Tóm tắt các nghiên cứu được trao giải thưởng Alexandre Yersin 2022

Năm nay (2022), Hội đồng Khoa học của Helvietmed đã chọn được 7 công trình nghiên cứu để trao giải thưởng “Alexandre Yersin Award for Outstanding Medical Publication“. Dưới đây là tóm tắt các nghiên cứu đó để công chúng (ngoài khoa học) và báo chí có thể hiểu ý nghĩa.

Đặng Quang Vinh, et al. Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation in couples with infertility in whom the male partner has normal total sperm count and motility: an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2021; 397(10284):1554-1563.

Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (tên tiếng Anh là Intracytoplasmic sperm injection và viết tắt  ICSI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp được sử dụng trong thụ tinh nhân tạo. Trong thời gian gần đây, nhiều trung tâm trên thế giới đang có xu hướng sử dụng ICSI ngày càng nhiều.

Công trình thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên này có mục đích so sánh tỉ lệ sanh con sống sót (viết tắt là “sanh sống”) giữa phương pháp ICSI và IVF. Kết quả cho thấy tỉ lệ sanh sống giữa hai phương pháp không khác nhau. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên một trong những tập san y khoa số 1 trên thế giới, là một “chất vấn” xu hướng sử dụng ICSI trên thế giới, và có thể sẽ gây tác động trong chuyên ngành ở qui mô toàn cầu. 

Vương Thị Ngọc Lan, et al. In-vitro maturation of oocytes versus conventional IVF in women with infertility and a high antral follicle count: a randomized non-inferiority controlled trial. Human Reproduction 2020;35:2537-2547.

Nuôi noãn trưởng thành (IVM) là một kỹ thuật thay thế IVF dành cho nhóm phụ nữ có nhiều nang noãn trên buồng trứng. Lợi điểm chính của IVM so với IVF là không cần phải tiêm nhiều thuốc kích thích buồng trứng, an toàn, đơn giản hơn và giảm được chi phí điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Trong IVM, các bác sĩ chọc hút thu nhận noãn từ những nang noãn nhỏ, nuôi trưởng thành noãn bên ngoài cơ thể, sau đó thụ tinh với tinh trùng để tạo phôi.

Chúng tôi cùng nhóm nghiên cứu ở Bỉ (Free University of Brussels) phát triển kỹ thuật CAPA-IVM. Để chứng minh hiệu quả của qui trình CAPA-IVM, chúng tôi thực hiện thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn so sánh kết quả thai kỳ và kết quả sơ sinh giữa kỹ thuật CAPA-IVM và IVF  trên các phụ nữ có nhiều nang noãn nhỏ trên buồng trứng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy kết quả thai kỳ và trẻ sơ sinh sau chuyển phôi từ kỹ thuật CAPA-IVM không thua kém so với IVF.

Kết quả chính của nghiên cứu được công bố trên Human Reproduction là tập san uy tín nhất của ngành Hỗ trợ sinh sản. Chúng tôi cũng đã báo cáo kết quả này tại nhiều hội nghị chuyên ngành khu vực và quốc tế. Sau khi kết quả này công bố, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai kỹ thuật CAPA-IVM.

Hoàng Khương Duy, et al. Mechanography assessment of fall risk in older adults:the Vietnam Osteoporosis Study. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 2021;12:1161-1167.

Ở người cao tuổi, té ngã là một vấn đề y tế quan trọng vì té ngã có thể làm cho bệnh nhân bị gãy xương, mắc các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.  Công trình nghiên cứu này có mục tiêu là tiên lượng nguy cơ té ngã ở người trên 40 tuổi. Công trình nghiên cứu này nằm trong Dự án Vietnam Osteoporosis Study (VOS) và được thiết kế như là một “mô hình đoàn hệ”, với 600 người được theo dõi trong 2 năm. Các nhà nghiên cứu dùng công nghệ “Jumping mechanography” để đo lường vận tốc nhảy, mức độ thăng bằng, và nhiều chỉ số cơ học khác cho mỗi cá nhân. Họ phát hiện rằng những người có vận tốc nhảy thấp là những người dễ bị té ngã. Nghiên cứu này là một cách tân trong công nghệ đánh giá té ngã và kết quả có thể giúp cho việc tầm soát người có nguy cơ té ngã cao. Kết quả nghiên cứu được công bố trên một tập san hàng đầu trong chuyên ngành nội khoa và lão khoa. 

Nguyễn Lâm Vương, et al. Combination of inflammatory and vascular markers in the febrile phase of dengue is associated with more severe outcomes. eLife 2021 Jun 22;10:e67460.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm do virus Dengue gây ra, và muỗi là con vật truyền virus Dengue từ người sang người. Bệnh nhân sốt xuất huyết do virus Dengue có diễn biến khó tiên lượng. Do đó, tiên đoán sớm người sẽ bị bệnh nặng từ những người mắc sốt xuất huyết là rất quan trọng trong điều trị và phân bổ nguồn lực y tế. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm thấy 10 chỉ số xét nghiệm liên quan đến sốt xuất huyết trung bình-nặng và xác định được các tổ hợp xét nghiệm tốt nhất giúp tiên đoán trẻ em và người lớn sẽ bị bệnh nặng. Kết quả này sẽ giúp phát triển các bộ xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán sớm người mắc sốt xuất huyết có thể bị bệnh nặng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên eLife, một trong những tập san khoa học có uy tín cao nhất và ‘kén chọn’ nhất trên thế giới.

Lương Quốc Chính, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50-61.

Ngừng tuần hoàn (hay “ngưng tim” hay đột tử do ngưng tim) có thể xảy ra ngoài bệnh viện. Một số nơi có dịch vụ cấp cứu trước bệnh viện (Trung tâm Cấp cứu 115 và dịch vụ cấp cứu tư nhân) hoạt động, nhưng do kinh nghiệm và trang thiết bị cấp cứu thường hạn chế, nên không thể ứng phó kịp thời. Nghiên cứu này có mục tiêu xác định những yếu tố liên quan đến sống sót sau ngưng tuần hoà ngoài bệnh viện.

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2/2014 tới 12/2018). Kết quả cho thấy tỷ lệ cấp cứu thành công ngừng tuần hoàn trước bệnh viện chỉ 19%; tỷ lệ bệnh nhân sống sót khi nhập viện (24%), sống sót khi ra viện (14%) và sống sót với chức năng thần kinh tốt (~6%) cũng rất thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy: nếu có người chứng kiến bệnh nhân ngừng tuần hoàn, nếu bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn và khử rung tim trước bệnh viện (bởi người xung quanh hoặc nhân viên y tế) và nếu bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu (hạ thân nhiệt) trong bệnh viện sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công thì bệnh nhân lại có cơ hội sót cao hơn (sống sót tại phòng cấp cứu, sống sót khi vào viện hoặc sống sót khi ra viện). Ngược lại, nếu bệnh nhân được cấp cứu và vận chuyển tới khoa cấp cứu bằng dịch vụ cấp cứu 115 sẽ không làm gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Điều này có thể do xe cấp cứu 115 không đến kịp khiến cho việc cấp cứu ngừng tuần hoàn bị trì hoãn.

Kết quả nghiên cứu này đã nhấn mạnh rằng để cải thiện tỷ lệ sống sót cho người bệnh ngừng tuần hoàn ngoại viện, hệ thống cấp cứu trước bệnh viện tại Việt Nam cần phải được tăng cường, ví dụ: tăng cường cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện cho người bệnh bởi người xung quanh; máy khư rung tim phải luôn có sẵn và thông dụng hơn ở ngoài cộng đồng; tăng số lượng xe cứu thương của dịch vụ cấp cứu 115 nhiều hơn nữa; cải thiện hồi sức sau ngừng tuần hoàn; tăng cường sử dụng xe cứu thương tư nhân; phát triển một chương trình cấp cứu ban đầu tiêu chuẩn cho cả nhân viên y tế và cộng đồng.

Nguyễn Minh Nam, et al. A novel signature predicts recurrence risk and therapeutic response in breast cancer patients. Int J Cancer 2021 Jun 1;148(11):2848-2856.

Nghiên cứu hồi cứu này nhằm phân tích dữ liệu biểu hiện gen để xây dựng công cụ dự đoán nguy cơ tái phát và đáp ứng điều trị của bệnh nhân ung thư vú. Các tác giả đã tạo ra một “chữ ký gen ASMT” có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư vú với độ đặc hiệu cao. Phát hiện này còn giúp xác định những bệnh nhân nào sẽ cho kết quả tốt khi điều trị bằng tamoxifen hoặc hoá trị.

Trần Lê Sơn, et al. Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFRTKI resistant mutations. Scientific Reports 2021;11: 16436

Điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) cải thiện đáng kể thời gian sống còn cho bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Tuy nhiên, tình trạng kháng TKI hầu như luôn xuất hiện sau khoảng thời gian dùng thuốc. Bằng công nghệ sinh thiết lỏng, chúng tôi phát hiện nhiều kiểu đột biến gene và biến đổi methyl đặc trưng ở 122 bệnh nhân NSCLC ở Việt Nam được điều trị TKI và các biến đổi này có liên quan đến thời gian đáp ứng với thuốc. Nghiên cứu cho thấy phương pháp sinh thiết lỏng có thể giúp hiểu rõ về cơ chế phân tử  để có thể dự đoán tình trạng kháng thuốc và lựa chọn phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân NSCLC.

Citation of winning papers

Dang Quang Vinh et al. Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation in couples with infertility in whom the male partner has normal total sperm count and motility: an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2021; 397(10284):1554-1563.

This study investigated whether intracytoplasmic sperm injection would result in a higher livebirth rate compared with conventional IVF. Using a randomized controlled trial design, the authors showed that intracytoplasmic sperm injection did not improve the livebirth rate compared with conventional IVF. This finding, published in one of the world’s most prestigious journals Lancet, challenges the value of the routine use of intracytoplasmic sperm injection in assisted reproduction techniques for couples with infertility in whom the male partner has a normal total sperm count and motility.

Vuong Ngoc Lan et al. In-vitro maturation of oocytes versus conventional IVF in women with infertility and a high antral follicle count: a randomized non-inferiority controlled trial. Human Reproduction 2020;35:2537-2547.

This influential randomized controlled study (21 cites, GS) attempted to address the following question: Is one cycle of in vitro maturation (IVM) non-inferior to one cycle of conventional in IVF in terms of live birth rates in women with high antral follicle counts (AFCs)? The result showed that there was no statistically significant differences between the IVM and IVF groups in terms of the occurrence of pregnancy complications, obstetric and perinatal complications, preterm delivery, birth weight and neonatal complications. This study settles an important question that has wide implication in IVF technology.

Hoang Khuong Duy et al. Mechanography assessment of fall risk in older adults:the Vietnam Osteoporosis Study. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 2021;12:1161-1167.

This prospective study used an innovative and sophisticated technology for fall assessment called “Jumping mechanography”. Based on approximately 600 men and women who had been followed for 2 years, the authors showed that maximal velocity was predictive of the risk of falls in this population. The study introduced a new technology for fall risk assessment.

Nguyen Lam Vuong et al. Combination of inflammatory and vascular markers in the febrile phase of dengue is associated with more severe outcomes. eLife 2021 Jun 22;10:e67460.

This observational study was designed to identify severe dengue patients by using a series of inflammatory markers. The authors generated an immunological signature that included 10 markers for predicting the risk of severe dengue patients. The finding will assist the development of biomarker panels for clinical use and could improve triage and risk prediction in dengue patients.

Luong Quoc Chinh et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50-61.

This study investigated factors that were associated with survival after out-of-hospital cardiac arrest. Using an observational study design, the authors showed that pre-hospital defibrillation and hypothermia therapy during post-resuscitation care were predictive of survival probability in out-of-hospital cardiac arrest. This finding has implication for the improvement in the emergency medical services.

Nguyen Minh Nam et al. A novel signature predicts recurrence risk and therapeutic response in breast cancer patients. Int J Cancer 2021 Jun 1;148(11):2848-2856.

This observational retrospective study sought to analyze gene expression profiles for predicting the recurrence of breast cancer and treatment response among breast cancer patients. The authors generated an “ASMT gene signature” that yielded high specificity in predicting the risk of breast cancer recurrence. The finding may help identify patients suitable for tamoxifen treatment and improve their outcome. 

Le Son Tran et al. Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFRTKI resistant mutations. Scientific Reports 2021;11: 16436

This study employed plasma cell-free DNA (eg liquid biopsy) to generate a genetic and epigenetic profile in non-small cell lung cancer (NSCLC) patients. The authors found that ‘genetic mutations, genome-wide and hotspot methylation states, and genome instability are important signals associated with acquired resistance to TKI drugs.’

_______

Để có thêm thông tin, nhà báo có thể liên lạc Bs Nguyễn Quan Vinh (Chủ tịch Hội HELVIETMED) qua email Qvnguyen@swissonline.ch, hay Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Chủ trì Hội đồng Giám khảo) qua địa chỉ tuanvan.nguyen@uts.edu.au. 

Chi tiết về giải thưởng có thể tìm hiểu thêm ở đây:

Giải thưởng cho công bố nghiên cứ y khoa xuất sắc (Alexandre Yersin Award for Outstanding Medical Publication 2022)

Hội Y khoa Việt – Thuỵ Sĩ

Hội đồng khoa học / Scientific Committee

Distinguished Professor Tuan Van Nguyen, Australia (Chair)

Professor Anh-Tuan Dinh-Xuan, France

Emeritus Professor Nu Viet Vu, Switzerland

Emeritus Professor Ezio Giacobini, Switzerland

Professor Uyen Do Huynh, Switzerland

Dr. Vincent Vinh-Hung, France

Emeritus Professor Jean-Pierre Kraehenbuhl, Switzerland

Dr. Quan-Vinh Nguyen, Switzerland

Giải thưởng cho công bố nghiên cứ y khoa xuất sắc (Alexandre Yersin Award for Outstanding Medical Publication 2022)

Hội Y khoa Thụy Sĩ – Việt Nam (HELVIETMED) hân hạnh thông báo nhà khoa học được trao giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc. Các nhà khoa học được trao giải là [1]:

  • Bs Đặng Quang Vinh và cộng sự, Bệnh viện Mỹ Đức, TPHCM, Giải Nhứt.  Nghiên cứu: Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation in couples with infertility in whom the male partner has normal total sperm count and motility: an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2021; 397(10284):1554-1563.
  • Bs Vương Ngọc Lan và cộng sự, Đại học Y Dược TPHCM, Giải Hai.  Nghiên cứu: In-vitro maturation of oocytes versus conventional IVF in women with infertility and a high antral follicle count: a randomized non-inferiority controlled trial. Human Reproduction 2020;35:2537-2547.
  • Bs Hoàng Khương Duy và cộng sự, Đại học Tôn Đức Thắng, TPHCM, Giải Hai, Nghiên cứu: Mechanography assessment of fall risk in older adults:the Vietnam Osteoporosis Study. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 2021;12:1161-1167.  
  • Ts Nguyễn Lâm Vương và cộng sự, Oxford University Clinical Research Unit, TPHCM, Giải Hai. Nghiên cứu: Combination of inflammatory and vascular markers in the febrile phase of dengue is associated with more severe outcomes. eLife 2021 Jun 22;10:e67460.
  • Bs Lương Quốc Chính và cộng sự, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Giải Khuyến Khích. Nghiên cứu: Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50-61.
  • Ts Nguyễn Minh Nam và cộng sự, Đại học Quốc gia TPHCM, Giải Khuyến Khích. Nghiên cứu: A novel signature predicts recurrence risk and therapeutic response in breast cancer patients. Int J Cancer 2021 Jun 1;148(11):2848-2856.
  • Ts Trần Lê Sơn và cộng sự, Medical Genetics Institute, TPHCM, Giải Khuyến Khích. Nghiên cứu: Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFR‑TKI resistant mutations. Scientific Reports 2021;11: 16436.

 

Giải thưởng Alexandre Yersin được lập ra để vinh danh Bác sĩ Alexandre Émile-John Yersin (1863 – 1943), một nhà nghiên cứu y học tiền phong của Việt Nam. Ông cũng là người đã khám phá Vi Trùng Dịch Hạch Yersinia pestis. Những công trình nghiên cứu của ông thể hiện những đóng góp mang tính cơ bản trong y học, đặc biệt liên quan đến bệnh truyền nhiễm và đã giúp xóa bỏ một số dịch bệnh và cứu hàng triệu người trên thế giới.

Giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc là một sáng kiến của Hội Y khoa Thụy Sĩ – Việt Nam nhằm ghi nhận đóng góp của các nhà nghiên cứu y khoa Việt Nam cho y văn quốc tế.

Qua công bố kết quả nghiên cứu trên những tập san khoa học có uy tín, các nhà nghiên cứu góp phần xây dựng uy danh của y khoa Việt Nam trong cộng đồng y khoa thế giới. Một mục tiêu khác của Giải thưởng Alexandre Yersin là xiển dương hợp tác nghiên cứu cấp quốc gia và quốc tế nhằm cải thiện phẩm chất chăm sóc bệnh nhân.

Giải thưởng chỉ dành cho các công trình nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam bởi nhà khoa học Việt Nam chủ trì. Qua giải thưởng với chủ trương đó, chúng tôi muốn góp phần khuyến khích nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cộng đồng y khoa Việt Nam.

Mỗi công trình nghiên cứu được đánh giá qua 5 tiêu chuẩn: phẩm chất khoa học, tầm ảnh hưởng trong lâm sàng, tầm ảnh hưởng trong khoa học, tính cách tân, uy danh của tập san khoa học. Qua 5 tiêu chuẩn này, chúng tôi muốn khuyến khích những nghiên cứu vừa có chất lượng tốt nhưng cũng vừa có ảnh hưởng và cách tân.

Hội đồng thẩm định bao gồm 8 giáo sư và bác sĩ từ Thụy Sĩ, Pháp, và Úc, dưới sự chủ trì của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuộc Đại học New South Wales và Đại học Công nghệ Sydney. (Gs Nguyễn Văn Tuấn không tham gia đánh giá các công trình ông có liên quan).

Qua một thời gian xem xét qua 2 giai đoạn, Hội đồng khoa học đã chọn được 7 công trình để trao giải. Các công trình khác tuy không được chọn lần này hoàn toàn không phản ảnh chất lượng nghiên cứu (thật ra là xuất sắc) mà do hạn chế về số giải được trao.

Xin chúc mừng tất cả!

________

[1] https://helvietmed.org

Scientific Committee

Distinguished Professor Tuan Van Nguyen, Australia (Chair)

Professor Anh-Tuan Dinh-Xuan, France

Emeritus Professor Nu Viet Vu, Switzerland

Emeritus Professor Ezio Giacobini, Switzerland

Professor Uyen Do Huynh, Switzerland

Dr. Vincent Vinh-Hung, France

Emeritus Professor Jean-Pierre Kraehenbuhl, Switzerland

Dr. Quan-Vinh Nguyen, Switzerland

________

Tóm tắt các công trình nghiên cứu (cho báo chí)

Đặng Quang Vinh, et al. Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation in couples with infertility in whom the male partner has normal total sperm count and motility: an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2021; 397(10284):1554-1563.

Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (tên tiếng Anh là Intracytoplasmic sperm injection và viết tắt  ICSI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp được sử dụng trong thụ tinh nhân tạo. Trong thời gian gần đây, nhiều trung tâm trên thế giới đang có xu hướng sử dụng ICSI ngày càng nhiều.

Công trình thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên này có mục đích so sánh tỉ lệ sanh con sống sót (viết tắt là “sanh sống”) giữa phương pháp ICSI và IVF. Kết quả cho thấy tỉ lệ sanh sống giữa hai phương pháp không khác nhau. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên một trong những tập san y khoa số 1 trên thế giới, là một “chất vấn” xu hướng sử dụng ICSI trên thế giới, và có thể sẽ gây tác động trong chuyên ngành ở qui mô toàn cầu. 

Vương Thị Ngọc Lan, et al. In-vitro maturation of oocytes versus conventional IVF in women with infertility and a high antral follicle count: a randomized non-inferiority controlled trial. Human Reproduction 2020;35:2537-2547.

Nuôi noãn trưởng thành (IVM) là một kỹ thuật thay thế IVF dành cho nhóm phụ nữ có nhiều nang noãn trên buồng trứng. Lợi điểm chính của IVM so với IVF là không cần phải tiêm nhiều thuốc kích thích buồng trứng, an toàn, đơn giản hơn và giảm được chi phí điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Trong IVM, các bác sĩ chọc hút thu nhận noãn từ những nang noãn nhỏ, nuôi trưởng thành noãn bên ngoài cơ thể, sau đó thụ tinh với tinh trùng để tạo phôi.

Chúng tôi cùng nhóm nghiên cứu ở Bỉ (Free University of Brussels) phát triển kỹ thuật CAPA-IVM. Để chứng minh hiệu quả của qui trình CAPA-IVM, chúng tôi thực hiện thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn so sánh kết quả thai kỳ và kết quả sơ sinh giữa kỹ thuật CAPA-IVM và IVF  trên các phụ nữ có nhiều nang noãn nhỏ trên buồng trứng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy kết quả thai kỳ và trẻ sơ sinh sau chuyển phôi từ kỹ thuật CAPA-IVM không thua kém so với IVF.

Kết quả chính của nghiên cứu được công bố trên Human Reproduction là tập san uy tín nhất của ngành Hỗ trợ sinh sản. Chúng tôi cũng đã báo cáo kết quả này tại nhiều hội nghị chuyên ngành khu vực và quốc tế. Sau khi kết quả này công bố, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai kỹ thuật CAPA-IVM.

Hoàng Khương Duy, et al. Mechanography assessment of fall risk in older adults:the Vietnam Osteoporosis Study. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 2021;12:1161-1167.

Ở người cao tuổi, té ngã là một vấn đề y tế quan trọng vì té ngã có thể làm cho bệnh nhân bị gãy xương, mắc các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.  Công trình nghiên cứu này có mục tiêu là tiên lượng nguy cơ té ngã ở người trên 40 tuổi. Công trình nghiên cứu này nằm trong Dự án Vietnam Osteoporosis Study (VOS) và được thiết kế như là một “mô hình đoàn hệ”, với 600 người được theo dõi trong 2 năm. Các nhà nghiên cứu dùng công nghệ “Jumping mechanography” để đo lường vận tốc nhảy, mức độ thăng bằng, và nhiều chỉ số cơ học khác cho mỗi cá nhân. Họ phát hiện rằng những người có vận tốc nhảy thấp là những người dễ bị té ngã. Nghiên cứu này là một cách tân trong công nghệ đánh giá té ngã và kết quả có thể giúp cho việc tầm soát người có nguy cơ té ngã cao. Kết quả nghiên cứu được công bố trên một tập san hàng đầu trong chuyên ngành nội khoa và lão khoa. 

Nguyễn Lâm Vương, et al. Combination of inflammatory and vascular markers in the febrile phase of dengue is associated with more severe outcomes. eLife 2021 Jun 22;10:e67460.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm do virus Dengue gây ra, và muỗi là con vật truyền virus Dengue từ người sang người. Bệnh nhân sốt xuất huyết do virus Dengue có diễn biến khó tiên lượng. Do đó, tiên đoán sớm người sẽ bị bệnh nặng từ những người mắc sốt xuất huyết là rất quan trọng trong điều trị và phân bổ nguồn lực y tế. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tìm thấy 10 chỉ số xét nghiệm liên quan đến sốt xuất huyết trung bình-nặng và xác định được các tổ hợp xét nghiệm tốt nhất giúp tiên đoán trẻ em và người lớn sẽ bị bệnh nặng. Kết quả này sẽ giúp phát triển các bộ xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán sớm người mắc sốt xuất huyết có thể bị bệnh nặng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên eLife, một trong những tập san khoa học có uy tín cao nhất và ‘kén chọn’ nhất trên thế giới.

Lương Quốc Chính, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50-61.

Ngừng tuần hoàn (hay “ngưng tim” hay đột tử do ngưng tim) có thể xảy ra ngoài bệnh viện. Một số nơi có dịch vụ cấp cứu trước bệnh viện (Trung tâm Cấp cứu 115 và dịch vụ cấp cứu tư nhân) hoạt động, nhưng do kinh nghiệm và trang thiết bị cấp cứu thường hạn chế, nên không thể ứng phó kịp thời. Nghiên cứu này có mục tiêu xác định những yếu tố liên quan đến sống sót sau ngưng tuần hoà ngoài bệnh viện.

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ 2/2014 tới 12/2018). Kết quả cho thấy tỷ lệ cấp cứu thành công ngừng tuần hoàn trước bệnh viện chỉ 19%; tỷ lệ bệnh nhân sống sót khi nhập viện (24%), sống sót khi ra viện (14%) và sống sót với chức năng thần kinh tốt (~6%) cũng rất thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy: nếu có người chứng kiến bệnh nhân ngừng tuần hoàn, nếu bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn và khử rung tim trước bệnh viện (bởi người xung quanh hoặc nhân viên y tế) và nếu bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo mục tiêu (hạ thân nhiệt) trong bệnh viện sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công thì bệnh nhân lại có cơ hội sót cao hơn (sống sót tại phòng cấp cứu, sống sót khi vào viện hoặc sống sót khi ra viện). Ngược lại, nếu bệnh nhân được cấp cứu và vận chuyển tới khoa cấp cứu bằng dịch vụ cấp cứu 115 sẽ không làm gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Điều này có thể do xe cấp cứu 115 không đến kịp khiến cho việc cấp cứu ngừng tuần hoàn bị trì hoãn.

Kết quả nghiên cứu này đã nhấn mạnh rằng để cải thiện tỷ lệ sống sót cho người bệnh ngừng tuần hoàn ngoại viện, hệ thống cấp cứu trước bệnh viện tại Việt Nam cần phải được tăng cường, ví dụ: tăng cường cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện cho người bệnh bởi người xung quanh; máy khư rung tim phải luôn có sẵn và thông dụng hơn ở ngoài cộng đồng; tăng số lượng xe cứu thương của dịch vụ cấp cứu 115 nhiều hơn nữa; cải thiện hồi sức sau ngừng tuần hoàn; tăng cường sử dụng xe cứu thương tư nhân; phát triển một chương trình cấp cứu ban đầu tiêu chuẩn cho cả nhân viên y tế và cộng đồng.

Nguyễn Minh Nam, et al. A novel signature predicts recurrence risk and therapeutic response in breast cancer patients. Int J Cancer 2021 Jun 1;148(11):2848-2856.

Nghiên cứu hồi cứu này nhằm phân tích dữ liệu biểu hiện gen để xây dựng công cụ dự đoán nguy cơ tái phát và đáp ứng điều trị của bệnh nhân ung thư vú. Các tác giả đã tạo ra một “chữ ký gen ASMT” có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư vú với độ đặc hiệu cao. Phát hiện này còn giúp xác định những bệnh nhân nào sẽ cho kết quả tốt khi điều trị bằng tamoxifen hoặc hoá trị.

Trần Lê Sơn, et al. Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFRTKI resistant mutations. Scientific Reports 2021;11: 16436

Điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) cải thiện đáng kể thời gian sống còn cho bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Tuy nhiên, tình trạng kháng TKI hầu như luôn xuất hiện sau khoảng thời gian dùng thuốc. Bằng công nghệ sinh thiết lỏng, chúng tôi phát hiện nhiều kiểu đột biến gene và biến đổi methyl đặc trưng ở 122 bệnh nhân NSCLC ở Việt Nam được điều trị TKI và các biến đổi này có liên quan đến thời gian đáp ứng với thuốc. Nghiên cứu cho thấy phương pháp sinh thiết lỏng có thể giúp hiểu rõ về cơ chế phân tử  để có thể dự đoán tình trạng kháng thuốc và lựa chọn phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân NSCLC.

________

English version

The Swiss-Vietnamese Medical Association (HELVIETMED) and the Consulate  General of Switzerland in Ho Chi Minh City are pleased to announce the winners of this year’s Alexandre Yersin Prize for Outstanding Publication. The winners are:

  • Dr. Dang Quang Vinh (My Duc Hospital, Ho Chi Minh City), first prize.
  • Dr. Vuong Thi Ngoc Lan (University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City), second prize;
  • Dr. Hoang Khuong Duy (Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City), second prize;
  • Dr. Nguyen Lam Vuong (Oxford University Clinical Research Unit, Ho Chi Minh City), second prize;
  • Dr. Luong Quoc Chinh (Bach Mai Hospital, Hanoi), encouragement prize;
  • Dr. Nguyen Minh Nam (School of Medicine, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City),, encouragement prize;
  • Dr. Le Son Tran (University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City), encouragement prize.

The Alexandre Yersin Prize for Outstanding Publicationwas created by HELVIETMED to recognize Vietnamese scientists who have made important contributions to the medical literature, and through peer-reviewed publications, they help build Vietnam’s reputation in the international medical research community. Another goal of the Prize is to foster national and international collaborations for medical education and better health care.

Each publication was evaluated using 5 objective and standardized criteria, including scientific quality, clinical significance, scientific impact, innovation, and journal prestige. The Prize is only intended for research that is conducted in Vietnam and by a Vietnamese principal investigator.  The judging panel, which included 7 professors and doctors from Switzerland, France and Australia, was chaired by Distinguished Professor Tuan V. Nguyen of the University of Technology Sydney Australia and the University of New South Wales. (Professor Nguyen did not evaluate papers that he was involved). 

The Prize is named in honour of Dr. Alexandre Émile-John Yersin (1863 – 1943) who was a great, world-renowned pioneer, and a devoted promoter of medical research and education in Vietnam. With his discovery of the plague bacillus, Yersinia pestis, he made fundamental contributions to the etiologic knowledge of plague and helped eliminate the epidemic disease that claimed millions of people over the centuries.

Citation of winning papers

Dang Quang Vinh et al. Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation in couples with infertility in whom the male partner has normal total sperm count and motility: an open-label, randomised controlled trial. Lancet 2021; 397(10284):1554-1563.

This study investigated whether intracytoplasmic sperm injection would result in a higher livebirth rate compared with conventional IVF. Using a randomized controlled trial design, the authors showed that intracytoplasmic sperm injection did not improve the livebirth rate compared with conventional IVF. This finding, published in one of the world’s most prestigious journals Lancet, challenges the value of the routine use of intracytoplasmic sperm injection in assisted reproduction techniques for couples with infertility in whom the male partner has a normal total sperm count and motility.

Vuong Ngoc Lan et al. In-vitro maturation of oocytes versus conventional IVF in women with infertility and a high antral follicle count: a randomized non-inferiority controlled trial. Human Reproduction 2020;35:2537-2547.

This influential randomized controlled study (21 cites, GS) attempted to address the following question: Is one cycle of in vitro maturation (IVM) non-inferior to one cycle of conventional in IVF in terms of live birth rates in women with high antral follicle counts (AFCs)? The result showed that there was no statistically significant differences between the IVM and IVF groups in terms of the occurrence of pregnancy complications, obstetric and perinatal complications, preterm delivery, birth weight and neonatal complications. This study settles an important question that has wide implication in IVF technology.

Hoang Khuong Duy et al. Mechanography assessment of fall risk in older adults:the Vietnam Osteoporosis Study. Journal of Cachexia, Sarcopenia and Muscle 2021;12:1161-1167.

This prospective study used an innovative and sophisticated technology for fall assessment called “Jumping mechanography”. Based on approximately 600 men and women who had been followed for 2 years, the authors showed that maximal velocity was predictive of the risk of falls in this population. The study introduced a new technology for fall risk assessment.

Nguyen Lam Vuong et al. Combination of inflammatory and vascular markers in the febrile phase of dengue is associated with more severe outcomes. eLife 2021 Jun 22;10:e67460.

This observational study was designed to identify severe dengue patients by using a series of inflammatory markers. The authors generated an immunological signature that included 10 markers for predicting the risk of severe dengue patients. The finding will assist the development of biomarker panels for clinical use and could improve triage and risk prediction in dengue patients.

Luong Quoc Chinh et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50-61.

This study investigated factors that were associated with survival after out-of-hospital cardiac arrest. Using an observational study design, the authors showed that pre-hospital defibrillation and hypothermia therapy during post-resuscitation care were predictive of survival probability in out-of-hospital cardiac arrest. This finding has implication for the improvement in the emergency medical services.

Nguyen Minh Nam et al. A novel signature predicts recurrence risk and therapeutic response in breast cancer patients. Int J Cancer 2021 Jun 1;148(11):2848-2856.

This observational retrospective study sought to analyze gene expression profiles for predicting the recurrence of breast cancer and treatment response among breast cancer patients. The authors generated an “ASMT gene signature” that yielded high specificity in predicting the risk of breast cancer recurrence. The finding may help identify patients suitable for tamoxifen treatment and improve their outcome. 

Le Son Tran et al. Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFRTKI resistant mutations. Scientific Reports 2021;11: 16436

This study employed plasma cell-free DNA (eg liquid biopsy) to generate a genetic and epigenetic profile in non-small cell lung cancer (NSCLC) patients. The authors found that ‘genetic mutations, genome-wide and hotspot methylation states, and genome instability are important signals associated with acquired resistance to TKI drugs.’

_______

For more information, please contact Dr. Quan-Vinh Nguyen (President of HELVIETMED) on Qvnguyen@swissonline.ch, or Professor Tuan V. Nguyen (Chair, Scientific Committee) on tuanvan.nguyen@uts.edu.au. 

Scientific Committee

Distinguished Professor Tuan Van Nguyen, Australia (Chair)

Professor Anh-Tuan Dinh-Xuan, France

Emeritus Professor Nu Viet Vu, Switzerland

Emeritus Professor Ezio Giacobini, Switzerland

Professor Uyen Do Huynh, Switzerland

Dr. Vincent Vinh-Hung, France

Emeritus Professor Jean-Pierre Kraehenbuhl, Switzerland

Dr. Quan-Vinh Nguyen, Switzerland

Thông báo Giải thưởng Alexandre Yersin 2019-2020

Hội HELVIETMED mới ra thông báo về Giải thưởng “Alexandre Yersin Prize for Outstanding Medical Publications” cho năm 2019-2020. Đây là giải thưởng dành cho các nhà khoa học y học người Việt Nam, và nghiên cứu phải thực hiện tại Việt Nam chủ trì bởi người Việt Nam. Ý tưởng chính là khuyến khích nội lực nghiên cứu y học của người Việt, và mặt khác là “lăng xê” các nhà khoa học cũng như công trình nghiên cứu có ý nghĩa.

Image result for Alexandre Yersin (22/9/1863 - 1/3/1943)

Alexandre Yersin (22/9/1863 – 1/3/1943)

1. Tôn chỉ

Đây là giải thưởng do Hiệp hội Y khoa Thuỵ Sĩ – Việt Nam (Swiss-Vietnamese Medical Association, hay HELVIETMED) sáng lập nhằm ghi nhận những thành tựu khoa học xuất sắc. Giải thưởng dựa trên công bố quốc tế trong vòng 24 tháng (tính đến ngày trao giải thưởng). Qua giải thưởng, Ban tổ chức cũng muốn khuyến khích các bác sĩ và nhà nghiên cứu y học ở Việt Nam đóng góp vào y văn quốc tế.

Giải thưởng được sáng lập để tôn xưng Bác sĩ Alexandre Émile-John Yersin (1863 – 1943), một nhà nghiên cứu y học tiền phong ở Việt Nam, và cũng là người đã phát hiện bubonic plague bacillusvà Yersinia pestis. Nghiên cứu của ông thể hiện những đóng góp mang tính cơ bản về bệnh dịch và giúp xoá bỏ căn bệnh đã gây cho hàng triệu tử vong trong thế kỉ qua.

2. Mục tiêu

Mục tiêu chính của Giải thưởng “Alexendre Yersin Prize” là khuyến khích các nhà nghiên cứu y học ở Việt Nam đóng góp vào y văn quốc tế, và ghi nhận những thành tựu khoa học xuất sắc. Giải thưởng dựa trên công bố quốc tế trong vòng 24 tháng (tính đến ngày trao giải thưởng).

3. Tiêu chuẩn tham dự

  • Những bài báo khoa học đã được công bố trên các tập san y học trong vòng 24 tháng (tính đến ngày trao giải);
  • Chỉ xem xét những bài “original article” hay “case reports” có dữ liệu gốc;
  • Nghiên cứu phải được thực hiện ở Việt Nam;
  • Ứng viên phải là tác giả đầu và chủ trì (correspondence author) của bài báo, hoặc là “main author” mà đóng góp được ghi rõ trong bài báo.

4. Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá bài báo dựa trên 5 tiêu chuẩn sau đây: phẩm chất khoa học, tầm quan trọng, sự cách tân, tầm ảnh hưởng trong chuyên ngành, và uy tín của tập san.

  • Phẩm chất khoa học (tối đa 40 điểm): Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu; cách phát biểu câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, trình bày kết quả, tính khúc chiết và lí giải dữ liệu.
  • Tầm quan trọng (tối đa 20 điểm): Ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng; tiềm năng ảnh hưởng đến chính sách công.
  • Cách tân (tối đa 20 điểm): Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu; cách tiếp cận bằng thống kê học và diễn giải dữ liệu.
  • Tầm ảnh hưởng trong khoa học (tối đa 10 điểm): Phản ảnh qua số lần trích dẫn (không tính đến tự trích dẫn); số lần trích dẫn (nếu có) sẽ được đánh giá dựa trên chỉ số ảnh hưởng của tập san.
  • Uy tín của tập san (tối đa 10 điểm): Tập san thuộc một nhà xuất bản hay hiệp hội y khoa chính thống; các thước đo như Journal impact factor và eigenfactor.

5. Hội đồng khoa học

Hội đồng khoa học được sự tiến cử và phê chuẩn bởi các thành viên trong Helvietmed. Hội đồng gồm 7 chuyên gia độc lập. Trong nhiệm kì 2019-2020, các thành viên là:

  • Professor Tuan V. NGUYEN, University of New South Wales, Sydney, Australia.
  • Emeritus Professor Nu Viet VU, University of Geneva, Switzerland
  • Emeritus Professor Ezio GIACOBINI, University of Geneva, Switzerland
  • Emeritus Professor Jean-Pierre KRAEHENBUHL, CEO at Health Sciences eTraining Foundation, Lausanne, Switzerland
  • Professor Uyen HUYNH-DO, University Hospital of Bern, Switzerland
  • Dr Vincent VINH-HUNG, University Hospital of Martinique, France
  • Dr Quan-Vinh NGUYEN, Fribourg, Switzerland.

6. Nộp hồ sơ

Nói “hồ sơ” có vẻ phức tạp, nhưng trong thực tế thì rất đơn giản. Các ứng viên chỉ cần:

  • bản pdf bài báo khoa học dự thi;
  • bản tóm tắt 200 chữ về bài báo; và
  • lí lịch khoa học.

Hồ sơ gửi về Bs Nguyễn Quan Vinh tại địa chỉ: Qvnguyen@swissonline.ch. Thông tin tham khảo thêm: https://helvietmed.org

Hạn chót để nộp hồ sơ cho Giải Thưởng là ngày 31/12/2019. Nhưng ngay từ bây giờ, các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ.

Trân trọng kính mời các ứng viên tham dư Giải thưởng Alexandre Yersin!

"Alexandre Yersin Award for outstanding medical publication"

Hội Y khoa Thụy Sĩ – Việt Nam (HELVIETMED) hân hạnh thông báo 4 nhà khoa học được trao giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc. Các nhà khoa học được trao giải là Bs. Vương Ngọc Lan và cộng sự, thuộc Trường Đại học Y Dược TPHCM; Bs Hà Tấn Đức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ; Bs Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự thuộc Đại học Tôn Đức Thắng; và Bs Ngô Tất Trung và cộng sự thuộc Bệnh viện 108, Hà Nội. Mỗi nhóm khoa học sẽ được trao 30 triệu đồng và một chứng nhận về thành tựu nghiên cứu.

Giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc là một sáng kiến của HELVIETMED để ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam cho y văn quốc tế. Qua công bố quốc tế, họ giúp xây dựng uy danh của Việt Nam trong cộng đồng khoa học thế giới. Một mục tiêu khác của Giải thưởng Alexandre Yersin là cổ vũ hợp tác nghiên cứu cấp quốc gia và quốc tế nhằm cải thiện phẩm chất chăm sóc bệnh nhân. Giải thưởng đầu tiên được trao cho những công trình đã công bố trong 5 năm qua.

Mỗi công trình nghiên cứu được đánh giá qua 5 tiêu chuẩn: phẩm chất khoa học, tầm ảnh hưởng trong lâm sàng, ảnh hưởng trong khoa học, tính cách tân, và uy danh của tập san khoa học. Giải thưởng Alexandre Yersin chỉ dành cho công trình nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam bởi nhà khoa học Việt Nam chủ trì. Hội đồng thẩm định bao gồm 7 giáo sư và bác sĩ từ Thụy Sĩ, Pháp, và Úc, dưới sự chủ trì của tôi. (Dĩ nhiên, tôi không tham gia đánh giá các công trình tôi có liên quan gián tiếp hay trực tiếp).

Lễ trao giải thưởng đã được tổ chức ở Khách sạn Prince (Sài Gòn) vào ngày 27/7/2017. Tôi có vinh hạnh tham gia buổi lễ thân mật nhưng trang trọng. Ngoài những ý nghĩa khoa học, tôi nghĩ giải thưởng Alexandre Yersin for Outstanding Publication (AYOP) còn mang nặng nghĩa tình.

Nghĩa tình của các đồng nghiệp trong y giới ở nước ngoài, mà cụ thể là Thuỵ Sĩ, với các đồng nghiệp trong nước. Các bác sĩ và nhà khoa học ở Thuỵ Sĩ dù đã thành danh vẫn nghĩ về quê nhà và các đồng nghiệp bên nhà. Họ ngồi lại với nhau, đóng góp tài chánh, và thiết lập một giải thưởng đầy ý nghĩa. Ý nghĩa khoa học là nâng cao năng lực khoa học ở trong nước, xiển dương những công trình nghiên cứu vừa cách tân vừa có ảnh hưởng. Ở nước ngoài chúng tôi không làm được, nhưng các bạn ở trong nước làm được, và chúng tôi muốn khuyến khích, ghi nhận, xiển dương và … vỗ tay. Tình nghĩa là vậy.

Giải thưởng tuy không có giá trị bạc triệu, nhưng tấm lòng của các bạn Thuỵ Sĩ là bạc tỉ, giống như lá cờ Chữ Thập Đỏ của Thuỵ Sĩ vậy.

Tôi là “người ngoài” (hiểu theo nghĩa là dân Úc) nhưng hoá ra lại là người trong cuộc. Khi các bạn ấy mời tôi tham dự trong vai trò “chair” cho giải thưởng, tôi vừa thấy cái hay vừa ngạc nhiên. Ngạc nhiên là vì cộng đồng y khoa gốc Việt bên Thuỵ Sĩ không đông như bên Mĩ hay Úc, nhưng họ có ý tưởng rất tiền phong. Thế là tôi vinh hạnh góp một tay cùng các đồng nghiệp bên Thuỵ Sĩ để bày tỏ một tấm lòng đến các bạn trong nước qua giải AYOP.

Các bạn được trao giải thưởng ngày hôm qua đều là những tấm gương. Tấm gương tận tuỵ với khoa học và hợp tác khoa học. Đáng lí ra tất cả các bạn đều được giải, nhưng vì tài lực có hạn nên chỉ chọn được các bạn đại diện. Các bạn là đại diện cho khoa học Việt Nam ngày hôm nay và tương lai. Nói ra thì có vẻ to tát, nhưng sự thật là vậy. Một lần nữa, xin chúc mừng các bạn đã được chọn trao giải!

Vài hình ảnh hôm trao giải thưởng ở Sài Gòn (27/7/2018):

MC khai mạc buổi lễ trao giải thưởng Alexandre Yersin for Outstanding Publication

Ông Tổng lãnh sự Thuỵ Sĩ Othmar Hardegger phát biểu khai mạc.

Bác sĩ Nguyễn Quân-Vinh, chủ tịch Hội Y khoa Thuỵ Sĩ – Việt Nam phát biểu.

Tôi trong tư cách chair của hội đồng phát biểu về tiêu chuẩn của giải thưởng.

Bs Hồ Mạnh Tường nhận giải thưởng cho công trình được công bố trên Tập san New England Journal of Medicine.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan nhận giải thưởng cho công trình trên Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism

Bác sĩ Hà Tấn Đức và PGS Phạm Thị Ngọc Thảo nhận giải thưởng cho công trình trên Nature Scientific Reports.

Tiến sĩ Ngô Tất Trung và PGS Lê Hữu Song (bệnh viện 108) nhận giải thưởng cho công trình trên BMC Infectious Diseases.

Ông tổng lãnh sự nói lời cám ơn tôi.

Chụp hình kỉ niệm với một số bác sĩ đến tham dự buổi lễ trao giải.

Tóm lược các công trình nghiên cứu được trao giải

Bs. Vương Thị Ngọc Lan và đồng nghiệp: Thụ tinh trong ống nghiệm: Chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh có hiệu quả như nhau (New England Journal of Medicine 2018;378:137-147)

Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) được thực hiện thành công đầu tiên trên giới vào năm 1978. Có hai cách để thực hiện TTTON: chuyển phôi tươi và đông lạnh phôi. Trước đây, có quan điểm cho rằng đông lạnh phôi có thể dẫn đến hiệu quả điều trị thấp, và do đó, chuyển phôi tươi thường được ưa chuộng trong TTTON. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định chuyển phôi tươi hay đông lạnh phôi có hiệu qua hơn.

Để trả lời câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu ở Bệnh viện Mỹ Đức kết hợp với các nghiên cứu viên từ Đại học Y Dược TPHCM và Đại học Adelaide (Úc) đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng đối chứng để so sánh hiệu quả thụ tinh giữa chuyển phôi tươi và đông lạnh phôi. Nghiên cứu được thực hiện trên 782 phụ nữ, và họ được chia thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên: nhóm chuyển phôi tươi (391 phụ nữ) bà nhóm đông lạnh phôi (391 phụ nữ).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ sinh [còn sống] trong nhóm chuyển phôi tươi là khoảng 35%, và nhóm đông lạnh phôi là 36%. Nói cách khác, tỉ lệ trẻ sinh giữa hai nhóm tương đương nhau. Tuy nhiên, nhóm chuyển phôi tươi có thời gian có thai sớm hơn 1 tháng so với nhóm đông lạnh phôi. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tập san New England Journal of Medicine, một trong những tập san y học uy tín nhất trên thế giới hiện nay.

Ý nghĩa của nghiên cứu là việc chuyển phôi tươi và trữ lạnh phôi có hiệu quả như nhau. Do đó, các cặp vợ chồng hiếm muộn không cần chuyển nhiều phôi tươi một lúc mà có thể giảm số phôi chuyển xuống, số còn dư được đông lạnh để sử dụng sau đó, tránh việc phải kích thích buồng trứng trở lại nếu thất bại. Ngoài ra, việc giảm số phôi chuyển cũng giúp giảm biến chứng đa thai, hạn chế các biến chứng trong thai kỳ, sức khỏe của mẹ và bé. Ngược lại, các bác sĩ cũng không nên bỏ việc chuyển phôi tươi vì sẽ làm kéo dài thời gian từ bắt đầu điều trị đến có thai của bệnh nhân. Mỗi năm trên thế giới có hơn 2 triệu cặp vợ chồng làm TTTON. Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng, góp phần làm thay đổi phác đồ TTTON trên thế giới.

Bs Hà Tấn Đức và đồng nghiệp: Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân cấp cứu (Scientific Reports 2017;7:46474)

Khoa cấp cứu tại các bệnh viện Việt Nam thường xuyên bị quá tải do số lượng bệnh nhân đông, bệnh lý đa dạng, và thiếu nhân lực phục vụ. Bệnh nhân cấp cứu thường có nguy cơ tử vong cao; những bệnh nhân còn sống có nguy cơ biến chứng cao. Một trong những khó khăn và thách thức là làm thế nào để nhận ra những bệnh nhân có nguy cơ cao để ưu tiên hóa điều trị và giảm tử vong. Mặc dù các bác sĩ có kinh nghiệm cao có thể nhận dạng bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng đánh giá của họ thường không nhất quán và thiếu chính xác.

Bác sĩ Hà Tấn Đức và đồng nghiệp (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) đã thực hiện một nghiên cứu vừa công phu vừa qui mô để xác định các yếu tố có liên quan đến tử vong, và từ đó xây dựng mô hình tiên lượng. Nghiên cứu được thực hiện trên 2175 bệnh nhân cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày là khoảng 10%. Các yếu tố liên quan đến tử vong bao gồm: giới tính (nam), tăng tần số hô hấp, tăng urea trong máu, giảm độ bão hòa oxy, và chỉ số hôn mê. Dựa trên các yếu tố ngày, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tiên lượng. Họ áp dụng mô hình tiên lượng trên một nhóm 2060 bệnh nhân thuộc Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ, và kết quả cho thấy mô hình tiên lượng chính xác khoảng 80%. Công trình nghiên cứu được công bố trên tập san Scientific Reports (thuộc tập đoàn Nature).

Công trình nghiên cứu này là một đóng góp quan trọng cho y văn bệnh nhân cấp cứu. Lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng một mô hình tiên lượng cho bệnh nhân Việt Nam để nhận dạng các bệnh nhân có nguy cơ cao cần điều trị tích cực nhằm giảm tử vong. Công trình này cũng thể hiện một đóng góp đầu tiên của Việt Nam trong y văn về hồi sức cấp cứu.

Bs Hồ Phạm Thục Lan và đồng nghiệp: Ảnh hưởng của lượng mỡ và lượng cơ đến loãng xương (Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism 2014, 99(1):30–38).

Mật độ xương (BMD) là một yếu tố rất quan trọng cho tiên lượng gãy xương, và vì thế BMD được dùng để chẩn đoán loãng xương bệnh lý loãng xương. Trọng lượng cơ thể là một yếu tố có ảnh hưởng đến mật độ xương (BMD). Người có cân nặng cao thường có BMD cao và ít bị loãng xương. Nhưng trọng lượng cơ thể chủ yếu được cấu thành bởi lượng cơ và lượng mỡ. Câu hỏi “nóng” trong chuyên ngành loãng xương là yếu tố nào — lượng cơ hay lượng mỡ — có ảnh hưởng đến BMD. Hai mươi năm qua, câu hỏi này vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng trong y văn.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã thực hiện một loạt 3 nghiên cứu, gồm 2 nghiên cứu nguyên thủy trên hơn 2000 người Việt và 1 nghiên cứu tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng cơ có tác động đến BMD cao hơn là lượng mỡ. Phát hiện này (lượng cơ đóng vai trò quan trọng hơn lượng mỡ) nhất quán trên cả hai giới tính và cho cả người da trắng lẫn người châu Á.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, vì tăng cường hoạt động thể lực là một biện pháp quan trọng trong việc phòng chống loãng xương và ngăn ngừa mất xương. Qua nghiên cứu này, có thể nói rằng, chúng tôi đã giải đáp một câu hỏi vốn là đề tài tranh luận suốt 20 năm qua. Công trình được công bố trên tạp chí hàng đầu trong chuyên ngành nội tiết là Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism năm 2014 và đã được trích dẫn 114 lần (theo Google Scholar).

Ts Ngô Tất Trung và đồng nghiệp, Tối ưu hóa phương pháp PCR cho việc chẩn đoán nhiễm trùng máu (BMC Infectious Diseases 2016;16:235)

Nhiễm trùng máu là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có tỷ lệ tử vong cao. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28-31 triệu người mắc nhiễm trùng máu, trong đó có khoảng 8 triệu tử vong. Để điều trị kịp thời, việc xác định được mầm bệnh sớm là rất quan trọng. Cho đến nay, việc xác định mầm bệnh dựa vào phương pháp cấy máu. Tuy nhiên, phương pháp cấy máu có nhược điểm là tốn kém thời gian (2 ngày đến 7 ngày), luợng máu cần thiết để cấy khá cao, và khó tối ưu hóa điều kiện cấy máu.

Một giải pháp có tiềm năng thay thế phương pháp cấy máu là dùng kỹ thuật phản ứng chuỗi (polymerase chain reaction – PCR) để khuếch đại đặc hiệu các trình tự DNA cho từng vi trùng hay vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, một khó khăn đáng kể trong việc áp dụng PCR trong chẩn đoán nhiễm trùng máu là sự hiện diện của hàm lượng DNA của bệnh nhân dẫn đến kết quả dương tính giả và âm tính giả.

Ts Ngô Tất Trung và nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã khắc phục sự hạn chế đó bằng cách tạo ra một chất trung gian (tạm gọi là “dung môi”) giúp loại bỏ 99,9% dung lượng DNA từ bệnh nhân, và do đó tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp chẩn đoán. Với phương pháp mới của nhóm nghiên cứu, khả năng xác định mềm bệnh chính xác hơn và nhạy hơn phương pháp PCR thông thường. Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp mới là giảm thời gian chẩn đoán xuống còn chỉ 6 giờ.

Phát kiến và nghiên cứu đã được công bố trên tập san BMC Infectious Diseases năm 2016. Đây là một phát kiến đem lại lợi ích trực tiếp cho bệnh nhân. Công trình nghiên cứu còn thể hiện một đóng góp quan trọng trong y văn quốc tế.