Đây là cái note thứ 4 tôi viết về xét nghiệm đại trà. Thật khó đoán được sự thay đổi về chủ trương xét nghiệm đại trà. Có dạo các giới chức y tế cho biết sẽ làm xét nghiệm toàn dân số. Nhưng sau đó vài tuần thì thừa nhận rằng chương trình như thế chỉ gây ra lãng phí mà không đạt hiệu quả cao. Rồi mới đây các giới chức y tế lại nói sẽ làm xét nghiệm 100% dân số. Những người ngồi phòng lạnh chỉ làm khổ dân.

Các bạn có thể làm một con toán nhỏ: mỗi xét nghiệm nhanh tốn chừng 240,000 đồng (chừng 10 USD). Thành phố có 10 triệu dân sẽ tốn 100 triệu USD.
Chi phí đó để phát hiện bao nhiêu ca dương tính? Có thể sẽ phát hiện ra 173,500 ca dương tính, nhưng trong số này 98500 (57%) là dương tính giả. Chỉ có 75000 là dương tính thật. Như vậy, chi phí để phát hiện 1 ca dương tính là 1333 USD hay ~31 triệu đồng.
Dĩ nhiên, ước tính trên là thấp hơn thực tế, bởi vì khi phát hiện 1 ca dương tính bằng xét nghiệm nhanh, người ta vẫn phải làm xét nghiệm tiếp bằng PCR. Giả dụ như 173,500 ca phải làm xét nghiệm PCR, thì chi phí có thể lên đến 8.67 triệu USD hay 190 tỉ đồng.
Ai chi trả những chi phí này? Ở Việt Nam thì người dân hay quĩ bảo hiểm phải chi trả. Quĩ bảo hiểm thì cũng là tiền dân.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao người ta có chủ trương tốn kém như thế. Trong phong toả cuộc sống của hàng chục triệu dân bị đảo lộn và khó khăn. Đói khát mọi nơi. Tại sao phải gây thêm gánh nặng cho người dân?
Những người ngồi trong phòng lạnh nghĩ ra chương trình xét nghiệm (hay gọi là ‘chánh sách’) chẳng bị ảnh hưởng gì từ phong toả. Họ vẫn hưởng lương, không mất đồng nào. Họ thậm chí còn ‘sướng’ hơn vì đâu đến sở làm việc. Trong môi trường đó, họ không thấy cái khổ của hàng chục triệu dân kém may mắn hơn họ.
Xin nhớ cho rằng con số ca dương tính gần như là vô nghĩa (‘almost meaningless’). Các chuyên gia quốc tế đã đồng ý như thế. Không có lí do gì để theo đuổi một chủ trương quá tốn kém mà chẳng đem lại lợi ích cộng đồng.


_____
Xin giới thiệu một cuộc trò chuyện podcast của tôi với phóng viên VNE:
https://vnexpress.net/chuyen-gia-de-xuat-4-buoc-noi-gian-cach-tai-tp-hcm-4352344.html
Dạ, thì người ngồi phòng lạnh thì chuyên học theo quản trị kết hợp sau khi ngừng đi con đường kỹ thuật hay nghiên cứu, nên họ ko bao giờ nắm hết về kỹ thuật hay thực tế sản phẩm làm ra.
Hiện tại với các biến thể cũ, thì khả năng phong tỏa ngăn dịch của VN hồi trước rất tốt, như Đài loan đợt vừa rồi có phần nhỏ nhiễm Delta , họ phong tỏa rồi mới vaccine thấy vẫn phát huy tốt.
Mà nhớ lần đầu 16 ở HCM, năm ngoái, khu phố ở quanh nhà, ai cũng răm rắp 2m, ko có con nít và người lớn tụm nhau mỗi chiều đâu. Ai cũng lo phòng dịch nghiêm lắm, đợt đó do thông tin chưa có về virus đầy đủ.
Còn đợt này, nghe cả 200 ca bệnh mà chiều nào con nít cung vô từ chạy hét khắp xóm, người lớn đi thể dục dạo lấy gió thôi khắp hẻm. Nói thì họ kêu cứ ra ngoài, ăn ngoài, ko sao. Họ ko còn sợ vậy cũng tốt, nhưng họ biểu hiện rõ sự coi thường dịch bệnh, nên tình hình này là do họ chứ đâu. Sau đó nửa tháng, chỉ khi khu phố bị nhiễm 5 nhà trong tổng 30 nhà, họ mới cho con họ ở nhà, và, vẫn có khoảng 2 gia đình vô tư cho con đi đạp xe khắp hẻm, nói là con nít đâu sợ, họ thì tiêm 1 liều rồi nên cũng ko sợ, họ nói vậy đấy.
Hiện nay theo đọc tin thì các nước lớn thì tiêm mũi 3, tức là họ có tấm khiên vaccine mạnh, còn VN thì chỉ có tấm khiên phong tỏa là dùng được lúc này, tỉ lệ vaccine hiện nay chỉ đủ cho đảm bảo và ngăn bớt việc cho nhân viên y tế ko kiệt sức. Còn tấm khiên thuốc và hệ thống y tế, là tấm khiên thứ 3, nhưng thật tấm khiên y tế này ko chắc với VN ah. Vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Và dù sao trong tuơng lai có dịch và vẫn phải theo dịch, vậy nếu lúc đó chưa có vaccine nên làm sao, thì hiện tại làm cái đánh giá khi xét nghiệm toàn dân trong thời gian bùng dịch là tốt. ý là nếu xét nghiêm toàn dân ở vùng dịch manh nha bùng lên là tốt, nhưng xét nghiệm chỉ để lấy kết quả để chia vùng có dịch hay ko là ko tốt.
Như Đà Nẵng họ nói họ tầm soát được, nhưng mà về lâu dài là vaccine và hệ thống y tế.
Do vậy, nên mong là sau bao kinh nghiệm, lần này người ngồi bàn giấy hợp lại với thực tế, vừa xét nghiệm toàn phần, vừa ghi chú lại thông tin độ tuổi, rồi đặc biệt nguy cơ bệnh nặng để đánh giá.
VN hiện chỉ ghi ai bị ai ko, cần phải nên nhân dịp này lấy đủ thông tin, Sau đó kết hợp sự công khai với các dự liệu ở các nước mà đã làm tốt việc vaccine và đang trên đà bỏ qua đếm ca covid. Vậy cả hai nền chống dịch với số liệu đủ hơn mới cho đầy đủ kết luận nhièu hơn. Ý là khi dịch manh nha bùng thì phong tỏa thế nào, hỗ trợ người dân ra sao để có 2m khoảng ko giãn cách, rồi khả năng tạo vaccine trong tuơng lai , hợp lại vậy mới có phuơng pháp hoàn chỉnh cho cả nước giàu lẫn nghèo sau đại dịch.
Thật sự là khi phong tỏa, là ai cũng phải cách 2m, nhưng video trên báo cũng ghi khi qua chốt y chang như khi kẹt xe. Không hề có vạch dừng cho 2m khi qua chốt phong tỏa,
Rất ủng hô bỏ đi kiểu đơn thuần xét nghiệm ai có ai ko, mà phải theo đó kết hợp làm xét nghiệm và lấy giá trị biểu đồ thực để đánh giá khi bùng dịch,
Theo tìm hiểu thì có biểu đồ đẩy đủ thông tin thực đó mới đánh giá được khả năng diễn tiến.
Vậy nên theo cá nhân thì thấy rất cần xét nghiệm toàn bộ khi dịch đang manh nha ở Hà Nội lúc này, nhưng ko phải chỉ đánh dấu O hay X như mấy bác phòng lạnh làm, mà lấy đó điều tra thực địa bề chìm của đại dịch, rồi từ đó mới có nền tảng đưa các biện pháp của nước tiên tiến vào.
Thấy xét nghiệm là cần, nhưng là kế thừa kinh nghiệm là dân tự xét nghiệm do vì hiện tại nhiễm chủ yếu là chủng Delta, nồng độ cao và lây lan nhanh, người y tế đi xét nghiệm phải nắm và thu dữ liệu thực địa, sau công khai đủ số liệu lên công chúng hằng ngày.
Thiết nghĩ việc mình bị bệnh gì , bệnh nền thế nào, dị ứng ra sao, thể trạng BMI ra sao, mình bao nhiêu tuổi, thì nên công khai khi đi khám bệnh mà, nên ko vi phạm riêng tư gì.
Có số liệu rồi mới đưa ý kiến rõ ràng cho dân về sự hỗ trợ và tổ chức 1 cách rõ ràng theo số liệu thực để tất cả cùng đi làm chống dịch và giám sát cách thức thực thi phòng dịch, tạo sự thống nhất từ cộng đồng.
Sau đó rồi tranh thủ hợp với nước tiên tiến mà lồng các giải pháp công nghệ kỹ thuật để đảm bảo 2m bất kể thời điểm nào để sống chung covid sau dịch. Có lẽ hiện chỉ thấy khả thi nhanh nhất là áp kỹ thuật của nước tiên tiến về mã code vô các trạm tầm soát, có camera quét mã và có sự công khai danh tính số liệu, từ đó mới chặn dịch khi ở đâu cũng 2m, có thông tin đủ để kiểm soát người có nguy cơ cao, đủ số liệu thực địa để hỗ trợ cồng đồng đúng mức.
LikeLike
Khi mà chiến lược chung là “bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng” và “mỗi phường xã là pháo đài, người dân là chiến sĩ” tiếp tục thực hiện xuyên suốt trong nhiều tháng ròng ở các tỉnh phía Nam, không khó để hiểu quyết định của Hà Nội (với hàng chục ca dương tính được phát hiện mới mỗi ngày) sẽ trung thành tiếp tục với xét nghiệm diện rộng. TPHCM nay đã “thấm đòn” thì bắt đầu những có thay đổi nới lỏng, còn Hà Nội thì sẽ tiếp bước Đà Nẵng (kết hợp với việc phong tỏa nghiêm ngặt) mà dường như đã chứng tỏ có tác dụng (trong mấy tuần qua)…
LikeLike
GS có thể xem xét trường hợp của Philippines để xem cách VN đang làm hiện nay có hiệu quả hay không. Philippines là một đất nước có thu nhập, dân số, diện tích, điều kiện kinh tế xã hội gần tương đương VN. Cách chống dịch của Philippines cũng khắc nghiệt tương tự VN. Philippines đã nhiều lần ra lệnh giới nghiêm và dùng cảnh sát, quân đội kiểm soát di chuyển của người dân. Theo bài viết trên Time (https://time.com/5945616/covid-philippines-pandemic-lockdown/), cách chống dịch của Philippines thậm chí còn khắc nghiệt hơn VN, chẳng hạn: tổng thống khuyến khích cảnh sát bắn chết người dân nếu họ chống cự; nhà cửa và các khu phố bị khóa trái; dân đói ra đường kiếm ăn bị bắt giữ; một số trẻ em bị nhét trong quan tài vì vi phạm lệnh giới nghiêm và các quy định khác; người lớn vi phạm quy định chống dịch bị đánh đập hoặc tống vào tù, một số bị nhốt trong chuồng chó. Theo trang tin https://www.aljazeera.com/news/2021/3/16/philippines-battles-covid-surge-a-year-after-lockdown, tính đến tháng 3/2020, ít nhất 1400 người Philippines đã bị bắt giữ vì vi phạm các lệnh giới nghiêm. Mặc dù chống dịch ngặt nghèo là vậy nhưng số ca nhiễm vào thời gian này vẫn đạt đỉnh, 5404 người, tính từ tháng 8/2020. Vì điều này, Philippines tiếp tục thông báo phong tỏa nghiêm ngặt vào tháng 3/2021. Lại một lần nữa, tương tự đợt giới nghiêm hồi tháng 8/2020, số ca nhiễm giảm dần trong thời gian phong tỏa, nhưng tăng đột biến ngay sau khi nới lỏng. Trước áp lực đó, Philippines tiếp tục ban bố lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vào 6/8/2021, nhưng sau 1 tháng, số ca nhiễm hôm 6/9 đã đạt đến mức kỷ lục, 22415 người/ngày, (theo https://trithucvn.org/the-gioi/bat-chap-so-ca-nhiem-o-muc-cao-philippines-phong-toa-kieu-moi-de-cuu-nen-kinh-te.html).
Về vấn đề vaccine, theo Reuters, chương trình vaccine của Philippines cũng khá muộn nhưng sớm hơn VN vài tháng, bắt đầu từ tháng 3/2021 (chương trình của VN bắt đầu từ tháng 7/2021). Theo Reuters, hiện tại Philippines đã tiêm được 35,995,813 mũi (tính bình quân 2 mũi thì được vào khoảng 16.6% dân số). Với tốc độ tiêm vaccine hiện nay, cần 57 ngày cho mỗi 10% dân số được tiêm chủng (https://graphics.reuters.com/world-coronavirus-tracker-and-maps/countries-and-territories/philippines/).
Trước kết quả nêu trên, ngày 6/9, người phát ngôn chính phủ Duterte đã phải thừa nhận Philippines không thể gánh chịu thêm chi phí phong tỏa cực đoan với hàng triệu người thất nghiệp. Họ buộc phải chuyển sang chiến thuật mới, phong tỏa từng cụm nhỏ, thay vì cả khu vực. Việc này mở ra các biện pháp nới lỏng để các ngành kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Bài học Philippines cho ta thấy, việc phong tỏa cực đoan chỉ làm giảm số ca nhiễm tạm thời mà không thể dập dịch, nếu không muốn nói làm dịch còn trầm trọng hơn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo quan sát tại TPHCM, em thấy rằng mỗi khi hết hoặc trước đợt phong tỏa, dân đói đổ ra đường mua hàng hóa tích trữ, ăn uống, giải tỏa stress, kiếm việc làm,…khiến các quy định giãn cách xã hội bị phá vỡ. Điều này khiến virus âm thầm lây nhiễm trong cộng đồng. Kết quả là, số ca nhiễm tăng lên và vòng lặp phong tỏa mới lại bắt đầu. Cuối cùng, cái giá phải trả của đất nước là rất lớn: nền kinh tế suy sụp, suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân, gia tăng bất công xã hội…
Giả định vaccine luôn sẵn có, mỗi người được tiêm đủ 2 mũi, thì với tốc độ tiêm lí tưởng, Việt Nam phải mất khoảng 22 ngày để tiêm cho 10% dân số. Với 10% dân số đã tiêm đầy đủ (theo giả định trên), thì VN cần 132 ngày (hơn 4 tháng) mới tiêm đủ cho 70% dân số. Tất nhiên con số này có thể sẽ cao hơn nhiều, vì vaccine không dễ mua được, chưa tính thời gian chờ đợi giữa 2 lần tiêm. Với sức chịu đựng của nền kinh tế và hoàn cảnh người dân hiện nay, VN không thể chờ tới 4 tháng để mở cửa trở lại, chưa tính các biến chủng có thể phá thủng hàng rào vaccine, như trường hợp Isarel với biến chủng Delta. Do đó, quan điểm của em là VN nên mở cửa ngay và có kiểm soát, song song với việc sử dụng chiến thuật của nước Anh, tiêm đại trà 1 mũi Astra zeneca cho người dân trước. Cần ưu tiên các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm sản xuất. Tiêm mũi 1 là người ta đã có đủ khả năng phòng vệ trước virus với hiệu quả vài chục %. Với giãn cách tiêm tương đối lâu của Astra zeneca, VN có thêm thời gian mua vaccine trước khi bắt đầu tiêm mũi 2. Phương pháp mở cửa thì giáo sư đã khuyến cáo, e cũng có comment liên quan, bạn đọc có thể tham khảo lại các bài trước.
LikeLike