Thôngbáo lớp học Phân tích dữ liệu và Công bố quốc tế (ĐH Văn Lang 12/2022)

Tôi rất hân hạnh thông báo đến các bạn một khoá học về ứng dụng mô hình hồi qui (applied regression analysis) và công bố quốc tế do Đại học Văn Lang tổ chức. Khoá học 7 ngày sẽ diễn ra từ 19/12 đến 26/12/2022.

Các mô hình hồi qui là ‘guồng máy’ đằng sau Machine Learning (ML) và Khoa học Dữ liệu. Tuy nhiều bạn làm ML và data science nhưng kiến thức và kĩ năng về các mô hình hồi qui còn hạn chế. Do đó, mục tiêu của khoá học này là đem lại kiến thức và trang bị kĩ năng phân tích dữ liệu dùng mô hình hồi qui tuyến tính và hồi qui logistic. Sau khi hoàn tất khoá học, chúng tôi kì vọng rằng học viên sẽ:

  • biết sử dụng ngôn ngữ R;
  • biết cách hiển thị dữ liệu khoa học;
  • diễn giải ý nghĩa của các mô hình hồi qui;
  • biết cách soạn bài báo khoa học;
  • biết tiêu chuẩn đứng tên tác giả;
  • biết nguyên lí của đạo đức khoa học trong công bố;
  • biết cách phân biệt tập san chánh thống và dỏm.

Chương trình học bao gồm 20 bài giảng được chia ra 2 phần như sau:

Phần 1: Các mô hình hồi qui

Bài giảng 1: Giới thiệu R. Ngày nay, học về khoa học dữ liệu hay phương pháp phân tích đòi hỏi phải biết ngôn ngữ R. (Hãy quên đi mấy software thương mại vì mắc tiền quá). Học viên sẽ học về các hàm/lệnh căn bản trong R để đọc dữ liệu, biên tập dữ liệu, và làm các phân tích đơn giản.

Bài giảng 2: RStudio và R Markdown. Trong phần này học viên sẽ làm quen với RStudio và RMarkdown, hai phần rất quan trọng trong các công cụ của khoa học dữ liệu. RStudio là một ‘add on’ nhằm giúp người sử dụng R quản lí file tốt hơn. RMarkdown là một sáng kiến tuyệt vời nhằm giúp cho việc lưu trữ các mã phân tích và chia xẻ files với nhau. Với RMardown, người dùng có thể tạo ra một trang web cá nhân trên Rpubs.com và ‘báo cáo’ kết quả phân tích ngay trên đó.

Bài giảng 3: Quản lí và biên tập dữ liệu bằng tidyverse. Bài này sẽ giới thiệu các nguyên lí quản lí dữ liệu cho phân tích (vì đây là một bước rất quan trọng). Bài giảng cũng sẽ hướng dẫn sử dụng các hàm căn bản trong việc biên tập dữ liệu, đặc biệt là dùng chương trình tidyverse.

Bài giảng 4-5: Nguyên lí hiển thị dữ liệu và giới thiệu “ggplot2” cho biểu đồ chất lượng cao. Ngày nay, bài báo khoa học với biểu đồ phẩm chất cao là vô cùng quan trọng, vì nó thể hiện tính chuyên nghiệp và tinh tế của nhà khoa học. Nhu liệu ‘ggplot2’ là một chương trình tuyệt vời để cho nhà khoa học soạn các biểu đồ ‘không chê vào đâu được’.  Học về ggplot2 không dễ, nhưng chúng tôi đã tìm ra một cách giới thiệu mà học viên có thể học rất nhanh.

Bài giảng 6: Phân tích mô tả. Bài giảng giới thiệu cách mô tả dữ liệu liên tục (continuous data) và dữ liệu phân nhóm (categorical data) dùng các hàm đơn giản trong R.

Bài giảng 7: Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính. Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính, cách ước tính tham số, giả định và ứng dụng. Nói chung, mô hình hồi qui tuyến tính có 3 ứng dụng: tìm hiểu mối liên quan, hiệu chỉnh cho yếu tố nhiễu, và tiên lượng.

Bài giảng 8: Kiểm tra giả định, ảnh hưởng tương tác, hoán chuyển dữ liệu: Trong phần này, học viên sẽ học cách diễn giải các tham số trong mô hình như RMSE, R-squared.

Bài giảng 9: Ứng dụng mô hình hồi qui tuyến tính. Bài giảng hướng dẫn cách ứng dụng mô hình hồi qui tuyến tính trong việc thay thế t-test, đánh giá sự tương tác, cách đánh giá tầm quan trọng của biến số, và cách chọn mô hình tối ưu.

Bài giảng 10: Khái niệm odds và odds ratio. Giới thiệu khái niệm odds, odds ratio, và log odds.

Bài giảng 11: Mô hình hồi qui logistic. Học viên sẽ học về mô hình hồi qui logistic và cách diễn giải kết quả của mô hình logistic.

Bài giảng 12: Phương pháp tìm mô hình “tối ưu” (tìm các yếu tố liên quan). Một trong những vấn đề làm nhiều người ‘đau đầu’ là trong số hàng trăm — thậm chí hàng triệu — biến số, thì biến nào có liên quan đến outcome. Nhiều người nghĩ đến phương pháp stepwise, nhưng đó là cách làm sai. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một phương pháp Bayes và LASSO để tìm các biến số liên quan.

Phần 2: Công bố khoa học

Phần 2 của khoá học là 3 ngày tập trung vào cách soạn và công bố bài báo khoa học. Mục tiêu chung của khoá học (3 ngày) này là trang bị kiến thức và kĩ năng cho học viên trong việc soạn một bài báo khoa học. Chúng tôi kì vọng rằng sau khi xong lớp học, học viên sẽ:

  • hiểu tại sao cần phải công bố khoa học;
  • biết cơ cấu của một bài báo khoa học;
  • biết các nguyên tắc viết phần Dẫn nhập, Bàn luận, Kết quả của một bài báo; và
  • biết phân biệt tập san dỏm và thật.

Bài giảng 13: Phương pháp viết Title. Bài giảng sẽ giới thiệu cấu trúc chuẩn của một bài báo khoa học là IMRaD. Những bước cần chuẩn bị cho việc soạn một bài báo khoa học. Phần nào cần viết trước và phần nào cần viết sau sẽ được bàn luận trong bài giảng. Tựa đề bài báo khoa học là một yếu tố rất quan trọng, có khi quyết định sự thành bại của bài báo, nhưng rất ít được các tác giả chú ý. Bài giảng này sẽ giới thiệu những nguyên tắc trong việc đặt tựa đề, cùng những điều không nên làm khi đặt tựa đề. Một số nghiên cứu khoa học về tựa đề bài báo cũng sẽ được trình bày để minh họa cho các nguyên tắc chung.

Bài giảng 14: Phương pháp viết phần Abstract. Bài báo khoa học đòi hỏi phải có một abstract (tóm tắt), thường giới hạn trong 250 đến 300 chữ. Tóm lược một bài báo 20-30 trang thành 250-300 chữ là một thách thức. Bài giảng này sẽ giới thiệu hai dạng abstract: loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc. Bài giảng cũng sẽ bàn về những chiến lược cụ thể để viết phần abstract sao cho đầy đủ thông tin trong vòng 250-300 chữ.

Bài giảng 15: Phương pháp viết phần Kết Quả. Kết quả là trái tim của một công trình nghiên cứu. Nhưng viết phần Kết quả có khi là một thách thức đáng kể cho những người mới vào nghiên cứu, vì không biết viết cái gì trước và cái gì sau, hay viết sao cho thuyết phục. Bài giảng này sẽ trình bày một số phương pháp và nguyên tắc quan trọng trong việc mô tả kết quả nghiên cứu. Phần đầu sẽ bàn về cách viết. Phần hai hướng dẫn cách thiết kế bảng số liệu và những biểu đồ có phẩm chất cao.

Bài giảng 16: Phương pháp viết phần Dẫn Nhập và Bàn Luận. Phần Dẫn nhập của một bài báo khoa học là lí do tồn tại của bài báo, nên cần phải được quan tâm đúng mức. Bài giảng sẽ giới thiệu công thức viết dẫn nhập có tên là CaRS (creating a research space). Bàn luận là phần khó viết nhất trong một bài báo khoa học. Trong bài giảng này, học viên sẽ học một công thức đơn giản (gồm 6 đoạn văn) nhưng rất hiệu quả trong việc cấu trúc phần bàn luận.

Bài giảng 17: Phương pháp viết phần Phương Pháp. Bài giảng sẽ giới thiệu những thông tin liên quan đến thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích, v.v. cho một bài báo khoa học. Mỗi mục sẽ được minh họa bằng những câu văn quen thuộc hay những mô tả đã được công bố trên các tập san khoa học nổi tiếng trên thế giới.

Bài giảng 18: Tiếng Anh trong khoa học. Tiếng Anh là một khó khăn đáng kể cho các nhà nghiên cứu mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Tiếng Anh trong khoa học càng là một loại ‘ngôn ngữ’ khá đặc thù. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên lí IDEA cho viết văn khoa học dùng tiếng Anh.

Bài giảng 19: Tiêu chuẩn đứng tên tác giả. Đứng tên tác giả một bài báo khoa học là một vấn đề tế nhị nhưng quan trọng. Bài giảng sẽ điểm qua các tiêu chuẩn đứng tên tác giả theo Tuyên bố ICMJE và trách nhiệm của tác giả bài báo khoa học.

Bài giảng 20: Tiêu chuẩn chọn tập san khoa học để công bố. Chọn tập san thích hợp để công bố kết quả nghiên cứu đang là một vấn đề thời sự, vì có quá nhiều tập san “dỏm” trên thế giới. Điều nguy hiểm hơn nữa là có những tập san nằm ở biên giới dỏm và thật. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Bài giảng này sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn để giúp các bạn phân biệt tập san dỏm và tập san thật, cùng những tiêu chí để chọn tập san chuyên ngành thích hợp cho nghiên cứu.

Liên lạc

Mọi thông tin chi tiết về chương trình, học viên vui lòng liên hệ Trung tâm Đào tạo và Phát triển – Tập đoàn Giáo dục Văn Lang


Hotline: 0287.1099.137 – 0908.046.521

Email: dtpt.vlg@vlu.edu.vn

Link đăng ký: http://bit.ly/dangky-DHVL

https://www.vanlanguni.edu.vn/tin-tuc-size-bar/3633-dang-ky-khoa-hoc-phan-tich-du-lieu-va-cong-bo-quoc-te-cung-gs-ts-nguyen-van-tuan-giao-su-top-1-the-gioi

Khoá học nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế

Chúng tôi hân hạnh thông báo đến các bạn khóa học 6 ngày về Nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) từ 6/11/2022 đến 12/11/2022. Đây là khoá học tiếp theo khoá học vào tháng 4 năm nay tại TDTU.

Khóa học này có mục tiêu chánh là trang bị kiến thức về qui trình và nguyên lí nghiên cứu khoa học, và kĩ năng soạn bài báo khoa học thích hợp cho công bố quốc tế. Chúng tôi nhắm đến các học viên là sinh viên sau đại học, nghiên cứu sinh, và bất cứ ai có ý định làm nghiên cứu khoa học. Sau khi hoàn tất khoá học, chúng tôi kì vọng rằng học viên sẽ:

  • Hiểu các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học và phương pháp luận
  • Nhận ra những chủ đề nghiên cứu, phát biểu câu hỏi nghiên cứu theo công thức PICOT
  • Biết đánh giá một câu hỏi nghiên cứu
  • Biết viết đề cương nghiên cứu
  • Hiểu khái niệm ‘bias’ và ‘confounder’
  • Hiểu phương pháp phân tích dữ liệu
  • Biết viết một bài báo khoa học cho công bố quốc tế
  • Biết tiếng Anh trong nghiên cứu khoa học
  • Biết tiêu chuẩn đứng tên tác giả và cách viết cảm tạ
  • Biết chọn tập san cho công bố khoa học (tránh tập san dỏm).

THÔNG TIN KHÓA HỌC

Khai giảng

06/11/2022

Thời gian

Buổi sáng 8h00 – 11h30
Buổi chiều 13h30 – 16h30

Thời lượng

6 ngày

06/11/2022 – 12/11/2022

Hình thức

OFFLINE: Trường đại học Tôn Đức Thắng (19 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh)

ONLINE: nền tảng Zoom

Nội dung khoá học

Khóa học sẽ bao gồm 16 bài giảng, được chia làm 2 phần. Phần 1 (8 bài giảng) liên quan đến phương pháp nghiên cứu khoa học. Phần 2 (8 bài giảng) tập trung vào kĩ năng công bố quốc tế. Chương trình cho từng ngày như sau:

Ngày 6/11

  • Bài giảng 1: Tổng quan qui trình nghiên cứu: qui trình, ý tưởng, đánh giá. Bài giảng trình bày qui trình của một công trình nghiên cứu khoa học, cách phát hiện chủ đề nghiên cứu, cách phát biểu câu hỏi nghiên cứu theo công thức PICOT, và tiêu chuẩn FINER.
  • Bài giảng 2: Các mô hình nghiên cứu. Bài giảng sẽ giới thiệu các mô hình nghiên cứu cắt ngang, đoàn hệ, thí nghiệm can thiệp, và vài mô hình nghiên cứu không cần labo (dry lab research), thế mạnh và thế yếu của mỗi mô hình nghiên cứu.
  • Bài giảng 3: Khái niệm bias và confounder.  Rất nhiều nghiên cứu khoa học không có giá trị hay kết luận sai vì vấn đề sai lệch và nhiễu. Bài giảng quan trọng này sẽ giới thiệu khái niệm bias (thiên lệch) và nhiễu (confounder) trong các nghiên cứu khoa học qua các ví dụ thực tế.

Ngày 7/11

  • Bài giảng 4: Thu thập và quản lí dữ liệu. Chất lượng dữ liệu là yếu tố hết sức quan trọng cho một nghiên cứu có giá trị. Người ta có câu “Đầu vào là rác thì đầu ra cũng là rác”, dữ liệu nhiễu thì đầu ra cũng chỉ là nhiễu. Do đó, kiểm tra chất lượng dữ liệu là khâu rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Bài giảng sẽ giới thiệu một số nguyên tắc trong việc thu thập dữ liệu bằng bộ câu hỏi, những nguyên tắc quản lí số liệu sao cho việc phân tích dễ dàng hơn.
  • Bài giảng 5: Phân tích dữ liệu 1. Phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá dữ liệu thô thành thông tin. Bài giảng này sẽ cung cấp một tổng quan các phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích mô tả, phân tích suy luận, và các mô hình trong phân tích.
  • Bài giảng 6: Giới thiệu JASP. Chương trình JASP là một phần mềm hoàn toàn miễn phí được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ R. Đối với những ai từng dùng SPSS sẽ rất dẽ làm quen với JASP vì giao diện menu.

Ngày 8/11

  • Bài giảng 7: Hiển thị dữ liệu. Bài giảng sẽ giới thiệu 4 nguyên tắc Tufte trong hiển thị dữ liệu và thực hiện qua chương trình JASP. Các biểu đồ phổ biến như biểu đồ phân bố, biểu đồ hộp, biểu đồ tương quan, v.v. sẽ được giới thiệu trong bài giảng.
  • Bài giảng 8: Phương pháp ước tính cỡ mẫu. Trong nghiên cứu khoa học, ước tính cỡ mẫu là một bước rất quan trọng vì liên quan đến ngân sách nghiên cứu và ý nghĩa của kết quả. Ở Việt Nam nhiều nghiên cứu được ước tính cỡ mẫu không đúng phương pháp vì không bám sát mục tiêu nghiên cứu. Do đó, bài giảng này sẽ hướng dẫn các yếu tố (hay thông tin) cần thiết để ước tính cỡ mẫu cho các mô hình nghiên cứu cắt ngang, bệnh chứng và đoàn hệ.
  • Bài giảng 9: Đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là một văn bản quan trọng hệ thống hoá ý tưởng, phương pháp, và kế hoạch nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách viết đề cương nghiên cứu. Do đó, bài này sẽ trình bày cách viết một đề cương nghiên cứu qua từng phần. Mỗi phần sẽ được minh hoạ bằng một hay vài ví dụ thực tế để học viên có thể thực hành theo.

Ngày 9/11: NGHỈ

Ngày 10/11

  • Bài giảng 9: Cấu trúc IMRaD của một bài báo khoa học. Bài giảng sẽ giới thiệu cấu trúc chuẩn của một bài báo khoa học là IMRaD. Những bước cần chuẩn bị cho việc soạn một bài báo khoa học. Phần nào cần viết trước và phần nào cần viết sau sẽ được bàn luận trong bài giảng.
  • Bài giảng 10: Cách viết phần Dẫn nhập và Bàn luận. Phần Dẫn nhập của một bài báo khoa học là lí do tồn tại của bài báo, nên cần phải được quan tâm đúng mức. Bài giảng sẽ giới thiệu công thức viết dẫn nhập có tên là CaRS (creating a research space). Bàn luận là phần khó viết nhất trong một bài báo khoa học. Trong bài giảng này, học viên sẽ học một công thức đơn giản (gồm 6 đoạn văn) nhưng rất hiệu quả trong việc cấu trúc phần bàn luận.
  • Bài giảng 11: Cách viết phần Phương pháp. Bài giảng sẽ giới thiệu những thông tin liên quan đến thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích, v.v. cho một bài báo khoa học. Mỗi mục sẽ được minh họa bằng những câu văn quen thuộc hay những mô tả đã được công bố trên các tập san khoa học nổi tiếng trên thế giới.

Ngày 11/11

  • Bài giảng 12: Cách viết phần Kết quả. Kết quả là trái tim của một công trình nghiên cứu. Nhưng viết phần Kết quả có khi là một thách thức đáng kể cho những người mới vào nghiên cứu, vì không biết viết cái gì trước và cái gì sau, hay viết sao cho thuyết phục. Bài giảng này sẽ trình bày một số phương pháp và nguyên tắc quan trọng trong việc mô tả kết quả nghiên cứu. Phần đầu sẽ bàn về cách viết. Phần hai hướng dẫn cách thiết kế bảng số liệu và những biểu đồ có phẩm chất cao.
  • Bài giảng 13: Cách viết bản Tóm tắt. Bài báo khoa học đòi hỏi phải có một abstract (tóm tắt), thường giới hạn trong 250 đến 300 từ. Tóm lược một bài báo 20-30 trang thành 250-300 từ là một thách thức. Bài giảng này sẽ giới thiệu hai dạng abstract: loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc. Bài giảng cũng sẽ bàn về những chiến lược cụ thể để viết phần abstract sao cho đầy đủ thông tin trong vòng 250-300 từ.
  • Bài giảng 14: Nguyên tắc đặt tựa đề bài báo khoa học.  Tựa đề bài báo khoa học là một yếu tố rất quan trọng, có khi quyết định sự thành bại của bài báo, nhưng rất ít được các tác giả chú ý. Bài giảng này sẽ giới thiệu những nguyên tắc trong việc đặt tựa đề, cùng những điều không nên làm khi đặt tựa đề. Một số nghiên cứu khoa học về tựa đề bài báo cũng sẽ được trình bày để minh họa cho các nguyên tắc chung.

Ngày 12/11

  • Bài giảng 15: Tiếng Anh trong khoa học. Tiếng Anh là một khó khăn đáng kể cho các nhà nghiên cứu mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. Tiếng Anh trong khoa học càng là một loại ‘ngôn ngữ’ khá đặc thù. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên lí IDEA cho viết văn khoa học dùng tiếng Anh.
  • Bài giảng 16: Chọn tập san khoa học. Chọn tập san thích hợp để công bố kết quả nghiên cứu đang là một vấn đề thời sự, vì có quá nhiều tập san “dỏm” trên thế giới. Điều nguy hiểm hơn nữa là có những tập san nằm ở biên giới dỏm và thật. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Bài giảng này sẽ giới thiệu các tiêu chuẩn để giúp các bạn phân biệt tập san dỏm và tập san thật, cùng những tiêu chí để chọn tập san chuyên ngành thích hợp cho nghiên cứu.

Giảng viên

Gs Nguyễn Văn Tuấn: Giám đốc trung tâm công nghệ y tế và trưởng labo nghiên cứu loãng xương; Giáo sư xuất sắc (Distinguished Professor) của Đại học Công nghệ Sydney (UTS); Giáo sư kiêm nhiệm của Đại học New South Wales và Đại học Notre Dame Australia; và Giáo sư xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng. GS Tuấn từng là hay đang là biên tập học thuật (Academic Editor) cho nhiều tập san y khoa như J Bone Miner Res, Osteoporosis Int, Bone, Scientific Reports, PLoS ONE, Current Osteoporosis Reports, Therapeutic Advances in Musculoskeletal Disease, và là chuyên gia bình duyệt cho rất nhiều tập san y khoa trên thế giới, kể cả New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA, BMJ, Ann Int Med, Nature, Science, v.v.

Ts Trần Sơn Thạch: Giảng viên dịch tễ học của Đại học Công nghệ Sydney và Đại học New South Wales, và nhà nghiên cứu y khoa thuộc Viện nghiên cứu y khoa Garvan. TS Thạch là tác giả của nhiều bài báo khoa học được công bố trên những tập san lừng danh trên thế giới (như JAMA, New England Journal of Medicine, PLoS Medicine, eLife, v.v.) và là người bình duyệt cho nhiều tập san khoa học trên thế giới.

Ts Lê Thị Thanh Loan: Chuyên môn Thống kê Kinh tế, Phân tích định lượng; hiện là Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế và Kinh Doanh thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Ghi danh tại đường link dưới đây:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScp3hGnDPqIQDWKsbIWcYYaR-m4IU2dhqZmd9oaMPt_5Hp-VQ/viewform

Học phí: Học viên thông thường (5 triệu đồng); viên chức và giảng viên của ĐH Tôn Đức Thắng (4.5 triệu);  sinh viên, học viên cao học – thạc sĩ  (4 triệu).

Liên lạc: Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ email: ibep@tdtu.edu.vn hoặc số điện thoại/Zalo: 083 4447 288 (Ms. Hoà)

Link chánh thức: https://ibep.com.vn/dao-tao-thuc-chien/nghien-cuu-khoa-hoc-va-cong-bo-quoc-te

Tọa đàm về công bố khoa học tại Đại học Luật Hà Nội

Hôm 15/5/2018 tôi tham dự một buổi toạ đàm về nghiên cứu khoa học và công bố khoa học tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Rất nhiều vấn đề đặt ra, rất nhiều câu hỏi, mọi việc gần như bắt đầu từ căn bản.

Tôi nói 2 bài trong buổi toạ đàm. Bài thứ nhất tôi nói về những lí do công bố khoa học, công bố ở đâu, và tình hình tập san dỏm. Tôi cũng nói về một sứ mệnh chung của đại học là “knowledge generation” mà có lẽ nhiều người không nhận ra mối liên quan đến nghiên cứu khoa học. Bài thứ hai là nghiên cứu định lượng trong luật học, và những vấn đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu, chọn đề tài nghiên cứu, cách tiếp cận câu hỏi nghiên cứu, v.v. Qua 2 vụ án nổi tiếng ở Anh và Hà Lan tôi cũng nói tại sao luật sư và quan toà cần phải hiểu xác suất để tránh gây oan khiên cho nạn nhân.

Tiếp theo là những chia xẻ của các giảng viên, các chuyên gia từ Đại học Quốc gia, ĐH ngoại thương, v.v. Qua những chia xẻ và quan điểm về nghiên cứu khoa học, tôi thấy hình như vẫn còn tồn tại những cái nhìn hơi cũ. Chẳng hạn như quan điểm cho rằng luật học (một bộ môn của khoa học xã hội) khó công bố vì liên quan đến chính trị, đảng, đặc thù quốc gia. Có bạn nói thẳng rằng làm sao nghiên cứu hay công bố về các vấn đề như xã hội dân sự, đa nguyên, v.v. vì các vấn đề đó là cấm kị. Các quan điểm được trao đổi thoải mái và thẳng thắn. Tôi nói rằng không nhất thiết phải chọn các chủ đề “nhạy cảm” hay “đụng chạm” đó, mà có thể tập trung vào các chủ đề khác như criminology, kì thị giới tính, sự discrepancies về hình phạt và hàng trăm vấn đề lớn nhỏ khác. Thay vì nghiên cứu định tính, tại sao không chọn nghiên cứu định lượng mà giới nghiên cứu luật học nước ngoài đã làm.

Tôi đề nghị phải làm từ căn bản, và trước mắt phải làm ngay:

(a) Xây dựng năng lực khoa học qua các nhóm nghiên cứu như ĐH Tôn Đức Thắng.

(b) Xây dựng văn hoá khoa học qua các journal club và workshop về phương pháp nghiên cứu.

(c) Lập quĩ cho các “seeding grant” để hỗ trợ các nhà nghiên cứu có dữ liệu để xin tài trợ lớn hơn.

(d) Lập hội đồng đạo đức khoa học.

(e) Tập huấn phương pháp viết bài báo khoa học.

Một vài điều trên là hoàn toàn mới đối với các bạn ấy. Chẳng hạn như các bạn chưa nghĩ đến vấn đề đạo đức khoa học và công bố quốc tế. Do đó, rất nhiều vấn đề được đặt ra. Có một em “giảng viên trẻ” (vì em ấy lúc nào cũng tự nhận mình trẻ) nghĩ là vì trẻ nên công bố quốc tế khó hơn là công bố trong nước. Tôi nói tất cả chúng ta ở đây đều trẻ hết (khái niệm tuổi tác và “già” là giả tạo), và em ấy có thể công bố quốc tế dễ hơn là công bố trong nước vì vấn nạn “cây đa cây đề.” Ai cũng cười xoà. Buổi toạ đàm diễn ra từ sáng đến chiều, mãi đến 5:30 pm mà hình như vẫn chưa hết câu hỏi.

Vẫn còn suy nghĩ về nghiên cứu là dùng số liệu hành chánh của các bộ và tổ chức quốc tế. Tôi giải thích rằng original research là phải tạo ra dữ liệu gốc (primary data) của mình qua thí nghiệm (hiểu theo nghĩa chung), chứ không phải dùng dữ liệu của người khác mà không có phương pháp gì mới. Phân tích dữ liệu của người khác hay của cơ quan hành chánh là “secondary data”, nó chỉ là làm thống kê, chứ không phải scientific research; nó không có giá trị khoa học như một nghiên cứu primary có thiết kế và giả thuyết.

Đây là lần đầu tiên tôi ghé một trường ‘ngoài bộ lạc’ như thế này, nhưng lại biết nhau như người trong bộ lạc. Tôi nghĩ mình đã làm tròn nhiệm vụ của người “invited speaker” mà anh hiệu phó đã tóm lược rất đúng những ý mà tôi muốn chuyển tải đến các bạn ấy. Tôi nghĩ sau chuyến ghé thăm này, ĐH Luật sẽ có thay đổi và chắc sẽ nâng cao năng lực khoa học trong tương lai gần.

PS: ai cũng ngạc nhiên và thắc mắc tại sao tôi đã ở nước ngoài gần 40 năm mà nói tiếng Việt và dùng thuật ngữ tiếng Việt chuẩn như trong bài giảng. Các bạn ấy xúi tôi mua nhà ở Hà Nội để về đây nhiều hơn. (Wow, thank you).