Tuy là người ở nước ngoài, nhưng trong 30 năm qua tôi đã làm nhiều việc ở Việt Nam, những việc làm có thể xếp vào nhóm “đóng góp”. Thú thiệt, tôi không thể nào nhớ hết những việc lớn nhỏ mình đã làm, nên nhân dịp một tờ báo trong nước hỏi, tôi nhớ lại và tìm lại những gì mình đã cống hiến cho quê hương trong thời gian qua. Các bạn tôi có thể bổ sung sau. Tôi nghĩ những gì mình làm có thể chia thành 5 nhóm như sau:
- Nâng cao chuyên ngành loãng xương ở Việt Nam qua tổ chức, nghiên cứu, và đào tạo;
- Nâng cao sự hiện diện của y học Việt Nam trên trường quốc tế qua công bố quốc tế;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các đồng nghiệp Việt Nam;
- Đào tạo tiến sĩ ở trong nước; và
- Truyền bá khoa học và y học.
Nâng cao chuyên ngành loãng xương Việt Nam
- Thành viên sáng lập Hội Loãng Xương TPHCM từ 2006, và chủ trì hội đồng khoa học cho hội.
- Chủ trì Hội nghị quốc tế Strong Bone Asia 2008 (TPHCM) với hơn 350 bác sĩ và chuyên gia, và Strong Bone Asia 2013 (Đà Nẵng) thu hút khoảng 300 bác sĩ và chuyên gia.

- Chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Pan Asian Biomedical Science Conference, Đà Nẵng 2018, thu hút hơn 300 chuyên gia và bác sĩ, và trong năm được bầu làm Chủ tịch Liên minh Y Sinh học Châu Á – Thái Bình Dương, nhiệm kì 2019 – 2021.
- Chủ trì Hội đồng Khoa học và ban tổ chức Hội nghị Nội tiết học AFES 2011 (thu hút hơn 2000 người).
- Thành viên điều hành (executive member) và sáng lập của Liên minh Loãng xương châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Consortium on Osteoporosis).
- Đại diện Việt Nam trong Liên hội Loãng xương châu Á (Asian Federation of Osteoporosis Societies — AFOS) và hội đồng biên tập của Tập san AFOS. Hội đồng biên tập của Tập san AFES.
- Thiết lập trang web suckhoexuong.com (sức khoẻ xương) để quảng bá và nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương trong cộng đồng.
Nâng cao sự hiện diện của y học Việt Nam trên trường quốc tế
- Thiết lập Dự án Nghiên cứu Vietnam Osteoporosis Study (VOS). Nghiên cứu có hơn 4200 tình nguyện viên tham gia, một trong những nghiên cứu dài hơi (10 năm) lớn nhứt thế giới.
- Thiết lập và Đồng Giám đốc Labo nghiên cứu cơ xương (Bone and Muscle Research Group) tại Đại học Tôn Đức Thắng từ 2015. Link: https://science.tdtu.edu.vn/bone-and-muscle-research-group.
- Giúp công bố và đồng tác giả của hơn 50 bài báo khoa học từ Việt Nam về các chủ đề loãng xương, ung thư và di truyền học. Các bài báo được công bố trên những tập san hàng đầu trên thế giới như Nature Genetics, Nature Communications, Proc Natl Acad Sci, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, Bone, Osteoporosis International.
- Đồng sáng lập trung tâm nghiên cứu y học chính xác Saigonmec (saigonmec.org)

Giáo dục và Đào tạo tiến sĩ
- Đã đào tạo 5 nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Việt Nam: 1 của Đại học Dược Hà Nội; 1 Đại học Y Hà Nội; 2 Đại học Y dược TPHCM; 1 Viện hàn lâm khoa học xã hội
- Bổ nhiệm chức danh Giáo sư Thỉnh giảng, Đại học Y Hà Nội
- Bổ nhiệm chức danh Giáo sư Danh dự, Đại học Dược Hà Nội
- Bổ nhiệm chức danh Giáo sư Thỉnh giảng, Đại học Y Dược Cần Thơ
- Bổ nhiệm chức danh Giáo sư Xuất sắc, Đại học Tôn Đức Thắng
- Bổ nhiệm chức danh Giáo sư Danh dự, Đại học Đà Nẵng
Nâng cao năng lực khoa học cho Việt Nam
- Trong 20 năm qua, đã tổ chức và giảng dạy cho khoảng 40 khoá tập huấn cho các bác sĩ trong nước. Mỗi khoá tập huấn có hơn 20 bài giảng, thời gian 4 ngày đến 2 tuần, và có khoảng 150-220 người tham dự.
- Các khoá tập huấn về đề tài y học thực chứng, dịch tễ học, loãng xương, phương pháp nghiên cứu khoa học, cách viết và công bố bài báo khoa học. Tổng số người tham dự hơn 6000 người.
- Đã giảng cho hàng trăm seminar tại các bệnh viện và đại học từ Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Nha Trang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, và Kiên Giang.
Truyền bá khoa học
- Thiết lập kênh giảng trên youtube chia sẻ các phương pháp phân tích dữ liệu, kĩ năng và kiến thức về dịch tễ học, và chương trình CME loãng xương. Tính đến nay, kênh này đã có hơn 100 bài giảng hoàn toàn miễn phí. Hơn 27,000 người theo dõi, và có hơn 2.16 triệu lượt xem. Link: www.youtube.com/@drnguyenvtuan
- Viết và xuất bản 16 cuốn sách như sau:
Sách về khoa học và gíao dục
- Như Cơn Gió Thoảng – Nghĩ Về Những Qui Luật Cuộc Sống (Nxb Trẻ, 2022)
- Suy Nghĩ Thống Kê Trong Đời Thường (Nxb HCM, 2022)
- Câu Chuyện Khoa Học (Nxb HCM, 2016, tái bản 3 lần)
- Đi Vào Nghiên Cứu Khoa Học (Nxb HCM, 2013, tái bản 4 lần), sách được trao giải thưởng Sách Hay.
- Tự Sự Của Một Người Làm Khoa Học (Nxb HCM, 2014).
- Chất Lượng Giáo Dục Đại Học Nhìn Từ Góc Độ Hội Nhập (Nxb HCM, 2011), giải thưởng khuyến khích Sách Hay.
- Trò Chuyện Khoa Học Và Giáo Dục (Nxb HCM 2016, tái bản 2 lần)

Sách về y học
- Loãng Xương: chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa (Nxb Y học, Nxb TPHCM), tái bản 4 lần.
- Y Học Thực Chứng (Evidence – Based Medicine) (Nxb Y học, Nxb HCM 2020), tái bản 3 lần.
- Chất Độc Da Cam và Hệ Quả (Nxb Trẻ) được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh.
- Hai Mặt Sáng Tối của Y Học Hiện Đại (Nxb Trẻ 1999, tái bản 2 lần)
Sách về phương pháp nghiên cứu
- Mô Hình Hồi Quy Và Khám Phá Khoa Học (Nxb HCM 2020, tái bản 1 lần)
- Cẩm Nang Nghiên Cứu Khoa Học (Nxb HCM, 2018, tái bản 6 lần).
- Phân Tích Dữ Liệu Với R: Hỏi Và Đáp (Nxb HCM 2016, tái bản 3 lần)
- Phân Tích Dữ Liệu Với R (Nxb HCM, 2014, Tái bản 5 lần)
- Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố: Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học (Nxb HCM, 2014, tái bản 5 lần).
Các đóng góp cho cộng đồng
- Cộng tác viên báo Tuổi Trẻ từ 1998 đến nay
- Cộng tác viên Góc Nhìn của VNexpress
- Viết bài cho các báo, kể cả Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Vietnamnet, Người Lao Động, Lao Động, Infonet, Tiền Phong, Giáo Dục Việt Nam, v.v.
- Cuộc đời và sự nghiệp được báo chí phỏng vấn:

Tạp chí Sức khoẻ (2020) “Trò chuyện cùng Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn: Khắc tên Việt trong thế giới loãng xương“
Người lao động (2020): “Tôi là người Việt Nam“.
Tạp chí Quê hương (2020) “Tôi cố gắng tạo một dấu ấn Việt Nam về chuyên ngành loãng xương trên trường quốc tế”.
Tuổi Trẻ (2007) và VNexpress (2017)
Báo Sức khoẻ và Đời sống (2008): Người khắc tên Việt Nam trong thế giới loãng xương.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị (2005): Cảm xúc mới trong không gian mới.
Báo Bình Định (2008): Trên hết, tôi là một người con đất Việt
Báo Người Viễn Xứ (2009): Phía bên kia là quê hương tôi
Các giải thưởng
- Bằng Khen về đóng góp xuất sắc cho giáo dục và khoa học trong nhiều năm, UBND TPHCM 10/1/2020.
- Bằng khen “Vinh Danh Cống Hiến” của Hội Loãng xương TPHCM (2016) về “xây dựng và phát triển ngành loãng xương thông qua đào tạo, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế“.
- Giải thưởng Sách Hay của Hội Xuất Bản Việt Nam (sách “Tự sự của người làm khoa học“). Hà Nội 17/12/2014.
- Giải thưởng Sách Hay “Đi vào Nghiên cứu Khoa học” của IRED, 2013.
- Bằng khen của Hội Y học TPHCM vì “thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội” (QĐ 029/GK-HYH 2010).
- Bằng khen của Uỷ Ban Nhân dân TPHCM vì “những đóng góp trong sự nghiệp kinh tế – xã hội” (QĐ 357/QĐUB 26/1/2007).
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam vì đã “có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành giáo dục đại học và y học” (Bằng khen số 59/22/QĐ, 4/1/2006).
- Giải thưởng “Vinh Danh Nước Việt 2005”, Hà Nội 5/2/2006 của UB Người Việt ở Nước ngoài và Báo Vietnamnet.






