Giấc mơ châu thổ: Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023, Ngày Nước Thế giới 22/3/2023

Lời giới thiệu: Hôm nay (22/3) được Liên hiệp quốc chọn làm Ngày Nước Thế Giới (World Water Day). Đó là dịp để nhắc nhở công chúng về tầm quan trọng của nước trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng trong thực tế, gần 800 triệu người trên thế giới, kể cả 39 triệu người ở Việt Nam, không có nguồn nước sạch. Đó là một sự khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, tôi trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của Bs Ngô Thế Vinh. NVT

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uốngGửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nóiGửi Nhóm Bạn Cửu LongChẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm.“Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước” — Oded Distel [Chuyên gia về nước của Do Thái]Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]

Hình 1: Logo Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023, với chủ đề: “Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn thấy thế giới đổi thay”. (1) Và đề nghị một châm ngôn cho Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023: “Bạn cần can đảm và có tiếng nói nếu như bạn muốn thấy một Việt Nam đổi thay”.

Có một câu chuyện cổ tích về con chim Hummingbird – người Nhật gọi là chim ong – hachidori, người Việt có một tên gọi bình dân hơn là chim ruồi – gửi tới các nhi đồng Việt Nam [tuổi từ 7 cho tới 77 – lứa tuổi nào thì cũng đã có một thời niên thiếu].

Một ngày kia, trong khu rừng có bộc phát một đám cháy. Mọi thú rừng đều tán loạn bỏ chạy sao cho thoát thân. Chúng dừng lại ở bìa rừng nhìn đám cháy vừa kinh hãi vừa buồn bã. Nhưng rồi chúng vẫn thấy trên đầu có một con chim Hummingbird bay tới đám cháy rồi bay đi nhiều lần như thế. Đám thú rừng lớn mới hỏi con chim ong đang làm gì vậy? Chim ong đáp: “Tôi ra hồ hút nước để tới đây dập tắt đám cháy”. Cả bầy thú cười lớn chế nhạo con chim ong và nói: “Chú mày chẳng thể nào dập tắt được ngọn lửa đâu!” Con chim Hummingbird trả lời: “Tôi đang làm điều mà tôi có thể làm được”. Nguồn: UN / WWD 2023

Đây bài học mà các em nhi đồng nơi ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung – có thể nghiệm ra là: con chim Hummingbird nhỏ bé kia đang giúp giải quyết vấn đề, với từng giọt nước mỗi lần. Con chim ong bé nhỏ ấy chính là sự thay đổi mà nó muốn thấy ở trên Đất Mẹ và cả trên hành tinh này. Các em có thể là một con chim Hummingbird bé nhỏ ấy! Hành động từ các em, cho dù là bé nhỏ tới đâu, cũng sẽ giúp giải quyết vấn nạn khủng khoảng nước – water crisis, không chỉ nơi ĐBSCL mà cả trên thế giới.

Hình 2: Sông nước đẫm phù sa, chưa bị ô nhiễm là thiên đường giải trí cho những đứa trẻ trong lưu vực sông Mekong – ảnh chụp trên khúc sông Mekong Vientiane, bên cây cầu Hữu nghị Mittaphap (1994), là cây cầu đầu tiên bắc ngang dòng chính sông Mekong từ thủ đô Vạn Tượng, Lào qua tỉnh Nong Khai đông bắc Thái Lan. Photo by Ngô Thế Vinh, tháng 12/ 2000

Hình 3: Ảnh chụp những đứa trẻ vui đùa với dòng nước sạch trên khúc sông Mekong – Siem Reap, Cambodia. Nguồn: photo by Kenji Aoyagi, Mekong the Last River, NTT Publishing Co, Ltd. Tokyo 1995

Hình 4: Cầu khỉ có khắp trên sông rạch ĐBSCL, trước đây khi nước sông còn sạch, cầu khỉ cũng là cầu nhảy của đám trẻ thơ, thuở ấy đứa nào cũng biết bơi lội vẫy vùng như những con ráy cánay thì đa số trẻ em nơi ĐBSCL không còn biết bơi vì nước sông rạch tù đọng và ô nhiễm quá mức. Nguồn: photo by Erik Sampers, Le Mekong, Fleuves & Civilizations, 2000

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

Cách đây 30 năm, kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày nước Thế giới / World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi sinh và Phát triển/ United Nations Conference on Environment and Development/ UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992].

Có thể nói, nước là biểu hiện của sự sống, vì thế mỗi khi tìm ra tín hiệu có nước trên một vì tinh tú xa xôi thì các nhà khoa học thiên văn đã lạc quan cho rằng có thể có sự sống và những sinh vật ở trên đó. Trái đất này sẽ là một hành tinh chết nếu không có nước. Nhưng trước mắt, thiếu nước – nhất là thiếu nước sạch đang là một vấn đề của thế giới và cũng là vấn nạn trầm trọng nhất của Việt Nam hiện nay.

Ngày nước Thế giới, như cơ hội để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước ngọt / freshwater và cùng nhau vận động hỗ trợ cho những phương cách quản lý bền vững các nguồn nước ấy.

Mỗi năm Liên Hiệp Quốc đều chọn ra một “chủ đề” cho Ngày nước Thế giới để tập trung vận động qua các phương tiện truyền thôngqua những cuộc hội thảo, và giáo dục học đường xoay quanh chủ đề này.

Chủ đề của mỗi năm cho Ngày nước Thế giới không phải chỉ là “khẩu hiệu” mà là một lộ trình / roadmap sinh hoạt và phấn đấu trên toàn cầu sao cho có một nguồn nước sạch. Chủ đề mỗi năm do Liên Hiệp Quốc đã chọn, theo thứ tự thời gian trong suốt 30 năm qua cho Ngày nước Thế giới 22 tháng 3 là:

1994: Chăm sóc nguồn Nước là công việc của mọi người; 1995Nước và Phụ nữ; 1996: Nước cho các đô thị khát; 1997: Nước trên Thế giới, có đủ không; 1998: Nước ngầm, nguồn tài nguyên không thấy; 1999: Mọi người đều sống dưới nguồn; 2000: Nước cho thế kỷ 21; 2001: Nước cho sức khỏe, hành động trách nhiệm; 2002: Nước cho phát triển; 2003: Nước cho tương lai; 2004: Nước và những thảm họa; 2005: Nước cho đời sống; 2006: Nước và văn hóa; 2007: Khan hiếm Nước; 2008: Năm Quốc tế cho vệ sinh; 2009: Nước xuyên biên giới; 2010: Phẩm chất Nước; 2011: Nước cho các đô thị; 2012: Nước và an ninh lương thực; 2013: Nước và hợp tác; 2014: Nước và năng lượng; 2015: Nước và phát triển bền vững; 2016: Nước và việc làm; 2017: Nước và nước thải; 2018: Thiên nhiên và nguồn Nước; 2019: Nước không bỏ lại ai phía sau; 2020: Nước và biến đổi khí hậu; 2021: Đánh giá nguồn Nước; 2022: Nước ngầm, làm rõ điều không thấy; 2023:Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn nhìn thế giới đổi thay.

NHÌN LẠI NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2017:

Với chủ đề: Chuyển nước thải thành nguồn nước trù phú.

Hình 5: Ngày nước Thế giới 2017 với slogan, Chuyển Nước thải thành một nguồn Nước Trù phú. Nguồn: UN / WWD 2023

Vào thời điểm đó (2017), cách đây chỉ mới 6 năm, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra những nhận định:

1) Trên toàn cầu, hơn 80% nước thải xả ra môi trường thiên nhiên mà không qua xử lý và không được tái sử dụng.

2) Hiện có 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn và sốt bại liệt / polio… khiến cho 842.000 người chết mỗi năm.

3) Thống kê cũng cho thấy, hiện có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh.

4) Đến năm 2050, sẽ có 70% dân số thế giới rời vùng thôn quê lên sống trong các đô thị. Con số này hiện nay là 50%.

5) Có nhiều cơ hội để khai thác tài nguyên nước thải. Nước thải được thanh lọc và quản lý hiệu quả sẽ là nguồn nước hữu dụng, với chi phí đầu tư hợp lý và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

6) Nhận định rằng, chi phí cho thanh lọc nguồn nước thải là một đầu tư xứng đáng nếu so với các lợi ích lớn lao về sức khỏe, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại cơ hội tạo ra nhiều việc làm “xanh” cho xã hội.

Rồi không thể không nhìn về Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, dù không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu nhưng các nguồn tài nguyên, nhân lực và vật lực vẫn bị vung vãi phân phối không hợp lý – nếu không muốn nói là lãng phí cho những công trình chỉ với mục đích tuyên truyền vô bổ.

*Một ví dụ điển hình là, trong khi người dân không có nước sạch để uống thì nhà nước bật đèn xanh cho các địa phương xuyên suốt từ Bắc vô Nam, thi nhau xây dựng những tượng đài tốn kém hàng ngàn tỉ đồng. Thảm trạng ấy đã khiến nhà toán học trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, sau khi được biết chính phủ CSVN vừa ký quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La – vốn là một tỉnh biên giới nghèo phía Bắc, dùng kinh phí 1.400 tỷ đồng – là tiền thuế của người dân, để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, phải thốt lên lời cay đắng trên Facebook: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây dựng tượng đài thì hoặc là khốn nạn hoặc là thần kinh”. Những lãng phí cho những công trình vô bổ như vậy vẫn cứ diễn ra ở khắp Việt Nam như “chuyện thường ngày ở  huyện”.  

Hình 6: trái, Cổng vào n máy X lý Nước thải (Waste Water Treatment Plant) tại Quận Cam, Nam California, mỗi ngày có thể cung cấp 100 triệu gallons – 378 ngàn mét khối nước tinh khiết cho cư dân Quận Cam; từ phải Phạm Phan Long, Becky Mudd, Ngô Thế Vinh; phải, Phạm Phan Long, Ngô Thế Vinh, và Nguyễn Đăng Anh Thi từ Vancouver, trong cơn khát đã cùng uống những ly nước mát tinh khiết được thanh lọc trực tiếp từ nguồn nước thải của cư dân Quận Cam. Nguồn: photo by Becky Mudd

NHÌN LẠI NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2020:

Nước và Biến đổi Khí hậu là chủ đề cho Ngày nước Thế giới 22/ 03/ 2020. Trước những tình huống cực đoan của biến đổi khí hậu, với hậu quả là có thể làm rối loạn chu kỳ nước – water cycle, khiến rất khó tiên đoán được về nguồn nước có thể sử dụng – water availability, cùng với những ảnh hưởng trên phẩm chất nước, cả trên tính đa dạng sinh học / biodiversity, đe dọa sự phát triển bền vững trên nhiều lưu vực của các dòng sông trên khắp thế giới.

Dân số toàn cầu từ 7,2 tỷ năm 2015 đến 2020 – theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, đã vượt qua con số 7,8 tỷ ngườiDân số Việt Nam từ 92 triệu năm 2015 đến tháng 4 năm 2023 sẽ vượt qua con số 100 triệu trong năm nay. [Việt Nam xếp hàng thứ 15 trong số những nước đông dân nhất thế giới, và đứng hàng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia 218 triệu và Philippines 113 triệu].

Tăng dân số cũng có nghĩa là tăng lượng nước sử dụng, kéo theo gia tăng nhu cầu năng lượng để bơm nước, vận chuyển và xử lý thanh lọc nước – water treatment.

Hình 7: trái, bấy lâu, Nhà nước CS Việt Nam, Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam nơi 23 Phố Hàng Tre Hà Nội, đã làm gì để tranh đấu cho sự chia sẻ công bằng nguồn nước từ con sông Mekong? Nguồn: biếm họa của Babui75 Mamburao]; phải, thảm cảnh hạn hán nơi ĐBSCL tháng 3 năm 2016, đã khiến nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng phải kêu cứu Trung Quốc cho xả nước từ con đập thủy điện Cảnh Hồng / Jinghong Dam, để cứu hạn cho ĐBSCL nhưng đó chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Nguồn: VNExpress 3/11/2016

Với Việt Nam, khi dân số tiếp tục tăng theo cấp số nhân (geometric progression) trong khi nguồn nước sạch đáp ứng cho các nhu cầu gia dụng sút giảm, ai cũng có thể thấy đại đa số người dân nghèo trên đất nước này – đặc biệt là phụ nữ và trẻ em – là nạn nhân và dễ bị tổn thương nhất.

Tăng cường mối quan tâm về nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày một gia tăng trong tương lai; điều ấy đòi hỏi phải có những quyết định mạnh mẽ, làm cách nào để phân chia các nguồn tài nguyên nước – allocate water resources, thích nghi với biến đổi khí hậu giữa những tranh chấp sử dụng nguồn nước trong các địa phương và các quốc gia lân bang.

Hình 8: trái, Lưu vực sông Mekong – Mekong River Basin or Watershed [MRC 2000]; phải, ĐBSCL là một vùng châu thổ hay tam giác châu (Delta), lớn thứ 3 của thế giới, với lịch sử hình thành do phù sa từ thượng nguồn đổ xuống, lắng đọng lại nơi 9 cửa sông từ suốt bao nhiêu ngàn năm qua. Việc nhà nước CSVN tùy tiện đổi tên thành Lưu vực sông Cửu Long (6) là sai, cả về phương diện địa chất và thủy văn. ĐBSCL hiện nay đang từ từ bị tan rã do “nước đói – hungry water” không còn phù sa, nước đói trở lại  “ăn đất”, gây sạt lở hai bên bờ sông và ven bờ duyên hải; chỉ riêng mũi Cà Mau mỗi năm đã mất hơn 600 mẫu đất và tốc độ lẹm đất ấy ngày một gia tăngGhi chú của Ngô Thế Vinh

Ví dụ điển hình: con sông Mekong dài hơn 4800 km chảy qua 7 quốc gia đang bị tận lực khai thác bởi chuỗi những con đập thủy điện thượng nguồn, và cả bị đổi dòng lấy nước từ con sông Mekong. Làm cách nào để chia sẻ và sử dụng công bằng nguồn nước từ con sông Mekong đang là một “tranh chấp nóng” diễn ra hiện nay.

Cambodia và Việt Nam là hai quốc gia cuối nguồn đang chịu những hậu quả nặng nề nhất: một Biển Hồ như trái tim của Cambodia và của cả Việt Nam đang bị cạn nước cạn cá, một ĐBSCL không chỉ thiếu nguồn nước ngọt từ thượng nguồn mà còn chịu hạn mặn chưa bao giờ khốc liệt như thế. Chưa kể tới khả năng Trung Quốc sử dụng con sông Lancang-Mekong như một thứ vũ khí trong cuộc chiến tranh môi sinh – ecological warfare trừng phạt Việt Nam và các nước hạ lưu khác.  

Đối phó với biến đổi khí hậu không chỉ trên quy mô quốc gia mà cho toàn lưu vực, mọi hoạch định cần theo một phương pháp tích hợp – integrated approach, đối với nhu cầu sử dụng và quản lý nguồn nước.

Cách làm ăn cũ, với vô số những dự án thủy lợi lớn nhỏ bấy lâu của nhà nước CSVN đã chứng tỏ là không hiệu quả – nếu không muốn nói là có hại, điển hình là các cống đập ngăn mặn cùng khắp nơi ĐBSCL trong ngót nửa thế kỷ qua và gần đây nhất là Dự án “được mệnh danh là thế kỷ” Cái Lớn Cái Bé – cũng là một sai lầm “nghịch thiên thế kỷ”.(3)

Từ nay, mọi phương cách quản lý nước cần được phân tích kỹ lưỡng qua lăng kính biến đổi khí hậu – through a climate change lens. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa để cải tiến và cập nhật những dữ liệu thủy học – hydrological data, qua các học viện [như Viện Biến đổi Khí hậu DRAGONS Đại học Cần Thơ], qua các chính phủ, qua giáo dục, và cùng nhau chia sẻ mọi kiến thức, để có được khả năng tiên lượng và đối phó với những rủi ro khan hiếm nước như hiện nay và chắc chắn sẽ trầm trọng hơn trong tương lai.

Những kế hoạch thích ứng cần  tầm nhắm chiến lược – targeted strategies, ưu tiên trợ giúp cho những cộng đồng cư dân lợi tức thấp – nhất là phụ nữ và trẻ em, họ là nhóm người chịu tác động, dễ bị tổn thương và thiệt hại nhiều nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.(1)

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2023:

Ngày Nước Thế Giới 22/3 năm nay với chủ đề: “Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn nhìn thế giới đổi thay”.

Có lẽ không quốc gia nào trên thế giới, chữ “nước” có cả hai nghĩa như tiếng Việt: nước vừa để chỉ quốc gia (nation), vừa để chỉ phân tử H2O, kết hợp từ một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro, để hình thành nguồn tài nguyên nước (water) quý giá cho nguồn sống trên trái đất. Trong văn hóa của Việt Nam, nước đã gắn bó trong mạch sống của từng con người. Người Việt dùng các cụm từ “giữ nước” khi chống ngoại xâm phương Bắc và “đi mở nước”, thay vì đi mở đất, khi đi về phương Nam.

Người dân vùng ĐBSCL đã có rất nhiều tên để gọi đặc điểm của dòng nước: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước nổi, nước lụt, nước trầm, nước bạc, nước son, nước đục, nước nhảy, nước tràn, nước chụp, nước đứng, nước ngược, nước xuôi, giáp nước, nhồi nước, xiết nước, rải nước… Về nguồn cung cấp và chất lượng nước thì có những từ: nước trời, nước mưa, nước sông, nước cây, nước ngầm, nước lung, nước đìa, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, nước phèn, nước bùn… [Tản mạn về chữ Nước, TS Lê Anh Tuấn]

Nguyên chủ nhiệm tạp chí Đi Tới bên Canada, cảm xúc khi đọc những dòng tản mạn về Nước của TS Lê Anh Tuấn, anh Đoàn Minh Hóa viết: “Nơi ĐBSCL ngày trước, các ghe chở nước uống tới các nơi không có nước ngọt để uống; thời đó người ta không ai nói dịch vụ đó là ”Bán Nước” mà được gọi là ”Đổi Nước” do chính bà con mình cung cấp nước uống cho nhau.

Ô NHIỄM SÔNG RẠCH KHẮP 13 TỈNH MIỀN TÂY

Nước, nước, khắp nơi, không có giọt nước để uống(Water, water, everywhere, Nor any drop to drink)[Samuel Taylor Coleridge 1772-1834]

Cho dù ĐBSCL vẫn là nơi nhận nguồn nước cao nhất Việt Nam tính theo dân số, nhưng từ ngót nửa thế kỷ trở lại đây, tuy có nước vây bủa xung quanh nhưng là nước bẩn hay nước mặn. Thách đố lớn nhất là làm sao thanh lọc được nguồn nước tạp ấy để có nước sạch đưa vào sử dụng. Đó là tình cảnh của ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL, phải sống chung với cả một mạng lưới kinh rạch dòng ngòi sông ô nhiễm, và  hạn mặn đang trầm trọng hơn như hiện nay.

Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngãi qua Cù lao Dung, sóng đánh tung tóe, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi. Thấy nước khắp nơi nhưng là nước mặn đã xâm nhập vào các ngả sông rạch và người dân thì đang lao đao lùng kiếm tìm mua từng lu nước ngọt để uống. Rồi còn phải kể tới những cánh đồng lúa cháy và các vườn cây trái thối rễ do đất bị nhiễm mặn khiến nhiều nông gia mất trắng tay.

Người bạn đồng hành đứng bên, TS Dương Văn Ni, nhiều năm giảng dạy Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ, nói với tôi: Kể cả khi có lũ ngọt đổ về, nước hết mặn cũng không uống được vì dòng sông quá ô nhiễm”. Do chất thải kỹ nghệ từ các nhà máy* ven sông, do phân bón hóa học từ đồng ruộng tràn ra, và cả rác rưởi đổ xuống từ các khu gia cư.

Hình 9: trái, cảnh tượng phổ biến ở các vị trí cống ngăn mặn – mệnh danh là công trình thủy lợi: rác tích tụ và nước có màu tối đen, bốc mùi hôi thối do các chất ô nhiễm phân hủyhình chụp nơi cống ngăn mặn Bãi Giá, Sóc Trăng. Photo by Lê Anh Tuấn 11/12/2017 (4)phải, hậu quả sau nửa thế kỷ cải tạo tự hủy của nhà nước CSVN, toàn thể hệ thống sông rạch, không khí và đất đai nơi ĐBSCL đã trở thành một môi trường cực kỳ ô nhiễm, đang tàn phá sức khỏe của người dân. Nguồn: biếm họa của Babui75 Mamburao

Một ví dụ điển hình là đang có một nhà máy giấy Lee & Man bên bờ sông Hậu đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho dòng sông như mạch sống của ngót 20 triệu dân nơi ĐBSCL do nguồn nước thải với đủ loại hóa chất cực độc nhưng vẫn được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường [thời ông Bộ Trưởng TN & MT Trần Hồng Hà 2016-2023, nay là đương kim Phó Thủ tướng của chính phủ Phạm Minh Chính] cấp phép xây nhà máy ven sông, không chỉ cho xả thải ra sông rồi còn phải kể tới bụi khói độc hại, mùi hôi thối, tiếng ồn từ nhà máy ngày đêm bào mòn sức khỏe của người dân trong vùng. Câu hỏi được đặt ra là: Được bao nhiêu lợi nhuận, số tiền ấy đi về đâu, để phải hy sinh sức khỏe của người dân và chấp nhận cái giá đắt môi sinh lâu dài phải trả (environmental costs) di hại tới các thế hệ tương lai như vậy? 

KS Phạm Phan Long, VEF viết: “Việt Nam không phải là vùng đất vô chủ, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài chỉ để chia chác lợi nhuận với dã tâm bức hại dân mình. Sông Hậu là mạch máu của dân cư ĐBSCL, là quả tim nuôi sống cả nước, là di sản bất khả xâm phạm của dân tộc. Việc cứu lấy dân cư và môi sinh sông Hậu khỏi bị hủy hoại dưới khói bụi và ô nhiễm của Lee & Man là nghĩa vụ thiêng liêng chính quyền không thể tránh né”. (2)

Hình 10: Nhà máy giấy bên bờ sông Hậu, con khủng long Lee & Man đang phun chất độc giết chết sinh cảnh dòng sông Hậu, là một nhánh của Cửu Long Chín Cửa Hai Dòng. Dân kêu cứu vì ô nhiễm từ nhà máy giấy Lee & Man [nguồn: photo by T. Trinh Tuổi Trẻ Online 30/3/2017]

NHÀ NƯỚC CSVN QUY HOẠCH GÌ?

Trong khi trên giấy tờ, trên chính sách về “môi trường nước” thì vẫn không thiếu những khẩu hiệu như Quyết định 22.12.2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Định hướng Phát triển cấp nước đô thị tới năm 2020”.

Chỉ mới đây thôi, ngày 6/3/2023, cách đây 2 tuần, ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ TN & MT kiêm Phó Thủ tướng đã ký Quyết định 174/QĐ-TTg mang tên Quy hoạch Tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (5), với khẩu hiệu “tôn trọng quy luật tự nhiên” và “lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi” rồi tự đặt ra những chỉ tiêu đầy tham vọng như:

– 100% vị trí giám sát dòng chảy xuyên biên giới được giám sát tự động, trực tuyến;

– 100% nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải;

– 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định;

– 50% nguồn nước thuộc đối tượng lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc theo quy định;

– 100% nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào nguồn nước, hệ thống thoát nước chung.

Các chỉ tiêu của Quy hoạch – như một cam kết, là tất cảphải đạt mức 100% (trừ việc cắm mốc nguồn nước 50%), trong khi ngân sách đầu tư thì quá thấp (510 tỉ đồng / khoảng 22 triệu USD), trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ có 7 năm (2023 – 2030), chưa kể làm sao đào tạo được một đội ngũ nhân sự có khả năng và một bộ máy lãnh đạo trong sạch và không chỉ tư duy theo nhiệm kỳ để rồi sau đó là “Sống chết mặc bay / Après moi, le déluge! Điều ấy khiến KS Phạm Phan Long, người từng thực hiện các quy hoạch lớn tại Hoa Kỳ, đã phải hoài nghi và đặt ngay câu hỏi về tính khả thi và độ tin cậy của Quy Hoạch vĩ mô này! (6)

Như từ bao giờ, giữa nói và làm của nhà nước CS Việt Nam, vẫn còn là khoảng cách của một đại dương. Mọi chính sách cần bảo đảm tính đại diện rộng rãi các thành phần tham gia, tạo được sự tin cậy giữa nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và lãnh vực tư nhân. KHỦNG KHOẢNG LÒNG TIN của người dân – như ở Việt Nam hiện nay với mọi chính sách của nhà nước là một “chỉ dấu cho tiên lượng thất bại” của mọi kế hoạch phát triển đất nước.

Nếu nói lãnh đạo là tiên liệu, thì ngay từ quy mô rất nhỏ như Quận Cam, từ mấy thập niên trước họ đã tiên liệu và có mối quan tâm rất sớm về nguy cơ thiếu nước, khai thác quá mức làm suy sụp trữ lượng tầng nước ngầm, để rồi ngày nay GWRS (Groundwater Replenishment System) / Hệ thống Bổ sung Nguồn Nước ngầm đã trở thành một hiện thực, bảo đảm cung cấp một nguồn nước sạch bền vững cho 3 triệu cư dân địa phương.

Khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã vượt mức báo động đỏ, mơ ước đơn giản của người dân được uống ly nước sạch, thở bầu không khí trong lành, bữa ăn với chén cơm tô cá và mớ rau xanh không bị nhiễm độc, có vẻ như ngày càng xa vời.

LÀM GÌ ĐỂ TẨY RỬA NHỮNG DÒNG SÔNG?

Phải tẩy rửa cứu lấy những dòng sông đang hấp hối ấy là ưu tiên hàng đầu, và phải làm cho bằng được trong một thời gian ngắn nhất bằng mọi giá. Đây là một công trình khó khăn nhưng không phải không thể vượt qua được với sự hiểu biết và những kỹ thuật hiện đại.

Biện pháp hiệu quả nhất đòi hỏi các điều kiện:

1/ Xác định các nguồn gây ô nhiễm để ngăn chặn và phòng tránh:

– Ô nhiễm từ “điểm nguồn / point source” như từ các khu nhà máy xây dựng ven sông, đổ các chất thải kỹ nghệ / industrial sewage không được thanh lọc / treated xuống các dòng sông: nhà máy giấy Lee & Man, các nhà máy điện than ven sông,

chuỗi nhà máy chế biến thủy sản…

– Ô nhiễm từ “phi-điểm nguồn / non-point source” như do phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu rầy, thuốc diệt cỏ… đổ tràn xuống suốt chiều dài sông rạch từ những ruộng đồng hay các nông trang. Hoặc từ nước thải và rác rưởi từ các khu gia cư không được xử lý hàng ngày đổ xuống các sông rạch, do không có những phương tiện sinh hoạt vệ sinh tối thiểu: như nhà vệ sinh, nơi xử lý nguồn rác và thiếu cả ý thức về bảo vệ môi trường sống.

Bấy nhiêu ô nhiễm đang bị tích lũy nơi vùng nước tù đọng do bị ngăn chặn bởi hàng ngàn cống đập, với những con sông con rạch không chảy, biến cả một hệ sinh thái sông ngòi / riverine environment thành một hệ sinh thái ao hồ / lacustrine environment đưa tới hậu quả tất yếu là những dòng sông sinh thái đang chết dần.

2/ Trả lại dòng chảy thiên nhiên cho mạng lưới sông rạch, bằng cách mở cửa và dần dà tháo dỡ tất cả các cống đập chắn mặn đã có bấy lâu.

– Hiện trạng ô nhiễm sẽ dần dà được tự tẩy rửa bằng chính lực đẩy của dòng chảy từ phía thượng nguồn và năng lượng dòng nước mặn của thủy triều từ biển. Năng lượng từ hai dòng chảy mặn ngọt sẽ giúp cho con nước chảy vào được trong các kênh rạch vì địa hình ĐBSCL quá bằng phẳng. (4)

Hình 11: Nhờ năng lượng dòng chảy nước ngọt từ phía thượng nguồn (mũi tên màu xanh) và năng lượng dòng nước mặn từ biển (mũi tên màu đỏ) mà môi trường tự nhiên của ĐBSCL được tẩy rửa hàng ngày (con nước lớn-ròng), hàng tháng (con nước rong-kém), và hàng năm (mùa nước nổi-cạn). Những cống đập ngăn mặn của Bộ NN & PTNT đang “khai tử” dòng chảy và nhịp đập / Mekong Delta Pulse của hệ sinh thái ĐBSCL. (4)

3/ Thiết lập các nhà máy xử lý thanh lọc nguồn nước thải, thay vì đổ hết xuống sông xuống rạch và gây thêm ô nhiễm, cũng là tạo thêm nguồn nước sạch cho nhu cầu gia dụng và kỹ nghệ.

4/ Thiết lập các nhà máy lọc nước mặn từ nguồn nước biển vô tận, để cùng với các nhà máy xử lý nước thải, tạo thêm nguồn nước sạch cho nhu cầu gia dụng và kỹ nghệ.

Những đầu tư xây dựng các nhà máy 3 & 4 tưởng như tốn kém nhưng rất xứng đáng vì những lợi ích lâu dài cho một môi trường thanh sạch và sức khỏe người dân thì vô giá.

5/ Năng lượng ở đâu?

Ưu tiên triển khai nguồn năng lượng sạch / tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, với tiềm năng của Việt Nam được biết là vô cùng lớn lao, để từng bước giải thể nhà máy giấy Lee & Man, các nhà máy điện than thuộc thế hệ phế thải từ Trung Quốc, … đang gây ô nhiễm trầm trọng không khí, đất và nước.

6/ Nguồn tiền ở đâu?

Ngưng ngay xây dựng những chuỗi tượng đài vô bổ, ngưng những dự án manh mún chỉ có tính cách cục bộ và theo tư duy nhiệm kỳ, để có thể đưa vào sử dụng con số hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt thu của người dân, cả số tiền tham nhũng khổng lồ thu hồi lại được từ giới quan chức tham ô, nay đem đầu tư cho các dự án ích quốc lợi dân. 

10 THÁNG 3: NGÀY NƯỚC VIỆT NAM

Giỗ tổ Hùng Vương, luôn luôn là một lễ hội lớn của cả nước từ hàng ngàn năm nay, để tưởng nhớ công ơn dựng nước của những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Lễ hội Đền Hùng diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Ngày Giỗ Tổ ấy đã in sâu trong tâm thức của người Việt. Tổ chức UNESCO – Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc, đã thấy được ý nghĩa tâm linh ấy nên vào ngày 6/12/2012, đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể / Intangible Cultural Heritage của nhân loại”.

Là người Việt Nam, không ai là không biết ngày 10 tháng 3 Âm lịch là ngày Giỗ Tổ, và ngày ấy thay đổi hàng năm theo Dương lịch. Việt Nam ngày nay đã hòa nhịp với thế giới, mọi sinh hoạt đất nước đều theo Dương lịch – nên Nhóm Bạn Cửu Long đề nghị sẽ chọn ngày 10 tháng 3 Dương lịch hàng năm là Ngày nước Việt Nam[Vietnam Water Day].

Yêu nước, tìm về quá khứ cội nguồn nhưng không quên hướng tới tương lai. Nước không chỉ là đất nước hay tổ quốc Việt Nam, nước còn có một ý nghĩa cụ thể của những phân tử nước H2O, thiết yếu cho sự sống.

Ngày nước Việt Nam 10/3 sẽ đi trước Ngày nước Thế Giới 22/3 hai tuần lễ, đó cũng là hai tuần sinh hoạt của cả nước quan tâm tới nguồn nước sạch – và nhân lực mũi nhọn của Ngày Nước Việt Nam ấy là tuổi trẻ thanh niên sinh viên học sinh với chủ đề về nước thay đổi hàng năm sao cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Chủ đề “Nước Sạch và Sức khỏe” sẽ là mục tiêu phấn đấu cho ít ra trong một thập niên tới.

Ngày nước Việt Nam 10/3 cũng sẽ được coi là Ngày Nhân quyền / Human Rights Day cho 100 triệu dân Việt Nam.  Rồi trở lại với ý kiến từ một bài viết khá lâu trước đây từ năm 2000 trên Việt Ecology Foundation, người viết đã đưa ra một nhận định: sự lành mạnh của “môi sinh và dân chủ” phải là một “bộ đôi / duo” không thể tách rời.

N.T.V.

California, 10/03/2023 – 22/03/2023

Tham khảo:

1/ Hướng tới Ngày Nước Thế giới 2023, 20202017Đi thăm khu nhà máy xử lý nước thải và hệ thống bổ sung tầng nước ngầm tại Quận Cam, 8/12/2017. Từ một ĐBSCL đang ngập mặn, đi thăm nhà máy Khử Mặn Carlsbad, San Diego. Ngô Thế Vinh, VEF 1/29/2020

2/ Hãy cứu dân cư và Hậu giang khỏi bị hủy hoại vì khói bụi và ô nhiễm của xí nghiệp Lee & Man. Phạm Phan Long, VEF Apr 28, 2017

3/ Nói không với dự án Cái Lớn – Cái Bé. Đi tìm các giải pháp  phi công trình cho ĐBSCL. Ngô Thế Vinh. Viet Ecology Foundation 03.10.2018

4/ Đánh giá Các Hệ thống Ngăn Mặn Vùng Ven Biên Châu Thổ Cửu Long & Dự án Thủy Lợi Sông Cái Lớn – Cái Bé.  Nhóm nghiên cứu: Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Văn Ni, Nguyễn Hồng Tín, Đặng Kiều Nhân. TheSaigontimes 14/09/2018

5/ Quy hoạch Tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Khai thác hiệu quả gắn với phát triển nguồn nước. Quyết định 174QĐ-Ttg 6/3/2023

6/ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy được không? Phạm Phan Long. Diễn Đàn VOA 17/3/2023

BS Ngô Thế Vinhtốt nghiệp YKSG, chủ bút báo SV Tình thương, y sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách , BS thường trú các bệnh viện đại học New York, BS điều trị và giảng huấn tại một bệnh viện Nam California. Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng là một dữ kiện tiểu thuyết liên quan tới môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Nối tiếp  ký sự Mekong Dòng sông nghẽn mạch, với bản Anh ngữ đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học, và các nhà hoạt động môi trường thế giới. Gần 30 năm tâm huyết với các vấn đề Sông Mekong và ĐBSCL, BS Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà hoạt động môi trường bền bỉ. Bài viết đề cập tới vấn nạn ô nhiễm nước trầm trọng trên khắp mạng lưới sông rạch nơi ĐBSCL hiện nay. Ảnh tác giả chụp năm 2001, trên chiếc ghe máy từ Chong Kneas, Siem Reap băng qua Biển Hồ, đi tới khu Bảo tồn Sinh thái Prek Toal.

Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy được không?

Lời giới thiệu: Có lẽ đa số người trong nước không biết rằng Chánh phủ mới công bố Qui hoach hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long. Theo Qui hoạch này, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được phân chia thành ba vùng kinh tế nông nghiệp: Ngọt, Lợ và Mặn. Nếu Qui hoạch này thành hiện thực thì rất nhiều người dân trong vùng sẽ phải chuyển kế sanh nhai. Câu hỏi là Qui hoạch này có khả thi không? Tôi hân hạnh giới thiệu bài viết này của Kĩ sư Phạm Phan Long bàn về câu hỏi trên. Theo anh Long thì Qui hoạch khó khả thi. Mời các bạn theo dõi bài viết.

______

Dẫn Nhập

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, dư phèn, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm. Các chất thải lỏng, rắn và rác rưới sinh hoạt cứ thế cho xả hết vào nguồn nước không thể kiểm soát và xử lý. Không có một xã hội văn minh nào có thể để tệ trạng (tiểu tiện, đại tiện vào miệng giếng) này kéo dài mãi như thế được. Do đó một quy hoạch (QH) với tầm chiến lược quốc gia như thế vô cùng khẩn thiết, không ai không ước mong QH này đạt mục đích đến thành công. Những phân tích khả thi và khả tín nêu ra trong bài này không có gì vui, người viết ước mong những lo ngại ấy không xảy ra, hay giảm bớt để mang thêm một bát nước trong lành giải khát cho con cháu và thế hệ tương lai.

Giới thiệu: Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long [1]

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long (QH) hay Mekong Delta Master Plan vừa được ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tương phê duyệt vào ngày 6 tháng 3 2023, qua Quyết định 174/QĐ-TTg mang tên Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo và Quyết định phê duyệt QH-Nguồn tham khảo [1,2] (Hình: Gov.vn và chinhphu.vn)

Người viết rất trân trọng với nỗ lực các chuyên gia đã đóng góp trí tuệ vào QH này và nhìn nhận nhiệm vụ này rất khó khăn. Chuyển đổi lộ trình và lịch trình, cho một con tàu đang đi lạc đã khó, huống chi cho con tàu to lớn như ĐBSCL cưu mang vận mạng của 18 triệu người. Người viết sẵn sàng đón nhận những quan điểm phản hồi khác biệt nhưng vẫn khách quan mổ xẻ và rà soát QH này với khả năng khiêm tốn của mình và trình bày sau đây:

QH này có mục đích bảo đảm an ninh tài nguyên nước “tôn trọng quy luật tự nhiên” và “lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi”, đây là một văn bản pháp quy về quyết sách bảo vệ an ninh nguồn nước, xử lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm chất lượng nước cho ĐBSCL. QH này là một bản tuyên ngôn, một khế ước long trọng với 18 triệu dân là trong 7 năm QH này sẽ giải quyết được 100% nhiều tệ trạng bi thảm hiện có. Với sứ mạng đó, nếu thành công, QH này sẽ là một kỳ tích ngoạn mục của lịch sử dân tộc. Nếu QH thực hiện manh mún, bỏ dở và thất bại, niềm tin và sản nghiệp của người dân sẽ bị nhấn chìm dưới cả đáy vực.

Thật vậy, đây là một canh bạc chơi hết vốn, QH này phân loại ĐBSCL thành ba vùng kinh tế nông nghiệp: Ngọt, Lợ và Mặn theo hình sau; một số rất lớn dân cư hai bên đường biên phân vùng sẽ phải chuyển đổi sinh kế để thích hợp với nó. Dựa vào những văn bản chính thức và các nguồn tin công khai về QH này hiện có trên mạng, ta có thể để đánh giá độ khả thi và khả tín của QH này trước những thách đố tiềm tàng sau đây:

Bản đồ phân vùng nước theo QH [1] (Hình: Gov.vn)

1. Chỉ tiêu quá tham vọng [1]

Quyết Định QH cam kết thực hiện các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

  • 100% vị trí giám sát dòng chảy xuyên biên giới được giám sát tự động, trực tuyến;
  • 100% nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải;
  • 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định;
  • 50% nguồn nước thuộc đối tượng lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc theo quy định;
  • 100% nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào nguồn nước, hệ thống thoát nước chung.

Tất cả các chỉ tiêu trên của QH này đều phải đạt chỉ tiêu 100% trừ việc cắm mốc nguồn nước 50%. Ngay từ mục này, người từng làm quy hoạch phải thấy QH này là một ”phi vụ nhiều rủi ro rất khó thành”. Không thể là chuyện nói chơi rồi vì QH ghi rõ như thế trong văn bản pháp quy và công bố rầm rộ liên tục trên các nguồn truyền thông báo chí chính thức. Khi thấy những hứa hẹn quá sức như thế, người dân vốn đã ái ngại vì những thất bại từ các QH quá khứ vẫn chưa hồi phục, dân sẽ không khỏi ngờ vực tính khả thi của QH này.

2. Ngân sách kinh phí quá thấp

Câu hỏi đầu tiên người Việt đặt ra là tiền đâu? Tính khả thi của QH này rất mong manh vì kinh phí đầu tư dành cho QH rất thấp. Theo trang 309 của QH, tổng mức đầu tư thực hiện QH được phê duyệt sẽ là 510 tỉ đồng (22 triệu USD) trong hình trên [1].

Kinh phí và lịch trình QH [ 1] (Hình: Gov.vn)

Văn phòng Việt Đức Nghiên cứu về phát triển bền vững tại Việt Nam ghi nhận ngày 21 tháng 6 2022, Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư ĐBSCL (Mekong Delta Regional Master Plan and Investment Promotion) có ngân sách tới năm 2025 là 20 tỉ USD hay 910 lần nhiều hơn [3].

Hôm sau ngày 22 tháng 6 2022, World Bank, nguồn cung cấp tài trợ vốn, cơ quan tài chính đáng tin cậy nhất, đã ước tính Quy hoạch trên cần kinh phí 57 tỉ USD hay 2590 lần nhiều hơn [4]; số vốn đầu tư kinh khủng này cao gần 10 lần ngân sách quốc phòng, và còn nhiều hơn cả ngân sách quốc gia. Dù phạm vi các quy hoach không giống nhau nhưng với ngân sách khác nhau cả ngàn lần dân phải hiểu làm sao?

Nếu lãnh đạo đã tin vào con số 22 triệu USD trong báo cáo QH mà phê duyệt tưởng sẽ đạt được 100% các chỉ tiêu phần 1 thì họ đã nuốt phải một cú lừa ngoạn mục. Nếu cho báo cáo QH này bị lỗi khi dịch hay viết sai, tổng mức đầu tư là con số khác lớn hơn khuất nấp ở nơi nào khác, giới giang hồ sẽ xem đây là một canh bạc bịp. Người dân không thể nào tin cậy vào số liệu kinh phí QH thấp như thế nó còn phải giãn nở hơn nhiều. Người viết tin chắc kinh phí QH này đã đưa ra là con toán QH sai, và sai chưa từng có. QH lần này lại do chính ông Trần Hồng Hà, với chức vụ Bộ trưởng BTNMT từ 2016 đã tự đề nghị cho chính ông với chức vụ Phó Thủ tướng phê duyệt, do đó ông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm xem xét và trả lời một lần sòng phẳng với dân về QH này nếu không nói cho cả QH những năm trước.

3. Người dân đứng trước canh bạc hết vốn và cạn kiệt niềm tin

Ngay cả khi có đủ kinh phí, QH này chỉ thành công chi khi nào có một đội ngũ nhân sự chuyên môn tại tất cả địa phương từng giờ kiểm soát phẩm chất và phân bố lượng nguồn nước theo QH. Cho đến nay, qua nửa thế kỷ, sau bao nhiêu công trình QH thủy lợi, dân nhìn xuống dòng nước sinh hoạt khắp nơi, chỉ thấy ngày càng đen đậm, rác rưởi và hôi thối; đội ngũ tài nguyên môi trường và quy hoạch vẫn chưa thực hiện và duy trì được một dự án tầm vóc nào thanh lọc hết ô nhiễm và đảo ngược được suy thoái. Tính khả tín của QH này không nằm trong văn bản QH mà ở năng lực trình độ các cán bộ và quan chức hữu trách.

Trang 26 của QH là một bản tự kiểm thảo những công trình tai hại và đầu tư sai lầm không hề được phục hồi đã làm dân mất niềm tin:

Vùng ven biển LVSCL đã xây dựng 450km đê biển, 1.290km đê sông và khoảng 7.000km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển. Có thể nói do vốn và tiến độ không cho phép nên đầu tư còn thiếu tính đồng bộ, không tập trung, nên nhiều khu vực dự án chưa phát huy hiệu quả, thậm chí còn nảy sinh những tác động tiêu cực kéo dài, như hệ thống Bắc Bến Tre (trong đó có cống – đập Ba Lai), hệ thống Quản Lộ – Phụng Hiệp, hệ thống Nam Măng Thít.”

Lần này không thấy có biện pháp nào được mang vào QH để ngăn ngừa những bài học trên tái diễn. Do đó bước đầu QH phải chứng minh bằng các dự án thí điểm với thành quả thực tế để thuyết phục dân cư và gầy dựng lại niềm tin trước khi tiến hành toàn bộ QH. Đầu tư vào năng lực cán bộ và gây dựng niềm tin dân hiện là những yếu tố then chốt còn thiếu vắng trong QH này.

Thật vậy, hiện tượng trái ngược với QH đang diễn ra ngay trên đồng bằng sông Cửu Long đã được báo Tuổi Trẻ báo động và lan tỏa trên mạng xã hội [5].

Bây giờ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL rất quái lạ: ngành thuỷ lợi lấy hàng ngàn tỷ đồng để ráng làm các cống đập ngăn mặn vùng ven biển để… trồng lúa dù nước ngọt rất khan hiếm. Trong khi vùng Đồng Tháp Mười, nước ngọt quanh năm thì nông dân đào ao, hút nước mặn dưới đất lên để… nuôi tôm!

Ngành nông nghiệp và tài nguyên môi trường chỉ biết lập biên bản và xử phạt, rồi cứ để tình trạng tiếp tục mở rộng thôi sao?”

Vẫn cứ nuôi tôm giữa vùng nước ngọt [5] (Hình: TuoiTre.vn)

Không chỉ thế thôi, theo báo Nông Nghiệp VN [6], hiện giờ dân đã rơi vào đáy thung lũng tuyệt vọng và cạn kiệt niềm tin, họ cào vét luôn lớp đất màu mỡ có trên ruộng đem bán đi [6] để sống tạm hiện tại, bất kể tuyệt lộ chờ họ ngay trước mắt.

Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, nhiều nông dân ở tỉnh Vĩnh Long thuê máy xới, máy cày cào xới lớp đất mặt ruộng lúa để bán. Ghi nhận của Báo NNVN, thực trạng này diễn ra ở nhiều nơi như: xã Song Phú, Phú Lộc, Mỹ Lộc huyện Tam Bình; xã Phú Đức, huyện Long Hồ và xã Mỹ An, huyện Mang Thít…

Những ngày này, phong trào diễn ra rầm rộ hơn cả. Chạy theo con đường từ Khu đô thị mới Song Phú (huyện Tam Bình) về chọ Cái Ngang (xã Mỹ Lộc) huyện Tam Bình sẽ thấy nhiều núi đất khổng lồ do người dân thuê máy cày, máy xới cào xới và xe tải chở từ ruộng vào chất đống dự trữ. Còn riêng tại xã Mỹ An trên đường tỉnh 909 cũng có việc nhiều người cặm cụi xúc từng cục đất bỏ vào bao, sau đó sẽ có xe chở thu gom về điểm tập kết ven lộ.”

Cạo vét lớp đất trên mặt ruộng bán để sống [6] (Hình: nongnghiep.vn)

Sau nửa thế kỷ qua người dân ĐBSCL đã gánh chịu những tệ hại từ các công trình cải tạo thủy lợi thành thủy hại, việc đóng cổng ngăn sông để ô nhiễm tích tụ không xử lý và xả nước thải vào dòng không kiểm soát đã để cho tài nguyên và môi sinh ngày càng suy thoái. Thậm chí trẻ con lớn lên không biết bơi vì nước sông hồ quá dơ bẩn và làm chúng ngứa ngáy. Niềm tin vào các quy hoạch không còn mà thay vào là nỗi ngờ vực và tương lai bấp bênh.

Tại sao người dân phải có những hành động thách thức luật pháp và tự sát như thế. Chỉ có thể hiểu người dân không tin vào QH, không tin khi phân vùng xong thì nguồn nước các nơi sẽ ngoan ngoãn ngọt mặn mà hiện ra theo. Chưa kể QH này khiến người dân phải đem cả sản nghiệp và mồ hôi của họ phiêu lưu vào một canh bạc chuyển đổi sinh kế làm họ có thể mất tất cả và thêm gánh nợ nần không vực lại được. Nếu chuyển ruộng thành ao mà không có nước lợ tôm họ sẽ chết, nếu đổi tôm trồng lúa mà thiếu nước ngọt lúa họ sẽ lép. Không thể kéo dài tệ trạng để việc trở thành khó vạn lần rồi đem giao cho dân liệu. Giải pháp và quy định có cả rừng, nhưng khi cán bộ muốn làm còn phải nhìn quanh vì “lòng còn ngại núi e sông.” Hậu thuẫn pháp luật và quyết tâm chính trị phải được cơ chế hóa cho cán bộ thi hành QH.

4. Quỹ Bảo Hiểm Mekong cho người dân

Sự e ngại của người dân cần phải giải tỏa bằng một khế ước bảo hiểm. Một Quỹ Bảo hiểm Mekong song hành với QH, bảo đảm lợi nhuận tối thiểu và đền bù 100% thiệt hại cả vốn lẫn nợ cho dân ở những vùng QH không thành, mà không phải qua thủ tục xin cho; ví dụ như phẩm chất nước không đúng và lượng nước không đủ cho họ canh tác vì đó không phải lỗi của họ.

Kết luận

ĐBSCL mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm. Các chất thải lỏng, rắn và rác rưới sinh hoạt cứ thế cho xả hết vào nguồn nước không thể kiểm soát và xử lý. Không có một xã hội văn minh nào có thể để tệ trạng (iả đái vào miệng giếng) này kéo dài mãi như thế được. Do đó một QH ở tầm chiến lược quốc gia vô cùng khẩn thiết, không ai không ước mong QH này đạt mục đích đến thành công. Những phân tích khả thi và khả tín nêu ra trong bài không có gì vui nhưng bất cứ lo ngại nào nêu ra trên đây nếu không xảy ra hay giảm bớt tránh né được, người viết ước mong chúng sẽ biến thành những con tôm, hạt gạo hay bát nước trong lành giải khát cho con cháu mình và thế hệ tương lai.

California 17 tháng 3 2023.

Về tác giả:

KS Phạm Phan Long, P.E.
Chairman, Viet Ecology Foundation
Principal, Moraes/Pham and Associates, Carlsbad, California
Principal, Advanced Technologies Consultants, Inc.
Air Quality Engineer, South Coast Air Quality Management District, California
Thiết kế hệ thống giải nhiệt cho dự án hạ tầng Thế kỷ GWR Advanced Water Treatment Plant
Cố vấn trưởng dự án công nghệ cao cho ASML, Abbot Lab, Genentech, ST Microelectronics, Kaiser Permanente, Solar Turbines, Hughes Research Laboratory, OCWD, UCSD, IVC, RCC, SBC Colleges.​
Highest Value Saving Award, Hughes Aircraft Company
Engineer of the Year, AIPE, San Diego, California
Industrial Water C
onservation Award, San Diego County Water Authority
Facilities Management Excellence Award
, AIPE, USA

Nguồn tham khảo

[1] http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=laws&op=Gop-y-Du-thao-VBQPPL/Du-thao-ho-so-Quy-hoach-tong-hop-luu-vuc-song-Cuu-Long-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050

[2] https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2023/3/174-ttg.signed.pdf

[3] https://www.vd-office.org/en/master-plan-for-mekong-delta-in-2021-2030-announced/

[4] https://vietnamlawmagazine.vn/wb-committed-to-support-vietnam-in-implementing-mekong-delta-master-plan-48727.html

[5] https://tuoitre.vn/nuoi-tom-o-ron-nuoc-ngot-dong-thap-muoi-20230304093717519.htm

[6] https://nongnghiep.vn/ban-dat-mat-ruong-tran-lan-o-vinh-long-d345383.html

Khoá học về ‘panel data analysis’ và kĩ năng powerpoint (Presentation Science)

Xin thông báo đến các bạn rằng tháng 4 này sẽ có một khoá học về phân tích ‘panel data’ y(dữ liệu theo thời gian). Đây là một khoá học chúng tôi thực hiện lần đầu ở Việt Nam.

Panel data hay longitudinal data rất phổ biến. Bên kinh tế người ta thu thập dữ liệu về thu nhập, đầu tư, tuổi thọ, v.v. ở mỗi tỉnh thành qua nhiều năm. Các doanh nghiệp cũng thu thập dữ liệu về đầu tư, turnover, staff, v.v. theo thời gian. Trong y khoa, việc theo dõi bệnh nhân theo thời gian, và nhiều thông số lâm sàng được thu thập.

Câu hỏi nghiên cứu thường là đánh giá các mối liên quan, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến outcome để có chánh sách và quyết định thích hợp. Vấn đề đặt ra là đánh giá bằng cách nào. Khoá học này sẽ đáp ứng câu hỏi đó. Chúng tôi kì vọng rằng sau khi hoàn tất lớp học, học viên sẽ:

* Hiểu những đặc điểm của dữ liệu theo thời gian;

* Hiểu các khái niệm như ‘mixed effects’, ‘random effects’, ‘fixed effects’ và có thể phát biểu những mô hình đó;

* Biết triển khai các mô hình ‘mixed effects’, ‘random effects’, ‘fixed effects’ bằng ngôn ngữ R;

* Diễn giải các tham số trong mô hình mixed effects’, ‘random effects’, ‘fixed effects’;

* Biết phương pháp hiển thị dữ liệu bằng chương trình ggplot2;

* Biết các qui ước và qui tắc soạn một báo cáo khoa học bằng powerpoint.

Khoá học 7 ngày, bắt đầu từ 6/4/2023. Sẽ có 20 bài giảng soạn rất công phu. Phần 1 (phân tích dữ liệu) gồm 15 bài, và phần 2 (cách soạn powerpoint) 5 bài giảng.

Các sinh viên sau đại học, nhà nghiên cứu, chuyên viên trong các cơ quan chánh phủ, hay bất cứ ai quản lí và phân tích dữ liệu panel hay longitudinal sẽ học được nhiều phương pháp hay và hiện đại trong khoá học này. Nói thiệt chứ không quảng cáo đâu nghen.

Báo cáo khoa học

Thời gian gần đây tôi được nhiều nơi yêu cầu làm workshop về cách soạn powerpoint slides và cách báo cáo trong các hội nghị khoa học. Ngày nay, báo cáo khoa học đã trở thành một khoa học, gọi là ‘Presentation Science’. Các bạn có thể đọc cuốn sách TED Talks sẽ thấy nó quan trọng như thế nào, nhưng rất nhiều người trong chúng ta không biết đến khoa học này.

Do đó, trong phần 2 sẽ có những hướng dẫn cụ thể về qui ước soạn slides và cách báo cáo theo chuẩn mực quốc tế. Phần này sẽ có 4-5 bài về kĩ thuật soạn slide và nghệ thuật trình bày. Tôi đã làm một workshop loại này ở bên Úc, và các học viên rất thích vì họ nói học được những điều bất ngờ. Tôi nghĩ các bạn sẽ thích lớp học với nội dung đầu tiên như thế này.

Chi tiết khoá học và ghi danh ở đây: https://ibep.com.vn/khoa-hoc-phan-tich-du-lieu-theo-thoi-gian-cach-soan-bao-cao-khoa-hoc

‘Lời anh nói sẽ còn mãi đấy’

Theo tôi, đó là một trong những lời nhạc hay và sâu sắc nhứt của Nhạc sĩ Vũ Thành An. Đó cũng là lời nhắc nhở chúng ta cách dùng chữ nghĩa hàng ngày để tạo ra một thế giới tích cực.

Hồi nãy tôi xem một video clip, mà trong đó một vị linh mục kể rằng ông bị dằn vặt gần như cả đời vì một câu nói của ông thầy bói. Vị linh mục cho biết hồi còn nhỏ, gia đình dẫn ông đến một thầy bói để biết tương lai ra sao. Ông thầy bói cầm tay cậu bé xem một hồi, và phán rằng cậu bé sẽ không bao giờ học lên cao được vì đường vân tay không tốt! Có vẻ gia đình tin như vậy, nên cậu bé không được cho đi học đến nơi đến chốn.

Đến khi ông (bấy giờ đã là thanh niên) vượt biên sang Mĩ, và xin đi tu. Trong tu viện, bề trên nhứt định cho ông đi học, nhưng ông không chịu vì nghĩ rằng số mình không thể học cao được. Chuyện dài thành ngắn: cuối cùng thì ông cũng phải đi học và trở thành linh mục. Vị linh mục kết luận rằng những câu nói, những lời phán xét [vô trách nhiệm] sẽ ở lại trong tâm tưởng của người ta rất lâu.

Ở phương Tây, người ta có thành ngữ có thể dịch là ‘Nếu bạn không có gì tốt lành để nói thì tốt nhứt là đừng nói gì’ (“If you don’t have anything nice to say, don’t say it at all.”) Thành ngữ đó còn được xem là một qui luật vàng cho cuộc sống.

Thế nhưng trong thực tế, người ta hay quên qui luật đó. Vì quên, hay cố ý quên, nên có những người dùng những câu chữ rất ác nghiệt để phê phán và phán xét người khác. Sự ra đời của mạng xã hội và email minh chứng cho hiện tượng tiêu cực đó.

Người ta không ngần ngại dùng những con chữ độc địa đối với những người mà có khi họ chẳng biết gì cả. Hãy xem những youtuber (mà có nhà báo gọi là ‘kền kền’) ngày đêm bôi nhọ, phỉ báng và xúc phạm những người trong Thiền Am thì sẽ thấy tình trạng tệ hại như thế nào.

Chữ là một công cụ mạnh mẽ nhứt mà con người có được. Do đó, chúng ta có bổn phận sử dụng chữ nghĩa một cách có trách nhiệm. Nếu chúng ta có điều gì muốn nói, trước hết hãy hỏi những gì sắp nói/viết ra có gây tổn thương cho ai không. Kế đến, hãy hỏi mình nói hay viết như thế nào để đem lại năng lượng tích cực cho đương sự.

Không ai trên cõi đời này là hoàn hảo. Tôi cũng như các bạn đều không hoàn hảo, và chúng ta chắc chắn phạm nhiều sai sót. Nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng thích đọc và nghe những lời góp ý có thiện chí. Tôi may mắn vì thường xuyên nhận được những góp ý rất tích cực của các bạn. Có khi chỉ là một lời nhắc nhở về sai chánh tả, về nguồn trích dẫn không đúng, hay những lời nói chân thành. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài bạn rất giận dữ, dùng những chữ rất tệ khi họ không đồng ý với tôi.

Tôi hiểu. Chúng ta thường không nhận ra tác động tiêu cực của con chữ mà chúng ta sử dụng. Nếu chúng ta nói ra lời tiêu cực đối với một ai đó, thì đã vô hình chung tạo thêm một năng lượng tiêu cực.

Nhiều khi tôi nghĩ mỗi chữ chúng ta nói/viết ra như là một cái gương soi mặt. Chúng ta có thể phỉ báng, chỉ trích, bôi nhọ, xúc phạm ai đó, nhưng những chữ hung dữ đó sẽ quay lại chúng ta. Khi chúng ta dùng chữ để nói xấu ai, thì những chữ đó phản ảnh tâm tánh bất an của chúng ta hơn là cái xấu của người đó. Khi chúng ta phán xét ai, lời phán xét đó chỉ phản ảnh cái tầm và trình độ của chính chúng ta.

Nếu chúng ta bị ai đó nói xấu, chúng ta có nên dùng chữ xấu để đối phó? Không nên. Dùng chữ xấu để đối phó với cái xấu sẽ làm cho chúng ta khổ hơn mà thôi. Có lẽ biết được qui luật này, nên tôi thấy mấy người trong Thiền Am không bao giờ dùng một câu chữ tiêu cực nào cho những kẻ phỉ báng và xúc phạm họ. Ông cụ Lê Tùng Vân thậm chí còn nói rằng nếu ai đó nói xấu ông trên youtube để kiếm tiền nuôi sống gia đình họ thì ông cũng chẳng nói lại làm gì!

Nhà văn Mai Thảo từng nói một câu mà tôi rất tâm đắc: “Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa. Đâu phải tôi không biết người nào tốt người nào xấu với mình, nhưng tốt hay xấu mặc họ. Người nào tốt, đến gần, uống rượu chơi. Người nào xấu, lánh ra thật xa, đừng thèm đụng tới. Nhưng đừng bao giờ mang những điều đó lên trang giấy để bôi bẩn nhau. Văn chương là cái đẹp, là thế giới của cái đẹp, ở thế giới ấy có thứ tiền tệ riêng của nó: anh phải dùng thứ tiền ấy, anh phải đàng hoàng, phải lương thiện. Thứ tiền tệ ấy chính là cái đẹp.”

Chữ của chúng ta có thể nâng cao một ai đó, nhưng cũng có thể dìm họ xuống bùn đen. Nạn nhân của những con chữ tiêu cực sẽ không bao giờ quên, y như vị linh mục mà tôi đề cập ở trên. Nên nhớ rằng chúng ta sẽ có ngày hối hận những con chữ gây tổn thương cho người khác.

Nhạc sĩ Vũ Thành An viết đúng: ‘lời anh nói sẽ còn mãi đấy.‘ Trong thế giới mạng, lời nhạc này càng ứng nghiệm hơn. Chúng ta có thể tự tạo ra hạnh phúc bằng cách dùng chữ cẩn thận và tích cực. Những người có cuộc sống hạnh phúc họ không có thì giờ nói xấu và phán xét ai; họ biết được giá trị của con chữ vậy.

Kỉ niệm với Gs Trần Hữu Dũng (1945 – 2023)

Hơn 20 năm trước, tôi và anh Dũng [1] (mới qua đời hôm 28/2) cùng phục vụ trong một đại học. Tôi ‘trụ trì’ ở khoa y, anh ấy khoa kinh tế. Tôi là ‘ma mới’, còn anh ấy là dân ‘kì cựu’. Tôi trẻ (tôi nghĩ vậy), anh ấy không còn trẻ. Lúc đó, anh ấy chưa bao giờ biết tôi, nhưng rất tận tình giúp chỉ vì tôi là người Việt thứ hai giữ chức giáo sư ở đó, và anh ấy là người đầu tiên [2].

Gs Trần Hữu Dũng (1945 – 2023)

Mới chân ướt chân ráo dọn về Dayton (OH), tôi chẳng có xe cộ đi lại, cũng chẳng biết đường đi nước bước gì hết. Nhưng chỉ 1 ngày sau, tôi được anh ấy giúp đỡ tận tình. Anh chủ động liên lạc tôi làm quen (có lẽ vì người Việt ở đây rất ít) và ngỏ lời giúp đỡ, mà tôi không thể từ chối. Ngày hôm sau, ảnh lái cái xe bán tải (pick-up truck) chở tôi đi mua một cái bàn làm việc và vài đồ đạc nhà bếp. Nhưng chẳng hiểu nghĩ sao, ảnh nói ‘Thôi, tôi cho ông cái bàn của tôi để lấy hên, mua chi tốn tiền’. (Anh ấy luôn gọi tôi là ‘ông’ dù anh lớn hơn tôi cả 10 tuổi).

Rồi chúng tôi về nhà ảnh ở một vùng ngoại ô Dayton. Mới bước vào nhà, tôi kinh ngạc cái ‘cơ ngơi’ mà ảnh nói là ‘Tui ở dưới này nhiên hơn là ở trong office ở trường’. Chữ ‘dưới này’ chính là cái ‘basement’, tức tầng hầm dưới nhà, rất tiêu biểu ở miền Trung Tây nước Mĩ. Nhưng đây không phải là tầng hầm bình thường, mà nó khá rộng như một căn nhà nhỏ ở Úc!

Đóng góp lớn từ cái basement!

Chỉ cần bước vào cái cơ ngơi dưới cái basement của anh ấy là biết ngay đây là một người khoa bảng. Sách vở, tạp chí, tập san khoa học, báo chí la liệt khắp phòng. Hai cái bàn rộng, mỗi cái có 2 cái computer hình như lúc nào cũng mở. Ở góc phòng là cái dàn máy chơi nhạc, nhưng ảnh nói ‘Tui không có thì giờ nghe đâu’. Đây chính là ‘toà soạn’ mà anh Dũng làm trang Viet-studies và trang Arts & Letters Daily ròng rã hơn 20 năm. Chỉ một mình anh, không có phụ tá gì hết.

Rồi hai anh em hì hục khiêng cái bàn gỗ ra xe để chở về nhà tôi, cách đó chừng 10 km. Chở về tới nhà, rồi lại mất cả nửa tiếng đồng hồ để sắp xếp cho hợp lí và hợp tánh tôi. Xong việc, anh Dũng nói ‘Thôi, tui về nghen, chắc lâu lắm mình mới gặp lại.’  Tôi hơi ngạc nhiên là sao anh ấy nói vậy vì mình làm chung trường mà.

Mà, đúng như anh ấy nói, phải cả 6 tháng sau tôi mới gặp anh ấy lần nữa. Lúc đó, tôi mời anh ghé qua cơ ngơi của tôi ở khoa y để trước là khoe anh ấy những thiết bị mà trường trang bị cho nhóm của tôi, và sau là kéo anh đi ăn trưa để trả ơn. Tôi hỏi anh ấy muốn đo mật độ xương không, ảnh nói ‘Thôi, để bà xã tôi đo. Máy của mấy ông phát hiện những bệnh tôi không muốn biết.’ Bà xã anh Dũng là chị Phương Mai. Chị ấy là một quan chức cao cấp (cấp giám đốc) trong trường, mà tôi hay nói đùa là chức vụ và quyền uy còn cao hơn anh ấy.

Chẳng biết chị xa quê hương bao lâu, nhưng chị nói tiếng Việt y như người miền Tây, không một chút pha tiếng Anh. Có một điều tôi nhớ hoài là chị Mai nấu ăn rất ngon. Một hôm anh ấy mời tôi về nhà vì chị Mai muốn đãi tôi một bữa ăn theo hương vị miền Tây. Thời đó, anh em gốc Việt trong vùng rất khó gặp nhau, một phần là do công việc, một phần khác là ở cách nhau khá xa. Thành ra, gặp nhau trên bàn cơm là lí tưởng nhứt. Cho tới giờ, tôi vẫn nhớ món cá kho chị ấy nấu, ngon ơi là ngon. Đó là lần thứ ba tôi gặp anh Dũng. Và, cũng là lần cuối!

Một thời gian sau, tôi ‘tậu’ được một chiếc xe Honda (do anh bạn LTT) để lại, và làm quen khá nhiều bạn ở Ohio, và không có dịp gặp anh một lần nữa. Sau này tôi không ngờ họ đều là những người thành danh. Tôi quen vợ chồng anh NVT, anh ấy là một tiến sĩ và kĩ sư giữ chức quan trọng trong ngành điện lực, còn chị là giáo sư về nông nghiệp. Từ anh NVT, tôi quen vợ chồng anh LTT ( người tôi hay gọi vui là dân ‘Thái Lọ’), lúc đó là một postdoc từ Anh sang làm việc ở Ohio State University. Rồi Vũ Gs Vũ Quốc Phóng (đã qua đời vài năm trước) và Gs Phạm Hữu Tiệp, một ngôi sao toán học. Đặc biệt, tôi hay qua lại với các anh P (cựu sĩ quan VNCH, đã qua đời) và anh T (cựu sĩ quan không quân VNCH và lúc đó là captain gốc Việt đầu tiên của hãng hàng không American Airlines). Các anh sĩ quan lúc nào cũng cảnh báo tôi rằng anh Dũng là ‘thân cộng’, các anh ấy thậm chí còn nói thẳng trước mặt tôi là ‘mày cũng thân cộng’, nhưng các anh vẫn vui vẻ bù khú nhau trên bàn tiệc, không hề phân biệt. Tôi không bao giờ nói nhận xét đó cho anh Dũng biết. Tôi thật sự kính trọng các anh cựu sĩ quan VNCH. Cuối tuần nào tôi cũng lái xe hàng trăm cây số ghé thăm bạn bè và … ăn nhậu.

Chiếc xe ‘huyền thoại’ Honda Civic của tôi ở Ohio trong mùa đông, tuyết đóng đầy hết xa và bãi đậu xe. 

Nhưng ‘mựu sự tại nhân, thành sự tại thiên’, vì một lí do riêng, tôi đành quay trở về Úc trong sự nuối tiếc của bạn bè và đồng nghiệp. Kể từ đó, tôi chỉ gặp anh Dũng qua mạng và email. Có lần chúng tôi soạn ‘Bản ý kiến’ gởi cho các vị có quyền thế trong nước [3] và anh Dũng là một trong 12 người tham dự soạn thảo. Rồi email càng lúc càng thưa, có khi cả vài năm mới có một liên lạc. Nghe tin anh ấy qua đời, tôi thật sự sốc nhưng không quá ngạc nhiên ở cái tuổi của anh và căn bệnn tiểu đường anh mắc đã lâu.

Người uyên bác và viết hay

Anh Dũng là người đọc nhiều và ‘tiêu hoá’ thông tin rất nhanh, nên có kiến thức uyên bác. Tính uyên bác của anh thể hiện rất rõ trong các bài viết trên báo chí trong nước. Không chỉ trong chuyên môn, anh ấy còn là một nhà báo thứ thiệt. Anh có một năng lực sàng lọc thông tin rất tuyệt vời, một độ nhạy cảm rất cao để nhận ra những bài báo cần đọc và lan truyền mà tôi nghĩ khó ai có thể bằng anh. Những bài anh chọn không hẳn là những bài hay, hay những bài mà anh ấy đồng tình, mà chỉ là tư liệu. Anh tâm sự rằng “Có những bài buồn cười hay dở quá thì tôi cũng bỏ vô để anh em đọc chơi cho vui. Mục đích là tôi muốn giới thiệu cho bạn bè những bài tôi đọc mỗi ngày”.

Một kĩ năng của anh mà tôi thấy giới trẻ nên học: viết lách. Dù xa quê hương đã lâu, nhưng anh viết văn bằng tiếng Việt còn hay hơn nhiều nhà báo trong nước. Bài nào anh viết cũng hay, gãy gọn, và dùng chữ chính xác. Trong bài “Phiếm Luận Về Danh Xưng Với Học Vị, Học Hàm, anh mô tả sự ngượng ngùng của giới khoa học ở nước ngoài khi về Việt Nam:

Khi mới từ nước ngoài trở về Việt Nam, không ít người có cảm giác lạ lẫm khi đọc báo thấy những trí thức khoa bảng luôn được kèm theo danh hiệu Giáo Sư (GS), Phó Giáo Sư (PGS), Tiến Sĩ (TS), và nhất là khi những danh hiệu này đi kèm nhau: GS TS, PGS TS.  Thậm chí, nhiều bạn đã có tiến sĩ, là giáo sư ở nước ngoài, cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi được gọi như vậy trên các phương tiện truyển thông đại chúng, không liên hệ gì đến học thuật, ở Việt Nam.  Hơi ngượng, khá bối rối, nhưng rồi lại không dám yêu cầu báo chí không gọi là tiến sĩ vì như thế lại e bị hiểu lầm là lập dị, là kênh kiệu ngược (reverse snobbery).”

Trên mạng, anh tận tuỵ điểm báo mỗi ngày, và đối với những bài đáng chú ý, anh hay kèm theo một vài câu dí dỏm, có khi châm biếm, nhẹ nhàng. Anh hay châm biếm những quan chức trong nước hay nổ, trong đó có ông NTN là ‘đối tượng’ anh thích chọc ghẹo.

Mặc dù bị chận ở trong nước, hai trang Viet-studiesArts & Letters Daily là ‘thức ăn thông tin’ quí báu cho rất nhiều người. Từ nhà báo, văn nghệ sĩ, đến quan chức nhà nước, ai cũng đọc hai trang đó, nhưng có lẽ họ không bao giờ dám trích dẫn. Tôi hay nói với bạn bè rằng hai trang Viet-studies và Arts & Letters Daily là đóng góp lớn nhứt và có ý nghĩa nhứt của anh cho giới học thuật ở Việt Nam. Có thể nói rằng qua hai trang đó anh đã đem lại ‘ánh sáng’ cho biết bao người. Dù không ở trong nước, tôi vẫn tự xem mình là một người mang ơn anh Trần Hữu Dũng.

Trong đời, có những người mình chỉ gặp vài lần nhưng họ để lại những ấn tượng sâu sắc. Đối với tôi, anh Dũng là một người như thế: chỉ gặp nhau 3 lần, nói năng chẳng mấy lời, nhưng tôi nhớ hoài. Nhớ cái tánh điềm đạm và dí dỏm, nhớ cách xưng hô ‘ông’ mà anh dành cho tôi, và nhớ những câu bình luận hóm hỉnh trên trang web của anh. Từ nay, công chúng không còn dịp để thưởng lãm những bình luận như thế.

Xin mượn cái note này để nói lời cảm ơn anh đã cho tôi những thức ăn tinh thần mỗi ngày. Xin chia buồn cùng chị Phương Mai và các cháu về sự mất mát quá lớn này. Tôi cầu nguyện hương hồn anh siêu thoát nơi cõi vĩnh hằng.

___

[1] Anh Dũng đã là người kín tiếng, ít khi nào nói về gia đình mình. Tôi chỉ biết anh sanh năm 1945 và là con trai của Bs Trần Hữu Nghiệp, người gốc Bến Tre. Năm 1963, anh ấy đi du học ngành kĩ sư điện tử và vật lí, rồi về Việt Nam làm việc ở Đà Lạt. Năm 1972, anh ấy lại đi du học tiến sĩ ngành kinh tế tại Đại học Syracuse. Sau 1975 thì anh ít về Việt Nam.  

[2] Lúc đó, anh Dũng đã là ‘Associate Professor’ của khoa kinh tế trong một thời gian dài, và được nhiều người nể trọng. Còn tôi mới vào thì chỉ là ‘Assistant Professor’ nhưng một năm sau thì thăng lên ‘Associate Professor’. Đó là nơi đầu tiên tôi và các đồng nghiệp có được tài trợ từ NIH để làm nghiên cứu về sự tăng trưởng của xương. Người tuyển tôi là Giáo sư gốc Úc Alex Roche, sau này ông qua đời ở tuổi 95.

[3] https://ykien.tapchithoidai.org/anYKien.htm

Bản tin VitalSigns của Khoa Y (WSU) chào đón ‘ma mới’ (là tôi)

“Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy”

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Úc), việc các trường đại học nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có thứ hạng tương đối thấp là thường tình.

Link: https://vietnamnet.vn/gs-nguyen-van-tuan-chang-co-bang-xep-hang-dai-hoc-nao-dang-tin-cay-2112512.html

GS Nguyễn Văn Tuấn cho hay, trào lưu xếp hạng đại học trên thế giới chỉ mới xuất hiện khoảng chừng 25 năm trước đây. Bắt đầu từ bảng xếp hạng AsiaWeek, Đại học Giao thông Thượng Hải (1999), rồi đến phụ trang giáo dục đại học của tạp chí Times, QS World University Ranking. Ở Việt Nam, 5 năm trước đã có nỗ lực xếp hạng đại học và công bố bảng xếp hạng, tuy nhiên ngay cả không có bảng xếp hạng thì công chúng cũng đã hình thành một bảng xếp hạng. 
 
Việt Nam cần thiết có bảng xếp hạng đại học
 
Trên thế giới vẫn có nhiều người nghi ngờ các bảng xếp hạng đại học. Xin hỏi ông là có cần bảng xếp hạng đại học Việt Nam không?
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Câu trả lời có lẽ sẽ gây ra tranh cãi. Tôi biết sẽ có người cho là không cần thiết các bảng xếp hạng vì các trường đại học Việt Nam vẫn còn ‘non trẻ’ và khoa học chưa đủ bề dày để tính toán. Tôi ghi nhận những nhận định đó. Nhưng cá nhân tôi vẫn nghĩ là cần thiết phải có xếp hạng đại học. Có nhiều lí do để các bảng xếp hạng đại học tồn tại, nhưng tôi nghĩ đến 3 lí do chính sau đây:
 
Thứ nhất là thị trường và nhu cầu của ‘khách hàng’. Việt Nam đã có hơn 150 trường đại học và rất nhiều chương trình đào tạo. Do đó, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học đứng trước những lựa chọn và bảng xếp hạng đại học sẽ giúp cho họ và phụ huynh đi đến một quyết định.
 
Thứ hai, là động lực để cải cách. Có những trường đại học lâu đời và quy mô lớn, được công chúng đánh giá cao, nhưng khi đưa vào tính toán và phân tích khách quan thì lại không được xếp hạng cao. Ở Úc đã xảy ra vài trường hợp như thế, mà theo đó các trường ‘trẻ’ có hạng cao hơn các đại học có tuổi hơn 120 năm. Kết quả xếp hạng như thế làm cho đại học tụt hạng ngạc nhiên và tìm cách cải tiến cho tốt hơn. 

Thứ ba, là tạo ra sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu tốt hơn. Kết quả xếp hạng là một cách để các đại học tự nhìn lại mình, đối chiếu và so sánh, tìm ra những khía cạnh chưa tốt để cải tiến cho tốt hơn. Do đó, tôi nghĩ bảng xếp hạng đại học có giá trị kích thích sự cạnh tranh, kết quả là sinh viên và xã hội sẽ được hưởng lợi. 

 
Trước đây, bảng xếp hạng đại học do nhóm ĐH Giao thông Thượng Hải (còn gọi là ARWU) thực hiện là để nhằm “đánh thức” và nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường đại học Trung Quốc, còn bảng xếp hạng QS thì mang tính thương mại và nhắm đến sinh viên chọn trường. Bảng xếp hạng này của Việt Nam thì chưa rõ mục tiêu, nhưng nhóm muốn đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với tình hình ở Việt Nam.
 
Vậy theo ông bảng xếp hạng đại học nên dựa vào những tiêu chí nào?  
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Theo tôi, câu trả lời liên quan đến sứ mệnh của một đại học, bao gồm kiến tạo ra tri thức mới, đào tạo và phụng sự cộng đồng. Từ cách nhìn đó tôi nghĩ có 3 nhóm tiêu chí xếp hạng: nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cơ sở vật chất. 
 
Tuy nhiên, nói như thế là đơn giản, vấn đề khó khăn hơn là đề ra những tiêu chuẩn cụ thể và càng khó hơn là tìm trọng số cho mỗi tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ như nếu chúng ta lấy số bài báo khoa học được công bố làm 1 tiêu chuẩn (trong bộ tiêu chuẩn), thì câu hỏi đặt ra là trọng số cho tiêu chuẩn đó là bao nhiêu. Sẽ khó có trọng số hợp lí nếu chưa có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc. 
 
Tôi nghĩ đó là một lí do mà tất cả các bảng xếp hạng đại học trên thế giới đều bị phê bình: cơ sở khoa học cho trọng số. Ví dụ như bảng xếp hạng ARWU bị phê bình là tuỳ tiện và chẳng dựa vào phương pháp thống kê và nhóm xếp hạng cũng chấp nhận phê bình này.
 
Trường nổi tiếng nhưng hạng thấp là thường tình
 
Theo ông những trường nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có hạng tương đối thấp, kết quả này có hợp lí không?
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Vấn đề ‘xã hội’ là ai? Tôi thấy nếu bảng xếp hạng đại học được thực hiện bài bản và có phương pháp có thể chấp nhận được. Còn kết quả thì có thể làm cho nhiều người ngạc nhiên, nhưng đối với tôi thì không ngạc nhiên. Tôi đã theo dõi và phân tích các ấn phẩm nghiên cứu khoa học từ các trường đại học Việt Nam, và kết quả của chúng tôi cũng rất nhất quán với bảng xếp hạng đại học. Những đại học lâu đời, qui mô lớn, và được nhà nước ưu đãi đầu tư lại là những đại học có năng suất khoa học kém hơn các đại học mới. 
 
 Ông có thể cho biết ở nước ngoài, việc xếp hạng được tiến hành như thế nào và tiêu chí ra sao? Các số liệu được thu thập thế nào hay dựa vào số liệu do chính các trường đưa ra và như thế có đáng tin cậy?
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Có nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới, trong số này nổi tiếng nhất là ARWU, QS và THE – Times Higher Education. Nhóm AWRU dựa vào 4 tiêu chí chính là số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Fields, số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields, số nhà khoa học được trích dẫn nhiều lần, số bài báo khoa học trên hai tập san Nature và Science, số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI, và thành tựu của giáo sư và đội ngũ giáo sư. 
 
Ngược lại, thay vì tập trung vào các tiêu chí nghiên cứu khoa học của ARWU, nhóm QS dựa vào sự đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác, số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty toàn cầu, phần trăm giáo sư là người nước ngoài, phần trăm sinh viên là người nước ngoài, tỉ số sinh viên/giáo sư, và số lần trích dẫn tính trên đầu người giáo sư. 
 
Phần lớn giới làm khoa học đều biết rằng những tiêu chí như số lần trích dẫn cao và số công trình 2 tập san danh tiếng Science và Nature là thước đo quan trọng của nghiên cứu khoa học. Giả dụ rằng chúng ta cho trọng số 30% cho những giáo sư có trích dẫn cao và bài báo trên 2 tập san danh tiếng Science và Nature, và trọng số 10% cho các tiêu chí còn lại, thì tổng số điểm của đại học A sẽ là 81.73 và đại học B là 65.56. Theo cách đánh giá này thì đại học A có chất lượng cao hơn đại học B. Ví dụ đơn giản trên cho chúng ta thấy một vấn đề nổi cộm, đó là vấn đề phương pháp xác định trọng số. Câu hỏi then chốt cần đặt ra là làm thế nào để xác định được trọng số cho mỗi tiêu chí?

Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào là đáng tin cậy cả. Mối tương quan giữa xếp hạng của các bảng xếp hạng đại học rất thấp, thấp đến độ chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Một số trường trong danh sách Top 50 của ARWU thậm chí có năm không nằm trong danh sách Top 500 của THE. Tính tổng cộng, chỉ có 133 trường nằm trong cả hai danh sách. Phân tích này một lần nữa cho thấy cách xếp hạng của cả hai nhóm không đáng tin cậy. 
 
Chính vì tính phi khoa học này nên trong thực tế đã xảy ra chuyện khôi hài như: Năm 2004, ĐH Malaya (một đại học lâu đời nhất của Mã Lai) được THE xếp hạng 89. Trước “tin vui” này, hiệu trưởng trường ra chỉ thị treo biển to tướng ở cổng trường với hàng chữ “University of Malaya a world’s top 100 university”. Nhưng chỉ một năm sau, khi THE xếp hạng lại thì ĐH Malaya tụt xuống hạng 169, dù trong thời gian ngắn đó đại học này chẳng có thay đổi gì về nghiên cứu khoa học hay nhân sự. Hệ quả là sau đó vị hiệu trưởng này mất chức. 
 
Ba yêu cầu cho một bảng xếp hạng đại học
 
Xếp hạng ĐH là một trong những thước đo về chất lượng của trường ĐH đó. Làm thế nào để có thước đo chính xác về phân tầng cũng như xếp hạng ĐH thưa ông?
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Sẽ không bao giờ có thước đo nào chính xác về chất lượng. Ngay cả khái niệm “chất lượng” trong giáo dục đại học đã khó có thể đi đến một sự đồng thuận. Theo tôi, một cách làm tốt hơn trong việc xếp hạng đại học là thu thập dữ liệu theo thời gian thì mới phản ảnh chính xác hơn cách thu thập dữ liệu chỉ một năm.  
 
Vậy theo ông một bảng xếp hạng đại học phải đáp ứng những điều kiện gì để công chúng có thể tin vào và giới giảng viên chấp nhận? 
 
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi không dám nói là mình phản ảnh tiếng nói của giới giảng viên đại học nhưng tôi có quan điểm riêng. Quan điểm của tôi là một bảng xếp hạng đại học hợp lí phải đáp ứng 3 yêu cầu: khoa học, phương pháp và phương pháp luận, minh bạch. 
 
Về khoa học, bất cứ bảng xếp hạng nào cũng phải mang tính khoa học, hiểu theo nghĩa phải có nghiên cứu và nghiên cứu phải được công bố. Nghiên cứu khoa học giúp quyết định tiêu chuẩn nào quan trọng và cần thiết, để xác định trọng số, vì nếu không có nghiên cứu thì trọng số sẽ rất tuỳ tiện và không thuyết phục được ai. 
 
Về phương pháp và phương pháp luận, bảng xếp hạng đại học phải dựa trên cơ sở của một phương pháp phân tích thích hợp và phương pháp luận phải được xây dựng trên một cơ sở triết lí vững vàng. Những bảng xếp hạng như QS theo tôi là kém thuyết phục vì phương pháp luận không được đánh giá cao. 
 
Về minh bạch, bất cứ bảng xếp hạng nào nên công bố tất cả số liệu cho mỗi đại học và cách mà họ xử lí số liệu. Trong thế giới khoa học mở ngày nay, minh bạch là điều kiện rất quan trọng. Các bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc và xếp hạng đại học, người ta đều công bố số liệu cụ thể để độc giả có thể đánh giá và các chuyên gia có thể phân tích. 

Lầm lẫn giữa ‘tổ quốc’ và thể chế

Đó là một trong những lầm lẫn rất tai hại và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Người Việt chúng ta có khái niệm ‘Tổ quốc’ rất đáng học. Nó không hẳn có nghĩa đơn giản như ‘motherland’ hay ‘fatherland’ trong tiếng Anh. Tổ quốc, theo cách chúng ta hiểu, là đất nước do tổ tiên để lại. Nhưng không đơn giản là ‘đất nước’ mà còn là sự gắn bó tình cảm, một loại tình cảm thiêng liêng khó mô tả bằng lời (giống như cảm giác bước chân tới Phú Thọ, Đền Vua Hùng vậy). Tôi có thể nói quê hương thứ hai là Úc, nhưng tổ quốc là Việt Nam. Tôi có sự gắn bó tình cảm thiêng liêng với Việt Nam, nhưng loại tình cảm đó không có đối với Úc. Do đó, tổ quốc không chỉ là địa lí (physical) mà còn bao hàm ý nghĩa tinh thần (spiritual).

Chế độ chánh trị (political regime) là tập hợp những triết lí, qui tắc, chuẩn mực chánh trị đằng sau sự hoạt động của một chánh phủ. Ở Úc tôi, hai đảng Liberal và Lao động có những suy nghĩ khác nhau và theo đuổi những lí tưởng khác nhau. Một đảng là bảo thủ (không hẳn là xấu), một đảng là cấp tiến (không hẳn là tốt). Họ luân phiên lập chánh phủ điều hành đất nước Úc.

Nói ra cũng thừa, nhưng vẫn cần phải nói trong bối cảnh hiện nay: Chế độ chánh trị không phải là tổ quốc. Chế độ chánh trị đến rồi đi, tổ quốc là do tổ tiên để lại và vĩnh viễn. Việt Nam ta đã trải qua những triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Nguyễn. Đâu có ai nói mấy triều đại đó là ‘Tổ quốc’; họ chỉ là những chánh phủ điều hành đất nước. Như là một qui luật phổ quát, các triều đại đến rồi đi, không có triều đại nào tồn tại vĩnh viễn. Tổ quốc cao hơn chế độ chánh trị.

Một điều đáng quan tâm là nhiều người, kể cả quan chức, xem chế độ chánh trị là tổ quốc. Đó là sai lầm của người ít suy nghĩ thì còn hiểu được, nhưng sai lầm của quan chức cao cấp thì đáng ngạc nhiên. Lại có người biết phân biệt sự khác biệt giữa hai thực thể đó, nhưng họ vẫn cố tình lập lờ để cho giới trẻ đánh đồng chế độ chánh trị với tổ quốc là một. Đó là một sự nhồi sọ, và nạn nhân bị nhồi sọ lầm tưởng rằng chế độ là tổ quốc. Từ sự lầm lãn đó, họ có những phản ứng phi lí trí: hễ ai có suy nghĩ khác chánh phủ là họ chụp cái nón ‘phản bội tổ quốc’. Tuy cách chụp mũ rất thô thiển, nhưng nó đủ mạnh để huy động những đám đông cuồng nộ.

Lại nhớ chuyện cũ về hai vị Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm. Chuyện kể rằng ông HCM muốn mời ông NĐD tham chánh trong một chánh phủ liên hiệp, nhưng ông NĐD không chịu. Tại sao? Tại vì ông ấy “sẽ vẫn tiếp tục chống Pháp nhưng không thể đi với Việt Minh”. Khi viên đại sứ Ba Lan hỏi ông HCM về quan điểm đó, ông nói “Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy”. Đó là một thái độ dung nạp vậy. Đâu có ai nói ông NĐD ‘phản bội tổ quốc’.

Có thể nói mà không sợ sai rằng: người Việt Nam — bất kể theo thể chế nào — cũng yêu tổ quốc. Đó chính là lời giải thích tại sao mỗi khi Tàu đụng tới VN là bà con hải ngoại, bất kể trường phái chánh trị, đều đồng lòng đứng lên bảo vệ. Do đó, cáo buộc ‘phản quốc’ đối với những người không theo thể chế mình theo đuổi (hay tôn thờ) là thật sự vô tri vậy.

Tóm lại, dong dài một chút như trên chỉ để nói rằng thể chế, kể cả thể chế chánh trị, không phải là tổ quốc. Tổ quốc là vĩnh viễn, còn thể chế chỉ tạm thời. Tổ quốc cao hơn thể chế. Tổ quốc dung nạp những người có quan điểm khác nhau. Do đó, đánh đồng thể chế với tổ quốc là một điều rất sai lệch và cần phải chấm dứt.

“Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ”

Có khá nhiều bạn tin rằng đó là câu thơ trên là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Nhưng sự thật thì có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự ‘bịa đặt’ từ một cuốn tiểu thuyết.

Có lẽ nhiều bạn đã biết thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915 – 1976), nhưng thiết tưởng vài lời ngắn gọn về ông cũng cần thiết. Ông là một nhà thơ lớn và sáng chói nhứt trên văn đàn miền Nam trước 1975. Ông là người gốc Nam Định nhưng di cư vào Nam từ năm 1954, từng làm giáo viên (thời đó gọi là ‘giáo sư’) trường trung học Chu Văn An ở Sài Gòn. Ông có nhiều sáng tác để đời, được giới phê bình văn học đánh giá cao, và từng được xưng tụng là ‘Ngôi sao Bắc Đẩu’ của thi ca Việt Nam. Sau năm 1975, ông bị bắt đi tù ‘cải tạo’, và qua đời ngày 6/9/1976 tại TPHCM.

Vài ngày trước, báo Tuổi Trẻ loan một tin thú vị rằng thi sĩ Vũ Hoàng Chương (hình) từng được đề cử Giải Nobel Văn học năm 1972 [1]. Theo Hàn lâm viện Thuỵ Điển, người đề cử là “Thang Lang”, rất có thể là Linh mục Thanh Lãng (1924 – 1978), giáo sư thuộc Đại học Văn Khoa Sài Gòn (trước 1975).

Những người được đề cử giải Nobel Văn học năm 1972

Từ cái tin đó, người ta (đa số là tre trẻ) đi tìm hiểu về thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mà chắc đa số họ họ mới nghe tới lần đầu. Người ta tìm thấy những câu thơ sau đây và cho rằng ông là tác giả viết vào năm 1957:

“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh

Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh

Từ nay trăm họ câu an lạc

Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!

Có một ngày ta trở lại cố đô

Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ

Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy

Đại định thăng Long, một bóng cờ”.

Nhiều người bình luận rằng thi sĩ Vũ Hoàng Chương cũng là người … sắt máu, chẳng kém gì thi sĩ Tố Hữu ngoài Bắc. Lại có người chỉ dựa vào một vài câu trên mà cho rằng thơ văn thời Việt Nam Cộng Hoà cũng máu me lắm chứ chẳng nhân văn gì đâu!  

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là: thi sĩ Vũ Hoàng Chương có viết những vần thơ trên? Ông đã qua đời lâu rồi, nên không thể trả lời. Vậy thì những vần thơ ‘máu me’ trên xuất phát từ đâu, trong bài thơ nào? Đến đây thì vấn đề trở nên … lộn xộn. Lộn xộn vì mạng xã hội.

‘Lửa từ bi’?

Có người viết bài khẳng định rằng những vần thơ trên là trích từ bài thơ ‘Lửa từ bi‘ của Vũ Hoàng Chương. Tôi nghĩ nhận xét này hoàn toàn sai. Bất cứ ai sống trong Nam thuộc thế hệ tôi đều biết ‘Lửa từ bi’ là bài thơ nổi tiếng ông viết khi nghe tin Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu; bài thơ đó không có những câu thơ như trích dẫn trên. Thật khó tưởng tượng có người bịa đặt một cách trắng trợn như thế!

‘Hoa đăng’?

Hoa đăng‘ là tập thơ nổi tiếng của Vũ Hoàng Chương, được xuất bản vào năm 1959. Có người tỏ vẻ biết chuyện văn chương khẳng định rằng những câu thơ sắt máu trên là trích từ tập thơ Hoa Đăng.

Chuyện kể rằng thi sĩ Chế Lan Viên (lúc đó ở ngoài Bắc) sau khi đọc tập thơ Hoa đăng đã viết bài ‘chửi’ Vũ Hoàng Chương rất nặng nề. Bài chỉ trích của Chế Lan Viên đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 4/1960, trang 34-41. Trong bài viết đó, Chế Lan Viên có trích ba câu thơ từ bài thơ Từ đây trong tập thơ Hoa Đăng (Lá phiếu Trưng-cầu một hiển linh / Xé tan bạo lực dưới muôn hình / Từ đây nước Việt, Dân làm Chủ) và lên án Vũ Hoàng Chương rất tệ [2].  (Sau này thì chính ông Chế Lan Viên ân hận về những gì ông chỉ trích người khác).

Tuy nhiên, trong bài chỉ trích đó, hoàn toàn không có những câu thơ sắt máu trên.

Sự thật là Vũ Hoàng Chương viết trong bài Từ đây [3] có những câu sau đây:

Lá phiếu Trưng-cầu một hiển linh

Xé tan bạo lực dưới muôn hình

Từ đây nước Việt, Dân làm Chủ

Ôi nhạc nào say khúc tái sinh!

Như vậy, trong Hoa đăng không có những câu thơ sắt máu như Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ.

‘Ván bài lật ngửa’?

Thật ra, những câu thơ máu me mà các bạn trong cõi mạng lan truyền là … ‘phịa’. Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ‘Ván bài lật ngửa‘, tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý (tức Trần Bạch Đằng) đã sáng tác ra những câu đó và đặt vào miệng của Vũ Hoàng Chương [4]. Trần Bạch Đằng mô tả buổi sáng của “Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc” (được tường thuật là diễn ra từ ngày 6/1 đến 15/1/1957), và viết như là tường thuật rằng Vũ Hoàng Chương đã đọc những câu sau đây trong Đại hội (sẽ nói thêm dưới đây):

Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có việc trưng cầu dân ý suy tôn Ngô chí sĩ…

(Nhà thờ đằng hắng lấy giọng)

Lá phiếu trưng cầu, một hiển linh.

Đốt lò hương gửi mộng bình sinh

Từ nay trăm họ câu hoan lạc

Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh

Có một ngày ta trở lại Cố Đô

Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ

Trên tầng chí sĩ ban tay vẫy

Đại định Thăng Long, một bóng cờ…

Đến đây thì các bạn đã biết rõ rằng những ‘vần thơ máu me’ mà người ta trích dẫn trên mạng và gán cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương là từ ông Trần Bạch Đằng, một cán bộ tuyên huấn hay cũng có thể xem là một nhà báo.

Từ đó, người ta trích dẫn và lan truyền rộng rãi làm cho người đọc tưởng là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người có vẻ có học miền ngoài mà cũng tin rằng đó là những câu thơ của Vũ Hoàng Chương. Mạng xã hội thật là tai hại!

Thật ra, chỉ một đoạn ngắn được trích dẫn trên, Trần Bạch Đằng sai vài chỗ. Chẳng hạn như Đại hội diễn ra từ ngày 7/1/1957 (chứ không phải 6/1/1957). Nhà thơ mà Trần Bạch Đằng đề cập là ‘Võ Huyền Đắc’ thật ra là Vi Huyền Đắc. Còn mấy chữ tiếng Anh thì đều sai hay phịa ra.

Đại hội Văn hoá Toàn quốc 1957

Những câu thơ được gán ghép cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương mà ông Trần Bạch Đằng viết ra trong cuốn tiểu thuyết Ván bài lật ngửa. Trong tiểu thuyết, ông Trần Bạch Đằng viết những câu đó theo phong cách tường thuật, nhưng dùng văn phong vừa châm biếm vừa miệt thị. Ông viết rằng Vũ Hoàng Chương đã phát biểu và đọc những câu thơ đó trong Đại hội Văn hoá Toàn quốc năm 1957.

Tuy nhiên, cuốn kỉ yếu của Đại hội Văn hoá Toàn quốc (có thể download toàn văn ở đây [5] không thấy đề cập đến Vũ Hoàng Chương. Thật ra, chương trình của Đại hội khá phong phú, chứ không phải chỉ văn hoá. Trong 9 ngày Đại hội, các diễn giả đã bàn về:

  • tư tưởng tự do;
  • vấn đề khoa học của con người;
  • quan niệm về văn hoá;
  • nghệ thuật nhiếp ảnh;
  • văn nghệ;
  • hội hoạ;
  • báo chí;
  • giáo dục;
  • luân lí xã hội;
  • luật học;
  • kĩ thuật;
  • y tế (trang 192 rất đáng đọc)

Không thấy của thi sĩ Vũ Hoàng Chương có vai trò gì trong Đại hội Văn Hóa Toàn Quốc 1957. Bạn nào muốn tìm hiểu Đại hội thì có thể download toàn văn 407 trang từ địa chỉ dưới đây:  

Click to access Dai%20Hoi%20Van%20Hoa%20Toan%20Quoc_.pdf

Tóm lại, điểm qua những sự thật trên, tôi nghĩ rằng thi sĩ Vũ Hoàng Chương không viết những ‘câu thơ máu me’ trên. Trong tập thơ Hoa Đăng và bài thơ Lửa Từ Bi hoàn toàn không có những câu thơ đó. Có thể xác định rằng những câu thơ máu me đó là do ông Trần Bạch Đằng ‘sáng tác’ trong cuốn tiểu thuyết mang tính chánh trị của ông, và đặt vào miệng của thi sĩ họ Vũ.

Nhưng điều đáng nói ở đây là nhiều người có học tin vào sự bịa đặt đó và gán cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương những câu chữ sắt máu đó! Lại có người tích cực lan truyền những thông tin sai lệch trên và chỉ trích thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Thật không hiểu nổi tại sao có những người làm những việc sai quấy như thế.

Câu chuyện này chẳng khác gì chuyện báo chí viết rằng sau chiến thắng Đống Đa, Nguyễn Huệ sai quân đem cành đào Nhật Tân về Phú Xuân cho công chúa Ngọc Hân báo tin chiến thắng. Thật ra, trong chánh sử không có chỗ nào viết như thế cả. Ấy vậy mà từ báo chí, ‘huyền thoại’ trên được xem như là một sự thật lịch sử và trở thành đề tài cho một vở kịch! Tương tự, những ‘vần thơ máu me’ được hư cấu trong một cuốn tiểu thuyết chánh trị, rồi được trích dẫn và gán ghép cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương như là một sự thật. Các nhà văn thường dùng hư cấu để tạo nên những nhân vật lịch sử hay gán cho họ những phát biểu, và qua đó mà gởi gắm những tâm tình, quan điểm, khát khao, thoá mạ của tác giả. Có lẽ thi sĩ Vũ Hoàng Chương là một nạn nhân của siêu hư cấu chánh trị.

______

[1] https://tuoitre.vn/vu-hoang-chuong-tung-duoc-de-cu-giai-nobel-van-hoc-20230211154512635.htm

[2] Trong bài viết chỉ trích Vũ thi sĩ rất rất nặng nề và qui chụp, Chế Lan Viên viết như sau:

“Tôi nhớ không có trật tự gì về cái xứ hỗn loạn ‘thế giới tự do’ mà anh ca tụng. Nhưng chỉ cần anh đọc báo Sài-gòn. Đúng hơn, chỉ cần anh đọc xong và suy nghĩ. Đối chiếu với thơ anh mà suy nghĩ. Tôi chắc anh sẽ hối hận vì những câu ca tụng một cuộc ‘trưng cầu dân ý’ mà ý dân được trưng bằng súng lục, nhà tù:

Lá phiếu trưng cầu một hiển linh

Xé tan bạo lực dưới muôn hình

Từ đây nước Việt dân làm chủ…”

Rồi ở đoạn cuối, Chế Lan Viên lên lớp:

“Chúng ta cùng ở một tầng lớp mà ra. Chúng ta cũng là những người ra từ một phong trào thơ mới. Chúng ta bắt đầu cùng có mặt trong cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày nay hầu hết những nhà thơ cũ thờ ấy đều đã sống lại, trưởng thành: Xuân Diệu, Tế Hanh, Huy Cận, Anh Thơ, Lưu trọng Lư, Nguyễn xuân Sanh, Huyền Kiêu. Ít nhiều chúng tôi đều có cái tự hào đã đóng góp gì cho thơ, cho dân tộc.

Còn anh? Và Đinh Hùng, bạn anh nữa, các anh đã làm gì? Đọc tập thơ Hoa Đăng, tôi rất giận anh, mà lại thương anh! Các anh ca tụng một bọn bán nước, bán máu người, đã làm tâm hồn và thơ ca anh xuống dốc. Các anh chửi một chính Đảng, một nền tư tưởng mà rồi đây cũng sẽ hết sức cứu lấy các anh.

Hãy làm lại cuộc đời mình đi Vũ hoàng Chương. Nghĩa là nếu không có thiện chí như Henri Heine thì cũng cần dè dặt như bà má.”

[3] Bài thơ ‘Từ đây’ trong tập thơ ‘Hoa đăng’:

https://baithohay.com/hoa-dang-1959-tap-tho-vu-hoang-chuong-hay-dac-sac-nhat-phan-3.html

[4] https://isach.info/mobile/story.php?story=van_bai_lat_ngua__nguyen_truong_thien_ly&chapter=0045

Đây là nguồn gốc của những ‘câu thơ máu me’. Trong tiểu thuyết chánh trị ‘Ván bài lật ngửa’, Trần Bạch Đằng viết:

“Phần cuối của buổi sáng khai mạc đại hội văn hóa dành cho những văn nhân, có tên tuổi phát biểu ý kiến. Sở nghiên cứu chính trị nhận xét từng người phát biểu như sau:

Phạm Việt Tuyền, chủ bút báo Tự Do: Quá hăng hái nên lạc đề.

Võ Huyền Đắc, Trần Tuấn Khải, Đông Hồ: Rất chung, không rõ lập trường.

Đinh Hùng: quan điểm chống Cộng nổi bật nhưng quá kiêu và nói về cá nhân mình hơi nhiều. Cử tọa xì xào.

Vũ Hoàng Chương:

– Xưa tôi làm “thơ say” nay tôi làm “thơ tỉnh”. Tại đại hội này tôi xin đọc một bài thơ…

(Có tiếng nói từ hàng quan khách: Thi vương dù say hay tỉnh vẫn: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.)

Tôi làm bài này để cảm tác thời cuộc nhân có việc trưng cầu dân ý suy tôn Ngô chí sĩ…

(Nhà thờ đằng hắng lấy giọng)

Lá phiếu trưng cầu, một hiển linh.

Đốt lò hương gửi mộng bình sinh

Từ nay trăm họ câu hoan lạc

Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh

Có một ngày ta trở lại Cố Đô

Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ

Trên tầng chí sĩ ban tay vẫy

Đại định Thăng Long, một bóng cờ…

Vỗ tay…

Fanfani dạm hỏi người bên cạnh các từ ‘đầm Dao’, ‘chén Quỳnh’ và le lưỡi khi cô dịch câu ‘Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ’. Ngô Đình Nhu cau mày. Rheinardt nửa như cười nửa như mím môi. Nguyễn Thành Luân lặng lẽ. Số khác, trong đó có Đông Hồ, Trần Tuấn Khải,… thở dài.”

[5] Kỉ yếu của Đại hội Văn hoá Toàn quốc năm 1957:

Click to access Dai%20Hoi%20Van%20Hoa%20Toan%20Quoc_.pdf

Năm bài học ở đời

Tôi thỉnh thoảng nghĩ về những bài học ở đời, và dưới đây là 5 bài học tôi rút ra:

Bài học 1: đừng so sánh với ai.

Chúng ta thích so sánh. Mà, so sánh thì sẽ thấy mình kém hơn người ta, hay người ta kém hơn mình. Nhưng cả hai tình huống đều đem lại tác động xấu. Kém hơn người ta thì sanh ra mặc cảm tự ti. Nghĩ rằng mình hơn người ta thì sanh ra kiêu căng, ngạo mạn. Thành ra, so sánh có thể gây tác hại, bất kể ‘outcome’ so sánh ra sao..

Mỗi chúng ta là một người đặc biệt và hãy trân trọng sự thật đó. Mỗi người chúng ta là một cá nhân đặc thù (unique). Không có ai trong thế giới ~8 tỉ người này giống mình. Mình cũng chẳng giống ai. Tại sao? Tại vì mỗi chúng ta có một hoàn cảnh, khả năng, và lối sống riêng. Tôi có thể cùng tuổi, cùng chiều cao, cùng cân nặng, có cùng học vấn, cùng việc làm với một ai đó, nhưng tôi rất khác với người đó bởi vì tôi tóc đen, da vàng và sanh ra từ miền quê. Nói cách khác, tập hợp những đặc tính như gia đình, gen, cơ thể, tinh thần, lối sống, tri thức, sở thích, kĩ năng, trải nghiệm, v.v. làm cho mỗi chúng ta là đặc thù.

Tính đặc thù đó làm cho mọi so sánh về tài năng trở nên vô nghĩa. Nhiều người sợ rằng có nhiều người khác tài giỏi hơn họ. Họ hay so sánh ông A giỏi hơn bà B, hay bà C là người giỏi nhứt thế giới. Nhưng đó là so sánh vô nghĩa, bởi vì mỗi chúng ta là một cá nhân đặc thù thì đâu có ai để mà so sánh. Mỗi người tốt hơn mọi người khác, bởi không có bất cứ 2 người nào như nhau. Bạn là bạn, không ai tốt hơn bạn.

Nhận ra và tôn trọng sự đa dạng có nghĩa là làm nổi bậc những ưu điểm và các đặc điểm, cá tánh, kĩ năng và lối sống. Hãy nhìn vào kính và hỏi: ai có thể làm những gì bạn làm theo cách tốt nhứt trong điều kiện bạn có. Câu trả lời là: không có ai. Do đó, hãy khám phá ưu điểm của bạn, khám phá những gì bạn làm tốt nhứt. Không cần so sánh với ai cả.

Bài học 2: gia đình chúng ta rộng lớn hơn chúng ta nghĩ.

Chúng ta thường hiểu chữ ‘gia đình’ là quan hệ huyết thống, nhưng trong khoa học, gia đình còn có nghĩa là quan hệ chuyên môn. Gia đình của chúng ta là các thầy cô (mentors), đồng nghiệp, nghiên cứu sinh. Nói rộng hơn, gia đình của chúng ta là các hội đoàn khoa học. Nhận thức được điều này giúp cho chúng ta biết cách sống và tương tác với đồng nghiệp một cách tử tế.

Xin kể các bạn một chuyện cũ. Thuở đó tôi còn tương đối trẻ, mới bước vào ‘bộ lạc’ loãng xương, và rất hăng hái. Tôi đọc một bài báo và thấy có vài cái sai khá hiển nhiên, và thế là tôi viết một bài commentary (bình luận) chỉ ra những cái sai đó, rồi đưa cho thầy tôi xem. Ổng xem qua rồi mỉm cười và nói: những gì ngươi chỉ ra là ok, nhưng ngươi có nghĩ đến 20 năm sau không? Rồi ông nói cho biết rằng tác giả bài tôi phê bình là một ‘trưởng lão’ trong ‘bộ lạc’, rằng những chữ tôi dùng trong bài commentary là không thích hợp cho một người trẻ nói với người lớn, rằng tôi phải biết trước biết sau, v.v. Nói chung là một bài giảng morale. Nói xong, ổng nói thay vì gởi cho tập san, ổng sẽ biên tập lại bài commentary và gởi riêng cho tác giả.

Thật là một quyết định của bậc thầy! Tác giả (là ông cụ) viết thư (thời đó chưa có email) cám ơn tôi và còn mời tôi hợp tác. Sau này, chúng tôi viết chung 1 bài có ảnh hưởng khá. Sau này, chính ông cụ tác giả đó đã giúp cho tôi rất nhiều trong sự nghiệp, mỗi lần cần giới thiệu là tôi nhờ ổng. Tôi xem ổng như là một người trong đại gia đình vậy.

Thành ra, trong khoa học, ‘gia đình’ là cộng đồng bè bạn, đồng nghiệp, thầy cô và các hiệp hội chuyên môn mà chúng ta tương tác. Hiểu rõ như vậy để ứng xử tốt với đồng nghiệp. Đừng tỏ ra là ‘ta đây’ và đối xử với người cao và thấp hơn mình chẳng ra gì. Hãy là thành viên tốt trong gia đình đó!

Bài học 3: tìm hạnh phúc cho mình bằng cách đem hạnh phúc cho người khác.

‘Hạnh phúc’ là gì? Mỗi người có một định nghĩa riêng theo góc nhìn của họ, và khó có một đồng thuận về cách hiểu. Người thì nghĩ hạnh phúc là có nhiều tiền, con cái thành đạt; kẻ thì cho rằng hạnh phúc là có cuộc sống tiện nghi; lại có người nghĩ rằng hạnh phúc chẳng cần nhiều tiền mà là giàu trải nghiệm; vân vân.

Tôi thì nghĩ hạnh phúc là giúp cho người khác thành công. Nói cách khác, hạnh phúc của mình là mình đã đem lại hạnh phúc cho người khác. Những gì chúng ta cho đi cũng chính là những gì chúng ta nhận lại. Đó chính là lí do tại sao tôi thích giúp người mà có khi chưa bao giờ gặp người ta ngoài đời. Tôi có khi viết thư giới thiệu cho mấy nghiên cứu sinh gốc Tàu không phải trong labo tôi. Má tôi lúc sanh tiền hay nói đại khái là giúp người là một cách gieo hột lành cho tương lai, và tôi nghiệm ra câu này rất đúng.

Bài học 4: nghĩ tích cực, đừng bị ức chế bởi những chuyện đâu đâu.

Tôi nghĩ có lúc các bạn (cũng như tôi) từng bị người khác, kể cả bạn bè và đồng nghiệp, chỉ trích rằng mình bất tài, vô dụng, dở hơn họ, xấu hơn họ, ngu hơn họ, v.v. Có khi họ chính là bạn mình, hay người mình từng giúp đỡ. Mỗi chúng ta đều có trải nghiệm đó. Những người chỉ trích đó chắc chắn có cảm giác tốt khi họ bôi nhọ và đẩy chúng ta xuống bùn đen. Chúng ta trở thành miếng mồi cho cái tôi của họ.

Bạn đừng buồn và đừng chú ý đến những gì họ nghĩ gì về mình, mà hãy tập trung làm tốt công việc mình theo đuổi. Bạn cũng nên tránh xa những kẻ đó, vì họ không đem lại năng lượng tích cực cho đời sống của mình. Hãy kết bạn với người mới và tích cực và giữ một tinh thần lạc quan.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu nói bất hủ của Richard Feynman (tôi dịch nôm na): “Bạn không có bổn phận phải sống đúng theo những gì người khác nghĩ về bạn phải như thế này hay như thế kia. Bạn không có bổn phận phải giống như những gì họ kì vọng; đó là sai lầm của họ, chứ không phải nhược điểm của bạn”.

Bài học 5: tình thương là thực tế duy nhứt.

Trong buổi lễ phong hàm đại tá cho một nữ quân nhân Mĩ gốc Việt, người ta cho người trong gia đình chị ấy gắn quân hàm một bên cầu vai, còn người đại diện của Chánh phủ / quân đội gắn một bên cầu vai. Tôi thấy nghi lễ đó rất hay vì nó nhắc nhở rằng không có tình thương của gia đình thì chị ấy đã không có ngày hôm nay.

Không có tình thương gia đình, chúng ta — bạn và tôi — không thể sống được. Có lần thầy cũ tôi lúc sắp vào bệnh viện để điều trị ổng nói đại khái rằng chỉ có tình thương là quan trọng trong đời. Lúc đó tôi chẳng hiểu sao ổng nói vậy, vì nó có vẻ quá hiển nhiên. Sau này nghĩ lại thì đúng như thế: chỉ có tình thuơng là thực tế, các thứ khác (như danh vọng, sự nghiệp, tiền tài) đều là ảo.

Mỗi chúng ta sanh ra trong tình thương của ba má, cùng sự bảo bọc của ông bà và anh em, bà con. Khi lớn lên, chúng ta hay muốn quay về cái thời điểm ấm cúng đó. Nếu chúng ta muốn như vậy thì người khác cũng vậy, và điều này hàm ý rằng chúng ta nên trao tình thương cho tha nhân. Trao bằng cách nào? Một ánh mắt, một cái sờ tay, một câu nói, một cử chỉ trìu mến đều có hiệu quả truyền tải tình thương. Chọn chữ mà nói/viết sao cho không làm cho người ta bị xúc phạm và tổn thương. Câu chuyện trên về thầy tôi là một bài học quí giá vậy.

Viết đến đây tôi nhớ đến Nhà văn Mai Thảo (một cây bút lừng danh trước 1975 ở trong Nam). Ông bị người ta chỉ trích và công kích, nhưng ông không bao giờ trả lời hay công kích lại. Ông giải thích:

“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa. Đâu phải tôi không biết người nào tốt người nào xấu với mình, nhưng tốt hay xấu mặc họ. Người nào tốt, đến gần, uống rượu chơi. Người nào xấu, lánh ra thật xa, đừng thèm đụng tới. Nhưng đừng bao giờ mang những điều đó lên trang giấy để bôi bẩn nhau. Văn chương là cái đẹp, là thế giới của cái đẹp, ở thế giới ấy có thứ tiền tệ riêng của nó: anh phải dùng thứ tiền ấy, anh phải đàng hoàng, phải lương thiện. Thứ tiền tệ ấy chính là cái đẹp.”

***

Cuộc đời là một hành trình khai phá và khám phá, và những bài học tôi rút ra trong hành trình đó là (i) chúng ta đừng nên quá quan tâm mình giỏi hay dở vì mỗi chúng ta là một cá nhân đặc thù; (ii) gia đình khoa học của chúng ta rộng hơn là gia đình huyết thống; (iii) làm việc vì phúc lợi của người khác tức là đem lại hạnh phúc cho mình; (iv) nghĩ tích cực và đừng sống vì kì vọng của người ta; và (v) là đem tình thương đến cho gia đình và tha nhân.

Kĩ năng xin học bổng

Hôm kia, tôi nhận được một lá thư [1] làm mình mừng trong bụng. Em ấy bảo rằng nhờ những bài tôi hướng dẫn xin học bổng trên youtube mà em ấy đã thành công trong việc xin học bổng tiến sĩ ở bên Âu châu.

Thật ra, trong chuyến về VN vừa qua, có ít nhứt là 5 em đến gặp tôi (trong hội nghị) nói rằng nhờ mấy bài giảng đó mà các em xin được học bổng bên Mĩ, Âu châu và Úc. Còn số em gởi email chia vui thì nhiều hơn. Sự thành công của các em ấy làm cho tôi thấy vui vì ít ra mình giúp được cho họ, những người thế hệ sau, đạt được ước mơ có thể làm thay đổi cuộc đời họ.

Loạt bài giảng đó tôi đã tải lên youtube để các bạn có thể tham khảo và giới thiệu cho bất cứ ai có nhu cầu vào xem và download (tất cả đều dưới playlist ‘Giáo dục’):

Bài 1: Cách soạn lí lịch khoa học.

Bài 2: Cách soạn ‘Statement of Purpose’

Bài 3: Cách soạn đề cương nghiên cứu.

Bài 4: Cách trả lời phỏng vấn.

Trong tương lai gần tôi sẽ làm vài video chỉ cho các em ấy làm gì để thành công trong việc học/nghiên cứu cấp tiến sĩ.

Bình luận khoa học

Nhân đây, xin giới thiệu mục mới trên kênh youtube của tôi nhan đề ‘Bình luận khoa học’. Hiện nay, kênh của tôi đã có hơn 100 video giảng về các chủ đề dịch tễ khoa học, loãng xương, phân tích dữ liệu, kĩ năng mềm (như xin học bổng), và vài bài giảng kiểu ‘occasional lectures’. Nay tôi thấy nhu cầu ứng dụng càng cấp thiết nên mới cho ra đời mục ‘Bình luận khoa học’.

Trong mục này, tôi sẽ ‘đọc báo dùm bạn’, có nghĩa là điểm qua những nghiên cứu mới nhứt, thú vị và quan trọng. Thú vị là để chúng ta cùng học hỏi về phương pháp hay có ý tưởng mới. Tôi sẽ cố gắng điểm qua 1 bài mỗi tháng. Nhưng nếu có dịp và thì giờ tôi sẽ nâng cao số lần điểm báo.

Tôi cũng mời các bạn nào quan tâm làm video điểm báo, và tôi sẽ upload lên kênh này. Các bạn có thể làm mỗi video trong vòng 20 phút (không nên dài hơn — tại sao 20′ thì tôi sẽ giải thích sau). Các bạn làm theo công thức tôi làm trong bài đầu tiên về khẩu trang, tức là 3 phần thôi:

• Phần đầu là đặt vấn đề hết sức ngắn gọn;

• Phần hai là đi vào chi tiết của công trình nghiên cứu và những điểm hay đáng học;

• Phần ba là bài học rút ra hay thông điệp chánh.

Xin nói thêm rằng kênh này làm ra không nhằm mục tiêu thu tiền của youtube (do đó, các bạn sẽ không thấy quảng cáo). Kênh được tạo ra vì mục đích đóng góp cho cộng đồng. Mời các bạn theo dõi và subscribe kênh: https://www.youtube.com/@drnguyenvtuan.