Tôi đã nói nhiều lí do (trước đây) tại sao TPHCM nên ngưng phong toả. Hôm nay đọc qua dữ liệu hàng ngày ở TPHCM, tôi có thêm một lí do nữa để ngưng phong toả: hệ số lây lan ở HCM đã và đang giảm.
Có lẽ không cần giải thích kĩ ý nghĩa của ‘hệ số lây lan’ (reproduction ratio, hay R) vì tôi đã giải thích từ năm ngoái khi dịch mới bắt đầu. Đại khái rằng nếu 1 người bị nhiễm và lây lan cho 2 người khác, thì hệ số lây lan R = 2. Đối với đại dịch này, WHO dựa vào dữ liệu của Vũ Hán ước tính rằng R dao động trong khoảng 1.4 đến 2.5.
Sự thay đổi của hệ số lây lan có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó là một trong những yếu tố để quyết định chánh sách. Nếu R > 1 thì dịch còn lây lan; nếu R < 1 thì dịch đang suy giảm và sẽ ‘suy tàn’ theo thời gian.
Năm ngoái, dùng dữ liệu của Vũ Hán và số ca hàng ngày ở Việt Nam, tôi ước tính rằng R = 1.08, nhưng xác suất 95% có thể dao động từ 0.87 đến 1.33. Sau đó thì hệ số R giảm xuống dưới 1 và quả vậy, dịch đã được kiểm soát.
Còn năm nay với TPHCM thì sao?
Tôi dùng dữ liệu về số ca nhiễm hàng ngày (tính từ 1/7/21) và lại tính toán R cho mỗi tuần. Biểu đồ dưới đây cho thấy vào thời điểm đầu tháng 7, hệ số R = 1.33 (khoảng tin cậy 95%: tứ 1.12 đến 1.61). Nhưng sau đó thì trồi sụt theo thời gian, và quan trọng nhứt là tính từ đầu tháng 9/21 thì R giảm xuống thấp hơn 1. Tính từ tuần 13/9 thì R = 0.94 (khoảng tin cậy 95%: 0.89 đến 0.99).

Một chỉ số khác cũng quan trọng là ‘hệ số lây lan thực tế’ (Re hay effective R). Có thể ước tính bằng công thức:
Re = R*(1 – P),
trong đó P là tỉ lệ dân đã được miễn dịch qua vaccine hay bình phục sau khi bị nhiễm. Chúng ta biết rằng ở TPHCM số người được tiêm 1 liều là 90%, và với R = 0.9 thì Re = 0.09. Ngay cả nếu tỉ lệ 2 liều là 30% Thì Re = 0.63.

Tóm lại, lí giải dịch tễ học trên cho thấy dịch ở TPHCM đang suy giảm và hệ số lây lan thực tế thấp hay rất tháp. Điều này có nghĩa là HCM nên ngưng phong toả. Ngưng càng sớm càng tốt.
Rất đồng tình với gs Tuấn
LikeLike