Trường hợp Iceland: vaccine không phải là viên đạn bạc

Có lẽ cần phải lặp lại câu nói đó để nhắc nhở rằng các biện pháp y tế công cộng khác cũng quan trọng. Trường hợp Iceland là một ví dụ tiêu biểu cho câu nói đó.

Iceland là một quốc đảo vùng Bắc Âu, với dân số chỉ 357,000 người. Nói là ốc đảo, nhưng quốc gia này có trình độ khoa học, nhứt là di truyền học, thuộc hàng ‘đỉnh’ trên thế giới. Đó cũng là một nơi được xem là thí nghiệm tự nhiên và được nhiều người trong giới khoa học phân tích để hiểu tình hình dịch bệnh.

Iceland bắt đầu tiêm chủng vaccie vào cuối năm 2020. Tính đến nay (8/2021) thì 77% dân số đã được tiêm 2 liều vaccine. Các vaccine phổ biến ở đây là Pfizer, J&J, AstraZeneca.

Tính từ đầu năm ngoái (2020) đến nay, Iceland đã trải qua 3 đợt dịch bùng phát. Đợt thứ nhứt là khoảng tháng 3/2020, đợt thứ hai là tháng 9-10/2020, và đợt hiện nay bắt đầu từ giữa tháng 7/2021.

Tính từ đầu năm 2021 đến giữa tháng 7/2021, số ca nhiễm dao động trong khoảng 1-2 ca mỗi ngày, và cao nhứt là 7 ca. Nhưng từ giữa tháng 7 trở đi thì số ca tăng đột biến, có khi lên đến 87 ca một ngày.

Dịch bùng phát ở Iceland. Đa số (82%) các ca nhiễm mới là đã được tiêm vaccine đầy đủ 2 liều. Nguồn: www.covid.is/data

Nhưng con số đó chưa nói hết vì số ca nhiễm chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có 3 điều đáng chú ý mà con số đó chưa nói:

  • Thứ nhứt là trong số những ca nhiễm mới, 82% đã được tiêm vaccine đầy đủ 2 liều.
  • Thứ hai là 97% những ca nhiễm mới là nhẹ hay không có triệu chứng.
  • Thứ ba là chỉ có 18 ca cần nhập viện.
  • Từ tháng 4/2020 đến 10/2020 (chưa tiêm vaccine) không có ca tử vong. Từ đầu tháng 1/2021 đến nay (tức đã tiêm vaccine) có thêm 2 ca tử vong.

Những con số này nói lên điều gì? Tôi nghĩ trước hết nó cho thấy nhiễm đột phát (breakthrough infection) sau khi tiêm vaccine là khá cao, và ở đây Iceland, hiệu quả của vaccine có vẻ khiêm tốn vì ngay cả số ca tử vong chẳng thay đổi bao nhiêu trước và sau tiêm vaccine, nhưng số liệu còn quá ít để khẳng định.

Tóm lại, vaccine có hiệu quả, nhưng không phải là viên đạn bạc chống covid-19, và các biện pháp giãn cách xã hội có lẽ vẫn phải duy trì sau khi tiêm chủng vaccine.

Nhưng Iceland không phải là ca ngoại lệ, vì Do Thái cũng đang trải qua một đợt dịch mới dù 78% dân số đã được tiêm vaccine, chủ yếu là Pfizer. Số ca nhiễm mỗi ngày tăng gần đạt đỉnh điểm so với thời gian trước khi tiêm vaccine. Ngay cả số ca nhập viện cũng tăng 31% so với tuần trước, và đa số đều đã được tiêm vaccine.

Bài báo cho biết tính đến ngày 15/8/2021, 514 người đã nhập viện, và trong số này gần 60% là đã được tiêm đủ 2 liều vaccine [1]. Tác giả cho biết con số nhiễm đột phá quá nhiều, đến nổi chiếm đa số bệnh nhân nhập viện.

Một phân tích mới công bố trên MedrXiv cho thấy hiệu quả của vaccine suy giảm theo thời gian [2]. Một viên chức y tế gởi một thông điệp đến các nước giàu có rằng “Đừng nghĩ rằng tiêm thêm liều vaccine (booster) là giải pháp.” Còn giải pháp tốt nhứt là gì thì ông cũng chưa biết.

____

PS: Các bạn có thể tải số liệu của Iceland về và tự phân tích từ đây: www.covid.is/data. Ở xứ người ta số liệu rất minh bạch và công bố cho công chúng xem xét.

[1] https://www.sciencemag.org/news/2021/08/grim-warning-israel-vaccination-blunts-does-not-defeat-delta

[2] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.07.29.21261317v1.full.pdf

3 thoughts on “Trường hợp Iceland: vaccine không phải là viên đạn bạc

  1. Thưa GS. Tuấn, vấn đề hiện nay ở Việt Nam đã triển khai tiêm vắc xin diện rộng, số người tiêm mũi 1 nhiều lên từng ngày, tuy nhiên số người tiêm mũi 2 vẫn còn ít. Câu hỏi đặt ra là những người đã tiêm 1 mũi vắc xin sẽ có bao % nhiêu kháng thể có thể để chống lại bệnh / khỏi bệnh so với người không tiêm, và nếu họ bị nhiễm bệnh thì khả năng tạo ra chủng virus kháng vắc xin có cao hơn người bình thường / người đã tiêm đủ 2 mũi không? Nếu đã quá thời gian tiêm mũi 2 thì khoảng bao lâu mới có thể tiêm lại từ đầu ?

    Cảm ơn GS. Tuấn.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s