Một trong những nguyên tắc của y tế công cộng là đơn giản. Thế nhưng trong thực tế, chánh sách chống dịch ở Việt Nam rất khó hiểu đối với người dân. Câu chuyện ‘thẻ xanh’, ‘thẻ vàng’ là một ví dụ đi ngược lại khoa học.

Theo tôi tìm hiểu [1] và mô tả đơn giản cho dễ theo dõi thì thẻ xanh là cho người đã tiêm đủ liều 2 vaccine (AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik), còn thẻ vàng là cho người đã tiêu 1 liều.
Nếu vậy thì tại sao phải gọi là thẻ xanh, thẻ vàng để gây thêm một tầng phức tạp. Tại sao không gọi là đã tiêm đủ 2 liều và tiêm 1 liều cho dễ hiểu.
Ở Úc này, người ta không có thẻ xanh, thẻ vàng; chỉ có một chứng chỉ điện tử đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Và, theo tôi biết ở Anh, Mĩ, Canada cũng không có thẻ xanh, thẻ vàng; họ chỉ có một chứng chỉ kiểu Úc nhưng tên gọi khác một chút (như ‘Covid Pass’, ‘Vaccination Card’). Do đó, thẻ xanh, thẻ vàng là một ‘sáng kiến’ chỉ ở Việt Nam, nhưng là không cần thiết.
Càng không cần thiết khi có tiêu chuẩn về xét nghiệm sau khi tiêm chủng vaccine. Thật ra, qui định về thẻ xanh còn thêm một tiêu chuẩn là ‘xét nghiệm kháng nguyên định kì‘. Nhưng câu hỏi là tại sao lại cần xét nghiệm kháng nguyên sau khi đã tiêm vaccine?
Trong quá khứ đã có trường hợp người đã tiêm vaccine rồi sau đó đi xét nghiệm PCR hoặc/và kháng nguyên và có kết quả dương tính. Diễn giải kết quả này khá tế nhị. Trên lí thuyết, tiêm chủng vaccine không thể cho ra kết quả dương tính. Rất có thể kết quả dương tính là tín hiệu cho thấy người đó bị nhiễm trước hay sau khi tiêm vaccine.
Câu hỏi đặt ra là người đã tiêm vaccine có cần làm xét nghiệm kháng thể? Nhiều người nghi ngờ là sau khi tiêm vaccine, chưa chắc nó có hiệu quả, nên đòi đi xét nghiệm kháng thể. Nhưng có lẽ đây là việc không nên làm. Lí do là các phương pháp xét nghiệm này cho chúng ta biết một người đã bị phơi nhiễm virus trong quá khứ, chúng không phải là thước đo tin cậy về sự miễn dịch chống virus.
Tại sao xét nghiệm kháng thể không phải là thước đo đáng tin cậy? Tại vì các phương pháp xét nghiệm này chỉ cho chúng ta biết kháng thể chống nCov là hiện diện hay không hiện diện, nhưng chúng ta không định lượng, không cho biết bao nhiêu kháng thể trong cơ thể. Điều này có nghĩa là một người có thể có kết quả dương tính, nhưng lượng kháng thể có thể không đủ để bảo vệ chống lại virus. Mặt khác, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, thì nó cũng không có nghĩa là người đó không có miễn dịch, bởi vì các thành phần khác của hệ miễn dịch (như tế bào T) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống virus.
Vì những lí do trên, các giới chức y tế không khuyến cáo làm xét nghiệm cho những người đã tiêm vaccine [1].
Tóm lại, tôi thấy việc ban hành thẻ màu là không cần thiết. Càng không cần thiết đòi hỏi xét nghiệm covid cho những người đã tiêm đủ liều vaccine. Chỉ cần một giấy chứng nhận là họ đã được tiêm 1 hay 2 liều vaccine. Không nên bày chuyện để làm phức tạp thêm một vấn đề vốn rất đơn giản.
____
____
[1] Thật ra, điều kiện hơi phức tạp hơn những gì tôi tóm tắt. Theo tôi biết qua tìm hiểu thì như sau:
Thẻ xanh:
- Đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi (AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V): 14 ngày sau mũi thứ 2 và xét nghiệm kháng nguyên định kỳ đối với một số môi trường làm việc.
- Người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, trong vòng 180 ngày tính từ khi khỏi bệnh.
- Người nhiễm SARS-CoV-2, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh thì phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể.
Thẻ vàng:
- Tiêm 1 mũi đối với vắc xin có yêu cầu 2 mũi (AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V) và đã qua 14 ngày.
- Có kết quả xét nghiệm định kỳ (3 ngày/lần) âm tính (có xác nhận theo hướng dẫn của Sở Y tế và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để cấp và gia hạn thẻ).
Những lời giải đơn giản chỉ có từ những cái đầu thông minh. Chưa nói là công chức ở VN cứ thích làm phức tạp vấn đề để gây khó khăn cho người dân, từ đó họ mới có cơ hội kiếm chác. Ai sống hay kinh doanh ở VN đều biết những điều này.
LikeLike
Thật ra những người đạt tiêu chuẩn “thẻ xanh” hiện nay không phải là những thành phần chính sản xuất ra của cải xã hội. Họ là con ông cháu cha, nhân viên hành chính cao cấp,…đại khái là tầng lớp quý tộc. Những người được gắn thẻ đỏ, thẻ vàng mới là những người cần thiết nhất cho phục hồi kinh tế nhưng họ lại bị hạn chế di chuyển. Tuy khác biệt về tên gọi nhưng về bản chất, đây là một hình thức hộ chiếu vaccine copy của nước ngoài. Điểm tai hại là, nó được áp dụng dập khuôn, không điều chỉnh theo thực tế phân bổ vaccine của đất nước. Trò mèo này có hậu quả ra sao hẳn bạn đọc đoán được.
LikeLike
Giải pháp “thẻ vàng” “thẻ xanh” + mã QR nghe thì có vẻ hiệu quả nhưng để làm được đòi hỏi phải có hệ thống quản lý dữ liệu chuẩn hóa và ở quy mô quốc gia.
Theo thông tin chính thức thì hiện đã có hệ thống quản lý tập trung về tiêm phòng vacxin “áp dụng công nghệ 4.0”. Ở khâu xét nghiệm sàng lọc hay tiêm ngừa đều có đội ngũ tình nguyện viên nhập liệu, nhưng hình như dữ liệu chưa “đổ” về đầy đủ nên dẫn đến xảy ra tình trạng khi có người đã tiêm đủ 2 mũi, vẫn được yêu cầu thêm mũi 3? hay đã tiêm nhưng không có dữ liệu trên hệ thống?
Hiện nay tiêm chủng đạt tiêu chuẩn “thẻ xanh” là 5.3 triệu người – việc khai báo còn bất cập thì không hiểu hệ thống scale như thế nào sẽ đáp ứng lưu trữ truy xuất (+ an toàn thông tin cá nhân) khi tỉ lệ tiêm đạt mức gấp 5-10 lần mức hiện tại.
Ngoài ra nới lỏng ở “vùng xanh” có vẻ không đơn giản, thí điểm các phường xã là vùng xanh thì được dân cư được phép di chuyển. Điều gì đảm bảo rằng “vùng xanh” sẽ luôn mãi ” xanh”? nếu “xanh” thành đỏ đó sẽ lại áp dụng việc siết chặt?
LikeLike
theo em thì Sài Gòn giờ thay vì dùng tiền truy vết thì làm kháng thể ở một số lượng đủ lớn dân số để xem tỷ lệ đã phơi nhiễm, bị bệnh và chích ngừa vaccine ( tỷ lệ có kháng thể chống lại covid 19) là bao nhiêu? lúc đó dễ đề ra chích sách hơn là truy tìm nó.
LikeLike
Để làm gì?
LikeLike
Để đốt tiền đó anh.
LikeLike