Vinh danh một đời cho nghiên cứu loãng xương

Lời giới thiệu: Tuần qua, phòng PR của Đại học UTS có một buổi phỏng vấn đối với tôi nhân dịp tôi được trao huân chương Australia. Buổi phỏng vấn dài hơn 1 giờ, xoay quanh hành trình của một refugee ở nước Úc, những gì đã làm được, những bài học và thời ấu thơ ở dưới quê. Nói chung là rất nhiều, nhưng họ biên tập lại những câu chánh và công bố trên mạng (đường link dưới đây). Tôi đã dịch sang tiếng Việt để giúp các bạn nào không am hiểu tiếng Anh dễ theo dõi.

Bản tiếng Anh và hình ảnh có thể theo dõi qua đường link dưới đây:

https://www.uts.edu.au/news/tech-design/anniversary-honour-lifes-work-osteoporosis

______

Anniversary honour for a life’s work on osteoporosis

Bốn mươi năm trước, Tuấn Nguyễn đến Úc như là một ‘thuyền nhân’, thc hiện giấc mơ nhìn thấy con kangaroo, rồi đạt được một s nghiệp bề thế trong nghiên cu y khoa. Nay là một Giáo sư Y khoa tiên lượng tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), và trong Ngày Quốc Khánh va qua, ông được trao Huân chương Australia (AM).

Chúc mng ông được ghi nhận trong Ngày Quốc Khánh Úc. S ghi nhận đó có ý nghĩa gì đối vi ông? 

Tôi thấy mình rất ư là vinh dự và khiêm cung. Và bất ngờ nữa. Ngày đó rất là đặc biệt đối với tôi, vì 40 năm trước đúng vào ngày 26/1/1982 tôi đến Úc như là một người tị nạn từ Việt Nam. Úc đã cho tôi (và nhiều người tị nạn Việt Nam khác vào thập niên 1980) một cơ hội để làm lại cuộc đời và đóng góp có ý nghĩa cho đất nước xinh đẹp này. Giống như nhiều người tị nạn thuộc thế hệ đó, tôi khởi đầu cuộc sống mới ở Úc chỉ với cái áo trên lưng và không một đồng xu trong túi. Không cần nói ra thì ai cũng biết, trong 40 năm qua tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng mỗi thách thức làm cho tôi mạnh mẽ hơn và làm nên tôi ngày hôm nay.

Ông được ghi nhận vì nhng đóng góp cho chuyên ngành loãng xương và phòng chống gãy xương. Ông đã vào chuyên ngành này như thế nào?

Vào đầu thập niên 1980, tôi ‘đầu quân’ cho bộ môn nghiên cứu xương thuộc Viện nghiên cứu y khoa Garvan. Lúc đó tôi bị ‘quyến rũ’ bởi sự phức tạp của xương và bệnh lí loãng xương, và tôi nghĩ mình có thể sử dụng kĩ năng dịch tễ học và thống kê học để giải quyết vài vấn đề quan trọng trong chuyên ngành. Tôi không đồng tình với ý tưởng chia mật độ xương thành 2 nhóm loãng xương và không loãng xương, và nghĩ rằng có một cách làm tốt hơn, đó là tập trung vào nguy cơ gãy xương của mỗi cá nhân dựa vào ‘hồ sơ’ yếu tố nguy cơ của cá nhân đó. Do đó, tôi đề xướng ý tưởng ‘cá nhân hoá cách đánh giá loãng xương’ và theo đuổi ý tưởng đó qua hàng loạt nghiên cứu.  

Nhng thành tu ông t hào nht là gì?

Tôi muốn nghĩ rằng một trong những đóng góp quan trọng cho chuyên ngành là khái niệm ‘individualised fracture risk assessment’ (cá nhân hoá đánh giá gãy xương), và việc xây dựng và triển khai mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương có tên là Garvan Fracture Risk Calculator. Với sự triển khai mô hình đó, chúng tôi đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới tự đánh giá sức khoẻ xương cho họ và có những hành động phòng ngừa gãy xương.

Chúng tôi là nhóm đầu tiên trên thế giới chỉ ra rằng loãng xương là bệnh lí chịu sự ảnh hưởng của di truyền. Sau đó, chúng tôi khám phá gen loãng xương đầu tiên, và kế tiếp là hàng loạt gen khác. Trong vài năm gần đây, tôi và một nghiên cứu sinh kiến tạo ra một ‘chữ kí gen’ dựa vào những khám phá đó, và chúng tôi dùng nó cho việc đánh giá nguy cơ gãy xương. Năm ngoái, tôi đề xướng khái niệm “Skeletal Age” (Tuổi xương) để chuyển tải nguy cơ loãng xương và tử vong đến công chúng. Tôi hi vọng rằng các đồng nghiệp sẽ dùng khái niệm này trong việc thảo luận với bệnh nhân về đều trị bệnh loãng xương.

Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi đã làm thay đổi nhận thức về loãng xương. Trước đây, giới y khoa và công chúng nói chung nghĩ rằng loãng xương là bệnh lí không quan trọng, nhưng sau này chúng tôi chỉ ra rằng loãng xương thật ra làm cho chúng ta chết sớm hơn. Phát hiện đó tôi nghĩ đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng y khoa và công chúng về loãng xương. Tôi nghĩ Huân chương Australia trao cho tôi nhân Ngày Quốc Khánh Úc cũng là một ghi nhận về tầm quan trọng của bệnh lí loãng xương.

Ông đã học được những bài học gì trong quãng đường đã qua?

Bài học quan trọng nhứt trong khoa học mà tôi học được là chịu khó làm việc và kiên trì. Để tôi giải thích: khoa học có những yếu tố bất định, và do đó đòi hỏi chúng ta phải kiên trì trong một thời gian dài. Đa số chúng ta theo đuổi một ý tưởng mà có lẽ chẳng có tác động lập tức trong thực tế, nhưng theo thời gian, chúng ta có thể xây dựng dữ liệu và chứng cớ để thực hiện ý tưởng. Lòng kiên trì chưa đủ; người làm khoa học còn phải làm việc rất siêng năng.

Chúng ta còn phải tập cách suy nghĩ tích cực và đam mê. Nghiên cứu khoa học là một qui trình gian khổ, mà kĩ năng giải quyết vấn đề là một kĩ năng quan trọng. Suy nghĩ tích cực gíup chúng ta làm người giải quyết vấn đề tốt hơn và giúp chúng ta vượt qua khó khăn. Đam mê giúp chúng ta duy trì nhiệt huyết trong các tình huống bất định.

Một bài học khác mà tôi học được là thành công trong khoa học có khi chỉ là … may mắn. Chúng ta thỉnh thoảng có những ý tưởng ‘trên trời’ trong một tình huống hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng có khi những ý tưởng như thế lại dẫn đến những ứng dụng quan trọng trong thực tế. 

Ai là người hướng dẫn trong s nghiệp của ông?

Thầy tôi là Giáo sư John Eisman, một nhân vật lừng danh trong chuyên ngành loãng xương và nội tiết học. John thiết lập Bộ môn nghiên cứu xương và khởi xướng chương trình nghiên cứu Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study tại Viện Garvan vào đầu thập niên 1990. Tôi tham gia nhóm của John vào năm 1991, và trở thành trưởng labo nghiên cứu về dịch tễ học và di truyền học vào năm 2000. Chúng tôi đã làm việc với nhau cả 30 năm, và trong thời gian đó, chúng tôi đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa cho chuyên ngành. Qua John, tôi còn có cơ hội làm việc với nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới.

Triết lí lãnh đạo của ông là gì?

Triết lí lãnh đạo của tôi là lãnh đạo bằng tấm gương điển hình, và cởi mở với câu hỏi mới, công nghệ mới, và hợp tác mới. Qua gương điển hình, tôi có thể hướng dẫn bằng hành động thay vì bằng lời nói. Trong nghiên cứu, tôi nghĩ chúng ta phải tự diễn biến, tự tái tạo mình bằng cách cởi mở với những ý tưởng mới, ứng dụng công nghệ mới, và tìm những mối quan hệ mới.

Tôi rất quan tâm đến vấn đề tái lập trong khoa học. Do đó, tôi khuyến khích nghiên cứu sinh phải nghiêm ngặt trong nghiên cứu và nắm vững kĩ thuật. Tôi cũng quan tâm đến tương lai của nghiên cứu sinh và cung cấp cho họ một môi trường học thuật nhằm trang bị những kĩ năng không chỉ liên quan đến nghiên cứu hôm nay của họ mà còn gíup cho họ trong sự nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Thi thơ ấu của ông ra sao?

Tôi sanh ra và lớn lên trong một làng quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam. Ba má tôi làm nghề nông, và rất quan tâm đến giáo dục. Tôi có một tuổi thơ đầm ấm trong làng quê đó và ở trường tiểu học, nơi tôi thích học toán, lịch sử, văn chương, địa lí và công dân giáo dục. Thời đó, tôi rất thích con kangaroo và ước mơ một ngày nào đó có dịp gặp nó. Tôi không thể nào tin rằng cái ước mơ đó cũng chính là lí do tôi được cho đi định cư ở Úc.

Mối liên hệ của ông vi Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tôi về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1999 trong vai trò của một diễn giả mời. Kể từ đó tôi về Việt Nam hàng năm (có khi 3-4 lần một năm), tham gia giảng dạy trong nhiều chương trình tập huấn khoa học cho ít nhứt 2000 bác sĩ và nhà khoa học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho họ. Tôi thiết lập Labo nghiên cứu xương và cơ tại Đại học Tôn Đức Thắng, và thực hiện dự án nghiên cứu loãng xương có tên là Vietnam Osteoporosis Study cũng tại Đại học Tôn Đức Thắng. Tôi cũng hướng dẫn nghiên cứu sinh ở Việt Nam, một số đang theo học tại UTS.

Cuộc sống của ông gi ra sao?  

Tôi có 2 con trai đã tốt nghiệp đại học và có công việc làm riêng. Bà xã tôi thì mới nghỉ hưu. Tôi lúc nào cũng có cuộc sống bận rộn. Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, tôi còn phụ trách biên tập vài tập san y khoa và giữ các chức vụ lãnh đạo của vài hội đoàn y khoa. Đó là lí do tại sao tôi không phân biệt ngày thường với ngày cuối tuần, bởi vì bất cứ ở đâu, ngày nào cũng là ngày làm việc đối với tôi. 

Ông có li khuyên nào cho học sinh trung học hay sinh viên đại học?

Tôi khuyên rằng họ cần phải có đam mê và siêng năng. Họ không cần phải rất giỏi về toán và khoa học để làm làm khoa học tốt. Họ nên cân nhắc làm nghiên cứu bởi vì qui trình nghiên cứu là động cơ để họ suy nghĩ một cách thấu đáo và phải hợp tác với đồng môn trong tinh thần đồng đội.