaccine thật và 4300 người nhận vaccine giả (nhóm chứng). Nếu tỉ lệ nhiễm trong nhóm chứng là 0.005 và nếu hiệu quả vaccine như nhà sản xuất dự kiến là 90%, thì nghiên cứu sẽ ghi nhận:

  • 22 người trong nhóm chứng bị nhiễm;
  • 4 người trong nhóm vaccine bị nhiễm.

Tính toán thêm, chúng ta sẽ thấy khoảng tin cậy 95% của tỉ số odds sẽ dao động từ 0.02 đến 0.26. Nói cách khác, khoảng tin cậy quá rộng (vì phần trên của khoảng tin cậy cao gấp 13 lần phần dưới). So với vaccine của Pfizer, khoảng tin cậy 95% của tỉ số odds là từ 0.024 đến 0.10, tức là tỉ số phần trên : phần dưới chỉ 4.2 lần. Điều này có nghĩa là nếu vaccine made in Vietnam có hiệu quả 95% thì với số cỡ mẫu 13,000 thì độ tin cậy vẫn rất thấp.

4.  Khía cạnh y đức

Theo thông tin [1] thì thử nghiệm Nanocovax chỉ mới bắt đầu ngày 7/6/2021 và dự kiến 7/8/2022 mới xong. Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày, đã có 1000 người tham gia. Nhà sản xuất còn cho biết rằng họ sẽ hoàn tất tiêm 13,000 người trong vòng 10 ngày tới (tức hoàn thành trước thời hạn thông báo là 8/2022).

Một trong những điều kiện nhóm nghiên cứu có thể làm nhanh như vậy là các tình nguyện viên chủ yếu là quân nhân. Việc thử nghiệm vaccine (hay thuốc nói chung) trên quân nhân lúc nào cũng gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề y đức [5].

Quân đội họ có kỉ luật rất nghiêm và sự tuân thủ lệnh của cấp trên là tuyệt đối. Chính vì hai đặc tính đó mà các chuyên gia RCT quan tâm là khi làm thử nghiệm RCT trên quân nhân. Mối quan tâm chánh là quân nhân (tình nguyện viên) có thể không có quyền tự do như quần chúng ngoài cộng đồng trong việc đồng ý hay không đồng ý tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng [6].

Quan tâm về y đức trong thử nghiệm vaccine và thuốc trên quân đội. Nguồn: The Guardian

Nói cách khác, sự ‘tự nguyện’ của quân nhân không giống như sự tự nguyện của chúng ta, những người ngoài quân đội. Chúng ta có thể từ chối tham gia thử nghiệm bất cứ lúc nào, mà không ai có quyền hỏi tại sao, càng không có quyền đe doạ (vi phạm luật pháp). Thành ra, câu hỏi là quân nhân có được tự nguyện như chúng ta và có quyền không được/bị đe doạ hay ép buộc.

Tự nguyện là yếu tố số 1 cho thử nghiệm lâm sàng trên người. Tự nguyện là nền tảng của Tuyên bố Nuremberg Code (1947), và người ta dùng điều này để truy tố các bác sĩ Đức Quốc Xã khi thí nghiệm trên người mà họ không tự nguyện tham gia. Thành ra, các chuyên gia về y đức rất quan tâm đến các thí nghiệm trên quân nhân, bởi vì họ là những người phải theo tuân theo lệnh trong hệ thống chỉ huy, và do đó có thể hạn chế khả năng đi đến quyết định trong điều kiện không bị ràng buộc.

Ở Úc, vào năm ngoái, một nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Úc tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên quân nhân về một loại thuốc chống sốt rét (chloroquine) để điều trị bệnh nhân Covid-19. Nghiên cứu này gây ra khá nhiều tranh cãi, vì thứ nhứt chưa ai có chứng cứ về chloroquine có thật sự có hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19 mà đã làm thử nghiệm giai đoạn III.  Có dân biểu còn chất vấn thử nghiệm này là đặt quân đội trong tình huống bất lợi. Các chuyên gia về dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm cũng phê phán thử nghiệm này  [5].

Hội cựu chiến binh thì cho rằng quân nhân trở thành ‘chuột bạch’ cho một thí nghiệm có quá nhiều câu hỏi. Nhưng vấn đề lớn nhứt được đặt ra lúc đó là y đức. Người ta hỏi quân nhân có thật sự tự nguyện tham gia hay không khi mà họ được thông báo bởi cấp chỉ huy. Trong hội đồng y đức, có 2 người không đồng ý, và nghiên cứu phải tạm ngừng một thời gian trước khi tiếp tục. Nhưng bây giờ thì chúng ta biết rằng thuốc này vô dụng cho bệnh nhân Covid-19.

Bài học từ Úc và nhiều nghiên cứu trên quân nhân trước đây [7] cho thấy thử nghiệm trên quân nhân tuy dễ nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề y đức. Quân đội là một quần thể đặt biệt (trẻ tuổi, khoẻ mạnh, kỉ luật thép), rất khác với những người như chúng ta ngoài cộng đồng, và có thể tỉ lệ lây nhiễm của họ rất thấp. Tình hình này đặt ra vấn đề khác là: kết quả nghiên cứu ở quân nhân có áp dụng cho chúng ta ngoài cộng đồng hay không?

Nghiên cứu trên 1 triệu người?

Không chỉ hoàn tất tiêm 13,000 người trong vòng 10 ngày, nhà sản xuất còn thử nghiệm vaccine trên … 1 triệu người ở giai đoạn 3C. Họ còn cho biết “đây là một trong những nghiên cứu có quy mô lớn nhất trên thế giới về vaccine.” [8].

(Thú thiệt, tôi chưa nghe đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3C. Tôi biết thử nghiệm 3A và 3B. Giai đoạn 3A nhằm mục tiêu là có dữ liệu có ý nghĩa thống kê như là chứng cớ về hiệu quả và an toàn, cần thiết cho các nhà chức trách y tế phê chuẩn. Giai đoạn 3B, không hẳn là cần thiết, được thực hiện trước khi phê chuẩn, chủ yếu để công bố, chớ không phải để nộp hồ sơ cho nhà chức trách y tế. Tôi không hiểu thử nghiệm giai đoạn 3C là để làm gì.)

Nếu làm trên 1 triệu người thì quả thật đây là công trình lớn nhứt trong lịch sử nghiên cứu RCT trên thế giới. Trong y khoa, tôi chỉ biết có duy nhứt một công trình nghiên cứu với 1 triệu phụ nữ ở Anh [9] và nghiên cứu gen ở Mĩ [10], nhưng đây là nghiên cứu quan sát chớ không phải RCT. Nếu làm trên 1 triệu người thì nhà sản xuất sẽ đi vào lịch sử y khoa đã làm được một nghiên cứu RCT lớn nhứt thế giới.

Nhưng câu hỏi là có cần nghiên cứu trên 1 triệu người để biết hiệu quả và an toàn của vaccine? Theo tôi thì không. Không thể và không nên đưa ra một con số mà không có cơ sở khoa học đằng sau. Cơ sở khoa học của số lượng tình nguyện viên cho một nghiên cứu phụ thuộc vào:

(a) tỉ lệ bị nhiễm trong cộng đồng;

(b) hiệu quả của vaccine;

(c) độ tin cậy của chỉ số hiệu quả vaccine; và

(d) tỉ lệ dương tính giả và tỉ lệ âm tính giả.

Tỉ lệ nhiễm càng thấp, cỡ mẫu cần thiết càng cao. Tình trạng này cũng giống như ‘mò kim đáy biển’: kim càng nhiều thì không cần nỗ lực quá cao để tìm được 1 cái, nhưng nếu số kim quá ít, thì rất khó tìm nó. Hiệu quả vaccine càng thấp, cỡ mẫu cần thiết càng cao; hiệu quả càng cao thì cỡ mẫu cần thiết càng thấp. Độ tin cậy của hiệu quả vaccine càng cao thì số cỡ mẫu càng cao. Các bạn không cần phải có kiến thức gì cao siêu về thống kê học để cảm nhận tính hợp lí của những phát biểu trên.

Cỡ mẫu có liên quan đến y đức [11], và do đó cách xác định cỡ mẫu cũng phải dựa vào những nguyên tắc về y đức [12]. Nếu giả dụ như nghiên cứu dựa vào các tham số (a) đến (d) cần [ví dụ] 1000 bệnh nhân, nhưng nhà nghiên cứu lại tuyển 500 người thì kết quả nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa gì cả (vì không đủ cỡ mẫu), và như thế là vi phạm y đức. Vi phạm y đức là vì nhà nghiên cứu đã gây nguy hiểm và phiền toái cho hàng 500 người dù biết rằng nghiên cứu đó chẳng cung cấp dữ liệu có ý nghĩa. Nhưng nếu nghiên cứu tuyển 2000 người thì cũng vi phạm y đức, vì nghiên cứu chỉ cần 1000 thì tại sao lại gây phiền toái và nguy hiểm cho 2000 người.

Do đó, không phải cứ có nhiều cỡ mẫu là tốt. Nguyên tắc số 1 của y khoa là ‘First, do no harm’ (Trước tiên, không hại người). Cỡ mẫu quá thấp hay quá cao so với số cần thiết đều vi phạm nguyên tắc số 1 này. Vậy thì thử nghiệm trên 1 triệu người cho mục đích gì, trong khi thử nghiệm giai đoạn IIIa sắp xong và trên thế giới chưa có nhóm nghiên cứu nào làm như thế.

Tính minh bạch trong nghiên cứu khoa học

Cách đây vài ngày, một tin làm giới nghiên cứu vaccine quan tâm: đó là vaccine ‘CureVac’ do Tesla tài trợ và tập đoàn GlaxoSmithKline đứng đằng sau. CureVac bị thất bại trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Năm ngoái, đây là vaccine mRNA (giống như Pfizer và Moderna) ‘nóng’ trên thế giới, vì kết quả nghiên cứu giai đoạn I và II rất triển vọng. Ngay cả TT Trump cũng hi vọng vào vaccine này. Thế nhưng kết quả ban đầu của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III cho thấy vaccine chỉ đạt hiệu quả 47% [13, 14]. Theo qui định của WHO, thì hiệu quả 51% trở lên mới được đánh giá là có ‘hiệu quả’.

Tính minh bạch rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, qui trình và dữ liệu về nghiên cứu khoa học không còn là ‘bí mật’ của nhà nghiên cứu nữa, mà phải được công bố để công chúng có thể truy cập được và đánh giá. Thật vậy, kết quả của tất cả các thử nghiệm lâm sàng được công bố trên các tập san hàng đầu như New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, và BMJ đều bắt buộc kèm theo (i) đề cương nghiên cứu; (ii) dữ liệu gốc; và (iii) kế hoạch phân tích. Ngoài ra, nhà khoa học chỉ công bố trên báo chí phổ thông sau khi kết quả đã được công bố trên một tập san có bình duyệt (còn gọi là Qui ước Ingelfinger) [15].

Ngay cả trước khi làm thử nghiệm lâm sàng, nhà nghiên cứu bắt buộc phải: (i) công bố kết quả nghiên cứu cơ bản và những kết quả làm tiền đề cho việc phát triển vaccine; (ii) đăng kí công trình nghiên cứu trên một trang web công như clinicaltrials.gov; và (iii) công bố đề cương nghiên cứu, với đầy đủ chi tiết về mục tiêu, phương pháp thiết kế, lí giải số bệnh nhân cần thiết cho thử nghiệm, tiêu chuẩn chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu, kế hoạch phân tích dữ liệu.

Niềm tin của công chúng vào vaccine đang ở giai đoạn thử thách nghiêm trọng. Một điều tra xã hội ở Mĩ cho thấy 62% người Mĩ lo ngại rằng Cục quản lí dược và thực phẩm Mĩ (FDA) vội vã phê chuẩn các vaccine mà không qua các qui trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả [16]. Điều đáng nói là chỉ có 25% người được hỏi tin vào CDC của Mĩ và chỉ 21% thật sự muốn tiêm vaccine.

Một khi niềm tin của công chúng vào vaccine bị sứt mẻ thì rất khó khôi phục niềm tin đó. Thiếu niềm tin vào vaccine có thể dẫn đến những hệ luỵ quan trọng. Công chúng có thể cảm thấy miễn cưỡng tiêm vaccine covid-19, và sự miễn cưỡng này sẽ làm cho mục tiêu miễn dịch cộng đồng không đạt được. Chỉ có minh bạch trong khoa học mới khôi phục được niềm tin của công chúng về hiệu quả và an toàn của vaccine.

Tóm lại, tính minh bạch trong việc thử nghiệm ‘vaccine made in Vietnam’ chưa đạt được tiêu chuẩn mà các thử nghiệm vaccine khác như của Pfizer [2] tuân theo, nhưng có lẽ do điều kiện bên VN còn khó khăn. Những thông tin đăng kí [1] càng đặt ra vài vấn đề liên quan đến khía cạnh mô hình và các tham số của mô hình nghiên cứu, cỡ mẫu (số tình nguyện viên) cho nghiên cứu, và y đức. Mô hình nghiên cứu ‘adaptive‘ tuy rất hấp dẫn nhưng khó thực hiện vì các tham số cần thiết rất khó xác định. Số cỡ mẫu 13,000 người có lẽ còn thấp trong điều kiện mà nguy cơ nhiễm không cao ở Việt Nam (không cao so với các nước khác trên thế giới). Vấn đề thử nghiệm trên quân nhân đặt ra nhiều câu hỏi về y đức và khả năng khái quát hoá của kết quả từ thử nghiệm đó cho cộng đồng dân số.

Xin gới thiệu bài phỏng vấn tôi của phóng viên Đỗ Thiện (báo PLTPHCM ngày 26/6/2021).

____

[1] https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04922788

Tiêu chí lâm sàng chánh:

  • Số người bị nhiễm Covid-19, bất cứ mức độ nặng nhẹ. Nhiễm sẽ được xác định bằng RT-PCR. Số ca nhiễm chỉ ghi nhận sau 14 ngày được tiêm liều thứ 2 và được theo dõi cho đến cuối nghiên cứu.
  • Phần trăm tình nguyện viên báo cáo bị các phản ứng nghiêm trọng cần phải điều trị. Số ca này được ghi nhận từ liều đầu tiên cho đến 1 năm sau.
  • Giá trị trung bình nhân (geometric mean) của nồng độ Anti-S IgS tại mỗi thời điểm (khởi đầu, 42, 180 và 365 ngày) trong một nhóm nhỏ tình nguyện viên.
  • Giá trị trung bình của SARS-Cov-2 trong máu tại mỗi thời điểm (khởi đầu, 42, 180 và 365 ngày) trong một nhóm nhỏ tình nguyện viên.

Tiêu chuẩn chọn

Những người sau đây sẽ được chọn vào thử nghiệm:

  • Nam hoặc nữ tuổi từ 18 trở lên
  • Nếu là nữ: không đang mang thai hay tiềm năng mang thai hay tự nguyện dùng thuốc ngừa thao 30 ngày trước khi tiêm vaccine cho đến tháng thứ 6 sau khi xong liều 2 vaccine.
  • Tự nguyện kí tên trên giấy đồng thuận tham gia vào công trình nghiên cứu.
  • Có khả năng và tự nguyện tham gia vào các hoạt động trong nghiên cứu.
  • Tình nguyện viên với HIV, HBV, HCV cần phải có hồ sơ y tế được xác định là ổn định trong 6 tháng trước khi tầm soát vào công trình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

Những người sau đây sẽ không được tham gia vào thử nghiệm lâm sàng:

  • Tình nguyện viên với những bệnh không ổn định trên 3 tháng trước khi tham gia vào nghiên cứu (những bệnh có diễn biến xấu cần phải nhập viện hay thay đổi thuốc điều trị).
  • Những người có dự kiến được tiêm một vaccine nào đó 45 ngày trước liều vaccine thử nghiệm đầu tiên.
  • Những người từng được tiêm vaccine Covid-19 trước đây.
  • Những người có tiền sử Covid-19.
  • Những người có tiền sử dị ứng hay sốc phản vệ đối với các tiêm chủng bất cứ vaccine nào trước đây.
  • Những người có dự tính mang thai hay có dự tính ngưng dùng thuốc ngừa thai trong thời gian tiêm chủng đến 6 tháng sau khi tiêm liều 2 của vaccine.
  • Những người có những bệnh chảy máu / cầm máu hoặc dùng các thuốc anticoagulants (thuốc chống đông máu).
  • Những người mắc bệnh ung thư hay đang được điều trị ung thư.
  • Những người dùng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc các loại thuốc can thiệp vào hệ miễn dịch trong vòng 3 tháng tước khi tiêm liều 1 của vaccine (thuốc steroid).
  • Những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ.

[2] Đề cương nghiên cứu vaccine của Pfizer (giai đoạn III): https://cdn.pfizer.com/pfizercom/2020-11/C4591001_Clinical_Protocol_Nov2020.pdf

[3] Đề cương nghiên cứu vaccine của Pfizer (giai đoạn I, II):  https://www.nejm.org/doi/suppl/10.1056/NEJMoa2034577/suppl_file/nejmoa2034577_protocol.pdf

[4] https://nguyenvantuan.info/2021/06/24/can-thu-nghiem-vaccine-tren-bao-nhieu-nguoi-de-co-ket-qua-tin-cay

[5] https://www.theguardian.com/australia-news/2020/apr/22/fears-australian-military-personnel-will-be-harmed-by-coronavirus-drug-trials

[6] https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1197/j.aem.2005.05.037

[7] https://www.encyclopedia.com/science/encyclopedias-almanacs-transcripts-and-maps/military-personnel-research-subjects

[8] https://tuoitre.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-cong-ty-kien-nghi-cap-phep-khan-vac-xin-nano-covax-20210625212715302.htm

[9] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC13913

[10] https://www.sciencemag.org/news/2019/05/nih-says-its-1-million-person-health-study-good-start

[11] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1714734/

[12] https://trialsjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13063-016-1277-5

[13] https://www.clinicaltrialsarena.com/news/curevac-vaccine-efficacy-criteria

[14] https://www.nature.com/articles/d41586-021-01661-0

[15] http://vietsciences.free.fr/khaocuu/congtrinhkhoahoc/ingelfinger.htm

[16] https://time.com/5887777/rushed-vaccine-democrats-republicans

Mô phỏng nghiên cứu RCT

Trong điều kiện chưa có dữ liệu, chúng ta có thể thực hiện một mô phỏng (simulation) nho nhỏ. Trong mô phỏng này, tôi tưởng tượng một nghiên cứu:

  • gồm n tình nguyện viên (n có thể là 13000 hay 23000 hay 40000), được chia thành 2 nhóm theo tỉ số 1:1;
  • số người sẽ bị nhiễm là n*p, trong đó p là xác suất nhiễm (có thể 0.005 làm chuẩn vì VN có số ca nhiễm thấp);
  • từ đó, tôi tính hiệu quả vaccine (VE) theo công thức chuẩn;
  • tôi lặp lại nghiên cứu này 10,000 lần (tức là tôi có 10,000 thử nghiệm, mỗi thử nghiệm có n người);
  • tôi đếm xem có bao nhiêu thử nghiệm (trong số 10000) cho ra kết quả VE cao hơn ngưỡng T (T có thể là 60%, 70%, 80%, 90%, 95%);
  • Kết quả này có nghĩa là xác suất quan sát hiệu quả vaccine cao hơn ngưỡng T, nếu quả thật vaccine không có hiệu quả. Nói cách khác, đây chính là trị số P.

R để mô phỏng:

# Mô phỏng thử nghiệm lâm sàng hiệu quả vaccine

# Xác định tham số của nghiên cứu: 13000 tình nguyện viên

# được chia nhóm theo tỉ số 2:1

# xác suất nhiễm là 0.005 hay 5 trên 1000 người

n = 13000

cases = n*0.005

# Nhóm Rx = 67% tổng số, tỉ số 2:1

samples = 0.67*n

# Tạo ra số ca nhiễm trong quẩn thể

pop = c(replicate(cases, 1), replicate(n-cases, 0))

# Mô phỏng 10,000 thử nghiệm

ntrials = 10000

eff.trials = rep(0, ntrials)

for (i in 1:ntrials) {

  test = sample(pop, samples)

  case0 = sum(test)

  case1 = cases-case0

  ve = ((case0-case1)/case1)

  eff.trials[i] = ve

}

# Số nghiên cứu có VE>90% nếu quả thật vaccine không có hiệu quả  

df = data.frame(eff.trials)

length(df[df$eff.trials>0.90,]) / ntrials

# Hiển thị phân bố của 10,000 chỉ số hiệu quả vaccine

ggplot(data=df, aes(x=eff.trials)) + geom_histogram(col=”white”, fill=”blue”) + labs(x=”Vaccine Efficacy”,  y=”Frequency”)

Biểu đồ mô phỏng về phân bố của 10,000 chỉ số hiệu quả vaccine. Biểu đồ này cho thấy nếu quả thật trong thực tế vaccine hoàn toàn vô dụng thì nghiên cứu trên 13000 người với tỉ số 1:2 và xác suất nhiễm là 0.005, nhà nghiên cứu vẫn cơ may 61% tìm thấy hiệu quả của vaccine > 90%! (Nói cách khác, nhà nghiên cứu có thể sai khi kết luận rằng vaccine có hiệu quả dù trong thực tế là không có hiệu quả). Cách để giảm xác suất này là tăng cỡ mẫu và tăng số ca nhiễm.

Gia đình Bách Khoa và một Lê Ngộ Châu khác (Ngô Thế Vinh)

Lời giới thiệu. Tôi hân hạnh giới thiệu một bài viết khác rất công phu về người chủ trì Tạp chí Bách Khoa ở miền Nam trước năm 1975. Tác giả không ai khác hơn là anh bạn vong niên của tôi: Bs Ngô Thế Vinh. Chế độ VNCH ở miền Nam tồn tại chỉ vỏn vẹn 2 thập niên, nhưng đã để lại một di sản văn hoá – nghệ thuật tương đối đồ sộ mà thế hệ sau sẽ còn tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Một nhóm người có những đóng góp lớn vào cái di sản văn nghệ đó là những người trí thức từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Có thể kể đến nhiều người lừng danh như Mai Thảo, Du Tử Lê, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Đăng Thục, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, v.v. Và, không thể không nhắc đến Lê Ngộ Châu. Ông (Lê Ngộ Châu) có lẽ không nổi danh như những người tôi đề cập, nhưng lại là người quan trọng, vì ông làm cho họ nổi tiếng qua Tạp chí Bách Khoa. (Người ta gọi Bách Khoa là báo, nhưng thời đó tôi xem đó là Tạp chí.) Thời đó, Bách Khoa là một diễn đàn trí thức quan trọng nhứt nhì ở miền Nam.

Bài viết của Bs Ngô Thế Vinh, một cây bút từng đóng góp cho Bách Khoa, cung cấp cho chúng ta (cả tôi nữa) nhiều thông tin hết sức thú vị về lịch sử hình thành và phát triển của Bách Khoa. Từ người sáng lập Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh đến vai trò của Lê Ngộ Châu được tác giả mô tả chi tiết về số tiền để lập ra tạp chí và điều hành. Ông là ‘linh hồn’ của Bách Khoa. Cá nhân tôi đọc mà thấy cuốn hút theo dòng lịch sử của Bách Khoa và hành trình của ông Lê Ngộ Châu (mất ngày 24/9/2006 ở Sài Gòn). Tôi nghĩ đối với các bạn đang nghiên cứu về văn học thì đây là một bài viết không thể thiếu được trong nguồn tài liệu tham khảo của các bạn. Tôi rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn. NVT

_______

GIA ĐÌNH BÁCH KHOA VÀ MỘT LÊ NGỘ CHÂU KHÁC

NGÔ THẾ VINH

Hình 1:Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là  từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu.[tư liệu Ngô Thế Vinh, hình chụp 05/03/1984]

TIỂU SỬ LÊ NGỘ CHÂU

      Tuổi Quý Hợi, sinh ngày 30/12/1923 tại làng Phú Tài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Có thời gian theo kháng chiến chống Pháp. Tới năm 1951 Lê Ngộ Châu hồi cư về Hà Nội, dạy học, làm hiệu trưởng một trường trung học tư thục ở tuổi 29. Di cư vào Nam 1954, gia nhập Hội Văn hoá Bình dân với một hệ thống Trường Bách khoa Bình Dân ở các tỉnh miền Nam và Hội VHBD có xuất bản một nội san với tên Bách Khoa Bình Dân.

LỊCH SỬ BÁO BÁCH KHOA

      — 1957 một tạp chí có tên Bách Khoa do hai ông Huỳnh Văn Lang, Hoàng Minh Tuynh sáng lập, xuất bản mỗi tháng hai kỳ, với quan niệm là: “Diễn đàn chung của tất cả những người tha thiết đến các vấn đề Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Xã hội.”

      Nguồn tài chánh ban đầu của Bách Khoa là do đóng góp của một nhóm 30 người, gồm những nhà giáo, nhà báo, chuyên viên hay công tư chức cao cấp thời bấy giờ; mỗi người góp 1.000 đồng (lương tháng hàng giám đốc lúc đó khoảng 5.000 đồng) , tổng cộng được 29.500 đồng, một số tiền phải nói là khá lớn (theo TS Phạm Đỗ Chí, thì 1 US$ = 35 VN$ và số tiền ấy tương đương với hơn 20 lạng vàng theo thời giá 1957 lúc bấy giờ). Tên của họ được in nơi bìa sau của những số báo Bách Khoa giai đoạn đầu, có thể kể: Lê Đình Chân, Tăng Văn Chỉ, Đỗ Trọng Chu, Lê Thành Cường, Trần Lưu Dy, Lê Phát Đạt, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Lê Giang, Phạm Ngọc Thuần Giao, Nguyễn Hữu Hạnh, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Văn Khải, Phạm Duy Lân, Nguyễn Quang Lệ, Trần Long, Bùi Bá Lư, Dương Chí Sanh, Nguyễn Huy Thanh, Bùi Kiến Thành, Hoàng Khắc Thành, Phạm Ngọc Thảo, Bùi Văn Thịnh, Nguyễn Tấn Thịnh,Vũ Ngọc Tiến, Võ Thu Tịnh, Nguyễn Tấn Trung, Phạm Kim Tương, Hoàng Minh Tuynh, Bùi Công Văn. (Chỉ có 29 tên, một người đóng 500 đồng, không được nêu tên trong danh sách này).[5]

      Có tác giả cho rằng nhóm 30 người đó họ chỉ góp tiền chứ “không tham gia viết lách gì cho Bách Khoa” điều này không hoàn toàn đúng, vì chúng ta có thể thấy ngay từ mấy số đầu Bách Khoa đã có các bài viết mà tác giả cũng có tên trong danh sách những người góp vốn cho Bách Khoa như: Phạm Ngọc Thảo (Thế nào là Quân đội mạnh, BK số 1), Hoàng Minh Tuynh (Nên để trẻ được tự do hay nên nghiêm khắc với trẻ), Bùi Văn Thịnh (Một giai đoạn mới chính sách kinh tế, BK số 1 & 2], Đỗ Trọng Chu (Trung cộng tấn công Hoa  kiều ở Đông Nam Á, BK số 2), Phạm Duy Lân (Bao giờ trời lại sáng, BK số 3, Chiến tranh tương lai, BK số 24), Nguyễn Huy Thanh (Vấn đề tài trợ những tiểu xí nghiệp, BK số 3, Quỹ tiết kiệm, BK số 5), Tăng Văn Chỉ (Quân bình giá vật, một biện pháp tạm thời và rất cần để chấn hưng kinh tế, BK số 6), Võ Thu Tịnh (Tìm hiểu quốc cơ: Pantja Sila của cộng hoà Nam Dương, BK số 7)…

      Chủ nhiệm ban đầu của Bách Khoa là Huỳnh Văn Lang, sinh ngày 26/7/1922, hơn Lê Ngộ Châu một tuổi, gốc người Nam quê ở Trà Vinh, vùng đất cực nam hạ lưu sông Cửu Long, là con một đại điền chủ giàu có, trong một gia đình Thiên Chúa giáo  toàn tòng, từng được du học Pháp, Canada và  Mỹ rất sớm, HVL được ông Ngô Đình Diệm mời về và là nhân vật số 2 của đảng Cần Lao với chức danh Tổng bí thư Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt, là một đảng của chính quyền thời bấy giờ. Do HVL lúc đó đang làm Giám đốc Viện Hối Đoái, nên tờ báo Bách Khoa có những thuận lợi, dễ dàng lấy được nhiều trang quảng cáo đắt giá từ các ngân hàng, và các công ty thương mại lớn như Shell, BGI, Air Vietnam, Air France… nên trong mấy năm đầu, với sẵn một số vốn lớn và có tiền quảng cáo hàng tháng, báo Bách Khoa có khả năng sống độc lập về tài chánh.

Hình 2: Bách Khoa số 1, mẫu bìa trước rất đơn giản, chỉ là Mục lục các bài viết, bìa sau là danh sách tên 29 người đóng góp tiền mỗi người 1.000 đồng, có một người đóng 500 đồng,tổng cộng được 29.500 đồng, là số vốn khá lớn khởi đầu cho tạp chí Bách Khoa. Không chỉ góp tiền, một số còn viết bài cho Bách Khoa. [5]

      Theo ông Huỳnh Văn Lang thì:  “Người thư ký toà soạn ban đầu của Bách Khoa là bà Phạm Ngọc Thảo hay Phạm Thị Nhiệm, là em gái của GS trường Petrus Ký Phạm Thiều đã tập kết ra Bắc. Bà Phạm Ngọc Thảo là người đã mời được một số cây bút cộng tác ban đầu cho Bách Khoa như học giả Nguyễn Hiến Lê, BS Nguyễn Văn Ba, BS Dương Quỳnh Hoa và nhứt là nhà văn Nguiễn Ngu Í, rồi chính anh Nguiễn Ngu Í, đã giới thiệu thêm Bùi Giáng, Nguyễn Thị Hoàng và nhiều tác giả khác. Bà Thảo cũng có viết một ít bài trong các số báo đầu với bút hiệu là Minh Phong.” [6]

       Như vậy, trong khoảng năm đầu 1957-1958, Lê Ngộ Châu chưa thực sự có vai trò quan trọng trong toà soạn báo Bách Khoa. Nhưng rồi sau này, phải tới Số Kỷ niệm Mười năm, Bách Khoa 241-242  [15/1/1957-15/1/1967], chúng ta mới biết đích thực được ngọn nguồn của tờ Bách Khoa. Ngay nơi trang mở đầu, sau khi nhắc lại mấy câu thay lời phi lộ trên số Bách Khoa số ra mắt, có lẽ không ai khác hơn là Lê Ngộ Châu trong vai chủ nhiệm thay thế ông Huỳnh Văn Lang đã viết những dòng chữ như sau và ký tên Bách Khoa Thời Đại:

      “Hồi ấy chiến tranh chấm dứt từ lâu, tiếng súng bình định ở một vài địa phương không còn nữa, Quốc hội Lập hiến được bầu, Hiến pháp đương soạn thảo, những người có nhiệt tâm thiện chí ai cũng náo nức muốn đem trí óc, sức lực của mình cố gắng làm cho miền Nam tự do thực giàu mạnh, phương sách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cộng sản nảy nở và xâm nhập. Một nhóm anh em gồm một số trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, công tư chức, trong trào lưu hăng say đó, cũng muốn có một diễn đàn độc lập để góp ý với chính quyền, bày tỏ nhận xét, cảm nghĩ của mình trong công cuộc hàn  gắn vết thương chiến tranh và phục hưng xứ sở. Diễn đàn ấy, tạp chí với ý hướng ấy, xin xuất bản trong nửa năm trời mà vẫn không được phép. Về sau đành phải mượn lại giấy phép một nội san của Hội Văn Hoá Bình Dân – tờ Bách Khoa Bình Dân – nên vì vậy tờ báo của quý bạn mới mang danh hiệu Bách Khoa và mãi tới ngày 15/1/1957 mới ra mắt bạn đọc được.”

      Và như vậy đã rất rõ, đâu là cội nguồn của tờ báo, Bách Khoa đã phải khởi đầu bằng giấy phép của một “nội san” thuộc Hội Văn Hoá Bình Dân.

      Sự kiện nhóm sáng lập Bách Khoa, trong suốt nửa năm mà không xin được giấy phép ra báo – khi mới bước vào năm thứ hai của nền đệ Nhất Cộng Hoà, đã hé lộ ra ý hướng của một  nền “dân chủ tập trung” của chính quyền thời bấy giờ  và hầu như được mọi người chấp nhận – và cũng còn quá sớm để nói tới manh nha một chế độ độc tài về sau này.

      — 1957, địa chỉ ban đầu của toà soạn Bách Khoa là 55 Bà Huyện Thanh Quan, Phòng 42, Sài Gòn, địa chỉ thứ hai là nhà in Văn Hoá cũng là nơi in báo Bách Khoa, 412-414 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn,và phải từ số báo 40 (1/9/1958), Bách Khoa mới chính thức có một toà soạn:160 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, được coi như một địa chỉ dấu ấn / landmark lâu dài nhất của Bách Khoa trong lịch sử báo chí miền Nam.

      — 1958, khi Huỳnh Văn Lang đi tu nghiệp ở Mỹ, Lê Ngộ Châu được ông Hoàng Minh Tuynh – lúc đó đang làm Phó Giám đốc Viện Hối Đoái, giới thiệu với chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang vào làm cho Bách Khoa như một thư ký toà soạn. Trên thực tế từ đây, Lê Ngộ Châu là người trực tiếp điều hành tờ Bách Khoa, cho dù chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang vẫn đứng tên.

      — 1963, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963 của quân đội, hai anh em ông Ngô Đình Diệm / Ngô Đình Nhu bị thảm sát, chấm dứt 9 năm nền Đệ Nhất Cộng Hoà, ông Huỳnh Văn Lang bị bắt vì có liên hệ làm kinh tài cho Đảng Cần Lao; một thời gian sau cho tới tháng 2 năm 1965, ông HVL mới không còn đứng tên chủ nhiệm trên manchette Bách Khoa.

      — 1965, trong số Kỷ niệm 8 năm, cũng là số Xuân Ất Tỵ, Bách Khoa 193-194 đã có nhiều bước cải tiến: nội dung ngày càng đa dạng và cân bằng hơn, với quan niệm của chủ nhiệm Lê Ngộ Châu là: “tờ báo trong năm ra nhiều số đặc biệt hướng về một chủ điểm như số xuất bản trong dịp đản sinh đức Phật… Và thay vì ra một số về tôn giáo thì Bách Khoa đăng một loạt bài trong nhiều kỳ lên tiếp về các tôn giáo đã phát sinh hay bắt rễ trên đất nước chúng ta mà ít người biết rõ, từ đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo đến đạo Ba-Hai, Hồi Giáo… Thay vì ra một số về cuộc đời sự nghiệp các nhà văn hiện tại, thì Bách Khoa giới thiệu cùng bạn đọc trên mỗi số báo về “Sống và Viết Với” của một nhà văn, vấn đề góp lại sau này thành được một tác phẩm mấy trăm trang chứ không phải chỉ thu gọn trong mấy chục trang của một số đặc biệt.”       Về hình thức, Bách Khoa có một vóc dáng mới mẻ, các trang báo trình bày sáng sủa, với những mẫu bìa nghệ thuật do các hoạ sĩ danh tiếng thiết kế như Phạm Tăng, Tạ Tỵ, cùng với các hoạ sĩ trẻ tài năng như Lâm Triết (huy chương vàng Triển lãm Hội Hoạ Mùa Xuân 1962), Nghiêu Đề (huy chương bạc Triển lãm Hội Hoạ Mùa Xuân 1961), và hoạ sĩ Văn Thanh sau này.

Hình 3a: từ trái, những mẫu bìa đẹp của Bách Khoa của các hoạ sĩ danh tiếng: Tạ Tỵ, Phạm Tăng, Văn Thanh. [5]



Hình 3b: mẫu bìa của hai hoạ sĩ trẻ tài ba; từ trái Nghiêu Đề, huy chương bạc 1961, và Lâm Triết huy chương vàng 1962 trong các cuộc Triển lãm Hội Hoạ Mùa Xuân 1961-1962. [5]

BÁCH KHOA VỚI NHIỀU TÊN GỌI

      Tuỳ vị trí mỗi người khi đến với Bách Khoa mà đặt cho những tên gọi khác nhau, thông thường nhất là “nhóm” Bách Khoa, nhà văn nhà báo Nguiễn Ngu Í thì dí dỏm gọi đó là động” Bách Khoa, với số nhà văn trẻ khởi nghiệp và thành danh từ Bách Khoa thì gọi đó là “lò” Bách Khoa – cũng là nhóm chữ của nhà văn nữ Trùng Dương trong bài viết: Bách Khoa, nơi từ đó [2] nhưng có lẽ tiếng gọi phổ quát và thân thương nhất vẫn là “gia đình” Bách Khoa, do cái không khí thân ái ấm cúng mà anh chị Lê Ngộ Châu – Nghiêm Ngọc Huân đã tạo được cho những ai đã từng đến và sinh hoạt với toà soạn Bách Khoa.

      Lê Ngộ Châu đã mở ra một con đường thênh thang cho Bách Khoa. Và kể từ số 195 Tân Niên 15/2/1965 tờ báo nay mang một tên mới với thêm hai chữ thời đại: Bách Khoa Thời Đại và chính thức đứng tên chủ nhiệm là Lê Ngộ Châu, vẫn là người tiếp tục điều hành và mở mang tờ Bách Khoa. Những cuộc phỏng vấn như một kho dữ liệu quý giá không chỉ với các nhà văn, nhà thơ mà còn mở rộng ra các lãnh vực văn hoá nghệ thuật khác như giới hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu… vẫn do Nguiễn Ngu Í với kiến thức và tài hoa thực hiện, là một mặt mạnh khác của Bách Khoa.

Hình 4: Hình bìa Bách Khoa số 195 (15/2/1965), với một tên mới Bách Khoa Thời Đại.

Từ địa chỉ 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn, với thời gian, nhà báo Lê Ngộ Châu trong vai trò một chủ nhiệm kiêm chủ bút tài năng của Bách Khoa, tên tuổi anh càng ngày càng toả sáng. Các cây bút cộng tác lâu năm với Bách Khoa và cả những cây viết mới về sau này, đã có cùng một nhận định: Lê Ngộ Châu là người có kiến thức rộng, khiêm tốn và trầm tĩnh trong cách ứng xử, được xem như “linh hồn” của báo Bách Khoa cho tới năm 1975.

      Tuy Bách Khoa từng được đánh giá là một vùng xôi đậu: quốc cộng và cả thành phần thứ ba – theo ngôn từ của nhà thơ Nguyên Sa. Ví von của Nguyên Sa đúng cho cả hai thời kỳ của Bách Khoa.

      — Thời kỳ đầu, với chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang, đã có Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 [cùng năm sinh với Huỳnh Văn Lang], một cây viết chuyên về các vấn đề quân sự cho Bách Khoa, là một cán bộ CS cao cấp nằm vùng, một chuyên viên khuynh đảo, có liên hệ tới 2 cuộc đảo chánh của cả 2 nền Cộng Hoà [mất năm 1965]; BS Dương Quỳnh Hoa sinh năm 1930, tốt nghiệp ĐH Y khoa Paris, gia nhập Đảng CS Pháp rồi Đảng CS Đông Dương, có viết bài về Y khoa cho Bách Khoa trong mấy số đầu, sau này bà DQH đã tham gia sáng lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và giữ chức Bộ trưởng Y tế của Chính phủ Các mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam, sau 1975 bà từ bỏ đảng CS [mất năm 2006], Phan Lạc Tuyên sinh năm 1930 là nhân vật quân sự quan trọng số 3 tham gia cuộc đảo chánh thất bại 11/11/1960 của nhóm Nguyễn Chánh Thi – Vương văn Đông, Phan Lạc Tuyên là nhà thơ với bài Tình quê hương Anh về qua xóm nhỏ được Đan Thọ phổ nhạc rất nổi tiếng khắp miền Nam lúc bấy giờ. Sau này Phan Lạc Tuyên theo CS ra Bắc, được du học Ba Lan tốt nghiệp Tiến sĩ Dân tộc học, đi theo con đường học thuật, nghiên cứu Phật học rồi xuất gia với pháp danh Nguyên Tuệ [mất năm 2011].

      Thời kỳ hai, với chủ nhiệm Lê Ngộ Châu, cũng là lâu dài nhất, nhóm Bách Khoa đã có Người Tù Võ Phiến chống cộng, bên cạnh Bút Máu Vũ Hạnh / Cô Phương Thảo cán bộ CS nằm vùng, cùng với các cây bút có khuynh hướng trung dung hay còn được gọi là thành phần thứ ba như học giả Nguyễn Hiến Lê, LM Nguyễn Ngọc Lan, nhà báo Nguiễn Ngu Í / Nguyễn Hữu Ngư… Lê Ngộ Châu đi ra từ kháng chiến cũng được xem như thành phần thứ ba, nhưng LNC đã khéo léo dung hoà được mọi khuynh hướng chính trị, tôn giáo khác biệt để Bách Khoa càng ngày càng quy tụ được nhiều cây bút có uy tín thuộc cả ba miền Nam, Trung, Bắc, thuộc các thế hệ già trẻ tiếp nối.

      Về nội dung, với 3 tiết mục chính: Biên khảo, Nghị luận, Văn nghệ có thể nói Bách Khoa đã  giới thiệu được khá đầy đủ các khía cạnh của xã hội miền Nam, cả tiếp cận với các phong trào tư tưởng mới từ Tây phương, từ văn học, khoa học tới triết học trong và ngoài nước qua ngót hai thập niên [từ 1957 tới 1975], xuyên suốt hai nền Cộng Hoà miền Nam Việt Nam.

      Đáng kể hơn nữa, Lê Ngộ Châu còn phát hiện thêm những cây viết trẻ và đa số đều thành danh những năm về sau này. Với các cây bút nam như Lê Tất Điều, Trần Hoài Thư, Hoàng Ngọc Tuấn, Thế Uyên, Nguyễn Mộng Giác, và các cây bút nữ như Tuý Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ…

      Lê Ngộ Châu tuy không phải là văn gia – chữ của Võ Phiến, nhưng anh là một chủ nhiệm quản trị giỏi, một chủ bút cũng rất bén nhạy với thơ văn. Vào khoảng năm 1970 khi toà soạn Bách Khoa vừa nhận được bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định, một tên tuổi còn xa lạ với Lê Ngộ Châu nhưng do thấy bài thơ quá hay với hình ảnh nhẹ nhàng về phố núi Pleiku, Lê Châu đã nhờ Trí Đăng chở tới nhà nhạc sĩ  Phạm Duy – cũng là bạn thân của Lê Châu từ hồi Kháng Chiến trong Liên Khu Tư, lúc đó Phạm Duy đang ở cư xá Chu Mạnh Trinh ngã tư Phú Nhuận gần hồ tắm Chi Lăng, nơi quy tụ nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở như Năm Châu, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Minh Trang, Kim Tước… và Lê Châu đề nghị Phạm Duy phổ nhạc. Chỉ hai ngày sau Phạm Duy đã chắp cánh cho bài thơ Còn Chút Gì Để Nhớ bằng một bản nhạc cùng tên và được phát ngay trên đài Phát thanh Sài Gòn với giọng ca vượt thời gian của Thái Thanh. Phổ nhạc thơ là một khía cạnh tài năng khác trong gia tài âm nhạc của Phạm Duy.

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG BÁCH KHOA:

      — Số 1 Bách Khoa: số ra mắt 15/1/1957, là một bán nguyệt san, ngay nơi trang nhất có đăng, Thay Lời Phi Lộ:

      “Xây dựng nước nhà về toàn diện là nhiệm vụ chung của mọi người, trong đó việc góp phần sáng kiến cá nhân, dù đúng, dù sai, đều có ích lợi, miễn là tư tưởng ấy xuất phát từ một ý muốn tốt và thành thực. Một quốc gia nếu chỉ có một nền kinh tế vững chắc chưa đủ. Thêm một trình độ chính trị cao cũng chưa hoàn toàn. Một quốc gia cần phải là một tổ hợp tất cả: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Xây dựng một nước Việt Nam hẳn là xây dựng đủ các ngành, các khoa, các phương diện. Với quan niệm như thế, tạp chí Bách Khoa ra đời.” [5]

      Thay Lời Phi Lộ đó như là một tuyên ngôn của tờ Bách Khoa, đồng thời cũng phản ánh đường lối của nhóm Bách Khoa lúc bấy giờ.

      Mấy số báo Bách Khoa đầu tiên chủ yếu là đăng các bài của nhóm chuyên viên trong Hội Nghiên cứu Kinh tế Tài chánh của ông Huỳnh Văn Lang.

      Học giả Nguyễn Hiến Lê, trong cuốn hồi ký Đời Viết văn của tôi – Chương 20, ông viết: “Trong lịch sử báo chí nước nhà, tờ Bách Khoa có một địa vị đặc biệt. Không nhận trợ cấp của chính quyền, không ủng hộ chính quyền mà sống được mười tám năm, từ 1957 đến 1975.” [hết trích dẫn]

      Nhận định của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Bách Khoa không ủng hộ chính quyền” là không hoàn toàn đúng ở giai đoạn một của tờ báo Bách Khoa [ từ 1957 tới 1963 ] khi ông Huỳnh Văn Lang còn đứng tên trực tiếp điều hành tờ báo.

      Ở giai đoạn một, thái độ thân chính quyền là phần rất đậm nét của tạp chí Bách Khoa, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì hai ông Huỳnh Văn Lang, Hoàng Minh Tuynh  và nhóm chủ chương đang là các công chức cao cấp của chính quyền thời bấy giờ. Ngay từ Bách Khoa số 1, nơi cuối các trang báo trống thường là nơi trích dẫn các danh ngôn cổ kim, thì đã có 5 trang (trang 8, 29, 39, 43, 62) là các câu trích dẫn tư tưởng Ngô Đình Diệm từ những bài diễn văn đâu đó của vị Tổng thống đương thời:

      — BK1 trang 8, ngay phía dưới câu trích dẫn của Đức Hồng Y Saliège, là tư tưởng của TT Ngô Đình Diệm : “Chúng ta quyết tâm xây dựng Quốc gia Việt Nam trên những nền tảng mới. Lấy nhân dân là cương vị, lấy tự do dân chủ là phương châm, lấy công lý xã hội làm tiêu chuẩn.”

      –BK1, trang 29: “Những chủ nghĩa cá nhân tư lợi không đếm xỉa gì tới công lý xã hội, cũng như chủ nghĩa độc tài chuyên chế không đếm xỉa gì tới phẩm giá và tự do của con người , đều là những con đường dẫn tới đoạ đày, nô lệ.” TT Ngô Đình Diệm

      BK1, trang 39: “Những cố gắng của chúng ta phải nhằm mục phiêu cải thiện đời sống quốc dân, nâng đỡ các giới cần lao, nhất là nông dân, san bằng những nỗi bất công, trừ diệt mọi mầm áp bức.” TT Ngô Đình Diệm

      — BK1, trang 43 cũng ngay phía dưới câu trích dẫn của Đức Hồng Y Saliège, là tư tưởng của TT Ngô Đình Diệm:“Các anh em phải tận tâm săn sóc tới cuộc sinh hoạt hàng ngày của đồng bào, luôn luôn tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của đồng bào, để ân cần giúp đỡ về mọi phương diện.”

      — BK1 trang 62: “Dân muốn thì quân nghe, quân làm thì dân giúp. Tình đồng bào và quân đội quả là tình cá nước. Quân dân nhất trí là nền tảng của chính nghĩa.” TT Ngô Đình Diệm

      Và nhất là mấy bài Quan điểm trên báo Bách Khoa ký tên Chủ nhiệm Huỳnh Văn Lang phản ảnh rất rõ quan điểm của chính quyền đệ Nhất Cộng Hoà mà ông HVL đang tham gia, như:

      Trên số Bách Khoa 43 (15/10/1958), chuẩn bị chào mừng cái Tết thứ Ba của nền đệ Nhất  Cộng Hoà [26/10/1955 – 26/10/1958], ông Huỳnh Văn Lang có một bài viết với tiêu đề “Những Kẻ Phá Hoại Chế Độ” , ông HVL đã bộc trực chấp bút viết: “Họ không phải là những người của bên kia, mà là những người bên này của mặt trận. Họ âm thầm sinh hoạt, gián tiếp tàn phá, ít người lưu ý. Họ càng nguy hại hơn nữa không phải ở cái chỗ người xung quanh không quan tâm tới họ, mà họ lại còn lầm lẫn cho mình vẫn là chiến sĩ của chính nghĩa, là rường cột của chế độ có khi là ân nhân của đồng bào nữa.” Và ai cũng hiểu rằng lúc ấy ông Huỳnh Văn Lang đang  lên án gay gắt mấy đảng phái quốc gia – những phe phái không cùng chính kiến với chính quyền TT Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ.

      Cũng trong năm 1958 đó, độc giả Bách Khoa đã không thể không chú ý tới mấy Thông báo của Nhóm Văn Hoá Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chủ trương, và thông báo này đã đăng liên tiếp trên các số Bách Khoa 31, 33, 34 với nội dung như sau:

      Nhóm Văn Hoá Ngày Nay “Đã nộp đơn xin ra dưới hình thức một tuần báo, nhưng sau mấy tháng chưa được phép, sợ các độc giả mong chờ nên chúng tôi dự định cho ra thành từng tập, kiểu “Loại Giai Phẩm” (trích Bách Khoa số 31, 15/4/1958). [5]

      Một tên tuổi văn hoá và chính trị lớn như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, lúc ấy Nhất Linh cũng đang là hội viên danh dự và cũng là cố vấn Hội Văn Bút Việt Nam, và ngay giữa năm thứ tư thịnh vượng của nền đệ Nhất Cộng Hoà mà cũng không xin được giấy phép ra một tuần báo văn chương, sự kiện ấy rất đáng được ghi nhận và quan tâm. Nhưng giữa bối cảnh “Sáng Dội Miền Nam” (tên một tạp chí ảnh rất đẹp của ông Võ Đức Diên thời đệ Nhất Cộng Hoà) lúc ấy, và với chính sách một nền dân chủ tập trung hầu như vẫn được dân chúng miền Nam mặc nhiên chấp nhận.

      Trên số Bách Khoa 97 (15/1/1961), cũng là năm thứ Sáu của nền đệ Nhất Cộng Hoà, và là số Kỷ Niệm Đệ Tứ Chu Niên của tờ  Bách Khoa, ông Huỳnh Văn Lang đã có một bài viết với tiêu đề “Những Kẻ Phản Loạn” giọng điệu rất gay gắt lên án cuộc đảo chánh 11/11/1960 của nhóm sĩ quan cấp tá: Nguyễn Chánh Thi / Đại tá – Vương Văn Đông / Trung tá, có cả sĩ quan cấp uý Phan Lạc Tuyên, một cây bút của Bách Khoa lúc bấy giờ, cùng với đám chính khách đối lập thuộc Mặt trận Quốc dân Đoàn kết có tên Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ủng hộ cuộc đảo chính. Do ông HVL lúc ấy đang là một “công thần của chế độ” đã không ngần ngại gọi ngay họ là bọn “phản quốc”, một tuyên án có trước cả Toà Án Quân Sự Đặc Biệt với Trung tá quân pháp Lê Nguyên Phu Uỷ là viên Chính Phủ được thiết lập sau này. Bị kết tội danh “phản quốc” cũng là một trong những nguyên nhân đưa tới tuẫn tiết của văn hào Nhất Linh ba năm sau,1963]. [5]

Hình 5: (1) Từ Bách Khoa số 1(15/01/1957) tới số 5 (15/03/1957), với địa chỉ toà soạn 55 Bà Huyện Thanh Quan, Phòng 42, Sài Gòn,in tại nhà in An Ninh, 44 Nguyễn An Ninh, Sài Gòn. (2) Từ Bách Khoa số 6 (1/4/1957) tới số 39, toà soạn dời về địa chỉ nhà Văn Hoá in 412-414 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. (3) Bắt đầu từ BK số 40 (1/9/1958), lần thứ ba toà soạn Bách Khoa dọn về 160 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, một địa chỉ in đậm “dấu ấn” của Lê Ngộ Châu xuyên suốt cho tới số 426 (19/4/1975), cũng là số báo cuối cùng, chấm dứt cuộc hành trình 18 năm của Bách Khoa. [5]

Ba năm sau cuộc đảo chánh lần thứ nhất thất bại (11/11/1960), do thấy rõ nguy cơ một cuộc đảo chánh quân sự khác lật đổ chế độ Gia đình Họ Ngô sẽ xảy ra, không ai khác hơn chính ông Huỳnh Văn Lang nhân vật số 2 của đảng Cần Lao, lại manh nha “phản loạn” – chữ mà ông đã gán cho nhóm đảo chánh 11/11/1960 trước đó.

      Huỳnh Văn Lang đã cùng với Phạm Ngọc Thảo (là một tay khuynh đảo “hai mang,” cấp bậc Đại tá của quân đội cả 2 bên). Hai người bắt đầu đi liên lạc vận động với một số tướng lãnh thân tín thuộc đảng Cần Lao như các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Đỗ Cao Trí… để lập một kế hoạch đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm, với mục đích loại trừ vợ chồng ông cố vấn Ngô Đình Nhu, Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục và ông Ngô Đình Cẩn ngoài miền Trung nhưng giữ lại cụ Diệm – người mà ông HVL vẫn tôn vinh coi như là biểu tượng của chính nghĩa. Huỳnh Văn Lang đã nói với tướng Nguyễn Khánh là: mình đảo chính “ông cụ” để giữ “ông cụ”. [Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Một Chương Hồi ký, Tập Ba (trang 208 – 219). Tác giả Xuất bản 2001] [7]

      Với kế hoạch “đảo chánh nửa vời” ấy nhằm phân hoá một gia đình Họ Ngô vốn có truyền thống đoàn kết sắt son từ bao nhiêu thế hệ, phải nói là người chủ trương cuộc chính biến ấy đã quá “lãng mạn hoặc ngây thơ” và cũng chứng tỏ ông Huỳnh Văn Lang đã chẳng hiểu gì TT Ngô Đình Diệm, người mà ông được gần gũi và phục vụ trung thành trong suốt 9 năm và dĩ nhiên mưu đồ “đảo chánh” ấy của nhóm Lang – Thảo đã bất thành ngay từ trong trứng nước. [7]

      Để rồi chỉ ít lâu sau, một vụ chính biến quân sự khác nổ ra vào ngày 1/11/1963 của nhóm tướng lãnh Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Dương Văn Minh, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu do họ biết chớp lấy thời cơ của một tình hình đã chín muồi, đưa tới cái chết bi thảm của cả hai anh em ông Diệm ông Nhu, chấm dứt nền đệ Nhất Cộng Hoà.

      Hai tuần lễ sau, trên tờ Bách Khoa số 165 [15/11/1963], là một bài viết dĩ nhiên không phải của Huỳnh Văn Lang mà của một người ký tên Tiểu Dân –người dân bé nhỏ, với tiêu đề: Cảm nghĩ về sự cáo chung của một chế độ độc tài”– đó là một bài viết với văn phong trầm tĩnh, đã không nêu đích danh lên án hoặc kết tội bất cứ ai. Mở đầu bài viết với mấy dòng chữ“Một chế độ lỗi thời, phản tiến hoá, vừa bị đào thải. Một chế độ mới hướng về Tự Do thực sự, Dân chủ chân chính đang được xây dựng.”

      Bài viết dài 6 trang là một phân tích bài học của 9 năm về nền đệ Nhất Cộng Hoà, với nhận định rằng:“Nếu không đớn hèn thụ động thoả hiệp đầu hàng, thì không bao giờ có được chế độ độc tài. Nếu có chế độ độc tài như đã xảy ra trong 9 năm đau buồn – thì chính chúng ta bất cứ ai cũng đều có một phần trách nhiệm không nhỏ.” Và đây là câu kết luận của bài viết: “Một dân tộc thế nào thì có một chính quyền thế ấy.” “Và ta nên nghiền ngẫm chân lý này để đấu tranh xây dựng một  chế độ chân chính Dân Chủ và thực sự Tự Do.”[5]

NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÁNH CỦA BÁCH KHOA

      Tạp chí Bách Khoa trước và sau đổi tên 5 lần, dù có những tên khác nhau nhưng cơ bản tờ báo luôn luôn có hai chữ Bách Khoa xuyên suốt từ số 1 tới số 426. [6]

1/ Bách Khoa từ số 1 (15/1/1957) tới số 193-194 (15/1/1965];

3/ Bách Khoa Thời Đại từ số 195 (15/ 2/1965) đến số 312 (1/1/1970)

4/ Bách Khoa (trở lại tên BK), từ số 313-314 [15/1-1/2/1970) tới số 377 (15/9/1972]

5/ Bách Khoa Đặc San số 378 (1/10/1972) tới số 379 (15/10/1972)

6/ Bách Khoa Giai Phẩm số 380 (1/11/1972 tới số 426 (19/4/1975)

      Sở dĩ có sự thay đổi tên gọi như trên nhiều phần vì lý do chính trị: từ chế độ cũ / đệ Nhất Cộng Hoà sang chế độ mới / đệ Nhị Cộng Hoà, và cả do những đường lối thay đổi rất bất thường của các Bộ Thông tin và chính sách kiểm duyệt báo chí thời bấy giờ.

      Viết về tờ báo Bách Khoa, ai cũng nghĩ đó là tờ báo không nhận nguồn trợ cấp từ chính quyền điều đó đúng, nhưng nếu nói Bách Khoa không có khó khăn về tài chánh thì sai – vì kể từ sau đảo chính 1963, khi ông Huỳnh Văn Lang vướng vào vòng lao lý, nguồn thu nhập về quảng cáo không còn như trước, rồi thêm tình trạng lạm phát khiến mọi chi phí cho việc in ấn mỗi số Bách Khoa ngày một gia tăng, số độc giả Bách Khoa cũng lên xuống bất thường do thiên tai lũ lụt ngoài Trung, do biến động chính trị và tình hình chiến sự lan rộng khiến  đường bộ mất an ninh và Bách Khoa không phát hành ra miền Trung được – mà ai cũng biết miền Trung tuy nghèo nhưng lại là vùng có số độc giả tiêu thụ sách báo lớn nhất của cả nước. Nhà thơ Thành Tôn bấy lâu vẫn tình nguyện giúp phát hành sách báo ở miền Trung trong nhiều năm cũng đã cho biết như vậy.

      Khi Bách Khoa thực sự bước vào những giai đoạn khó khăn về tài chính. Lê Châu đã phải bươn trải, thay đổi nhà in, tìm nơi in với giá rẻ, và giảm thiểu mọi chi tiêu ở toà soạn để Bách Khoa có thể sống còn, đây là một khía cạnh “tài năng khác” của Lê Ngộ Châu ít được ai biết tới. Một điểm son khác của Bách Khoa, dù trong tình trạng thiếu hụt nào, chưa bao giờ Bách Khoa không chu toàn phần nhuận bút với các cây bút cộng tác trong nước.

      Bách Khoa giai đoạn đầu, báo in ở (1) Nhà in An Ninh, 44 Nguyễn An Ninh Sài Gòn, rồi một nhà in khác (2) Nhà in Văn Hoá 412-414 Trần Hưng Đạo Sài Gòn,

      Bách Khoa giai đoạn hai, chuyển qua (3) Nhà in Tương Lai, 133 đường Võ Tánh Sài Gòn, rồi cuối cùng là (4) Nhà in Trí Đăng, 21 Nguyễn Thiện Thuật Sài Gòn, từ số 332 tới 426 [1/11/1970 – 19/4/1975].

      Trên số BK 221 (15/3/1966), giữa những tin chiến sự nóng bỏng như: chiến tranh mở rộng ra miền Bắc, trận đánh lớn Đồng Xoài; toà soạn Bách Khoa ra thông báo: “vì giao thông đường bộ gián đoạn, báo chuyển ra miền Trung từ nay phải hoàn toàn gửi bằng đường hàng không, nên độc giả báo dài hạn, báo biếu xin gửi thêm 20đ tiền tem.”

      Nhà in Tương Lai trên đường Võ Tánh trước kia do trúng thầu in vé Số Quốc gia có lợi nhuận lớn, nên trong nhiều năm nhận in thêm Bách Khoa với giá rất phải chăng; nhưng khi mất nguồn thu nhập này, Tương Lai không còn có thể in Bách Khoa với giá thấp như trước, Bách Khoa đứng trước nguy cơ “xập tiệm”.

      May lúc đó có nhà văn nhà báo Nguiễn Ngu Í vốn là bạn thân lâu năm của anh Trí Đăng từ hồi còn ở Quảng Ngãi, giới thiệu Lê Ngộ Châu với nhà xuất bản Trí Đăng. Anh Trí Đăng, tên thật là Nguyễn Liên tuy gốc nhà giáo có bằng Cao học Triết Đại học Văn Khoa Sài Gòn nhưng lại thích hoạt động trong ngành xuất bản. Anh có nhà in lớn, lại đang thành công trong công việc xuất bản sách giáo khoa, nên Trí Đăng đã nhận in Bách Khoa với giá vốn nhưng anh LNC vẫn chưa hết khó khăn cho dù đã giảm thiểu tối đa mọi chi phí ở toà soạn, với nhân sự chỉ còn 3 người: vợ chồng Lê Châu – Nghiêm Ngọc Huân và một thư ký.

      Bách Khoa đang phát hành mỗi kỳ hơn 4 ngàn số báo, với 1000 độc giả dài hạn và khoảng 100 độc giả ở nước ngoài, nay số phát hành có lúc  xuống chỉ còn 1 ngàn, sau có tăng dần nhưng cũng không thể nào trở lại con số ban đầu. Giá báo phải tăng từ 8$ lên 12$  rồi 15$… Tới một lúc, để có thể sống còn, Bách Khoa phải cùng với các tạp chí khác như Văn, Tân Văn, Phổ Thông, Văn Học, đồng loạt tăng lên 20$ một số báo.

      Rồi từ số BK 378 [tháng 10 năm  1972], với Sắc luật 007* nghiệt ngã và kỳ quái, nhiều tờ báo đã phải đóng cửa và Bách Khoa đã  phải ra với hình thức Giai Phẩm, giá mỗi số Bách Khoa vẫn tăng liên tục từ 50$, 70$, 100$ rồi 120$, rồi 150$ từ số Giai phẩm 405, rồi 200$ từ số 406.

      * Sắc Luật 007/ 72 do TT Nguyễn Văn Thiệu ký ngày 5/8/1972, bắt buộc mỗi nhật báo phải đóng ký quỹ 20 triệu đồng (80 VN$ tương đương với 1US$ lúc đó), còn báo định kỳ tuần san, bán nguyệt san phải đóng ký quỹ 10 triệu đồng nếu tờ báo nào không nộp đủ số tiền đó, sẽ bị rút giấy phép ra báo. Sắc luật 007 còn có thêm quy định tờ báo nào bị tịch thu lần 2 sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Chỉ riêng khoản  phải đóng ký quỹ 10 triệu đồng, Bách Khoa vĩnh viễn từ đây không thể nào có giấy phép và chỉ có thể ra từng tập với số kiểm duyệt như một “giai phẩm”.

      Ngày Ký Giả đi ăn mày cuối năm Dần [8/9/1974], với hình ảnh một học giả Hồ Hữu Tường nón lá và bị gậy đi giữa đông đảo đoàn ký giả thuộc thế hệ trẻ hơn ông là một bi hài kịch cuối cùng của tự do báo chí miền Nam, mấy tháng trước ngày mất nước 30/4/1975. 

Hình 6: trái, hình bìa số Giai phẩm Xuân Ất Mão 1974 của hoạ sĩ  Văn Thanh; phải, trang sinh hoạt Bách Khoa với hình ảnh một học giả Hồ Hữu Tường đội nón lá và bị gậy đi giữa đông đảo đoàn ký giả thuộc thế hệ trẻ hơn ông là một bi hài kịch cuối cùng của tự do báo chí miền Nam, mấy tháng trước ngày mất nước 30/4/1975. [5]

      Trong số giai phẩm Xuân Ất Mão – cũng là số kỷ niệm 18 năm, Nhóm Chủ trương Bách Khoa viết: “Với số này, Bách Khoa đã bước sang năm 19 bằng những bước thực là chật vật và cực nhọc. Nói về giá giấy và chi phí ấn loát đã leo thang nhiều bậc thật dài, nói về mãi lực bạn đọc giảm sút đều đều, tháng này qua tháng khác… Cảm tình của bạn đọc có sức mạnh gây được niềm tin tưởng cho những anh em đã cộng tác và làm nên tờ Bách Khoa ngày nay, để hy vọng Bách Khoa còn đứng vững được trong những tháng sắp tới của năm mới, mặc dầu tình hình chiến sự đương khẩn trương hơn lúc nào hết, tình trng kinh tế mỗi ngày một khó khăn và tương lai của ngành xuất bản và báo chí thì tối tăm như đêm ba mươi Tết…” Đó là trang mở đầu ảm đạm của số giai phẩm Xuân Ất Mão – thay vì là một thiệp chúc Tết vui tươi.

      Thêm một may mắn nữa, Lê Ngộ Châu gặp được một quý nhân hỗ trợ: đó là nhà giáo Phạm Tấn Kiệt, bút hiệu Long Điền hay Phạm Long Điền, (do quê anh  ở quận Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu), Long Điền cũng từng viết một số bài cho Bách Khoa [từ 1974] với các đề tài như: Cụ Phan Văn Trường với tập Hồi Ký “Một chuyện âm mưu của người An-nam tại Paris [BK 405], Nhân Kỷ niệm Phan Chu Trinh, nhắc lại Vụ án Nguyễn An Ninh 48 năm về trước (1926) [BK 408-409], Thuyết Pháp Việt Đề Huề và nhóm La Cloche fêlée [BK 410]… Viết về nghiên cứu văn hoá, nhưng anh Long Điền Phạm Tấn Kiệt lại có bằng cử nhân Vật lý Đại học Khoa học Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, là Giám đốc Nha Nghiên Cứu và Kế hoạch Bộ Giáo dục, và ở cương vị ấy Phạm Long Điền đã có một “hành động rất nghĩa hiệp” vượt qua nguyên tắc, linh hoạt giúp Bách Khoa có được “bông giấy” từ Bộ Kinh Tế, với quy chế Bách Khoa được “in như một tài liệu sách giáo khoa”.

      Lê Ngộ Châu duy trì được tờ Bách Khoa sống còn là nhờ phần giúp đỡ “vô vị lợi” của nhà giáo Phạm Long Điền. Và chính nhà in Trí Đăng đã sử dụng nguồn giấy “bonus” này để in báo Bách Khoa. Tình hình tài chính Bách Khoa phần nào tạm ổn định từ đây, và Giai phẩm Bách Khoa đã sống cho tới Tháng 4/1975.

      *Anh Long Điền Phạm Tấn Kiệt bị kẹt ở lại ở Việt Nam sau 1975, do anh là một công chức cao cấp bộ Giáo Dục VNCH, cả hai vợ chồng là nhà giáo nhưng không được đi dạy học trở lại, sống rất khổ cực cho tới khi được con gái – là thuyền nhân, bảo lãnh sang định cư bên Canada và anh Long Điền đã mất sớm sau đó.



Hình 7: Toà soạn Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn, những năm đầu tiên, từ phải: với chủ nhiệm Lê Ngộ Châu (2006), Vũ Hạnh “Bút Máu”cán bộ cộng sản nằm vùng, học giả Nguyễn Hiến Lê (1984), kịch tác gia Vi Huyền Đắc “Kim Tiền” (1976), nhà báo Lê Phương Chi (2012), Võ Phiến “Người Tù” chống cộng (2015). Bách Khoa từng được nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan (1998) ví như một vùng xôi đậu. (nguồn: Chân Dung VHNT & VH 2017) [1

Hình 8: trái và giữa, bìa 2 số Bách Khoa Tết Mậu Thân 265 & 266 và Tân Niên 267 & 268 năm 1968 với chủ đề “Những người cầm bút viết trong khói lửa đầu năm”; Bách Khoa 426 ra ngày 19/04/1975, với hình bìa là một không ảnh chụp đoàn xe trên đường di tản hỗn loạn từ Cao nguyên về Nha Trang và đây cũng là số báo Bách Khoa cuối cùng. Bách Khoa có tuổi thọ 18 năm – bằng tuổi thọ báo Nam Phong của Phạm Quỳnh, trải qua 2 nền Cộng Hoà đầy biến động của miền Nam Việt Nam. [5]

      Từ nhà in Trí Đăng, anh Nguyễn Liên có nhận xét về anh Lê Ngộ Châu như sau: Điều hành tờ Bách Khoa trong bấy nhiêu năm, tuy anh Châu không có bài viết nào ký tên mình ngoài một bút danh chung “Bách Khoa”, nhưng tất cả các bài vở gửi đến đều được anh Châu trân trọng đọc. Khi tiếp nhận các bài vở đưa đến nhà in chúng tôi, nhìn bản thảo, tôi biết như thế. Bài nào được chọn đăng, đều có bút tích của anh Lê Châu sửa lại cho hoàn chỉnh, anh không bao giờ nói ra điều đó với ai.

      Với những tác giả mới, anh Lê Ngộ Châu có sự nhạy bén phát hiện tài năng và rồi cả gợi ý đề tài cho người viết. Anh Châu ẩn nhẫn làm công việc toà soạn bằng cái lòng chân thật yêu chữ nghĩa.  Kể cả các bài của những cây bút đã nổi danh vẫn được anh Châu chỉnh sửa, ngay với tác giả  khó tính như Bình Nguyên Lộc, vẫn được anh Châu edit lại, và anh BNL đã không có một lời than phiền. Ngoài ra, trong giao tế anh Châu rất ân cần với từng người. Với các người viết trẻ; anh vẫn thân ái “anh tôi” rồi, anh Châu nhớ cả ngày sinh, ngày giỗ của từng gia đình anh em, anh viết thơ tay thăm hỏi tới những người lính cầm bút nơi tiền đồn phương xa và trước sau anh được mọi người thương mến là như vậy.

Hình 9: Hình chụp tháng 7/1994 tại Universal Studio Hollywood, Universal City, California: từ phải, anh chị Nguyễn Liên / Trí Đăng, anh Lê Ngộ Châu, anh chị Võ Phiến. Nhà in Nhà Xuất bản Trí Đăng đã in báo Bách Khoa trong nhiều năm cho tới số báo cuốicùng, số 426 ngày 19/4/1975. [tư liệu Viễn Phố]

Nhà báo Nguiễn Ngu Í trong một chuyến đi xông đất “Tìm hiểu Nỗi lòng của Ban Biên Tập Bách Khoa”, khi tới thăm anh Lê Châu, phụ trách toà soạn báo… Trăm Khoa nhân dịp kỷ niệm 5 năm báo Bách Khoa, anh Nguiễn Ngu Í đã rất duyên dáng ghi lại cuộc nói chuyện với Lê Ngộ Châu:

      “Tân niên ! Quấy ry anh [Lê Ngộ Châu] lúc này, không để anh thoát khỏi – dù chỉ trong giây lát – cái bề bộn, cái bận rộn, cái cứ như thế mãi cũng là một điều nên làm.

      – Này anh, người ta đồn “động Bách Khoa” là một động của ông già bà cả trên dưới 40, một nhóm người cửa đóng then gài… kín mít, chỉ chơi riêng với nhau.

      Mặt lúc nào cũng tươi của anh lại càng tươi, vì thấy câu hỏi sao mà dễ trả lời thế. Anh lấy một số Báck Khoa kỉ niệm có sẵn trước mặt đưa cho tôi và nói:

      – Đây, anh xem lại, tác giả số bài đăng trên số Bách Khoa có những người trên bốn mươi mà cũng có rất nhiều người dưới ba mươi, hai mươi…

Ngừng một chút anh lại tiếp:

      – Tuy nhiên trẻ già, mới cũ, đâu có phải chỉ tuỳ thuộc ở số tuổi. Chính anh đã từng dự trại Hè Sinh viên mà trẻ trung hơn cả nhiều anh chị em sinh viên đấy! Chỉ cần xem lại những số Bách Khoa kỉ niệm trong 5 năm qua cũng đủ thấy một số lớn cây bút lúc đầu đã lần lần nhường chỗ cho mấy cây bút tới sau và mỗi năm Bách Khoa lại được thêm một số cây bút cộng tác khác với năm trước.

      Thêm nữa anh còn lạ gì, để tránh thành kiến chủ quan, Bách Khoa không có một chủ bút, mà có cả một “tập đoàn chủ bút”. Anh em trong toà soạn và những bạn bè cộng tác thường xuyên chia nhau đọc bài hợp với sở trường hoặc ngành chuyên môn của mình, rồi sau đó tập thể quyết định đăng hay không. Như vậy tinh thần bè phái trong Bách Khoa không thể có, mà thực tế Bách Khoa lúc nào cũng mở rất rộng cửa để mời đón các bạn cộng tác mới, nhất là các bạn văn nghệ, vì chúng ta vẫn mong muốn tờ báo “phản ánh được mọi xu hướng nghệ thuật dị biệt ngày nay.”

      – Anh được đọc tất cả các bài gửi về, anh có gặp những vui buồn gì ? Và anh đọc nhiều bài thế có thấy mệt không ?

      – Cái mệt phải đành thôi, tôi xin miễn nói. Nghề nào cũng có cái mệt của nghề ấy. Thấy bài đến nhiều là mình đã vui rồi, vui vì được nhiều người tìm đến,và khi mở bao mở bì ra đọc là lòng hồi hộp, chỉ mong gặp được bài hay để đăng mà thôi. Và tự nhiên nếu không được cái may mắn ấy, thì sao khỏi buồn đôi chút. Ân hận nhất là vì số trang có hạn và báo nửa tháng mới có một kỳ, nên nhiều bài thực giá trị mà vẫn phải để lần lữa mãi không sao đăng được ngay vì kẹt nhiều bài, mà cũng vì chủ trương của Bách Khoa vốn vẫn dành ưu tiên cho các bài có tính thời sự.

      – Sao rồi chẳng ai được đọc bài nào kí tên anh cả ?

      – Tôi có nhiệm vụ làm cho tờ báo thành hình, và đăng được đa số bài các anh em cùng các bạn xa gần gửi đến. Tất nhiên khi nào phải có thừa chỗ mới đến lượt tôi được.

(hết trích, BK 123, 15/2/1962, trang 106-109) [5]

      “Tập đoàn chủ bút”: đó chỉ là cách nói khiêm cung của Lê Châu, anh muốn nói tới tinh thần làm việc hài hoà của các thành viên trong toà soạn Bách Khoa. Thực ra, anh Châu rất nhậy bén khi đọc tất cả các bài viết và  tìm ra các bài hay để chọn đăng, chỉ trừ một vài bài có nội dung chuyên môn cao thì anh mới tham khảo một chuyên gia khác có thẩm quyền để có được một “ý kiến thứ hai” nhưng chọn đăng hay không quyết định cuối cùng vẫn là chủ nhiệm Lê Châu.

      Kinh nghiệm của người viết [Ngô Thế Vinh], trong bài “Đàm Thoại với Ngô Thế Vinh từ Vòng Đai Xanh tới Mặt Trận ở Sài Gòn”, đăng trong số Bách Khoa 370, ngày 1/6/1972 là do anh chính chủ nhiệm Lê Ngộ Châu thực hiện tại toà soạn nhưng khi báo ra chỉ ghi là Bách Khoa (khiến sau này, có nhà nghiên cứu văn học cũng tưởng rằng đó là bài PV của nhà báo Nguiễn Ngu Í, vì anh Nguiễn Ngu Í là người thường xuyên thực hiện các cuộc phỏng vấn cho báo Bách Khoa trong nhiều năm).

      Ai cũng thấy rằng nếu không có cái “nhẫn” và tài điều hành khéo léo của anh Lê Ngộ Châu thì tờ Bách Khoa đã không thể tồn tại lâu đến như vậy. Bộ báo đồ sộ 426 số Bách Khoa sẽ là nguồn tư liệu quý giá để tham khảo về văn hoá, xã hội, rất có giá trị cho các thế hệ sau về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Miền Nam. 

MỘT BÁCK KHOA TAN TÁC SAU 1975

      Trước ngày mất Sài Gòn, Võ Phiến và Lê Tất Điều do có làm việc cho Đài Mẹ Việt Nam nên được kể trong số nhân viên của Đài được Mỹ lo cho di tản trước. Chứng kiến một Võ Phiến hai lần khóc khi phải ra đi vì biết không có ngày trở về, lần thứ nhất với Lê Ngộ Châu nơi toà soạn Bách Khoa ngày 23/4/1975, rồi lần thứ hai với Lê Tất Điều trên con tàu Challenger ngày 29/4/1975 khi rời đảo Phú Quốc. Một số những văn nghệ sĩ khác cũng may mắn thoát đi được, có thể kể thêm như Viên Linh Hóa Thân, Túy Hồng Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Thanh Nam Bóng Nhỏ Đường Dài, Vũ Khắc Khoan Thần Tháp Rùa, Nghiêm Xuân Hồng Người Viễn Khách Thứ 10, Mặc Đỗ Siu Cô Nương nhóm Quan Điểm, rồi cả Phạm Duy Con Đường Cái Quan

      Thế còn những người ở lại thì sao?

      Ngày 5 tháng 5, 1975, Lê Ngộ Châu đã kinh hoàng khi nghe tin một trong những cây viết lâu năm của Bách Khoa, Phạm Việt Châu tác giả loạt bàiTrăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã tuẫn tiết ngay tại tư gia khi cộng sản tiến chiếm Sài Gòn. Cái chết rất sớm và tức tưởi của một học giả có viễn kiến về lịch sử dân tộc, với sức sáng tạo đang sung mãn mới bước vào tuổi 43, đã như một hồi chuông báo tử cho rất nhiều tang thương diễn ra sau đó.

      Rồi cũng vào một ngày đầu tháng 5, 1975, khi chưa đi trình diện cải tạo, người viết tới thăm anh Lê Ngộ Châu, và đã gặp hai đứa con Vũ Hạnh trong bộ bà ba đen, tay cuốn băng đỏ, tới tòa báo Bách Khoa. Trước khách lạ, đứa con gái bằng một giọng hãnh tiến, nói với anh chị Lê Ngộ Châu: “Tụi con mới từ Hóc Môn về, cả đêm qua đi kích tới sáng.” Hình ảnh của đám nằm vùng cùng với đám “cách mạng 30” không khác một “phó bản” của một đám Vệ binh Đỏ của Mao trong cuộc cách mạng văn hoá, chúng đi reo rắc kinh hoàng giữa một Sài Gòn đang hoảng loạn lúc bấy giờ. Cũng chính những đám này là thành phần kích động chủ lực trong chiến dịch lùng và diệt tàn dư văn hóa Mỹ Nguỵ”, chúng dẫm đạp những cuốn sách, nổi lửa đốt từng chồng sách rồi tới cả tới những kho sách. Những cuốn sách mà đa phần chúng chưa hề đọc, trong đó có cả một tủ sách “Học Làm Người” của học giả Nguyễn Hiến Lê.

      — Hoạ sĩ lập thể Tạ Tỵ, BS Trần Văn Tích hai người có bài viết trên số báo Bách Khoa 426 cuối cùng không thoát đi được, đã cùng với hầu như toàn thể các văn nghệ sĩ miền Nam, lần lượt trước sau bị bắt đưa vào các trại tù cải tạo của CS.

      — Nhà thơ nhà giáo Vũ Hoàng Chương, cùng thời với thi sĩ Hoàng Cầm, Hữu Loan  ngoài miền Bắc, có nhiều bài thơ đặc sắc đăng trên Bách Khoa cho tới 1975, cũng bị CS bắt giam tù trong khám Chí Hoà, và chỉ được thả ra khi sắp chết, và ông đã chết tại nhà 5 ngày sau.

      — Học giả Nguyễn Hiến Lê, người viết nhiều nhất trên Bách Khoa, tới 1975 đã xuất bản tác phẩm thứ 100, bắt đầu phải sống qua những trải nghiệm đắng cay và vỡ mộng với những người cộng sản và mặt trận giải phóng mà bao năm trước đó ông đã không dấu mối thiện cảm và cả sự ngưỡng mộ. 

      — Lê Ngộ Châu, tuy không bị bắt đi tù cải tạo nhưng bị vô hiệu hoá, thư viện phong phú của Bách Khoa một đời ông dày công sưu tập cũng không giữ được và cuối cùng cũng phải nộp cho Hai Khuynh tức Nguyễn Huy Khánh, là một trong “ngũ hổ tướng” của Thành uỷ Sài Gòn lúc bấy giờ. Sau này, cũng những cuốn sách ấy với cả thủ bút các tác giả ký tặng anh, đã được thấy bày bán nơi mấy tiệm sách cũ, mà các khách tìm mua có cả những  học giả từ miền Bắc vào. Nhà văn Thế Phong, trước 1975 nổi tiếng với Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục, in ronéo, đã kể lại cũng chính Thế Phong tìm mua lại được hầu như toàn bộ tác phẩm của mình xuất bản trước 1975 với thủ bút đề tặng Lê Ngộ Châu. Ai cũng hiểu rằng đó là niềm đau sót  sâu thẳm của Lê Ngộ Châu mà anh không bao giờ anh nói ra.  

Hình 10: Sau 1975 nhiều khách từ Hà Nội vào Nam đều muốn tới thăm toà soạn Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng, Sài Gòn; hình trái, chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu (2006), học giả Đào Duy Anh (1988), ông Nguyễn Hùng Trương (2005), giám đốc nhà sách Khai Trí, 62 đường Lê Lợi Sài Gòn; hình phải, Lê Ngộ Châu, nhà thơ Cù Huy Cận (2005), tác giả Lửa Thiêng, đảng viên cộng sản kỳ cựu và là Bộ trưởng Văn hoá Giáo dục chính phủ CHXHCN Việt Nam. [tư liệu của Viễn Phố]

Vũ Hạnh, tên thật Nguyễn Đức Dũng còn có thêm bút hiệu cô Phương Thảo, tuy được biết từ lâu là một cán bộ CS nằm vùng trong Bách Khoa, từng bị bắt vào tù nhiều lần, nhưng đều được các văn hữu “với tấm lòng” cứu ra, trong số đó phải kể tới Linh mục Thanh Lãng chủ tịch Văn bút, chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã vận động để Vũ Hạnh được thả ra để rồi sau đó Vũ Hạnh lại công khai hoạt động. Sau 30/04/1975 Vũ Hạnh chính thức lộ diện là một cán bộ cộng sản và như một hung thần, Vũ Hạnh lập thêm công trạng bằng cả một danh sách chỉ điểm cho “cách mạng” truy lùng bỏ tù hầu hết các văn nghệ sĩ miền Nam còn kẹt ở lại, trong đó có cả những người đã từng ký tên đòi trả tự do cho Vũ Hạnh khi đang trong vòng lao lý.

Sau 1975, nhiều nhà văn nhà báo miền Nam ấy đã chết rũ trong tù như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Dương Hùng Cường… hay vừa ra khỏi nhà tù thì chết như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương. Nếu còn sống sót, đều nhất loạt phải gác bút: Dương Nghiễm Mậu Nhan Sắc sống bằng nghề sơn mài, Lê Xuyên Chú Tư Cầu ngồi bán thuốc lá lẻ ở đầu đường, Trần Lê Nguyễn tác giả kịch Bão Thời Đại thì đứng sạp bán báo để độ nhật, Nguyễn Mộng Giác Đường Một Chiều làm công nhân sản xuất mì sợi, Trần Hoài Thư Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi ba năm ở tù ra trở thành Người Bán Cà Rem Dạo.

       Vũ Hạnh, tuổi đã ngoài 80 rồi 90, như một đao phủ bao nhiêu năm sau vẫn không nương tay tiếp tục viết các bài đấu tố những người cầm bút còn ở lại. Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, là những nạn nhân điển hình khi  Công ty Phương Nam cho in lại mấy cuốn sách chỉ có tính cách văn học của Dương Nghiễm Mậu.

Vũ Hạnh của Bút Máu viết: “Sách của Dương Nghiễm Mậu thì nổi bật tính phản động tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của bọn đế quốc xâm lược, còn sách của Lê Xuyên là tính đồi trụy.” Vũ Hạnh viết tiếp: “Vì những lẽ đó, rất nhiều bức xúc, phẫn nộ của các bạn đọc khi thấy Công ty Phương Nam ấn hành sách của ông Dương Nghiễm Mậu… Đem những vũ khí độc hại ra sơn phết lại, rêu rao bày bán là một xúc phạm nặng nề đối với danh dự đất nước.” Và rồi cũng Vũ Hạnh kể lể: “các tác giả Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên sống lại ở thành phố này vẫn được đối xử bình đẳng, không hề gặp bất cứ sự quấy phiền nào.” (Sài Gòn Giải Phóng, 22/4/2007).

“Ngày Xưa Vũ Hạnh” cộng sản nằm vùng vẫn được sống thênh thang, vẫn được đối xử như một nhà văn, được quyền tự do phát biểu (Lý Đợi, talawas 10.5.2007) “Ngày Nay Vũ Hạnh” bên thắng cuộc – tên bộ sách của Huy Đức, thì vô cảm vênh váo, là tiếng nói hung hãn nhất trong Hội đồng đánh giá Văn Học Miền Nam tại Thư Viện Quốc Gia. Vẫn một cliché, vẫn một khẩu hiệu tung hô không suy suyển: “tác giả là gốc ngụy, nội dung tác phẩm là nô dịch phản động đồi trụy”. Vũ Hạnh xấp xỉ tuổi Võ Phiến, nay sắp bước vào cái tuổi 90 vẫn cứ nhân danh “đảng ta, chèo lái con thuyền chở đạo” vẫn không ngừng truy đuổi cả những thế hệ nhà văn trẻ nối tiếp có khuynh hướng tự do, điển hình qua bài viết phê phán Nhã Thuyên và Nhóm Mở Miệng với hai cây bút nổi trội là Lý Đợi và Bùi Chát (Thấy gì từ một luận văn sai lạc, Văn Nghệ 29/2013).

Có lẽ tấn thảm kịch của Vũ Hạnh cũng như những người cộng sản tha hóa bước vào Thế Kỷ 21 là sự “ngụy tín / mauvaise foi” họ sống với hai bộ mặt, vẫn không ngừng hô hào cổ võ cho điều mà họ không còn chút tin tưởng.  Vũ Hạnh vẫn không ngưng nặng lời chửi rủa Mỹ, nhưng rồi vẫn gửi con cái trưởng thành sang sống ở Mỹ; Vũ Hạnh vẫn được ra vào nước Mỹ như một con người tự do.

Vũ Hạnh, trong một lần qua Mỹ thăm con ở nam California, đã viết thơ cho anh Trí Đăng tha thiết ngỏ ý muốn được gặp Võ Phiến, nhưng lời yêu cầu ấy đã bị Võ Phiến và gia đình dứt khoát từ chối.

NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA LÊ NGỘ CHÂU

      Tên tuổi Lê Ngộ Châu, nơi địa chỉ 160 Phan Đình Phùng đối với nhiều người là một  điểm hẹn đáng tin cậy. “Từ Calfornia, khi cần tìm lại một số bài viết từ trước 1975, tôi – người viết nghĩ ngay tới Lê Ngộ Châu và được anh cho biết sau 1975, tủ sách đầy đủ của toà soạn Bách Khoa anh đã không còn giữ lại được nhưng anh vẫn hứa sẽ cố giúp. Anh hỏi nhiều người, cuối cùng anh nhờ được LM Nguyễn Ngọc Lan, Dòng Chúa Cứu Thế và sau đó tôi đã có được đầy đủ các bài viết trên bộ báo Trình Bày; và rồi tuyển tập truyện ngắn Mặt Trận ở Sài Gòn do Văn Nghệ của anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết xuất bản lần đầu tiên ở hải ngoại 1996 do có sự nhiệt tình giúp đỡ của anh Lê Châu.”

      Đỗ Nghê / Đỗ Hồng Ngọc là cháu của nhà văn Nguyễn Ngu Í, vẫn còn nhớ tới lời khuyên của anh Lê Châu: “Anh Ngọc viết được gì thì viết ngay bây giờ đi (lúc đó Đỗ Nghê 60 tuổi, anh Lê Ngộ Châu đã 80), đừng để như tôi, biết bao nhiêu chuyện hay thú vị ở toà soạn Bách Khoa, định viết mà rồi không còn viết được nữa.”

      Tuy nói vậy, nhưng từ nhiều năm trước, mỗi lần có dịp gặp anh Lê Châu tôi đều có nhắc như một gợi ý là anh nên viết một hồi ký hành trình 18 năm với Bách Khoa, thì anh Châu chỉ dí dỏm trả lời bằng một câu hỏi khác: “Anh Vinh khi về bên đó hỏi Võ Phiến có cho tôi viết hay không?”  Ý tại ngôn ngoại, ai cũng hiểu rằng anh Châu muốn nói tới những quan hệ linh tinh giữa các nhà văn nam nữ và Bách Khoa thì như một trạm giao liên và Lê Châu thì rất kín đáo, không bao giờ nói ra.

      Chuyện dật sự bây giờ mới kể, là sau khi đã phải “hiến” thư viện Bách Khoa cho Hai Khuynh, Lê Châu nghĩ tới tình huống căn nhà 160 Phan Đình Phùng nơi anh cư ngụ bất cứ lúc nào có thể bị công an tới khám xét. Chuyện sau 1975 mà ai cũng biết, ngay như với Giáo sư Y khoa Phạm Biểu Tâm, một tên tuổi lớn của trí thức miền Nam mà chế độ mới đang rất cần ông trong những năm đầu nhưng họ vẫn không bao giờ tin ông. Bằng cớ là căn nhà của GS Tâm trên đường Ngô Thời Nhiệm, giữa thanh thiên bạch nhật, ít nhất đã hai lần bị công an thành phố xông vào lục xét. Và cứ sau một lần như vậy, không phát hiện được gì thì Thành Ủy đã lại đứng ra xin lỗi coi đó chỉ là hành động sai trái của thuộc cấp. Sự giải thích ấy thật ra chỉ là hai bản mặt của chế độ.

      Không thể nói anh Lê Ngộ Châu không hiểu cộng sản, nên còn bao nhiêu thư từ chung và riêng của Bách Khoa đã giữ gìn bấy lâu, anh cẩn thận xếp để vào trong hai hộp giấy, đem tới gửi nơi nhà chị Nguyễn Khoa Diệu Chi, vợ nhà văn Nguyễn Mộng Giác bên Thị Nghè. Năm 1990, khi chị Diệu Chi và con gái sắp đi đoàn tụ với chồng bên Mỹ, hàng trăm bức thư cả chung và riêng ấy – như một phần lịch sử của Bách Khoa, có tính văn học hay không, thì tất cả cũng đã trở thành tro than, thả về cho người trăm năm cũ.

      Trần Hoài Thư viết về chủ nhiệm Bách Khoa: Lê Ngộ Châu mà tôi được biết trong vài lần ghé thăm tòa soạn Bách Khoa: (1) Mỗi tác giả đều có một hồ sơ riêng (folder), bài không đăng, có thể lấy lại từ tòa sọan. (2) Ông không ngại đọc bản thảo viết tay quá xấu, như trường hợp cá nhân tôi, vì ngón tay cầm viết bị miểng lựu đạn cắt nên chữ viết rất khó đọc, vậy mà ông không nề hà. Ông cầm cái kính lúp soi từng hàng chữ, rồi sửa lại chi chít, trước khi đưa chị Châu đánh máy, anh không hề than một tiếng… Điều đó chứng tỏ ông rất trân trọng sự đóng góp của người viết. Tôi nghĩ nếu Bách Khoa không có ông Ngộ Châu thì không biết có Hoàng Ngọc Tuấn, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Trùng Dương, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ? Riêng bản thân tôi, tôi sẽ nói nếu không có Bách Khoa, không có ông Ngộ Châu thì chắc chắn tôi sẽ không có dịp đi vào con đường chữ nghĩa như ngày hôm nay.” [2]

VẪN MỘT LÊ NGỘ CHÂU CỦA HÒA GIẢI

Năm 1994, Lê Ngộ Châu đưa người con gái thứ hai sang Mỹ định cư. Với 18 năm điều hành tờ Bách Khoa, anh Châu có rất nhiều bạn và Võ Phiến có lẽ là người anh thân thiết nhất. Trong chỗ rất riêng tư, khi biết giữa Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác, có vấn đề” trong sự chuyển tiếp tờ Văn Học Nghệ Thuật sang tờ Văn Học. Cả hai cùng là người Bình Định,nhưng với cái tình đồng hương ấy cũng không sao tránh được trục trặc trong điều hành tờ Văn Học, khi mà Võ Phiến còn đứng tên chủ nhiệm và Nguyễn Mộng Giác là chủ bút. Rất bén nhạy, Lê Ngộ Châu cảm thấy ngay được sự “nghẽn mạch” giữa hai anh em. Anh sốt sắng đóng vai “hòa giải” – vẫn chữ của Lê Ngộ Châu.

Rồi như một cái cớ, tôi tổ chức buổi họp mặt tiếp đón anh Lê Ngộ Châu tại một clubhouse, nơi tôi cư ngụ trên đường Bellflower, Long Beach. Dĩ nhiên có anh Võ Phiến và Nguyễn Mộng Giác và có khoảng hai chục thân hữu quen biết anh Lê Ngộ Châu và tạp chí Văn Học có mặt hôm đó: các anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, Từ Mai Trần Huy Bích, Trúc Chi, Thạch Hãn Lê Thọ Giáo, Khánh Trường, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy… Chỉ riêng cái tình “tha hương ngộ cố tri” ấy, qua những trao đổi, như từ bao giờ anh Lê Ngộ Châu vẫn lối nói chuyện vui dí dỏm và duyên dáng, anh đã như một chất xi-măng nối kết mọi người. Và cũng để hiểu tại sao, trong suốt 18 năm, anh Lê Ngộ Châu đã điều hợp được tờ Bách Khoa, vốn là một vùng xôi đậu phức tạp như vậy.

Đó là lần thăm Mỹ duy nhất 1994 của anh Lê Ngộ Châu, cũng như giám đốc Nhà sách Khai Trí, nhưng rồi cả hai đều chọn trở về sống ở Sài Gòn. Năm 2001, trong dịp trở lại thăm Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi gặp lại anh Lê Ngộ Châu nơi tòa soạn Bách Khoa ngày nào, anh vẫn nhớ và nhắc tới buổi gặp gỡ “hoà giải” hôm đó.

Hình 11: Ngô Thế Vinh tổ chức buổi họp mặt tiếp đón tiếp anh Lê Ngộ Châu 30/10/1994 tại một clubhouse trên đường Bellflower Long Beach, từ trái: Nghiêu Đề (1999), Võ Phiến (2015), Bùi Vĩnh Phúc, Hoàng Khởi Phong, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Mộng Giác (2012), Trúc Chi Tôn Thất Kỳ, Như Phong Lê Văn Tiến (2001), Lê Ngộ Châu (2006), Lưu Trung Khảo (2015), Trần Huy Bích. [photo by Ngô Thế Vinh]

Hình 12: Hình chụp tháng 7/1994 tại nhà anh chị Võ Phiến, từ trái, Ngô Thế Vinh, Lê Tất Điều, anh chị Võ Phiến, anh Lê Ngộ Châu, Gs Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Mạnh. [tư liệu Ngô Thế Vinh]

Hình 13: Chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu tới thăm nhà văn Linh Bảo tại Thành phố Giữa Đường / Midway City  (1995); từ phải, Ngô Thế Vinh, Linh Bảo, Lê Ngộ Châu, Võ Phiến. [tư liệu Ngô Thế Vinh]

Hình 14: Anh Lê Ngộ Châu trong chuyến thăm bạn hữu ở California (1994), từ trái, Dohamide / Đỗ Hải Minh (cây bút chuyên khảo về văn minh Champa trên Bách Khoa ngày nào), Lê Ngộ Châu, Ngô Thế Vinh, Võ Phiến. [tư liệu Ngô Thế Vinh]

Hình 15: Sau lần gặp anh Lê Ngộ Châu ở Mỹ (1994), 5 năm sau gặp lại anh tại toà soạn Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, anh Lê Châu còn rất tráng kiện và minh mẫn ở tuổi 76; từ phải: Lê Ngộ Châu và Ngô Thế Vinh. [photo by Nghiêm Ngọc Huân 11/1999]

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BÁCH KHOA [6]

Hình 16a: Khi toàn bộ báo 426 số báo Bách Khoa được sưu tập và số hoá (2017) thì Lê Ngộ Châu đã mất trước đó 11 năm, thọ 84 tuổi (1923-2006), với thời gian, tên tuổi Lê Ngộ Châu vẫn toả sáng, được các cây bút cộng tác xem Lê Ngộ Châu như “linh hồn” của báo Bách Khoa cho tới năm 1975. [5]

Hình 16b: trái, đĩa DVD chứa toàn bộ 426 số báo Bách Khoa được số hoá / digitalized hoàn tất ngày 15/10/2017 do công trình sưu tập của chị Phạm Lệ Hương [6], là một thủ thư lâu năm và anh Phạm Phú Minh chủ bút Diễn đàn Thế Kỷ. [5] phải, Phạm Lệ Hương và Phạm Phú Minh đang cắt bánh mừng bộ đĩa Bách Khoa đã thành tựu. Sau đó bộ báo Bách Khoa được lưu trữ / phổ biến miễn phí trên Thư viện Người Việt Online với link https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNguoiViet/BachKhoa.php  [tư liệu Ngô Thế Vinh]

      Phục hồi Di sản Văn học Miền Nam là mối ưu tư của nhiều người, trong đó có phần tìm lại toàn bộ báo Bách Khoa và đó là công lao của hai khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh hoạt văn học ở hải ngoại: chị Phạm Lệ-Hương và anh Phạm Phú Minh. Cả hai đã rất thành công trong việc tổ chức cuộc Hội Thảo về Tự Lực Văn Đoàn, Hội Thảo Trương Vĩnh Ký với việc xuất bản cuốn Kỷ yếu TLVĐ, Kỷ yếu Triển Lãm và Hội Thào Trương Vĩnh Ký là những tài liệu được đánh giá rất cao cả ở bên trong và ngoài nước. Cuộc hành trình đi tìm Bách Khoa không đơn giản, với công sức đóng góp của nhiều người khác nữa nhưng kết quả cuối cùng là toàn bộ 426 số báo Bách Khoa được sưu tập trọn vẹn, được số hoá và upload lên internet. Kể từ đây, Bách Khoa đã phục sinh, để cùng sống với những thế hệ mai sau xa hơn cả “tam bách dư niên hậu”. [6]

*

      Lê Ngộ Châu mất ngày 24/9/2006 năm Bính Tuất tại Sài Gòn, thọ 84 tuổi. Linh cữu được quàn tại Nhà tang lễ Thành phố trên đường Lê Quý Đôn Quận 3 Sài Gòn. Ông được an táng trong khu đất riêng của chùa Phổ Chiếu, Gò Vấp. [Hình 17b] Lê Ngộ Châu đã để lại rất nhiều tiếc thương cho những người từng được quen biết và làm việc với ông. Nguyễn Minh Hoàng, một dịch giả cộng tác viên lâu năm của Bách Khoa ngày nào, đã viết hai câu thơ viếng cảm động trong sổ tang của gia đình Lê Ngộ Châu:

Duyên nợ Bách Khoa, anh vội ra đi, mây chiều gió sớm,       

Cuộc đời dâu biển, tôi còn ở lại, ra ngẩn vào ngơ…

Hình 17a: Bà Nghiêm Ngọc Huân Lê Ngộ Châu, và các ông Lê Phương Chi, Trần Văn Chánh, Dũ Lan Lê Anh Dũng tại nhà tang lễ Thành phố Chủ Nhật 24/09/2006. [4]

Mang Viên Long, một nhà thơ trẻ miền Trung từng viết cho Bách Khoa, nay  vẫn còn nhớ ngày anh Lê Ngộ Châu mất: “Hôm nay – gần đến ngày giỗ thứ 5 của Anh, nơi chốn quê nhà quạnh hiu này – tôi lại nhớ anh: “Một nhà báo chân chính, tài năng , và vô cùng độ lượng đã suốt đời hy sinh cho sự nghiệp văn học! Xin được thắp cho anh một nén hương muộn nhưng rất chí tình.”

Hình 17b: mộ bia Lê Ngộ Châu, anh được chôn cất trong nghĩa trang gia đình nơi sân sau ngôi chùa Phổ Chiếu, địa chỉ : 93/1023 Nguyễn Văn Lượng, P.6, Quận Gò Vấp, Sài Gòn. [photo by L.A. 05/2021]

      Bài viết này như một tưởng niệm 98 năm sinh của anh Lê Ngộ Châu. Để kết luận, có thể nói rằng: nếu không có chủ nhiệm sáng lập Huỳnh Văn Lang, sẽ không có một tờ báo mang tên Bách Khoa từ 1957. Nhưng nếu không có được cái “nhẫn” và tài năng điều hành toà soạn 160 Phan Đình Phùng của Lê Ngộ Châu, sẽ không có một tạp chí Bách Khoa khởi sắc với 426 số báo với tuổi thọ 18 năm cho tới 1975 và cũng sẽ  không có một bộ báo Bách Khoa như một công trình văn hoá đồ sộ của miền Nam để lưu lại cho các thế hệ mai sau và chúng tôi vẫn mãi biết ơn Anh.

NGÔ THẾ VINH

California 26/06/2021

[Tưởng niệm 98 năm sinh Lê Ngộ Châu]

THAM KHẢO:

 1/Ngô Thế Vinh. Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá.

Việt Ecology Press 2017

2/Trần Hoài Thư. Thư Quán Bản Thảo số 48, chủ đề viết về tạp chí Bách Khoa

https://tranhoaithu42.com/tqbt-so-48-tap-chi-bach-khoa/

3/Đặng Tiến. Ông Lê Ngộ Châu, 160 Phan Đình Phùng.

https://damau.org/9238/le-ngo-chau-160-phan-dinh-phung

4/Dũ Lan Lê Anh Dũng. Vĩnh biệt ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu. http://vietsciences.free.fr   

5/ Phạm Phú Minh. Bách Khoa điện tử Toàn tập [từ số 1 tới 426], Thư Viện Người Việt Online. https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNguoiViet/BachKhoa.php

6/ Phạm, Lệ-Hương. Hành trình đi tìm Bách Khoa. Phỏng vấn cá nhân.

Huntington Beach 21/6/2021. – p.16

7/ Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Một Chương Hồi ký, Tập Ba ([trang 208 – 219). Tác giả Xuất bản 2001

Bàn về những ‘ngụy biện’ liên quan đến ‘vaccine made in Vietnam’

Một số bạn cho rằng trong tình hình ‘dầu sôi lửa bỏng’ hiện nay thì vaccine nội địa có thể cứu người, không nên chờ ‘vaccine xịn’. Họ viện dẫn rằng vaccine Ấn Độ, Nga và Tàu vẫn được chấp nhận mà chưa qua thử nghiệm giai đoạn III, vậy thì tại sao ‘vaccine made in Vietnam’ không được phê chuẩn? Những biện minh như vậy, theo tôi, là nguỵ biện và không có cơ sở khoa học.

Vấn đề bàn là gì?

Tôi nghĩ cần phải xác định câu hỏi hay vấn đề đang bàn để khỏi sa đà vào những bàn luận lạc đề. Theo tôi, vấn đề mà công chúng (và cả giới khoa học) quan tâm hiện nay là vaccine made in VN có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, và an toàn hay không?

Để biết vaccine có hiệu quả hay không thì cần phải làm nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học thì đi từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật, và thử nghiệm trên người. Thử nghiệm trên người phải qua 3 giai đoạn I, II và III. Giai đoạn I và II chủ yếu là để đánh giá mức độ an toàn của vaccine, giai đoạn III là để đánh giá hiệu quả (và cả an toàn) của vaccine.

Đã nghiên cứu khoa học thì phải minh bạch. Minh bạch hiểu theo nghĩa nhà nghiên cứu phải công bố kết quả trên các tập san có bình duyệt (peer-review). Không chỉ công bố kết quả, nhà nghiên cứu còn có nghĩa vụ phải công bố dữ liệu gốc, mã máy tính, đề cương nghiên cứu, và kế hoạch phân tích thống kê (nếu nghiên cứu ở giai đoạn III). Đây là qui trình chuẩn trong nghiên cứu khoa học về vaccine và thuốc. Các vaccine của các nhà sản xuất Pfizer, Moderna, AstraZeneca (AZ) đều phải qua các công đoạn đó.

Do đó, chúng ta đã thấy dữ liệu về hiệu quả và an toàn của các vaccine hiện hành (Pfizer, Moderna, AZ). Nhưng chúng ta không biết — và chúng ta muốn biết — Nanocovax có hiệu quả và an toàn như các vaccine hiện hành.

Vấn đề không phải là thích hay không thích hàng nội địa. Vấn đề cũng không phải là tại sao không dùng vaccine nội địa. Nếu có chứng cớ cho thấy vaccine nội địa thì các câu hỏi trên không cần đặt ra. Vấn đề, do đó, là vaccine made in Việt Nam có hiệu quả và an toàn hay không.

Thế nhưng trong thực tế có nhiều người cố tình đánh lạc hướng vấn đề bằng những bình luận rằng (i) Việt Nam đang trải qua một đại dịch rất phức tạp, mà họ mô tả là ‘dầu sôi lửa bỏng’; (ii) rằng người ta đang chết mà ở đó nói chuyện khoa học; rằng (iii) rằng các nước như Nga, Ấn Độ phê chuẩn vaccine của họ trước khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.

Nhưng tôi e rằng những bình luận này không làm sáng tỏ vấn đề, mà sa đà vào những nguỵ biện. Chúng ta thử bàn qua các nguỵ biện đó xem sao.

Nguỵ biện dựa vào cảm tính (argumentum ad passiones).

Đây là cách nói dịch bệnh đang ở tình trạng ‘dầu sôi lửa bỏng’ để biện minh cho các biện pháp thiếu an toàn. Nhưng cách nói này là cảm tính và đánh lạc hướng vấn đề: hiệu quả và an toàn của vaccine. Cái giả định đằng sau cách nói này là vaccine made in Vietnan có thể cứu người, nhưng chúng ta chưa có bằng chứng đó. Nó chỉ là một giả định nguy hiểm.

Xin minh hoạ một trường hợp để thấy tại sao giả định đó nguy hiểm. Trước đây, đã có nguời rất nổi tiếng (Pháp) biện minh như thế này để quảng bá cho thuốc hydroxychloroquine (thuốc chống sốt rét) dùng cho bệnh nhân Covid-19, dựa trên một nghiên cứu nhỏ [1] cho thấy thuốc có thể chống virus Vũ Hán và cứu người. Ngay sau đó là nhiều nhóm trên thế giới dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó, như RECOVERY [2] chẳng hạn, cho thấy thuốc này không có hiệu quả gì cả. Người ta đang hỏi là bao nhiêu bệnh nhân đã chết vì quyết định vội vã này.

Ở Úc, Đại học Queensland cũng nghiên cứu về vaccine cho Covid-19, và kết quả đầy triển vọng khi thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, khi thử nghiệm trên người thì các nhà nghiên cứu phát hiện rằng vaccine có thể (chỉ ‘có thể’ thôi) can thiệp vào xét nghiệm về HIV, và thế là toàn bộ dự án phải ngừng. Xin nói thêm rằng đây là một nhóm nghiên cứu vaccine dày dặn kinh nghiệm (chớ không phải ‘tay ngang’) mà vẫn có thể thất bại.

Do đó, bài học là không thể vội vã; công chúng cần bằng chứng khoa học thuyết phục. Tuy nhiên, hiện nay thì không ai biết hiệu quả và an toàn của vaccine nội địa ra sao vì chưa có dữ liệu công bố và chưa xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III.

Nguỵ biện quyền lực (argumentum ab auctoritate)

Đó là cách nói ‘Chúng tôi là chuyên gia, chúng tôi có kinh nghiệm, hãy tin chúng tôi.‘ Nhưng đây là một ngụy biện vì nó đánh lạc hướng vấn đề: hiệu quả và an toàn của vaccine. Vấn đề không phải anh là chuyên gia hay có kinh nghiệm; vấn đề là anh chưa cho công chúng xem những gì anh đã làm.

Cần phải phán biệt giữa ý kiến cá nhân và ‘fact’ (sự thật). Anh có thể nói vaccine này rất có hiệu quả và an toàn. Nhưng đó là ý kiến cá nhân (opinion), không phải fact. Nhiệm vụ của nhà khoa học là cung cấp dữ liệu, facts để người khác đánh giá. Anh không thể thuyết phục người khác bằng ý kiến mà phải bằng dữ liệu. Bởi vậy, trong khoa học có câu In God we trust. All others must bring data‘ (Chỉ có tin vào Thượng Đề, còn tất cả vấn đề khác thì cần phải có dữ liệu).

Thời đại này không còn cách suy nghĩ ‘hãy tin tôi, vì tôi có kinh nghiệm và biết mình làm cái gì’. Cách suy nghĩ đó đã gây ra biết bao hệ luỵ cho bệnh nhân, biết bao nhiêu người đã chết vì cách suy nghĩ đó. Thời đại ngày nay là y học thực chứng (evidence based medicine), đòi hỏi chứng cớ. Nếu thực hành chánh sách công không dựa vào chứng cớ thì có khác gì lang băm. Ra chánh sách không dựa vào chứng cớ có thể gây tác hại, thậm chí giết chết nhiều người.

Ngay cả dữ liệu đã được duyệt bởi hội đồng y đức vẫn chưa thể xem là sau cùng. Lí do là hội đồng có thời gian rất hạn chế để xem xét dữ liệu. Hội đồng chưa chắc có đủ chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá chuyên sâu. Tôi đã từng phục vụ trong các hội đồng Data Safety Monitoring Committee ở VN, Thái Lan, Nam Phi, và nhiều trường hợp báo cáo của nhóm nghiên cứu có khi sai dù đã qua các hội đồng trong nội bộ. Dữ liệu của Nga đã qua bình duyệt và đã công bố, nhưng giới khoa học vẫn tìm ra hàng loạt bất thường.

Nhớ hôm trước khi tôi nêu ý tưởng làm thử nghiệm theo mô hình ‘adaptive trial’ và cách tính cỡ mẫu cho nghiên cứu vaccine, có người bĩu môi nói rằng công ti thừa biết chuyện sơ đẳng đó. Tôi phải thốt lên ‘Trời đất ơi!’ Ở Úc này (và Mĩ nữa), số nhóm nghiên cứu có kinh nghiệm làm adaptive trial chỉ đếm đầu ngón tay, vậy mà ở Việt Nam người ta cho rằng đó là ‘sơ đẳng’. Hãy cho tôi biết ở Việt Nam có nhóm nào đã có kinh nghiệm làm thử nghiệm lâm sàng trên 20,000 người. Còn cỡ mẫu? Nếu ai biết cách tính, hãy cho tôi xem. Thật là không biết trời cao đất rộng là gì.

Nguỵ biện so sánh sai (false equivalence)

Một số bạn cho rằng Ấn Độ và Nga đã phê chuẩn dùng vaccine do họ sản xuất trước khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vậy thì tại sao Việt Nam không làm như thế. Nhưng đây là một nguỵ biện.

Cái giả định đằng sau cách nói đó là quyết định của các giới chức Ấn Độ và Nga là … chân lí. Nhưng làm sao chúng ta biết họ đã ra quyết định đúng? Tại sao FDA (Mĩ) và EMA (Âu châu) cho đến nay vẫn không phê chuẩn vaccine của Tàu, Ấn Độ và Nga? Nếu dùng giả định trên, người ta cũng có thể nói FDA và EMA sai lầm? Không phải. Vấn đề ở đây là dữ liệu [3], và cho đến nay các nhà sản xuất Tàu, Ấn và Nga chưa báo cáo đầy đủ dữ liệu khoa học để họ có thể đánh giá. Chân lí và lẽ phải không nằm ở giới quan chức; nó nằm ở dữ liệu khoa học.

Giả định đằng sau của cách lí giải này là ‘ta và họ như nhau, họ đã làm thì ta cũng nên làm’. Nhưng trong thực tế thì ta không giống họ. Ta có ít kinh nghiệm làm vaccine hơn họ. Ta chưa công bố dữ liệu, họ đã công bố. Ta làm vì sức khoẻ của người dân, họ làm vì chánh trị.

Quyết định của Nga về phê chuẩn vaccine của họ trước khi qua thử nghiệm mang màu sắc chánh trị và chủ nghĩa dân tộc. Người ta quên rằng — hay cố tình quên rằng — vaccine đối với Nga (và Tàu) là một phương tiện ‘quyền lực mềm’. Họ không mấy quan tâm đến khoa học hay sức khoẻ; họ quan tâm đến việc gây ảnh hưởng chánh trị. Đúng như một quan chức Đông Âu nhận xét rằng việc phát triển vaccine Covid-19 của Nga chẳng khác gì cuộc chạy đua khai thác không gian vào thập niên 1950, và không phải ngẫu nhiên mà họ định danh cho vaccine của họ là ‘Sputnik V’ [4].

Thủ tướng của Slovakia mất chức cũng vì vaccine Nga. Ông này (Igor Matovic) sắp xếp nhập khẩu 200,000 liều vaccine Nga mà không tham vấn các đồng minh chánh trị, và thế là người ta buộc ông phải từ chức [4]. Do đó, một bài xã luận trên tập san y khoa lừng danh BMJ viết rằng hi vọng các nước khác không làm như Nga, và khuyên rằng các quyết định phải dựa vào bằng chứng khoa học đã  được công bố và qua bình duyệt bởi các chuyên gia có kinh nghiệm [5].

Còn Ấn Độ thì sao? Giới chức y tế Ấn Độ cũng phê chuẩn vaccine do Covaxin công ti Bharat Biotech sản xuất [6]. Cần nói thêm rằng công ti này có 24 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và sản xuất 16 vaccine được xuất khẩu sang 123 quốc gia trên thế giới (chớ không như các công ti mới ở Việt Nam).

Tuy nhiên, phê chuẩn của Ấn Độ là loại ‘có điều kiện’. Điều kiện là chỉ hạn chế sử dụng trong tình huống khẩn cấp vì có biến thể mới của virus, và phải chịu sự theo dõi cẩn thận như trong thử nghiệm lâm sàng [6]. Ngoài ra, ngay lúc phê chuẩn, vaccine đã được thử nghiệm giai đoạn I và II, và thử nghiệm trên khỉ. Vaccine lúc đó cũng đã được tiêm cho nhiều ngàn người ở giai đoạn III.  

Tuy nhiên, giới y khoa Ấn Độ vẫn không thấy thuyết phục bởi quyết định của giới chức y tế Ấn Độ. Họ chỉ ra rằng quyết định này đi ngược lại qui trình khoa học và họ không hiểu cái logic khoa học đằng sau quyết định.

Do đó, so sánh với Nga và Ấn Độ là không hợp lí chút nào cả. Không thể lấy Nga và Ấn Độ ra để làm gương, vì họ có vấn đề riêng của họ, và cách làm của họ cũng không được giới khoa học ủng hộ.

***

Tôi nghĩ những người biện minh cho ‘đốt cháy giai đoạn’ (phê chuẩn vaccine made in Vietnam ngay bây giờ) dựa vào một giả định vô cùng quan trọng rằng vaccine made in Vietnam có hiệu quả.

Đó là một giả định rất … bự. Cho đến nay, chúng ta vẫn không biết vaccine đó có hiệu quả giảm lây nhiễm hay không. Chúng ta chưa biết vaccine đó giảm nguy cơ nhập viện hay không. Chúng ta chưa biết độ an toàn của vaccine (và có lẽ khó biết cho đến vài năm sau). Chưa công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn I và II mà đã làm giai đoạn III thì quả là khá mạo hiểm. Ấy vậy mà người ta đã dự kiến vaccine đạt hiệu quả 90%! Không thể hiểu nổi cách tính toán gì mà người ta có thể biết trước như vậy.

Ngay cả con số 13,000 người tình nguyện cũng chưa biết dựa vào cơ sở khoa học nào. Do đó, giả định trên để ‘đốt cháy giai đoạn’ là không có cơ sở khoa học gì cả. Hãy cho công chúng xem công thức và giả định đằng sau con số 13,000. Nếu thử nghiệm thật sự cần 27,000 người thì làm trên 13,000 người chẳng có ý nghĩa gì mà chỉ làm phiền người tình nguyện.

Tôi cảm thấy có vài người hiểu sai mục đích của vaccine. Mục đích của vaccine là phòng ngừa, chớ không phải điều trị. Nhiễm virus Vũ Hán không có nghĩa là 100% chết. Số ca nặng chỉ chiếm 15%, và 85% tự bình phục. Số ca nặng đã có thuốc điều trị tương đối tốt. Phòng ngừa không phải chỉ vaccine, mà theo tôi thì các biện pháp y tế công cộng rất quan trọng. Không thể biện minh bằng cảm tính rằng ‘tình hình phức tạp’ để gây rủi ro cho công chúng.

Cái khác biệt giữa làm một cái gì đó đúng và làm sai là … thời gian. Thời gian sẽ cho chúng ta biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Thời gian đã cho thấy dùng thuốc hydroxychloroquine cho bệnh nhân Covid-19 là sai. Thời gian đã cho thấy các thuốc đầy triển vọng như Azithromycin, Colchicine, Interferon beta-1a, Loinavir-ritonavir, Angiotensin 2 receptor agonist, Anakinra, Aprepitant, Baloxavir marboxil, Bamlanivimab, Bromhexine hydrochloride, Budesonide, Camostat mesilate, Ivermectin, Lenzilumab, v.v. đều sai cho Covid-19. Thời gian cũng cho thấy vaccine Pfizer, Moderna và AZ có hiệu quả vì đã qua một giai đoạn dài nghiên cứu và thử nghiệm. Thời gian sẽ cho chúng ta biết vaccine made in Vietnam có như các vaccine hiện hành (và chúng ta chỉ hi vọng).

Một số bạn tôi thì lẫn lộn giữa tinh thần dân tộc và tinh thần khoa học. Dân tộc tính làm cho chúng ta lu mờ và ngạo ngễ, nhưng khoa học làm cho chúng ta phải khiêm cung trước sự thật. Tinh thần dân tộc có khi là một loại thuốc an thần được sản sinh từ sự tức tối và mặc cảm, còn sự thật khoa học thì nó là sản phẩm của trí tuệ chớ không phải của tinh thần dân tộc. Người có tinh thần dân tộc cao ngất nhưng làm sai thì vẫn cho ra kết quả sai.

Người ta có thể đánh cược để có lợi ích cho vài người trong lúc đại dịch diễn ra, nhưng đám đông quần chúng lại phải trả giá đắt sau đại dịch là điều mà không ai muốn. Do đó, tôi đồng ý với quan điểm của Bộ Y tế là cần phải chờ để có thêm chứng cớ rồi ra quyết định, chớ không thể ‘đốt giai đoạn’ được.

_____

[1] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0924857920300996

[2] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2022926

[3] https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0140673621008990

[4] https://www.bbc.com/news/world-europe-56735931

[5] https://www.bmj.com/content/370/bmj.m3205

[6] https://www.bbc.com/news/world-asia-india-55534902

[7] https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04922788

Suy nghĩ tiếp:

Theo dự kiến [7] là nanocovax sẽ có hiệu quả 90% (nhưng tôi không rõ bằng cách nào mà dự báo được hiệu quả trong khi nghiên cứu chỉ mới khởi đầu). Nhưng chúng ta thử xem xét vài tình huống xem sao. Theo kế hoạch, sẽ có chừng 4300 người được tiêm vaccine giả (nhóm chứng) và 8700 người được tiêm vaccine thật.

Nhóm chứng:


Nếu tỉ lệ nhiễm sau 4 tháng theo dõi là 9 trên 1000 người (theo số liệu từ các thử nghiệm ở bên Tây) thì chúng ta kì vọng nhóm chứng sẽ có chừng 39 ca nhiễm. Nhưng ở VN tỉ lệ nhiễm chắc chắn thấp hơn (nhứt là trong quân đội), nên chúng ta có thể giả định rằng tỉ lệ nhiễm là 5/1000; theo đó, nhóm chứng sẽ ghi nhận chừng 22 ca nhiễm.

Nhóm vaccine:

Còn nhóm vaccine sẽ có bao nhiêu người bị nhiễm? Không thể biết trước được. Nhưng nếu vaccine có hiệu quả 90% thì chúng ta kì vọng nghiên cứu sẽ ghi nhận 8700 x (0.005 x 0.1) = 4 ca nhiễm mà thôi.

Vậy có ý nghĩa thống kê không? Dĩ nhiên là phải có, vì mình thiết kế vậy mà! Nhưng có đáng tin cậy không? Cái này thì phải dùng Fisher’s exact test để tính khoảng tin cậy 95% (xem mã R). Kết quả cho thấy OR = 0.10 đúng như chúng ta muốn, nhưng khoảng tin cậy 95% dao động từ 0.02 đến 0.26. Vì khoảng tin cậy quá rộng, nên kết quả không đáng tin cậy.

Nếu tỉ lệ nhiễm ở nhóm chứng là 0.009 và hiệu quả 90%, thì chúng ta kì vọng có 78 ca nhiễm trong nhóm chứng và 4 ca trong nhóm vaccine. Nếu vậy thì OR bây giờ vẫn 0.10, nhưng khoảng tin cậy 95% là 0.04 đến 0.22, vẫn quá rộng và độ tin cậy vẫn thấp.

Những xem xét này cho thấy cần phải tăng cỡ mẫu ít nhứt là 30,000 người với tỉ số 1:1, thì kết quả mới có độ tin cậy chấp nhận được.


Mã R
dat = data.frame(“inf” = c(4, 22), “noinf” = c(8700-4, 4300-22))
dat = data.frame(“inf” = c(87000.0090.1, 43000.009), “noinf” = c(8700-87000.0090.1, 4300-43000.009))
fisher.test(dat)

Cần thử nghiệm vaccine trên bao nhiêu người để có kết quả tin cậy?

Đây là một câu hỏi quan trọng có liên quan trực tiếp đến vaccine ‘made in Vietnam’. Trong cái note này, tôi cố gắng cung cấp một lời giải đáp cho câu hỏi và lí giải rằng con số 13,000 tình nguyện viên mà nhóm nghiên cứu nhắm tới có lẽ không đủ.

Con đường phát triển vaccine rất ngoằn ngoèo, và có khi không có kết quả như chúng ta mong đợi. Thông thường, trước khi đến bệnh nhân, vaccine phải qua nghiên cứu cơ bản, trên động vật, trên người (3 giai đoạn). Kết quả của giai đoạn nghiên cứu đều phải được công bố trên các tập san có bình duyệt. Qui ước này không phân biệt nhà sản xuất là công ti dược hay labo của Nhà nước.

Ở Úc, một vaccine Covid-19 đã qua nghiên cứu cơ bản và động vật với những kết quả rất tốt, nhưng khi đến nghiên cứu trên người thì thất bại và chương trình nghiên cứu phải dừng. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có vaccine cho HIV, SARS và MERS. Đó là tình hình chung về nghiên cứu vaccine, và nó đòi hỏi chúng ta phải rất cẩn thận với vaccine.

Nhưng trong thực tế một số nhà sản xuất không tuân thủ theo những qui ước và qui định đó. Họ chưa công bố kết quả nghiên cứu trên một tập san khoa học, nhưng đã vội vã công bố trên báo chí và điều này vi phạm Qui ước Ingelfinger. Hậu quả là họ đã làm mất niềm tin ở công chúng về vaccine. Đa số (62%) người Mĩ cho rằng FDA vội vã phê chuẩn các vaccine mà không qua các qui trình đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Vaccine ‘Made in Vietnam’

Nanocovax là một hi vọng về vaccine nội địa. Cách đây không lâu, một viên chức của công ti họ biết họ sẽ xuất khẩu vaccine made in Vietnam ra thế giới. Thế nhưng, thông tin khoa học về vaccine đó rất ít. Không có một bài báo khoa học nào về vaccine đó được công bố. Chỉ có một vài chi tiết khá thô sơ về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II được đăng kí trên trang clinicaltrials.gov [1], không đủ để công chúng và giới khoa học đánh giá. Thế nhưng nhà sản xuất đã tuyên bố rằng ‘Chúng tôi đã công bố thử nghiệm lâm sàng với thế giới, trong đó có trang ClinicalTrial.gov của Mỹ‘ [2]. Công bố trên trang đó không có nghĩa là đã qua bình duyệt.

Theo thông tin từ [1] thì đây là một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II, bắt đầu từ 12/2020 đến tháng 8/2021 thì kết thúc. Theo đề cương, nghiên cứu này sẽ tuyển mộ 620 tình nguyện viên tuổi từ 12 đến 75. Kết cục (outcome) của nghiên cứu là phản ứng phụ (adverse events) và một chỉ số về kháng thể ‘Anti-S IgG’. Vì đến tháng 8 mới xong, nên cho đến nay, chúng ta chưa thấy bất cứ kết quả nào được công bố. Chúng ta cũng chưa thấy dữ liệu về nghiên cứu trên động vật được công bố.

Thế nhưng một thông tin mới nhứt cho thấy nhà sản xuất đã làm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Theo một nguồn tin từ Học viện Quân y, “đã có 1.000 người tình nguyện tiêm liều một vaccine Nanocovax, hiện sức khỏe ổn định” [3]. Bài báo này còn cho biết rằng thử nghiệm giai đoạn III cần 13,000 tình nguyện viên. 

Dù chưa biết kết quả ra sao, nhà sản xuất đã có văn bản đề nghị Thủ tướng phê chuẩn khẩn cấp cho sử dụng. Tuy nhiên, hôm qua một viên chức thuộc Bộ Y tế cho biết chứng cớ khoa học về vaccine Nanocovax chưa đủ để Bộ phê chuẩn khẩn cấp [4]. Ông có cung cấp vài thông tin đáng chú ý và tôi tóm tắt như sau:

Ông nói số cỡ mẫu mà công ti đang nghiên cứu quá thấp. Thấp là bao nhiêu? Báo VNexpress cho biết nhà sản xuất dự kiến nghiên cứu trên 13,000 người, nhưng hiện nay mới có được 1,000 người mà thôi. Ông còn cho biết số liệu về miễn dịch vẫn còn phải qua đánh giá bởi các chuyên gia độc lập.

Cần bao nhiêu tình nguyện viên?

Con số cỡ mẫu 13,000 người từ đâu mà ra? Chúng ta không biết; chỉ có nhóm nghiên cứu biết. Nhưng tôi có lí do để nói con số cỡ mẫu đó là thấp so với các nghiên cứu về vaccine của Tàu, Nga, Mĩ, Anh, Đức, v.v. Các thử nghiệm lâm sàng do các công ti Pfizer [5], AstraZenaca [6], Moderna [7], J&J [8], và thậm chí Nga [9] đều có số cỡ mẫu trên 23,000 người.

Do đó, tôi không rõ tại sao thử nghiệm vaccine ở Việt Nam có số cỡ mẫu thấp như vậy. Dĩ nhiên, nhóm nghiên cứu có lí do, nhưng chúng ta không biết lí do đó có hợp lí khoa học hay không.

Chúng ta thử làm vài tính toán xem sao. Trên phương diện lí thuyết dịch tễ – thống kê học, số cỡ mẫu (số tình nguyện viên) cần thiết cho một nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phụ thuộc vào 2 yếu tố chánh:

  • Mức độ khác biệt về nguy cơ nhiễm virus giữa nhóm vaccine và nhóm chứng; và
  • Tỉ lệ dương tính giả và tỉ lệ âm tính giả.

Về tỉ lệ dương tính giả (còn gọi là sai sót loại I) thì thường lấy giá trị 1% hay 5% làm chuẩn. Điều này có nghĩa là nếu kết quả nghiên cứu là dương tính (vaccine có hiệu quả) thì nhà nghiên cứu vẫn có thể sai chừng 1-5%. Tỉ lệ âm tính giả thường là 10 hay 20%. Con số này có nghĩa là nếu kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine không có hiệu quả thì nhà nghiên cứu vẫn có thể sai từ 10 đến 20%. Vì đây là nghiên cứu vaccine, nên chúng ta phải chắc chắn, do đó tôi chọn tỉ lệ dương tính giả là 1% và tỉ âm tính giả là 10%.

Về tỉ lệ nhiễm virus thì chắc chắn nhóm nghiên cứu không biết được. Họ, cũng như chúng ta, chỉ có thể đoán. Tôi có thể đoán tỉ lệ nhiễm từ các nghiên cứu trước trên thế giới [5-9]. Cách tốt nhứt là xem xét tỉ lệ nhiễm ở nhóm chứng, và bảng dưới đây (Bảng 1) trình bày tỉ lệ đó cho từng nghiên cứu trong thời gian qua.

Như các bạn thấy, tỉ lệ nhiễm virus rất thấp: dao động từ 0.93% đến 1.78%, và trung bình là 1.39%. Nhưng Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm thấp (dù báo chí làm chúng ta lo lắng). Do đó, tôi sẽ lấy tỉ lệ nhiễm cho nhóm chứng là 0.9% hay 9 trên 1000 (xem bảng 1).

Bước kế đến, tôi phải nghĩ đến hiệu quả của vaccine. Nhóm nghiên cứu dĩ nhiên không thể biết hiệu quả của vaccine là bao nhiêu. (Ai nói biết là … rất bậy). Chúng ta lại phải dựa vào nghiên cứu trước đây. Tôi thử làm một ‘meta-analysis’ đơn giản [10] và thấy hiệu quả vaccine — tính trung bình — dao động từ 0.72 đến 0.94 (xem bảng 2). Chúng ta sẽ ‘bảo thủ’ và khiêm tốn bằng cách lấy trị số 72%.

Bước kế tiếp là xác định độ tin cậy của hiệu quả vaccine. Ở trên, tôi đưa ra con số 72%, nhưng trong thực tế vì dao động mẫu nên nó có thể dao động. Chúng ta phải kiểm soát dao động này sao cho hiệu quả vaccine có thể tin cậy được — ý nói là công chúng tin được. Điều này dính dáng đến một tham số gọi là ‘relative width’ (RW, tức là khoảng dao động), và chúng ta cần RW càng thấp càng tốt. Nhưng thấp quá thì sẽ khó có thể có đủ tình nguyện viên, còn cao quá thì chẳng ai tin. Do đó, tôi lấy con RW tương đối chấp nhận được là 0.3.

Phân tích hiệu quả vaccine của các hãng Pfizer, AstraZeneca, Moderna, J&J và Nga. Số liệu trình bày là tỉ số odds (odds ratio). Hiệu quả vaccine = 1 trừ cho OR.

Bây giờ thì chúng ta đã có đủ ‘chất liệu’ để tính toán cỡ mẫu cho một thử nghiệm lâm sàng về vaccine ở Việt Nam: hiệu quả (VE) là 72% và RW là 0.3. Với hai tham số này, chúng ta có thể viết một chương trình R nhỏ để tính số tình nguyện viên cần thiết (xem ghi chú [11]).

Kết quả tính toán là 23,728 người. Nói cách khác, nếu hiệu quả của vaccine là 72% và với độ tin cậy 0.3, thì thử nghiệm lâm sàng cần phải tuyển gần 24,000 tình nguyện viên. Chúng ta thử tính cho vài tình huống xem sao:

Hiệu quả vaccine 70%, số tình nguyện viên cần thiết: 27,093

Hiệu quả vaccine 75%, số tình nguyện viên cần thiết: 19,379

Hiệu quả vaccine 80%, số tình nguyện viên cần thiết: 13,673

Hiệu quả vaccine 90%, số tình nguyện viên cần thiết: 6,609

Những ước tính trên đây dựa vào giả định tỉ lệ dương tính giả (type I error) là 1% và tỉ lệ âm tính giả (type II error) là 10%.

Do đó, số cỡ mẫu cần thiết tuỳ thuộc vào hiệu quả của vaccine. Cái khó là chúng ta không biết hiệu quả của vaccine made in Vietnam có hiệu quả bao nhiêu. Ngay cả nhà sản xuất cũng không biết. Do đó, tôi nghĩ lấy ngưỡng hiệu quả 70% là ‘an toàn’ (an toàn cho nghiên cứu) nhứt. Vói8 ngưỡng này, thử nghiệm lâm sàng cần phải tuyển 27,000 tình nguyện viên (chớ không phải 13,000 mà họ dự kiến).

Nhân đây, tôi xin chia sẻ với các bạn rằng số cỡ mẫu (hay tình nguyện viên) cho một thử nghiệm lâm sàng rất quan trọng. Quan trọng là vì nó không chỉ liên quan đến khoa học mà còn y đức. Nếu số cỡ mẫu thấp hơn cần thiết thì nghiên cứu sẽ không cho kết quả đáng tin cậy. Nếu số cỡ mẫu cao hơn cần thiết thì nhà nghiên cứu sẽ làm phiền và có thể nguy hiểm cho tình nguyện viên. Cả 2 tình huống đều thể hiện một sự vi phạm y đức.

Tóm lại, những phân tích trên đây cho thấy nhận định của viên chức thuộc Bộ Y tế về vaccine Nanocovax là hợp lí. Số cỡ mẫu (1000 tình nguyện viên) còn quá thấp để biết được hiệu quả của vaccine ra sao. Ngay cả nghiên cứu tuyển đủ 13,000 người thì có thể kết quả cũng không đủ tính thuyết phục (vì số cỡ mẫu cần thiết có thể lên đến 27,000 người).

Cần phải suy nghĩ một mô hình nghiên cứu khác (như Bayesian adaptive design chẳng hạn) để giảm số tình nguyện viên mà vẫn có kết quả đáng tin cậy, nhưng bây giờ thì có lẽ quá muộn rồi.

_____

[1] https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04683484

[2] https://vnexpress.net/vi-sao-nanogen-xin-cap-phep-khan-cap-vaccine-covid-19-nanocovax-4298596.html

[3] https://vnexpress.net/1-000-nguoi-da-tiem-vaccine-nanocovax-giai-doan-ba-4297866.html

[4] https://vnexpress.net/bo-y-te-chua-du-co-so-khoa-hoc-cap-phep-vaccine-nanocovax-4298152.html

[5] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmoa2034577

[6] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0140673621004323?via%3Dihub

[7] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmoa2035389

[8] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2101544

[9] https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)00234-8/fulltext

[10] Mã R cho phân tích tổng hợp (meta-analysis) 5 thử nghiệm lâm sàng:

Vaccine = c(“Pfizer”, “AZ”, “Moderna”, “J&J”, “Russia”)

Rx = c(17411, 5807, 14134, 19514, 14964)

Con = c(17511, 5829, 14073, 19544, 4902)

Cases1 = c(8, 30, 11, 116, 16)

Cases0 = c(162, 101, 185, 348, 62)

NInf1 = Rx-Cases1

NInf0 = Con-Cases0

Inc1 = Cases1/Rx*100

Inc0 = Cases0/Con*100

df = data.frame(Vaccine, Rx, Con, Cases1, Cases0, NInf1, NInf0, Inc1, Inc0)

library(metafor)

es = escalc(measure=”OR”, ai=Cases1, bi=NInf1, ci=Cases0, di=NInf0, data=df, append=T)

rma = rma(yi, vi, data=es)

summary(rma)

forest(rma, atransf=exp, slab=paste(df$Vaccine), header=T)

[11] Mã R để tính số cỡ mẫu cần thiết cho một thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả vaccine (muốn biết phương pháp đằng sau, có thể email để tôi cung cấp):

ss = function(ARU, RW) {

  VE = 0.72

  y = RW*VE/(2*(1-VE))

  d = log(y + sqrt(y^2+1))

  return((2.58)^2/d^2*((1+1/(1-VE))/ARU-2))

}

Vaccine Nga an toàn và hiệu quả nhứt?

“Sputnik V của Nga được công nhận là vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả nhất ở Hungary.” Đó là cái tít mang tính tuyên ngôn trên một tờ báo lớn ở Việt Nam dựa vào tuyên bố của ông Bộ trưởng Y tế Hungary. Nhưng tôi nghĩ câu đó SAI. Không dễ dàng để nói vaccine này hơn vaccine kia, cho dù có số liệu từ nghiên cứu lâm sàng, huống hồ chi chỉ là số liệu từ một ông bộ trưởng.

So sánh hiệu quả vaccine rất khó

Thử tưởng tượng nếu tôi nói với các bạn rằng nghiên cứu RCT cho thấy hiệu quả của vaccine Pfizer là 95% và vaccine AstraZeneca (AZ) là 70%. Có lẽ tuyệt đại đa số các bạn, ngay cả dân ngành y, sẽ nghĩ rằng vaccine Pfizer có hiệu quả cao hơn vaccine AZ. Nhưng tôi sẽ nói kết luận đó hay suy nghĩ đó là sai lầm. Sai lầm lớn.

Chúng ta không thể so sánh hiệu quả của 2 vaccine từ 2 nghiên cứu khác nhau. Lí do đơn giản nhứt là nghiên cứu RCT về vaccine của Pfizer có một nhóm chứng (control) hoàn toàn độc lập với nhóm chứng của nghiên cứu về vaccine AZ. Tôi lấy ví dụ dưới đây để các bạn dễ hiểu cái logic đằng sau câu nói đó:

  • Hiệu quả của vaccine Pfizer: so sánh nguy cơ nhiễm giữa nhóm A và C1 (A là nhóm vaccine Pfizer, C1 là nhóm chứng); hiệu quả Pfizer H1 = A – C1.
  • Hiệu quả của vaccine AZ: so sánh nguy cơ nhiễm giữa nhóm B và C2 (B là nhóm vaccine AZ, C2 là nhóm chứng); hiệu quả AZ H2 = B – C2. 

Như các bạn thấy, chỉ số H1 và H2 hoàn toàn độc lập với nhau. Nói cách khác hiệu quả của Pfizer là dựa trên C1, còn AZ là dựa trên C2. Mà  C1 và C2 rất khác nhau, thì làm sao chúng ta so sánh giữa H1 và H2.

Nếu muốn so sánh một cách khoa học, người ta phải thiết kế nghiên cứu RCT gọi là ‘head-to- head’ như sau:

  • Nhóm 1: vaccine Pfizer
  • Nhóm 2: vaccine AZ
  • Nhóm 3: không vaccine (nhóm chứng C)

Từ đó, hiệu quả của Pfizer H1 = Nhóm 1 – C, và hiệu quả của AZ H2 = nhóm 2 – C. Từ đó, chúng ta có thể ước tính H1 – H2 vì có nhóm C là mẫu số chung.

Tuy nhiên, loại nghiên cứu head-to-head đó rất ư là tốn kém, và sẽ chẳng có công ti nào muốn làm. Làm nghiên cứu như thế thì chắc chắn sẽ có 1 vaccine kém hơn vaccine kia, và đó là viễn cảnh mà chẳng công ti nào muốn làm.

Do đó, chúng ta không thể so sánh hiệu quả và an toàn giữa các vaccine.

Vaccine Nga tốt nhứt?

Quay lại cái tựa đề bài báo trên, “Sputnik V của Nga được công nhận là vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả nhất ở Hungary“, dựa vào số liệu về số ca tử vong sau khi tiêm vaccine ở Hungary chia theo nhóm vaccine mà ông Bộ trưởng Y tế Hungary công bố. Họ tính nguy cơ tử vong trên 100,000 người được tiêm như sau [2]:

  • Sputnik: 1
  • Sinopharm: 16
  • Moderna: 20
  • Pfizer: 32
  • AZ: 7

Dựa trên con số đó, ông Bộ trưởng Y tế Hungary nói rằng vaccine của Nga là an toàn nhứt. Tuy nhiên, ngay sau khi tuyên bố này, Hiệp hội Y khoa Hungary và hàng loạt nhà khoa học (kể cả người có công sáng chế ra vaccine Pfizer [3]) phê phán ông gay gắt. Họ cho rằng ông đã ông đã đánh lừa (mislead) công chúng vì diễn giải sai những con số đó.

Họ (các nhà khoa học Hungary) chỉ ra rằng vaccine Pfizer được chỉ định dùng cho những nhân viên y tế, những người cao tuổi và có nguy cơ cao hay rất cao, còn vaccine của Nga (Sputnik) thì chỉ dùng cho người khoẻ mạnh và trẻ tuổi  [4]. Ngoài ra, vaccine Pfizer đã được triển khai ngay từ lúc tiêm chủng cho công chúng, còn vaccine Nga chỉ mới triển khai chừng 2-3 tháng qua mà thôi. Nói cách khác, sự khác biệt về con số ca tử vong trên chẳng có liên quan gì đến sự an toàn vaccine cả, và không thể nói vaccine Nga an toàn hay hiệu quả hơn vaccine Pfizer.

Họ còn chỉ ra rằng tuyên bố của ông Bộ trưởng trùng hợp với chiến dịch khuyên dân Hungary đi tiêm chủng vaccine Nga và Tàu. Hiện nay, số người được tiêm chủng vaccine Nga và Tàu rất thấp.

Các nhà khoa học Hungary phê phán ông Bộ trưởng Y tế Hungary đã đánh lừa công chúng khi tuyên bố rằng vaccine Nga có hiệu quả cao nhứt.

Tôi xin ghi thêm rằng theo báo cáo của Liên minh Âu châu (EU), Nga và Tàu huy động hệ thống truyền thông quốc doanh tung ra những tin giả liên quan đến ảnh hưởng phụ của vaccine các nước phương Tây [5]. Họ giả tạo dữ liệu, nguỵ tạo thông tin để gây nghi ngờ về hiệu quả các vaccine do Đức, Mĩ, Anh sản xuất. Họ đặc biệt xoáy vào những ca tử vong sau khi tiêm vaccine và lợi dụng sự kém hiểu biết về khoa học của công chúng để gây hoang mang.

Từ những sự thật trên, chúng ta phải nói là không có bất cứ chứng cớ nào để nói rằng vaccine Nga có hiệu quả hay an toàn hơn vaccine phương Tây. Chúng ta cũng không có chứng cớ khoa học để so sánh hiệu quả giữa các vaccine — bất cứ vaccine nào.

Tôi phải ghi thêm rằng trên báo Doanh Nhân Sài Gòn [6] có trích một bảng số liệu từ IHME (Institute for Health Metrics and Evaluation) [7] về hiệu quả của các vaccine đối với các biến thể virus Vũ Hán. Vấn đề là DNSG chua một câu diễn giải như sau [6]:

Theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) ở Mỹ, thì hiệu quả của các loại vaccine được tiêm chủng trên thực tế đối với các biến thể Alpha (B1117) ở Anh, Beta (B1351) xuất hiện ở Nam Phi, Delta (B1617) ở Ấn Độ và Gamma (P1) có chênh lệch, tuy vậy vaccine Sputnik của Nga và Sinopharm Trung Quốc đều có kết quả thực tế còn tốt hơn cả AstraZeneca.”

Trong thực tế thì đây là một ước tính dựa vào rất nhiều giả định mà IHME nói rất rõ. Quan trọng hơn là IHME không hề dám viết một câu so sánh nào về hiệu quả giữa các vaccine. Các bạn có thể đọc trong tài liệu tham khảo [7] để biết. Thế nhưng báo chí Việt Nam và vài bác sĩ Việt Nam thì lại so sánh và nghĩ rằng vaccine Nga có hiệu quả tốt hơn vaccine của AZ.

Ước tính hiệu quả của các vaccine đối với các biến thể virus Vũ Hán. Bảng này không cho phép so sánh mà chỉ cung cấp thông tin. Nguồn: IHME

Tóm lại, cho đến nay, chúng ta không thể so sánh hiệu quả và an toàn giữa các vaccine. Một so sánh như thế chỉ có ý nghĩa khi số liệu được rút ra từ một nghiên cứu RCT ‘head-to-head’, và một nghiên cứu như thế chưa được thực hiện và sẽ chẳng bao giờ thực hiện trong tương lai.

Vậy thì các bạn sẽ hỏi ‘tôi nên tin vào vaccine nào?’ Cá nhân tôi thì đặt niềm tin vào vaccine dựa trên 2 yếu tố: (1) vaccine được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và nhà sản xuất có kinh nghiệm lâu năm trong lãnh vực nghiên cứu vaccine; và (2) vaccine nào mà dữ liệu khoa học đã được công bố một cách minh bạch. Còn những vaccine mà dữ liệu chưa / không công bố, hay công bố không đầy đủ, thì tôi không tin vaccine đó.

______

[1] https://laodong.vn/the-gioi/hungary-vaccine-covid-19-cua-nga-an-toan-va-hieu-qua-nhat-902532.ldo

[2] https://dailynewshungary.com/hundreds-have-died-in-hungary-after-receiving-the-coronavirus-vaccine

[3] https://hungarytoday.hu/kariko-pfizer-hungary-reaction-efficiency-orban-government

[4] https://hungarytoday.hu/hungary-vaccine-table-vaccines-efficacy-program-best-vaccines

[5] https://www.scmp.com/news/world/europe/article/3131501/coronavirus-china-and-russia-sow-disinformation-undermine-trust

[6] https://doanhnhansaigon.vn/xa-hoi/vaccine-tot-nhat-la-loai-vaccine-co-san-de-tiem-1105292.html

[7] http://www.healthdata.org/covid/covid-19-vaccine-efficacy-summary

Nguồn gốc nhân tạo của virus Vũ Hán có cơ sở khoa học

Hiện nay, có 2 giả thuyết về nguồn gốc của virus Vũ Hán [1]: từ thiên nhiên (gọi tắt là ‘giả thuyết tự nhiên’) và từ phòng thí nghiệm Vũ Hán (gọi tắt là ‘nhân tạo’). Những chứng cớ khoa học gần đây có vẻ nghiêng về giả thuyết nhân tạo. Cái note này chia sẻ một thông tin quan trọng để giải thích tại sao giả thuyết nhân tạo là có cơ sở.

Viện virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology (thuộc Viện hàn lâm khoa học Tàu), nơi bị nghi ngờ là con virus Vũ Hán đã ‘sổng chuồng’

Để dễ theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt vài dòng để các bạn ngoài di truyền học nắm rõ. Tất cả coronavirus đều có cấu trúc RNA với 4 mẫu tự A, U, C, G (con người chúng ta thì được cấu trúc bằng DNA với 4 mẫu tự A, T, C, G). Các mẫu tự này được sử dụng để viết thành chữ, và mỗi chữ có 3 mẫu tự, gọi là ‘codon’. Ví dụ như chúng ta có thể có những codon như CCC, UCG, CGG, v.v. Những chữ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhiều chữ (codon) cấu trúc thành một bộ gen.

Trong bộ gen của con virus Vũ Hán có một cặp chữ mà không tìm thấy ở bất cứ virus nào khác: CGG-CGG.

Tiến sĩ Stephen Quay (cũng là một bác sĩ) cho biết ông đã xem xét 580,000 codons trong các con virus khác, nhưng ông không tìm thấy cặp chữ CGG-CGG. Zero. Do đó, ông suy luận rằng thiên nhiên không sử dụng cặp chữ đó. Nó (cặp chữ đó) có thể được ai đó đưa vào hệ gen của con virus Vũ Hán (SARS-COV-2) là nguyên nhân của đại dịch ngày nay.

Trang đầu của bài báo 140 trang của Tiến sĩ Stephen Quay

Các bạn có thể đọc bài báo rất công phu của Quay tại đây [2]. Trong bài này, Quay dùng phương pháp thống kê Bayes để chỉ ra rằng xác suất mà giả thuyết nhân tạo (hay virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán) lên đến 99.8.

Năm 2020 bà Shi Zhengli (được mệnh danh là ‘Dơi Nữ’ [3] vì chuyên nghiên cứu về coronavirus trong dơi) và đồng nghiệp công bố bài báo về cấu trúc di truyền của virus Vũ Hán, nhưng họ không đề cập đến CGG-CGG trong bài báo. Tuy nhiên, trong phần phụ chú thì có cặp chữ CGG-CGG. Rất có thể họ không chú ý đến mảng DNA này, chớ không hẳn là họ giấu diếm.

Ý nghĩa của chữ CGG-CGG là nó có thể làm tăng chức năng (Gain-of-Function hay GoF) của con virus. Nói là GoF, nhưng thật ra là làm cho con virus độc hại hơn. Trong một đơn xin patent tựa đề ‘Attenuated viruses useful for vaccines’ (bằng sáng chế số 9476032), nhóm nghiên cứu có đề cập đến CGG-CGG như là một biện pháp làm tăng chức năng độc hại của con coronavirus. Nguyên văn: ‘In one high-priority redesigned virus, most or all Arg codons are changed to CGC or CGG (the top two frequent human codons). This does not negatively affect translation.’ (Quay, trang 88).

Một điều thú vị là sau khi nghe tin dịch bộc phát ở Vũ Hán, bà Shi mới đi dự một hội nghị khoa học về, và câu hỏi đầu tiên bà nói với đồng nghiệp trong lab là (dịch sang tiếng Anh) “Could this have come from our lab” (Có thể nào con virus này nó xuất phát từ phòng thí nghiệm của chúng ta). Bà Shi còn nói rằng có thể các giới chức y tế đã sai khi nói rằng con virus này xuất phát từ chợ Vũ Hán, bởi vì bà không nghĩ ra được tại sao nó lại xảy ra ở Vũ Hán.

Trong phần kết luận của bài báo công phu và dài (140 trang), Tiến sĩ Quay viết rằng sự hiện diện của CGG-CGG là chứng cớ mạnh nhứt cho thấy có sự can thiệp của ai đó để tạo ra con virus Vũ Hán có thêm chức năng độc hại. ‘Ai đó’ ở đây dù không nói ra chính là Viện virus học Vũ Hán.

Thật ra, ngay từ giữa năm 2020, ông cựu tổng thống Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đầu tiên nêu lên giả thuyết rằng virus Vũ Hán xuất phát từ Viện virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology — WIV). Dạo đó, tôi có lẽ là một trong những người không tin vào giả thuyết đó, vì hệ gen của nó quá giống với các con coronavirus khác. Giới báo chí và khoa học thì nhạo báng ông Trump về một phát biểu mà họ xem là … tào lao. Nhưng nhiều bằng chứng mới nhứt [4] (tôi trích bảng tóm tắt dưới đây) cho thấy ‘giả thuyết nhân tạo’ của hai ông Trump và Pompeo có cơ sở khoa học.

Tóm tắt các bằng chứng về giả thuyết nhân tạo và giả thuyết tự nhiên. Nguồn: Bài báo của Stephen Quay [2], trang 4.

_____

[1] Tôi biết một số (ít thôi) bạn miền ngoài rất khó chịu khi có người đề cập đến ‘virus Vũ Hán’ mà không là SARS-Cov2. Có lẽ họ quá thân Tàu cộng và thấy xúc phạm? Nhưng ‘virus Vũ Hán’ là cái tên ban đầu người ta gọi vì nó xuất phát từ Vũ Hán.

[2] https://zenodo.org/record/4642956#.YIa66ehKhPY

[3] Bà Shi Zhengli được đào tạo về virus học ở ĐH Montpellier (Pháp) và mới tốt nghiệp tiến sĩ năm 2000, nhưng là ‘ngôi sao’ đang lên. Bà được bầu làm Fellow của Viện hàn lâm vi sinh học của Mĩ (American Academy of Microbiology). Viện virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology) nơi bà làm việc được Pháp tài trợ và tư vấn xây dựng.

[4] https://nicholaswade.medium.com/origin-of-covid-following-the-clues-6f03564c038 (bài này khá dài trên medium.com cũng rất đáng đọc về nhiều chứng cớ chung quanh giả thuyết nhân tạo).

Về con số 70% miễn dịch cộng đồng

Gần đây, có nhiều người nói đến con số 70% miễn dịch cộng đồng như là một giải pháp kiểm soát dịch Covid-19. Nhưng tôi e rằng vấn đề không chỉ dựa vào vaccine và ngay cả con số 70% cũng có nhiều giả định đằng sau liên quan đến biện pháp y tế công cộng.

Chiến lược chống dịch Covid-19 thực tế nhứt xây dựng một cộng đồng có khả năng miễn dịch cho nhiều để giảm lây lan. Cách xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh là tiêm chủng vaccine cho một số người trong cộng đồng, và do đó có kháng thể (antibodies) để chống trả virus, thì sự lây lan của dịch bệnh sẽ được hạn chế.

Nói cách khác, người được tiêm chủng ngừa gián tiếp bảo vệ người chưa/không được tiêm chủng. Điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ tiêm chủng càng cao thì suy cơ lây lan trong cộng đồng càng thấp, và dịch sẽ được dập tắt. Đây là nguyên lí chánh của khái niệm miễn dịch cộng đồng (MDCĐ).  

Câu hỏi đặt ra là cần phải tiêm chủng cho bao nhiêu người trong cộng đồng để đạt ‘miễn dịch cộng đồng’? Có vẻ như TPHCM và nhiều chuyên gia nghĩ rằng con số là 70%. Nhưng cơ sở đằng sau con số này thì chưa rõ ràng và ít ai biết đến.

Tôi nghĩ rằng đáp số không đơn giản như vậy. Lí do là tỉ lệ cần tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào hệ số lây lan [1]. Theo đó, vấn đề quan trọng là xác định tỉ lệ tiêm chủng phải cao bao nhiêu để cộng đồng có đủ ‘nội lực’ chống trả lại dịch bệnh. Vấn đề này trở thành vấn đề của thống kê học. Mô hình thống kê học cho biết tỉ lệ cần tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng (MDCĐ) là:

1 – 1 / R

Trong đó, R0 là hệ số lây nhiễm. Như vậy, hệ số lây nhiễm càng cao thì T cũng càng lớn; R  càng thấp thì T càng nhỏ. Đó chính là lí do tại sao hệ số lây nhiễm R0 rất quan trọng trong dịch tễ học bệnh truyền nhiễm.

Nhưng công thức trên dựa vào một giả định rất quan trọng là tiêm vaccine có thể bảo vệ tuyệt đối (100%). Tuy nhiên, trong thực tế thì mức độ hiệu quả của đa số vaccine không có cao như 100%, mà thường là 50-95% (như chúng ta thấy qua các nghiên cứu vaccine). Khi triển khai tiêm vaccine trong cộng đồng thì hiệu quả không cao như trong quần thể nghiên cứu. Do đó, T phải được điều chỉnh cho hiệu quả của vaccine. Gọi E là hiệu quả của vaccine, tỉ lệ MDCĐ bây giờ là:

 (1 – 1 / R) / E

Như vậy tỉ lệ MDCĐ phụ thuộc vào 2 tham số là hệ số lây lan và hiệu quả vaccine. Kiểm soát hệ số lây lan là phải qua biện pháp y tế công cộng. Kiểm soát E là qua vaccine. Phương trình này có ý nghĩa thực tế là: để kiểm soát dịch, chỉ vaccine vẫn chưa đủ, mà phải kèm theo biện pháp y tế công cộng.

Theo một nghiên cứu tổng quan thì hệ số R = 2.87 [1], tức tương đối cao, phản ảnh mức độ lây lan như chúng ta thấy ở Việt Nam. Nếu giả định rằng hiệu quả vaccine trong cộng đồng là 70%, thì tỉ lệ cần phải tiêm vaccine là 93%:

T = (1 – 1 / 2.87) / 0.7 = 0.93

Nhưng giả dụ rằng biện pháp y tế công cộng sẽ giúp giảm R xuống còn 2.5, thì tỉ lệ cần tiêm vaccine vẫn khá cao: 86%. Chỉ khi nào chúng ta giảm hệ số lây lan R xuống còn 2.0, thì tỉ lệ người cần tiêm vaccine mới là 71%.

Mối liên quan giữa hiệu quả vaccine (trục hoành) và tỉ lệ miễn dịch cộng đồng (trục tung) theo hệ số lây lan R = 1.5, 2.0, 2.5 và 3.0

Do đó, không có con số huyền thoại 70% miễn dịch cộng đồng, bởi vì tỉ lệ này phụ thuộc không chỉ hiệu quả của vaccine mà còn hệ số lây lan vốn rất khác biệt giữa các cộng đồng [3].

Những tính toán đơn giản trên có một ý nghĩa quan trọng: vaccine chỉ là một vế của vấn đề (chớ không phải là ‘viên đạn bạc’ chống dịch covid-19), vì các biện pháp y tế công cộng (như hạn chế tụ tập đông người) rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch và đạt miễn dịch cộng đồng.

_____

[1] Nếu 1 người lây nhiễm cho 2 người khác, và 2 người đó lây nhiễm cho 4 người khác, v.v. thì hệ số lây lan là 2.

[2] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0242128

[3] https://tuanvnguyen.medium.com/vaccine-efficacy-beyond-the-average-bf72ffc3e138

Tại sao đã tiêm 2 liều vaccine mà vẫn bị nhiễm virus?

Tin tức về 54 người bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã được tiêm 2 liều vaccine covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi. Theo tôi thì có thể giải thích ‘hiện tượng’ này bằng 4 giả thuyết liên quan đến thời gian tiêm chủng, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin 54 nhân viên của BV Bệnh Nhiệt Đới bị nhiễm virus Vũ Hán dù họ đã được tiêm 2 liều vaccine [1]. Theo một nguồn tin khác thì những người này đã được tiêm vaccine của AstraZeneca / Oxford, và thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần. ‘Hiện tượng’ này làm cho nhiều người đặt câu hỏi (tôi sẽ quay lại dưới đây) và hoang mang.

Tôi muốn thuyết phục các bạn rằng chẳng có gì phải hoang mang cả. Xin nhắc lại rằng mục đích chánh của vaccine covid-19 không phải là ngăn chận lây nhiễm, mà là giảm độ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong. Do đó, dù đã tiêm mà bị nhiễm là … bình thường. Nói vậy sẽ bị nhiều bạn không hài lòng, nhưng đó là thực tế (cũng như tôi tiêm vaccine cảm cúm hàng năm mà thỉnh thoảng vẫn bị cảm cúm).

Thật ra, ‘hiện tượng’ bị nhiễm virus Vũ Hán sau khi tiêm vaccine (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca ‘breakthrough infection’ (nhiễm đột phá). Trước hết, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng người được tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm, và sự thật này đã được quan sát ngay từ lúc làm nghiên cứu lâm sàng trên người. Các bạn có thể xem qua dữ liệu cụ thể trên Lancet ở đây [2] và tôi có giải thích một chút trên trang blog tiếng Anh ở đây [3].

Cách đây 4 ngày, Tập san New England Journal of Medicine công bố một bài nghiên cứu về nhiễm đột phá, những ca bị nhiễm sau khi tiêm vaccine Pfizer [4]. Đa số những ca này bị nhiễm nhẹ và được điều trị khỏi trong 1 tuần.

Một nghiên cứu khác ở ĐH Stanford, mới dưới dạng preprint, báo cáo rằng trong số 22,729 nhân viên y tế được tiêm vaccine, có 189 người bị nhiễm virus Vũ Hán [5]. Nhưng các nhà nghiên cứu ghi chú rằng một số người bị nhiễm có lẽ là do tiêm chưa đủ 2 liều.

Nhưng có lẽ câu hỏi mà các bạn (và tôi nữa) đang tự hỏi là tại sao có hiện tượng nhiễm đột phá? Đành rằng sau khi tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm, nhưng tại sao người này bị mà người kia không bị? Con virus này nó phân biệt người để tấn công chăng? Rất có thể.

Tại sao?

1. Thời gian giữa 2 liều vaccine

Theo kết quả nghiên cứu báo cáo trên Tập san Lancet [6], thì khoảng cách thời gian mà vaccine có hiệu quả cao nhứt là chừng 3 tháng. Các chuyên gia lí giải rằng 3 tháng là thời gian đủ để cơ thể chúng ta ‘làm quen’ với vaccine trước khi nhận liều mới. Các bạn có thể đọc xem biểu đồ mà tôi trích dẫn dưới đây để thấy khoảng 12 tuần là tối ưu. Khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccine lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.

Figure thumbnail gr1
Biểu đồ cho thấy khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccine lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.

Đó cũng chính là lí do mà Úc chọn khoảng cách 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhứt. Nhưng ở Việt Nam, theo một nguồn tin, thì người ta chọn 4-5 tuần.

2.  Hệ DNA

Lí do thứ hai là hệ thống miễn dịch rất khác biệt giữa các cá nhân. Hệ miễn dịch của tôi có thể yếu hơn các bạn. Tại sao yếu? Tại vì cơ cấu DNA trong hệ miễn dịch của tôi khác với cơ cấu DNA của các bạn. Và, điều này có thể giải thích tại sao hiệu quả của vaccine có vẻ tốt ở người khác, mà có thể không tốt đối với tôi.

3.  Tuổi tác và sức khoẻ

Lí do thứ ba là do tuổi tác và bệnh đi kèm. Dĩ nhiên, không chỉ DNA làm cho hệ miễn dịch khác nhau giữa các cá nhân. Sự khác biệt còn ở độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, và nhứt là tiền sử dùng thuốc. So với những người trẻ, những hệ miễn dịch ‘già nua’ (như của tôi và các bạn cùng tuổi) không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới. (Kháng nguyên là các yếu tố ngoại tại làm cho hệ miễn dịch chúng ta sản xuất kháng thể để chống lại virus).

Điều này tôi viết thì có vẻ vui vui, nhưng sự thật là đã có nghiên cứu giải thích về sự tương quan giữa tuổi tác và đáp ứng miễn dịch ở những người được tiêm vaccine Pfizer [7]. Do đó, tôi đoán rằng những ca bị nhiễm đột phá có thể, tính trung bình, cao tuổi hơn và khoẻ mạnh hơn những ca không bị nhiễm đột phá.

4.  Biến thể của virus

Lí do thứ tư là do con virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của con virus Vũ Hán là RNA (khác với con người là DNA). RNA có mức độ đột biến rất rất nhanh hơn DNA. (Khi chúng ta có vaccine để chống, thì chúng đã biến thể sang dạng khác rồi, vì chúng thường đi trước con người rất xa). Điều này có thể giải thích tại sao con virus bị đột biến mới gíup chúng thoát khỏi cái radar của hệ miễn dịch và tha hồ tấn công con nguời. Đó là lí do mà giới khoa học quan tâm khi Ấn Độ phát hiện một biến thể mới của con virus Vũ Hán, vì nó có thể làm cho vaccine hiện hành kém hiệu quả.

***

Tóm lại, điểm qua y văn, tôi nghĩ lí do bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine là do (a) khoảng cách thời gian giữa 2 liều chưa đủ tối ưu hoá hiệu quả của vaccine; (b) sự khác biệt về hệ di truyền giữa các cá nhân; (c) sự khác biệt về tuổi tác và sức khoẻ làm ảnh hưởng đến khác biệt về hệ miễn dịch; và (d) biến thể của virus. Cần nhấn mạnh rằng đó chỉ là 4 giả thuyết mà thôi, vì chưa ai biết rõ lí do chính xác (và có lẽ chẳng bao giờ biết được). Giả thuyết thì cần kiểm định qua nghiên cứu, chớ không phải là lời giải thích sau cùng.

Dù lời giải thích gì thì chúng ta phải nhận thức rằng tiêm vaccine đầy đủ 2 liều chúng ta vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Sự việc xảy ra ở BV Bệnh Nhiệt Đới là một lời nhắc nhở rằng vaccine tuy quan trọng nhưng không phải là ‘viên đạn bạc’ phòng chống dịch covid-19 mà các chuyên gia WHO đã cảnh báo [8]. Các biện pháp y tế công cộng (như hạn chế tụ tập đông người) vẫn phải áp dụng một thời gian.

Ghi thêm 17/6: Một bạn đọc mới gởi cho tôi tài liệu “Sổ tay HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 (VẮC XIN ASTRAZENECA)” có ghi rằng:

Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần“.

Như vậy là đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất một phần. ‘Đúng một phần’ là vì nhà sản xuất có kèm theo câu rằng họ chuộng khoảng cách 8 tuần trở lên để có hiệu quả tối đa (“with an interval greater than eight weeks being preferable to maximise its efficacy.“)

Nhưng chẳng hiểu sao ở nhiều nơi như anh bạn tôi đi tiêm thì họ hẹn 4 tuần?

___________

[1] https://tuoitre.vn/54-nhan-vien-benh-vien-tp-hcm-mac-covid-19-hoan-toan-khong-co-trieu-chung-20210613224759742.htm

[2] https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)32661-1/fulltext

[3] https://tuanvnguyen.medium.com/vaccine-efficacy-beyond-the-average-bf72ffc3e138

[4] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2105000

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8077590/pdf/nihpp-2021.04.14.21255431.pdf

[6] https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)00432-3/fulltext

[7] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.03.03.21251066v1.full

[8] https://nguyenvantuan.info/2021/06/08/vaccine-khong-phai-la-vien-dan-bac-chong-covid-19

Hydroxychloroquine và Covid-19

Một nghiên cứu mới nhứt ở Mĩ nói rằng hydroxychloroquine (HCQ) có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán. Báo chí Tây nói rằng HCQ tăng nguy cơ sống còn 200% (Daily Mail 10/6/21), nhưng tôi nghĩ họ hiểu sai.  Diễn giải kết quả này như thế nào? Trước đây (năm ngoái) tôi có viết một bình luận ngắn về HCQ trên một tập san y khoa, và cái note này chia sẻ với các bạn suy nghĩ của tôi.

Thuốc hydroxychloroquine (HCQ) gây ra nhiều tranh cãi cho đến ngày nay. Bài báo trên Daily Mail viết rằng tăng xác suất sống còn đến 200%. Nhưng họ hiểu sai.

Nguồn gốc của tranh luận về HCQ

Một trong những thuốc gây ra nhiều tranh luận trong dịch Covid-19 có lẽ là hydroxychloroquine (HCQ). Bắt đầu là một nghiên cứu từ một nhóm lừng danh bên Pháp (Giáo sư Didier Raoult) cho thấy HCQ có hiệu quả giảm ‘viral load’ (một chỉ số đo lường sự lây nhiễm) ở bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán [1].

Bài của Gs Raoult có ảnh hưởng rất lớn trong khoa học. Công bố vào ngày 20/3/2020, nhưng cho đến nay đã có hơn 4420 trích dẫn! Người làm khoa học có nằm mơ cũng khó có một công trình gây ảnh hưởng lớn như vậy trong cả sự nghiệp.

Nhưng nghiên cứu đó có nhiều khiếm khuyết. Đó là nghiên cứu quan sát, nên dữ liệu khó diễn giải. Các bạn có thể xem những bình luận theo sau bài báo [1] để thấy các đồng nghiệp y khoa nêu hàng loạt vấn đề về thiết kế nghiên cứu, vấn đề đo lường, số liệu báo cáo không ăn khớp, và phân tích thì sai. Có người viết hẳn một bài dài phê bình những sai sót trong nghiên cứu [2]. Những ai học về nghiên cứu y học sẽ học được nhiều điều từ bài này [2]. Riêng tôi thì sau khi phân tích lại dữ liệu, tôi có cách diễn giải khác, không hẳn là ‘negative’ [3].

Nhưng điều quan trọng là ông Tổng thống Trump lúc đó ủng hộ HCQ, và như cá tánh của ông ấy, nói là làm: bản thân ông dùng nó. Nhưng giới khoa học thì như bản tánh cố hữu là nghi ngờ. Nghi ngờ cũng đúng thôi, vì chứng cớ khoa học chưa đủ mạnh thì làm sao dám lên tiếng ‘yes’ hay ‘no’. Hàng loạt nghiên cứu sau đó cho thấy kết quả có khi là tốt cho HCQ, nhưng đa số thì cho rằng HCQ chẳng giúp ích gì với bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán. Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy tỉ lệ tử vong ở nhóm dùng HCQ (chừng 10%) giống y chang như nhóm chứng, và do đó, phải kết luận là HCQ không có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong [4].

Nhìn chung, quan điểm của đa số trong y khoa là chưa có chứng cớ cho thấy HCQ có thể giúp ích cho bệnh nhân covid-19. Nói cho vui là HCQ coi như ‘ván đã đóng hòm’ rồi, không còn tranh cãi gì nữa.

Nghiên cứu mới về HCQ

Nhưng đùng một cái, hôm qua có một bài báo mới công bố trên MedXxiv [5] cho thấy HCQ + azithromycin có thể giảm nguy cơ tử vong đến … 100%!

Wow!

Thành ra, tôi phải đọc xem nghiên cứu này có gì đặc biệt mà thuốc HCQ thần diệu như vậy. Xin tóm tắt vài dòng để các bạn nắm rõ:

  • Đây là một nghiên cứu quan sát và không có nhóm chứng. Nghiên cứu chỉ dựa vào những bệnh nhân nhập viện (Saint Barnabas Medical Center, New Jersey).
  • Họ có 255 bệnh nhân covid-19 tất cả. Tất cả những bệnh nhân này đều cần thở máy (tức là bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao). Đa số những bệnh nhân này có các bệnh đi kèm như cao huyết áp (64%), tiểu đường (45%), tim mạch (13%), v.v.
  • Trong thời gian theo dõi (60 ngày?), họ quan sát có 54 người chết, tức tỉ lệ tử vong là 21%. Nam có nguy cơ chết (24%) cao hơn nữ (18%).
  • Bệnh nhân được điều trị bằng nhiều thuốc (như benzodiazepine, corticosteroids, tocilizumab, thay huyết tương, hydroxychloroquine). Các nhà nghiên cứu phân tích nguy cơ tử vong cho từng loại thuốc. Có 224 patients 88%) được điều trị HCQ.  

Biểu đồ dưới đây nói lên kết quả liên quan đến HCQ. Như các bạn thấy, nguy cơ tử vong ở nhóm không dùng HCQ là 80%, còn nhóm dùng HCQ là khoảng 40%. Nói cách khác, bệnh nhân được điều trị với HCQ có nguy cơ tử vong giảm 50% so với nhóm không dùng HCQ. Sau khi tính toán và hiệu chỉnh (khá phức tạp) họ ước tính rằng HCQ giảm nguy cơ tử vong chừng 70%, nhưng có thể dao động trong khoảng 50 đến 80%.

Biểu đồ cho thấy thấy nguy cơ tử vong ở nhóm không dùng HCQ là 80%, còn nhóm dùng HCQ là khoảng 40%. Nói cách khác, bệnh nhân được điều trị với HCQ có nguy cơ tử vong giảm 50% so với nhóm không dùng HCQ.

Ngoài ra, thuốc tocilizumaba cũng có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong, nhưng không mạnh như HCQ.

Hiểu như thế nào?

Tôi nghĩ kết quả nghiên cứu này nên đặt trong bối cảnh chung về HCQ và covid-19. Bối cảnh chung là chúng ta phải xem xét cùng với các nghiên cứu trước đây và những điểm mạnh và yếu.

Một phân tích trước đây công bố trên một tập san không mấy hay ho [6] cho thấy ở những bệnh nhân nhập viện vì covid-19, HCQ quả thật có giảm nguy cơ tử vong chừng 15%. Nhưng khoảng tin cậy 95% của hiệu quả cho thấy thuốc có thể giảm nguy cơ tử vong 30% nhưng cũng có thể tăng 3%. Nếu dùng ngưỡng thống kê phổ biến (0.05) thì kết quả này tuy ‘dương tính’ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tác giả cũng kết luận như thế: HCQ không có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong một cách có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, nếu kết quả mới nhứt cộng với kết quả trong [5] thì có thể hiệu quả của HCQ đạt ngưỡng thống kê 0.05. Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu (và các bạn) có thể kiểm định dễ dàng.

Nhưng cho dù hiệu quả của HCQ là có ý nghĩa thống kê, thì điều đó vẫn chưa đủ. Chưa đủ là vì các nghiên cứu này đều là nghiên cứu quan sát, nên chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố nhiễu mà nhà nghiên cứu không thể nào hiệu chỉnh. Chẳng hạn như khi bệnh nhân có diễn biến xấu, và bác sĩ có thể sử dụng HCQ như là một liệu pháp sau cùng, và kết quả này sẽ không khách quan. Thuật ngữ y khoa gọi là ‘indication bias‘.

Chỉ có một cách để loại bỏ các vấn đề này là nghiên cứu RCT (thử nghiệm lâm sàng). RCT là nghiên cứu có giá trị khoa học cao nhứt, vì nó loại bỏ các yếu tố nhiễu. Cho đến nay tất cả các nghiên cứu RCT đều cho thấy HCQ không làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân covid-19. Thật ra, nó làm tăng nguy cơ tử vong, nhưng không có ý nghĩa thống kê [7].

Do đó, tôi nghĩ kết quả của nghiên cứu mới nhứt [4] không làm thay đổi quan điểm chánh thống là HCQ không có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân covid-19 nhập viện. Có thể HCQ có hiệu quả ở một nhóm nhỏ bệnh nhân cần thở máy, nhưng giả thuyết này vẫn cần phải qua thử nghiệm lâm sàng RCT.

______

[1] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0924857920300996

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7269042

[3] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0924857920303757

[4] https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2772922

[5] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.05.28.21258012v1.article-info

[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7711623

[7] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8050319