Người đã bị nhiễm nCov có cần tiêm vaccine?

Đây là câu hỏi đang gây tranh luận trong giới khoa học. Các nhà chức trách y tế Mĩ thì nói “Yes”, nhưng một số nhà khoa học thì nói “No” hay “Chưa chắc”.

Có 2 cách để đạt mức độ miễn dịch (immunity): qua bị nhiễm và qua tiêm vaccine. Chúng ta biết rằng khi một người đã bị nhiễm virus Vũ Hán và sống sót thì người đó đã có miễn dịch ở mức độ nào đó. Chúng ta cũng biết rằng người chưa bị nhiễm khi được tiêm vaccine (đã chứng minh là có ‘hiệu quả’) thì cũng đạt được miễn dịch.

Nhưng câu hỏi là miễn dịch từ bị nhiễm (tạm gọi là ‘miễn dịch tự nhiên’) và miễn dịch từ vaccine thì cái này tốt hơn? Câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời hoá ra chẳng hề đơn giản chút nào.

Theo một nghiên cứu quan sát từ Mĩ thì miễn dịch từ vaccine tốt hơn là miễn dịch tự nhiên. Theo nghiên cứu này [1], người đã bị nhiễm virus nhưng không được tiêm vaccine có nguy cơ bị nhiễm lần nữa cao hơn những người chưa bị nhiễm mà được tiêm vaccine. Cao hơn bao nhiêu lần? Kết quả cho thấy cao hơn 2.34 lần (nhưng đơn vị là odds). Nhưng đây là nghiên cứu bệnh chứng và số cỡ mẫu nhỏ (246 bệnh nhân, nên chứng cớ khoa học chưa đủ mạnh.

Còn theo một nghiên cứu từ Do Thái thì miễn dịch tự nhiên tốt hơn miễn dịch từ vaccine. Nghiên cứu này [2] lớn hơn nhiều và rất chi tiết, nên tôi cần vài dòng mô tả để các bạn nắm. Đây là nghiên cứu trên toàn bộ dân số Do Thái, nơi mà tỉ lệ người được tiêm chủng có lẽ cao nhứt thế giới. Họ chia dân số thành những hai nhóm chánh: đã bị nhiễm nhưng chưa tiêm vaccine và bình phục + bị nhiễm tiếp, và nhóm chưa bị nhiễm + tiêm vaccine nhưng sau này bị nhiễm. Nhóm đầu cho phép ước tính hiệu quả của miễn dịch tự nhiên, và nhóm hai là tính hiệu quả của miễn dịch do vaccine. Kết quả cho thấy:

  • Hiệu quả của miễn dịch tự nhiên là: (a) 95% giảm nguy cơ nhiễm lần hai; (b) 94% giảm nguy cơ nhập viện; và (c) 96% giảm nguy cơ bị nhiễm nặng.
  • Hiệu quả của miễn dịch do vaccine: (a) 93% giảm nguy cơ nhiễm; (b) 94% giảm nguy cơ nhập viện; và (c) 94% giảm nguy cơ bị nhiễm nặng; và (d) giảm nguy cơ tử vong 94%.

Nói cách khác, hiệu quả của miễn dịch tự nhiên chẳng khác gì, thậm chí cao hơn, hiệu quả của miễn dịch từ vaccine. Do đó, nhóm tác giả kết luận rằng ‘Kết quả của chúng tôi chất vấn nhu cầu tiêm vaccine những người đã bị nhiễm trước đây’ (‘Our results question the need to vaccinate previously-infected individual.’)

Theo bài báo trích dẫn dữ liệu từ Bộ Y tế Do Thái [3] thì miễn dịch tự nhiên tốt hơn miễn dịch do vaccine. Bài báo còn cho biết Do Thái có 835,792 người đã bị nhiễm và đã bình phục. Như vậy, tỉ lệ tái nhiễm (72 / 835792) là khá thấp (chỉ 0.009%). Nói cách khác, trong 100,000 người đã bị nhiễm, số ca nhiễm lần nữa là 9 người.

Vẫn theo bài báo đó [3] trong số 5,193,499 người được tiêm vaccine, thì có hơn 3000 người bị nhiễm. Như vậy tỉ lệ là 0.0577%. Tỉ lệ này cao hơn nhóm miễn dịch tự nhiên là 6.4 lần (0.0577 / 0.009).

Bảng số liệu bên trái là trích từ nghiên cứu của CDC cho thấy người bị nhiễm và bình phục nhưng chưa tiêm vaccine có nguy cơ bị nhiễm lần nữa cao gấp 2.34 lần so với người chưa bị nhiễm trước đây nhưng được tiêm vaccine. Bảng số liệu bên phải là từ Do Thái cho thấy người có ‘miễn dịch tự nhiên’ (bị nhiễm và bình phục) cũng được bảo vệ như hay cao hơn người được tiêm vaccine.

Nhưng nếu đọc tin tức từ báo chí thì hầu như báo nào cũng nói là ngay cả những người đã bị nhiễm và bình phục vẫn cần phải tiêm vaccine để phòng ngừa biến thể Delta [3]. Đó cũng là khuyến cáo của Giám đốc CDC Rochelle Walensky (“nếu bạn đã bị Covid trước đây, làm ơn đi tiêm chủng”). Nhưng cũng có chuyên gia không đồng ý với bà Walensky và cho rằng người đã bị nhiễm không cần tiêm vaccine [5].

Vấn đề là bạn tin ai? Tôi thấy số liệu của Do Thái là khá thuyết phục.

____

[1] https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/wr/mm7032e1.htm

[2] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.04.20.21255670v1

[3] https://www.israelnationalnews.com/News/News.aspx/309762

[4] https://www.abc.net.au/news/2021-08-07/shots-give-covid-19-survivors-big-immune-boost/100358726

[5] https://www.usnews.com/news/national-news/why-covid-19-vaccines-should-not-be-required-for-all-americans

3 thoughts on “Người đã bị nhiễm nCov có cần tiêm vaccine?

  1. Xin phép hỏi là có nghiên cứu nào về sự bền vững cũng như sự suy giảm miễn dịch theo thời gian của 2 nhóm hay không?

    Like

  2. Em rat quan tam toi chu de/cau hoi Thay neu trong bai viet nay. Hinh nhu van de nay: 1) da duoc dat ra khong chi cho COVID-19 (ma cho vaccination vs natural infection noi chung) va 2) dang van rat mo ho (ve co che sinh/y hoc; Thay co the xem them doan trich o duoi).

    Em nghi COVID-19 la mot “co hoi” that tot de them bang chung (nhat la human primary viral infection) de prove/disprove chang?

    Cam on Thay vi bai viet bo ich va thu vi nay. Thanh thuc mong Thay thu loi vi em khong danh duoc tieng Viet co dau o day.

    https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/imr.13013
    “The immunity induced by natural infections is often more intense and longer lasting compared to responses elicited by vaccines. For instance, humoral immunity generated by unconjugated pneumococcal carbohydrate vaccines is short-lived while tetanus-diphtheria toxoid vaccination usually lasts for 10–20 years, and immunity from live viral infection is for a lifetime.49-51 Factors affecting the differences in ASC longevity are multifactorial. Therefore, vaccines that mimic immunity to natural infection may actually provide better durability. For example, antigen valency during ASC induction52 which may affect GC and EF responses is likely to be different during natural infection vs vaccination. Also, natural infections provide stronger innate stimulation,53,54 enhanced antigen presentation,54,55 greater
    extent of B cell signaling and BCR crosslinking,56,57 better Tfh help and signaling,56,58 and longer GC responses with more rounds of SHM for higher antigen affinity maturation and increased class switching.59,60 An assortment of these features likely plays a role in vaccine endurance, and so live attenuated vaccines which mimic immune
    response to live infections have greater durability than simple adjuvanted protein vaccines. Other reviews have focused on these differences and so for the remainder here, we will concentrate on the mechanisms of the intrinsic ASC drivers and extrinsic regulators of LLPC generation.”

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s