Chi phí khám và điều trị covid: Việt Nam và thế giới

Ít ai biết rằng chi phí khám và điều trị bệnh nhân covid khá mắc. Ở Việt Nam hình như chưa có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy chi phí khá cao so với thu nhập bình quân của người dân.  

Trên trang fb của anh Võ Xuân Sơn có trình bày chi phí khám và điều trị cho một bệnh nhân covid nằm viện 41 ngày [1]. Tổng chi phí là 1.6 tỉ đồng (tức khoảng 72,000 USD). Trong đó, chi phí điều trị là 720 triệu đồng (gần 33,000 USD). Vì có bảo hiểm, nên bệnh nhân chi trả 166 triệu đồng. Nếu đây là cái giá tiêu biểu (hi vọng không phải) thì chi phí khám và điều trị bệnh covid ở Việt Nam rất mắc.

Thu nhập bình quân ở Việt Nam vẫn còn thấp, nên nếu lấy chi phí covid chia cho thu nhập thì tỉ số rất cao. Giả dụ rằng chi phí điều trị là 10,000 USD (thay vì 72000 USD như bệnh nhân trên) thì vẫn cao gấp 26 lần lương tháng tiêu biểu của một người dân.

Còn ở nước ngoài thì sao?

Có một nghiên cứu trên 1422 bệnh nhân ở Saudi Arabia cho thấy chi phí liên quan đến covid cũng rất mắc. Tính trung bình, chi phí nằm viện tính trên mỗi bệnh nhân là 38,436 USD, với 75% bệnh nhân có chi phí dưới 52,194 USD [2].

Nghiên cứu này còn tính chi tiết chí phí nằm viện mỗi ngày. Nếu chỉ nằm trong ward thì chi phí (mỗi ngày) là 5192 USD, nhưng ICU thì lên đến 7810 USD, và mắc nhứt là ICU + thở máy là 11,215 USD. Thu nhập bình quân mỗi tháng ở Saudi Arabia là khoảng 3195 USD. Chi phí điều trị và khám covid như vậy cao gấp 2.6 lần so với lương tháng của dân.

Ở Mĩ thì sao? Theo một bài báo [3] thì chi phí bệnh viện cho bệnh nhân covid dao động từ 51,389 USD cho bệnh nhân tuổi 21-40, nhưng có thể lên đến 78,569 USD cho tuổi 41-60. Tuổi càng cao, chi phí càng tăng, có lẽ là do các bệnh nền đi kèm. Thu nhập bình quân mỗi tháng ở Mĩ  là khoảng 5420 USD. Chi phí covid làm mất 12 tháng lương của một người Mĩ trung bình!

Tóm lại, như các bạn thấy, chi phí khám và điều trị bệnh nhân covid là rất mắc. Chi phí khám và điều trị viêm phổi ở Mĩ (theo y văn) là khoảng 429 USD (giá năm 2018), tức chỉ bằng số lẻ (dưới 1%) chi phí covid. Điều này cũng nói lên rằng giảm nguy cơ nhập viện là một ưu tiên trong chiến lược kiểm soát dịch.

Việt Nam rất cần một nghiên cứu về chi phí khám và điều trị covid và so sánh với lợi ích lâm sàng. Câu hỏi là xã hội phải chi bao nhiêu tiền để cứu 1 bệnh nhân covid rất cần được trả lời càng sớm càng tốt.

___

[1] https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/2126120604211721

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7602112

3 thoughts on “Chi phí khám và điều trị covid: Việt Nam và thế giới

  1. Ở VN có cách hiểu mạng người là vô giá và phải cứu bằng được mạng người nên nhiều người không đồng ý với những phân tích thiệt hơn hay “kiểu cân đo đong đếm”.
    Có lẽ họ không biết rằng các nước phương Tây áp dụng những phương pháp nói nôm na là “mạng người đáng giá bao nhiêu” trong hoạch định hay giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội. Tất nhiên kiểu “định lượng” này cũng có những yếu tố khác chi phối, chẳng hạn như vụ 11/09/2001 ở Mỹ, thân nhân của người thiệt mạng, có người nhận vài trăm ngàn đô-la, nhưng có người nhận hàng triệu đô-la.
    Ngay cả Wordbank khi đưa ra phân tích thiệt hại do khói bụi ở Việt Nam vào năm ngoái thì họ cũng “quy đổi” mạng người ở độ tuổi lao động ra 1 con số cụ thể.
    Tôi thấy đâu đó có người bình luận rằng GS coi mạng người không bằng/bằng ổ bánh mì (hay đại loại vậy), có lẽ họ là những người hiểu theo kiểu “dân dã” như đã nói ban đầu.
    Tốn bao nhiêu để cứu 1 bệnh nhân trong tình hình bệnh còn “rất phức tạp” là việc mà có lẽ các quan chức trong ngành chưa có thời gian để nghĩ đến.

    Like

    1. Ở đâu thì mạng người cũng vô giá. Nhưng đó là nguyên lí, còn đi vào thực tế thì người ta, kể cả ở VN, đều tính toán dựa trên nhiều giả định. Trong y khoa, cách tính QALY là một ví dụ. Tôi ngạc nhiên về câu bình luận “coi mạng người không bằng/bằng ổ bánh mì” của ai đó. Sao lại có người vô trách nhiệm trong cách hiểu như vậy?

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s