Những nạn nhân trong vụ án Thiền Am

Nhóm luật sư đại diện Thiền Am mới công bố một loạt  video [1-4] bàn về những ‘nạn nhân’ trong vụ án Thiền Am. Thấy những sự việc mô tả trong video rất thú vị, nên tôi tóm tắt những thông tin chánh trong cái note này, trước là cho tôi, và sau là chia sẻ cùng các bạn nào quan tâm đến vụ án.

Như các bạn đã biết, 6 người trong Thiền Am bị cáo buộc phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” được ghi trong Điều 331 Bộ luật hình sự. Nói ngắn gọn, họ bị tội hình sự (chứ không phải dân sự).

Họ không bị cáo buộc bất cứ tội nào khác. Thế nhưng trên báo chí và truyền thông của Nhà nước thì họ bị cáo buộc vài tội danh khác. Mà, báo chí nói thì trích từ lãnh đạo cơ quan công an. Các luật sư làm đơn yêu cầu công an giải thích, nhưng lời giải thích của công thì không thoả đáng, thậm chí hiềm nghi và khó chịu.

Và, chính vì cái tội danh hình sự này là một chủ đề của rất nhiều bàn luận, thắc mắc, ngỡ ngàng của công chúng trong và ngoài nước. Để hiểu tại sao thắc mắc và ngỡ ngàng, chúng ta cần phải theo dõi 4 video clip mà nhóm luật sư đại diện Thiền Am lí giải. Vậy ai là nạn nhân? Xin thưa, 3 người/đối tượng tự xem mình là “nạn nhân” và muốn đưa 6 người Thiền Am vào tù là:

  • ông Thích Minh Thiện (tên thật là Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An;
  • ông Thích Nhật Từ (tên thật là Trần Ngọc Thảo), Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ tại TPHCM; và
  • cơ quan công an huyện Đức Hoà.

Nhưng ngoài 3 ‘nạn nhân’ trên, còn có vài nạn nhân (không có ngoặc kép) khác nữa trong Thiền Am. Đây là những người không có dính dáng gì đến vụ án, nhưng lại trở thành nạn nhân thê thảm nhứt của công an, những kẻ côn đồ, và cả chức sắc tôn giáo. Đó là những chú tiểu và cô Bùi Ngọc Trâm (người chăm sóc các trẻ em mồ côi trong Thiền Am).  Các luật sư bàn về từng nạn nhân một, và tôi tóm tắt những ý hay thông tin chính dưới đây.

‘Nạn nhân’ 1: Thích Minh Thiện đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An

Theo cáo trạng thì những bị can thuộc Thiền Am có những cách hành xử, nghi thức xâm phạm Đức Phật. Có ý kiến cho rằng những tượng Phật mà Thiền Am thờ cúng là bất hợp pháp.

Ông Thích Nhật Từ còn tố giác rằng Thiền Am đã “xúc phạm Đức Phật, mạo danh Đức Phật, làm ảnh hưởng đến hoạt động tôn giáo“.

Nhưng các luật sư xác định rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An không đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các luật sư hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An có đại diện cho Đức Phật hay không?

Thật ra, câu hỏi quan trọng hơn: Ai là Phật? Nên nhớ rằng Phật không phải là ‘Thượng Đế’ ở trên trời (như nhiều người nghĩ); Phật là người thật, người đã hoàn thiện được các phẩm chất tích cực và loại bỏ mọi phẩm chất tiêu cực. Người thường như chúng ta nếu tu tập tốt vẫn có thể trở thành Phật. Phật không phải chỉ là 1 cá nhân.

Do đó, các luật sư bác bỏ rằng tố giác của ông Thích Nhật Từ là vô căn cứ.  Các luật sư còn đưa ra nhận xét rằng ông Thích Nhật Từ không có tư cách để phán xét những người trong Thiền Am vì ông ấy là người theo Phật giáo (cũng như người viết bài này), còn những người trong Thiền Am họ tu theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Thích Nhật Từ phản bác rằng người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không cạo đầu, nhưng trong thực tế thì có người cạo đầu và mặc pháp phục. Phật Giáo khác với Bửu Sơn Kỳ Hương, và không thể áp đặt nghi thức của tôn giáo này (Phật Giáo) trên một tôn giáo khác (Bửu Sơn Kỳ Hương).

Theo các luật sư, ông Thích Nhật Từ và Thích Minh Thiện có thể nghĩ rằng Phật là của riêng họ, nhưng điều này sai vì Bửu Sơn Kỳ Hương (và nhiều tôn giáo khác) cũng thờ Phật và lấy triết lí Phật làm nền tảng.

Họ (các luật sư) còn tiết lộ rằng ông Thích Nhật Từ đã nhiều lần lôi kéo Thiền Am vào Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Và, khi Thiền Am không chịu theo Giáo hội của ông ấy, thì ông ấy quay sang bôi nhọ họ và vu cáo rằng Thiền Am xúc phạm Phật giáo. Các luật sư chỉ ra rằng hành vi lôi kéo, đe doạ của ông Thích Nhật Từ là một sự đàn áp tôn giáo và vi phạm pháp luật.

Tóm lại, đây là một cáo buộc yếu ớt nhứt, và theo biện luận của luật sư, người gọi là ‘nạn nhân’ có thể là chính là người vi phạm luật pháp, và ‘bị can’ (Thiền Am) mới chính là nạn nhân.

‘Nạn nhân’ 2: Cơ quan công an huyện Đức Hoà

Trong video 2 các luật sư bàn về nạn nhân thứ hai là cơ quan công an huyệt Đức Hoà, nhưng câu chuyện khá phức tạp. Tôi phải nghe 2 lần và đối chiếu với những gì tôi hỏi các cá nhân liên quan mới nắm được diễn biến và nguồn cội của sự việc. Câu chuyện có liên quan đến không chỉ công an, mà còn các nhân vật như ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và con của hai người là cô Võ Thị Diễm My.

Cô Diễm My là bạn của Lê Thanh Huyền Trân (một thành viên trong Thiền Am), người từng đoạt giải Quán quân trong kì thi “The Voice”. Huyền Trân là trẻ mồ côi được ông Lê Tùng Vân nuôi dưỡng và cho đi học. Diễm My muốn ở lại Thiền Am để phụ giúp chăm sóc các trẻ mồ côi trong đó, nhưng ông Lê Tùng Vân không chịu vì chưa có sự đồng ý của ông Thắng và bà Mai. Sau này, ông Thắng và bà Mai đồng ý cho Diễm My ở Thiền Am, nên ông Lê Tùng Vân đã làm thủ tục đăng kí hộ khẩu cho cô ấy.

Tưởng như vậy là yên, ai ngờ vài ngày sau (10/10/2019) ông Thắng và bà Mai nhân danh “tìm con” dẫn một nhóm côn đồ chừng 50 người xông vào Thiền Am, khủng bố, đập phá tài sản, hành hung gây thương tích cho một số người trong Thiền Am, và cướp tiền mặt hàng trăm triệu và tài sản của những thành viên trong Thiền Am. Khi công an đến lập biên bản, Thắng & Mai tỏ ra biết lỗi và đã xin lỗi nhưng tài sản và tiền bạt thì đã mất. Diễm My không có mặt trong Thiền Am hôm đó.

Đến ngày 12/12/2019, Thắng & Mai tác động đến công an huyện Đức Hoà để mời Diễm My và bà Cao Thị Cúc (chủ hộ Thiền Am) lên ‘làm việc’ liên quan đến sự vụ ngày 10/10/2019. Có vài thành viên của Thiền Am đi theo lên cơ quan công an Đức Hoà. Nhưng thay vì làm việc, họ tách biệt Diễm My và bà Cúc. Mấy người của Thiền Am chờ lâu quá mà không thấy Diễm My xuất hiện, nên họ bắt đầu cuống cuồng (vì sợ bị cáo buộc là làm mất Diễm My). Khi hỏi công an viên Trần Quốc Thắng thì ông này nói là Diễm My đã theo gia đình về nhà!

Quá bức xúc trước cách hành xử của công an huyện Đức Hoà, mấy người của Thiền Am làm đơn khiếu nại lên Bộ Công An tại TPHCM và họ làm video để trần tình sự việc, với ý định là sự mất tích của Diễm My không phải do họ mà ra. Trong video, họ có tri hô rằng công an bắt cóc Diễm My và yêu câu trả Diễm My. Trong video, ông Lê Thanh Nhất Nguyên nói:

Yêu cầu công an trả Diễm My ra đây, mấy anh bắt cóc Diễm My vậy rồi mấy anh đổ lỗi cho tôi …” và “Nếu mà cái kết quả là không có đủ cơ sở để mà cáo buộc tội trạng xâm phạm gia cư bất hợp pháp hay các tội trạng trong này, tức là đây là một sự việc bỏ lọt tội phạm trầm trọng vô cùng chứ không phải thường.”

Công an huyện Đức Hoà vin vào câu nói đó và cho rằng họ là đối tượng bị hại, là ‘nạn nhân’ của Thiền Am.

Thật ra, câu chuyện tôi kể trên là phiên bản của công an. Còn phiên bản thật (người thật việc thật) thì rất khác. Trong một video clip phát ngày 1/11/2020, Diễm My lên mạng cho biết chính công an đã bắt cóc cô ấy, kéo lên một xe cứu thương và chở thẳng về nhà ông Thắng và bà Mai:

“… Tôi là cái người bị bắt cóc. Người công an ở phía sau ôm tôi vào lòng, hai tay ôm chặt, đè lên vú của tôi. Cái thằng đó tên là Bình. […] Tại sao nó dám đụng chạm đến thân thể con gái của tôi. Luật pháp nào cho phép nó làm điều đó […] Chính công an Bình, công an Thắng, và cả mấy chục công an trong cái đồn công an huyện Đức Hoà mới là tội phạm.”

Các luật sư biện luận và nhận định như sau:

  • Câu nói ‘công an bắt cóc’ của Lê Thanh Nhất Nguyên là không hợp lí. Tuy nhiên, luật sư cũng hiểu được nỗi bức xúc của Nhất Nguyên và những người trong Thiền Am khi thấy người mà họ chăm sóc (Diễm My) được mời lên đồn công an và không thấy trở về, họ cảm thấy có trách nhiệm. Từ đó, họ đã có một phản ứng không đúng. Nhưng phản ứng đó, tiểu tiết đó (câu nói ‘bắt cóc’) có đáng để tạm giam bị can suốt 6 tháng và cáo buộc là vi phạm điều luật 331?
  • Việc công an viên Trần Quốc Thắng mời bà Cúc và Diễm My đến trụ sở công an huyện làm việc là hợp pháp và đúng theo chức năng của ông. Nhưng vấn đề là ông Trần Quốc Thắng không khai báo tại cơ quan an ninh điều tra tại huyện Đức Hoà rằng ngày hôm đó ông thụ lí tin báo của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và tiến  hành mời bà Cúc và Diễm My đến trụ sở làm việc.
  • Các luật sư nói rằng công an viên Trần Quốc Thắng đã phục vụ cho ý đồ đen tối của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai dẫn đến sau này xảy ra nghi án hành vi bắt giữ người trái phép của ông ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và một số người khác. Trong đó có liên quan đến 1 xe cấp cứu được cho là phương tiện gây án đã đến trụ sở công an huyện Đức Hoà để can thiệp và cưỡng chế trái phép cô Diễm My trở về nhà nhằm tạo điều kiện cho ông Thắng giam giữ người.
  • Ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai đã nhiều lần xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người sống trong hộ của bà Cao Thị Cúc. Những hành động này diễn ra liên tục và có tổ chức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến họ. Những sự vi phạm này đã được ông Thắng thổ lộ là ông đã ấp ủ từ tháng 10/2019, và diễn ra cho đến sau ngày 12/12/2019.
  • Ngày 10/10/2019, vợ chồng ông Thắng bà Mai dẫn một nhóm côn đồ tấn công vào Thiền Am. Họ khủng bố những người trong Thiền Am một thời gian, và một tên côn đồ tên là Vinh Hoá (nữ) gây ra thương tích đến 13% cho một người trong Thiền Am là Lê Thanh Nhị Nguyên. Cuộc khủng bố này có sự tiếp tay của công an, cán bộ an ninh, nhóm thám tử tự xưng, một số youtuber, và trang Đạo Phật Ngày Nay nhằm (1) điều tra, xác minh, kiểm tra và theo dõi trái phép khu vực Thiền Am; (2) tiếp tay ông Thắng dàn cảnh đưa cô Diễm My và bà Cúc rời khỏi nhà đến cơ quan công an để ông thực hiện hành vi tội phạm; (3) tiếp tay ông Thắng để bảo vệ vòng ngoài tránh người quá khích hay người tò mò; (4) có truyền thông thông báo rằng sự việc đó là hợp pháp chứ không phải như những người nạn nhân (Cao Thị Cúc) trình bày.
  • Ngoài hành vi xâm phạm nơi ở, huỷ hoại tài sản, trộm cắp tài sản trong ngày 10/10/2019, ông Thắng và Mai còn có hành vi bắt giữ người trái pháp luật vào ngày 12/12/2019 (ý nói bắt và giam giữ Diễm My). Theo chính lời ông Thắng, hành động vi phạm pháp luật của ông có sự tiếp tay của rất đông người, trong đó có các cán bộ thuộc cơ quan công an, kể cả cơ quan an ninh điều tra và cả một số người tự xưng là ‘lực lượng thám tử’, và tổ chức này theo ông Thắng nói là có ‘trên mấy chục người.’
  • Có một hành vi vi phạm nghiêm trọng: đó là ông Thắng cho biết đã nhờ cán bộ an ninh lắp đặt một camera trái phép trong căn hộ bên cạnh để theo dõi 24/24 toàn bộ các động tĩnh, người ra, người vào liên quan đến căn hộ bà Cao Thị Cúc (tức Thiền Am).  Đây là một xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của con người và trong đó đáng lên án (là theo lời ông Thắng) ông được cổ suý bởi chính những cán bộ cơ quan công an, trong đó kể cả lực lượng an ninh.
  • Trang web “Đạo Phật Ngày Nay” đã loan tin sai sự việc rằng ngày hôm đó, bà Cao Thị Cúc đã có tờ cam kết gởi đến công an đồng thời tự nguyện đưa cô Diễm My đến giao trả cho Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai. Nếu thông tin này đúng, các luật sư đề nghị trang Đạo Phật Ngày Nay cung cấp toàn bộ thông tin đến cơ quan an ninh điều tra, Toà án, hoặc các luật sư tham gia vụ án. Nếu không có thông tin thì trang Đạo Phật Ngày Nay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như sự việc được làm rõ.

Các luật sư đề nghị các cơ quan hữu trách cần phải làm rõ những cán bộ công an, cán bộ an ninh nào đã tiếp tay cho ông Thắng và bà Mai thực hiện những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như vậy, và những cán bộ nào đã có hành vi bao che cho việc vi phạm pháp luật của ông Thắng và bà Mai, trong đó có việc xâm phạm quyền tự do của cá nhân, bằng cách lắp đặt camera trái phép và sử dụng một số thiết bị được xem là của cơ quan an ninh để thực hiện cái mục đích của ông Thắng.

Các luật sư hỏi có hay không có hành vi bắt giữ người (Diễm My) trái phép vào ngày 12/12/2019, và qua đó có sự tiếp tay của ông Trần Quốc Thắng (điều tra viên cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Đức Hoà) và một số người khác, trong đó có cả sự tiếp tay của người lái xe cấp cứu và trang mạng “Đạo Phật Ngày Nay”.

Các luật sư nói rằng những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có tổ chức, liên tục, nhiều tội danh của ông Thắng, bà Mai, và đồng bọn và tổ chức tôn giáo cần phải được xác minh và làm rõ.

Các luật sư nhận xét rằng sự việc côn đồ kéo đến nhà mà công an không xử lí là một sai lầm. Nếu như ngày 10/10/2019 những hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của ông Võ Văn Thắng được xử lí nghiêm minh, kịp thời, không bỏ sót tội phạm thì không xảy ra sự kiện ngày 12/12/2019 hay sự kiện ngày 11/12/2020. Việc bỏ qua hành vi như thế sẽ dấy lên một hiện tượng xã hội. Ngay cả luật sư cũng bị người xâm nhập hay stalk văn phòng. (Xâm phạm chỗ ở. Lắp đặt camera là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân). Họ đề nghị những người vi phạm phải được xử lí nghiêm.

‘Nạn nhân’ 3: Thích Nhật Từ

Trong video thứ 3, các luật sư bàn về cáo buộc của ông Thích Nhật Từ, người được xem là một ‘nạn nhân’.Theo bản kết luận điều tra của công an tỉnh Long An, ông Thích Nhật Từ đệ đơn đề ngày 24/11/2021 tố cáo rằng ông Lê Tùng Vân và Lê Thanh Hoàn Nguyên đã

có lời nói xúc phạm cá nhân ông Thảo, làm nhiều video báng bổ Đức Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Vẫn theo công an Long An bằng chứng là một video clip phát trên youtube ngày 5/8/2021. Trong video đó, bé Nghi Tâm bịt mắt đọc làu làu 541 câu kinh. Trong đó, có một thông tin cho là xúc phạm danh dự cá nhân ông Thích Nhật Từ (không liên quan gì đến tôn giáo). Theo công an, bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên được cho rằng đã nói: 

Cái tánh tôi y hệt như sư phụ tôi. Sư phụ tôi hả, nếu Giáo hội Phật giáo nói đúng, sư phụ nghe; Giáo hội nói tầm bậy thì sư phụ ngồi trước mặt cơ quan công an sư phụ nói cái ông Nhật Từ ngu như bò. Vậy thôi.” 

Các luật sư cho rằng câu “ngu như bò” là không hợp lí, là sai. Nhưng họ cũng nói thêm rằng cái sai đó chỉ qua xin lỗi là xong chứ không phải là tội hình sự hay đi tù. Các luật sư cũng đã đại diện thân chủ xin lỗi ông Thích Nhật Từ.

Tuy nhiên, Hoàn Nguyên thốt ra câu nói đó cũng có căn nguyên đằng sau. Căn nguyên là ông Thích Nhật Từ trước đó đã vu khống, bịa đặt và xúc phạm những người trong Thiền Am một cách liên tục.

Trong một video thuyết pháp được phát tán từ youtube và các nền tảng xã hội khác, trước rất nhiều người nghe và [có lẽ] hàng triệu người xem, ông Thích Nhật Từ nói rằng những người trong Thiền Am phạm tội loạn luân. Ông dẫn lại lời của báo chí Nhà nước và nhà chức trách khẳng định rằng những người trong Thiền Am là loạn luân, và nhà chức trách chưa muốn công bố vì nhân đạo mà thôi. Ông Thích Nhật Từ còn đe doạ rằng ai dám phản đối thì ông sẽ phanh phui sự thật này. Nhưng các luật sư khẳng định những phát biểu đó của ông Thích Nhật Từ là hoàn toàn là bịa đặt, vì Thiền Am không hề phạm tội loạn luân.

Theo cách lí giải của luật sư, ông Thích Nhật Từ có thể bị xúc phạm hay là nạn nhân, nhưng những gì ông ấy xúc phạm những người trong Thiền Am thì còn gấp 100 hay 1000 lần. Nói cách khác, người của Thiền Am mới chính là nạn nhân của những vu khống, bịa đặt và xúc phạm của ông Thích Nhật Từ.

Trong Đơn Kêu Oan của Thiền Am, có đoạn viết:

“[…] thậm chí có một vị chức sắc tôn giáo (ý nói Thích Nhật Từ), có tiếng tăm, có uy tín và cũng tham gia hoạt động Youtube cũng úp mở kiểu người ta biết, người ta đã nắm các chứng cứ, nếu ngoan, nếu im lặng thì người ta sẽ bỏ qua vì nhân đạo, còn nếu chống đối, cứng đầu thì người ta sẽ phanh phui, sẽ công bố và xử lý…, và ông ấy cứ ra rả ngày này qua ngày khác, thậm chí đe dọa, xúc phạm một số kênh Youtube có ý bênh vực chúng tôi và cổ súy, kích động những kênh đối lập đang công kích, nhục mạ, bôi nhọ thậm chí chửi bới chúng tôi chỉ nhằm câu view kiếm tiền.

Các luật sư nhận xét rằng ông Thích Nhật Từ đã nhiều lần lên mạng dùng youtube và facebook đưa ra những cáo buộc rằng có ‘loạn luân’ trong Thiền Am. Các luật sư trích dẫn lời nói của ông Thích Nhật Từ cáo buộc rằng 5 chú tiểu (nổi tiếng với chương trình Thách Thức Danh Hài) có mẹ ruột là những sư cô trong Thiền Am, và các sư cô đó là con ruột của ông Lê Tùng Vân. Ông Thích Nhật Từ còn nói rằng:

cái vụ thử máu vừa qua cho ra kết quả và đài truyền hình Long An đã công bố kết quả này, các tờ báo quan trọng đã đưa tin.

Sau khi trích dẫn lời phát biểu đó của ông Thích Nhật Từ, các luật sư nhận định như sau:

Những hành vi đó là tội ác. Chúng tôi nhắc lại là tội ác, cần phải trừng trị.

Những nạn nhân bất ngờ

Trong video thứ 2, các luật sư còn đề cập đến những nạn nhân thật, những nạn nhân mà họ gọi là ‘bất ngờ’. Nói theo tiếng Anh, họ là “collateral victims”, những người chẳng dính dáng gì đến vụ án nhưng lại trở thành nạn nhân của công an và cơ quan công quyền huyện Đức Hoà. Câu chuyện rất đau lòng. Các nạn nhân bất ngờ trong vụ án Thiền Am là:

  • Năm Chú Tiểu
  • cô Bùi Ngọc Trâm

Sau khi được trao giải nhứt trong chương trình Thách Thức Danh Hài, 5 chú tiểu được một công ti truyền thông mến mộ và giúp lập ra một kênh video có tên là “5 Chú Tiểu”. Kênh Năm Chú Tiểu được sự yêu mến của rất nhiều khán giả trên khắp thế giới, và nay đã có hơn 2.1 triệu người theo dõi.

Hiện nay, thu nhập chánh của Thiền Am là Kênh Năm Chú Tiểu. Các luật sư đoán rằng cứ mỗi 10,000 lượt xem thì kênh Năm Chú Tiểu có thể được hưởng 3600 đồng. Thành ra, cho dù có được 1000,000 lượt xem thì kênh Năm Chú Tiểu cũng chỉ được chừng 3.6 triệu đồng. Mỗi tuần, họ sản xuất vài video và thu hút rất nhiều người xem và do đó có tiền trang trải cho sinh hoạt trong Thiền Am. Nhờ nguồn thu nhập này mà Thiền Am có tiền nuôi dưỡng 35 con người trong đó.

Thế nhưng các luật sư cho biết trong ‘đơn tố cáo’, có người còn đòi đóng cửa kênh Năm Chú Tiểu, nhưng cách viết của họ còn tỏ ra một sự ganh tị rất đáng thương.  Các luật sư cho biết với mức thu nhập như thế Năm Chú Tiểu là một

sự ham muốn của rất nhiều người, chưa kể các đơn vị truyền thông muốn cạnh tranh sự ảnh hưởng đó, ngay cả một số cơ sở liên quan đến tôn giáo có những cái nét mà chúng tôi nghĩ là họ so bì, họ ganh ghét với cái lượng theo dõi như vậy. Nên ngay trong cái đơn từ của họ, họ cũng không quên nhắc đến cái lượng khán giả theo dõi và ủng hộ, họ còn đề cập luôn thu nhập như thế nào, trong khi đó thì đó là việc hoàn toàn riêng tư, nó chẳng liên quan gì đến Điều 331, thậm chí chẳng liên quan gì đến tội danh mà họ cố tính vu khống cho Thiền Am.”

Hiện nay, các luật sư đang tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà hảo tâm nhằm duy trì kênh Năm Chú Tiểu.

Nhân phẩm và quyền tự do bị xâm phạm

Một nạn nhân bất ngờ khác là cô Bùi Ngọc Trâm (còn có pháp danh là Chơn Ngọc Xuân), một tình nguyện viên chăm sóc các trẻ em trong Thiền Am.

Cô Trâm làm thủ tục xin con nuôi từ Bệnh viện Từ Dũ. Nhưng chẳng hiểu vì nguyên cớ nào mà công an huyện Đức Hoà nhâ cơ hội đó đã cưỡng chế cô Trâm đi khám phụ khoa ở bệnh viện Xuyên Á.

Dựa vào tin này, một người tên là Trần Quốc Dũ đã làm một loạt video làm nhục cô Bùi Ngọc Trâm với tựa đề “Cô gái ấy đã đắc đạo sau 9 tháng 10 ngày?” Dũ lấy hình ảnh từ mạng, chỉnh sửa, và đăng tải trên youtube kèm theo những lời nói bôi nhọ, hạ nhục cô ấy. Trước đây, Dũ đã từng sản xuất và phát tán hàng ngàn video nhằm bôi nhọ và hạ nhục những người trong Thiền Am. Đây là một hành vi hoàn toàn nhứt quán với Du côn mạng.

Cô Trâm sau đó có đơn tố cáo công an huyện Đức Hoà và Trần Quốc Dũ. Công an huyện Đức Hoà giao cho người đã cưỡng ép cô đi khám phụ khoa “làm việc” với cô Trâm về đơn tố cáo! Điều tra viên này (không thấy nêu tên) nhân dịp này đã

có hành vi đe doạ người tố cáo [là cô Bùi Ngọc Trâm], gây hoảng loạn tinh thần đối với người tố cáo.

Khi luật sư đề nghị công an trả lời về vụ việc cưỡng ép cô Trâm đi khám phụ khoa, thì công an có công văn trả lời nhưng sai với những gì cô Trâm báo cáo. Công an trả lời rằng cô Trâm đã đồng ý với khám phụ khoa, nhưng điều này hoàn toàn không đúng sự thật.

Khi cô Bùi Ngọc Trâm tố cáo Trần Quốc Dũ về hành vi làm nhục đến công an huyện Gò Vấp, thì Trần Quốc Dũ không đến trả lời. Thay vì giải quyết lời tố cáo của cô Trâm, công an Gò Vấp đã có những hành động khó hiểu. Họ gởi công văn cho công an Trà Vinh (nơi Dũ sanh ra?) để xác minh lí lịch Trần Quốc Dũ nhưng … chưa có trả lời. Công an Gò Vấp còn yêu cầu công an Nha Trang:

  • điều tra lí lịch của cô Bùi Ngọc Trâm;
  • điều tra xem cô Trâm đã có gia đình hay chưa, có sanh con hay chưa?
  • điều tra xem cô Trâm tham gia Thiền Am từ khi nào, và tên gọi Chơn Ngọc Xuân do ai đặt, có đăng kí không (có sự đồng ý của gia đình)?
  • tiếp xúc cha cô Xuân là ông Bùi Anh Sĩ để hỏi có mâu thuẫn gì hay không?
  • điều tra những  người thân trong gia đình của cô Trâm.

Các luật sư nhận xét rằng hành xử của công an Gò Vấp là vô lí. Người tố cáo (tức Bùi Ngọc Trâm) trở thành người bị điều tra!

Thật khó tưởng tượng nổi những hành vi chẳng những vô lí mà còn mang tính trù dập người tố cáo của công an Gò Vấp. Cách hành xử của công an Gò Vấp đối với Trần Quốc Dũ làm cho người bàng quan nhứt cũng phải đặt câu hỏi có sự bao che cho kẻ vi phạm luật pháp một cách trắng trợn.

***

Tóm lại, theo biện luận của các luật sư cả 3 ‘bị hại’ hay ‘nạn nhân’ (Thích Minh Thiện / Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, Thích Nhật Từ, và cơ quan công an Huyện Đức Hoà) không phải là nạn nhân đúng nghĩa. Các luật sư cho rằng ông Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ đã sai khi xem Đức Phật là thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cơ quan công an không hề bị hại, mà ngược lại, có những hành vi và hành động bức hại Thiền Am.

Theo luật pháp, hai chữ “nạn nhân” phải được hiểu là “cá nhân bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do hậu quả của một tai họa xã hội, thiên tai, địch hoạ, một xã hội bất công, phân biệt chủng tộc. […] Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, cơ quan, tố chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra.” 

Chiếu theo định nghĩa trên, chính những người trong Thiền Am mới là nạn nhân đúng nghĩa. Thật vậy, theo nhận định của các luật sư, Thiền Am đã bị vu khống, xuyên tạc, ám hại trong suốt 3 năm trời bởi những kẻ dùng mạng xã hội (youtube, facebook), những chức sắc tôn giáo, quan chức Nhà nước, và cả báo chí ‘chánh thống’. Họ bị vu cáo là lợi dụng trẻ em, là lừa đảo tiền từ thiện, và nghiêm trọng và kinh tởm hơn hết là ‘loạn luân’. Các luật sư cho biết:

[Thiền Am] là nạn nhân, là bị hại của một chiến dịch kinh khủng, và của bàn tay tội ác với một thế lực chúng tôi nghĩ rằng rất là mạnh nhưng chúng tôi nghĩ không có nghĩa là mạnh nhứt trong nước Việt Nam này. Tôi dám cam đoan điều đó. Và, bất cứ thế lực nào nếu như vi phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ bị lôi ra ánh sáng.

Một trong những kẻ thủ ác mà các luật sư đề cập đến là ông Thích Nhật Từ. Ông này tuy là một tu sĩ những có những hành vi rất khó giải thích, nếu không muốn nói là lạ lùng. Ông tán dương những người mà ông gọi là “youtuber chính nghĩa”, trong đó có Nguyễn Sin và Trần Quốc Dũ; ông còn vinh danh bà Nguyễn Phương Hằng (người đã bị tạm giam) như là “Bồ tát giữa đời thuờng”, là “Mỹ nhân cứu anh hùng”. Tất cả những nhân vật vừa kể đều có vấn đề với pháp luật. Nguyễn Sin là người đã phát tán những thông tin riêng tư, cá nhân, và cả bản giám định DNA giả tạo lên mạng và đã làm cho những người trong Thiền Am bị công chúng căm ghét một thời gian dài. Trần Quốc Dũ là người đã sản xuất hơn 2000 video chỉ để bịa đặt hay vặn vẹo thông tin nhằm nói xấu và làm nhục Thiền Am. Hành vi của họ hoàn toàn nhứt quán với hành vi của những kẻ tiếng Anh gọi là “Cyberbully” hay Du côn mạng. Hành vi du côn mạng là phạm pháp. Thật khó tưởng tượng nổi những con người như vậy mà được Thích Nhật Từ khen là ‘chính nghĩa’!

Những kẻ thủ ác khác là Võ Văn Thắng và Đoàn Tuyết Mai và đồng bọn. Hai người này, theo các luật sư, đã chủ mưu hãm hại Thiền Am một cách liên tục và trong một thời gian dài. Họ đã kéo hàng 50 côn đồ đến khủng bố Thiền Am, ăn cướp tiền bạc của Thiền Am, hành hung người trong Thiền Am. Họ đã dùng dụng cụ của cơ quan an ninh cung cấp để lắp đặt máy thu hình theo dõi Thiền Am, một hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người khác. Các luật sư còn cho biết họ (Thắng & Mai) còn bắt giữ người phi pháp, cũng là một trọng tội. Hai người này từng xin lỗi Thiền Am, nhưng đó chỉ là bề ngoài, vì trong thực tế họ đã lên kế hoạch hãm hại Thiền Am một cách có tổ chức.

Các luật sư nhận xét:

Thông tin về hành vi lừa đảo và loạn luân xảy ra nơi Thiền Am, đặc biệt về hành vi loạn luân là hoàn toàn sai sự thật, là bịa đặt và vu khống do một số Fbker và Youtuber dựng lên có chủ đích và ác ý, khiến cho các thành viên sống tại Thiền Am trở thành nạn nhân bị bức hại qua việc bị vu khống, thoá mạ liên tục, kéo dài với mức độ kinh hồn, bị đám đông quá khích gây hấn, đập phá, gây thương tích, huỷ hoại tài sản … Điển hình vợ chồng ông Võ Văn Thắng và Đoàn Thị Tuyết Mai xúi giục và lôi kéo khoảng 50 người quá khích đến gây án tại Thiền Am hay hàng trăm fan hâm mộ của bà Nguyễn Phương Hằng từng kéo đến Thiền Am phá cổng nhà, gây áp lực lớn cho các thành viên Thiền Am.

Qua vụ án này, chúng ta thấy người dân ở những nơi mà công an xem thường luật pháp rất dễ trở thành nạn nhân của họ (công an) và những người có thể tác động đến công an. Nhìn vào diễn biến sự việc ở Thiền Am, bất cứ ai có chút công tâm thấy rõ ràng rằng “vụ án Thiền Am” thể hiện một khiếm khuyết mang tính thể chế: đó là không có sự độc lập giữa thiết chế tố tụng, hành pháp, và toà án. Trong môi trường không độc lập giữa 3 thiết chế này thì oan sai xảy ra là điều khó có thể tránh khỏi.

Khám xét hay uy hiếp?

Trong một video khác [5] các luật sư mô tả Thiền Am đã bị ‘khám xét’ (hay tấn công?) một cách ghê gớm, gây hoảng loạn cho những người già và trẻ em trong đó. Ngay cả luật sư có mặt cũng cảm thấy hoảng loạn.

Đó là việc khám xét Thiền Am ngày 7/3/2022 do cơ quan điều tra an ninh tỉnh Long An tiến hành. Các luật sư có mặt hôm đó. Công an nói rằng họ chỉ khám xét nơi ở, nơi cư trú và nơi làm việc của bị can Lê Tùng Vân mà thôi. Thế nhưng trong thực tế, họ huy động một lực lượng hùng hậu cả trăm người, gồm công an, kiểm sát viên, cán bộ hỗ trợ, có chó nghiệp vụ, có xe đặc chủng, có thiết bị phá sóng, có flycam bay vần vũ trên trời, v.v. Cách mô tả của luật sư cho thấy họ uy hiếp những người trong Thiền Am hơn là khám xét.

Các luật sư cho biết trong thời gian hành nghề mấy mươi năm qua họ chưa bao giờ thấy một lực lượng hùng hậu như vậy được huy động chỉ để khám xét chỗ ở và làm việc của 1 bị can. Các luật sư mô tả buổi khám xét như là trong phim hành động Hollywood mà trong đó cảnh sát tấn công vào sào huyệt của bọn trùm ma tuý! Những con chó gầm rú, xông vào từng ngõ ngách trong Thiền Am làm cho mọi người kinh hồn, hoảng loạn. Ngay cả luật sư cũng hoảng loạn vì không biết chuyện gì xảy ra.

Tuy nhiên, những người trong Thiền Am cho biết trước đó (từ ngày 4/1/2022) công an cũng đã bị khám xét không chỉ 1 lần mà nhiều lần, và cũng với một lực lượng còn hùng hậu hơn ngày 7/3/2022. Không chỉ hùng hậu, họ còn cho đóng quân bên ngoài và phong toả các hoạt động thường ngày của Thiền Am. Họ cô lập mọi người trong Thiền Am, họ lùng sục tất cả các phòng ngủ và làm việc của Thiền Am (dù trên danh nghĩa họ nói là chỉ khám xét nơi ở và cư trú của ông Lê Tùng Vân, còn các thành viên khác thì không liên quan). Sau khi lùng sục mọi nơi xong, họ yêu cầu mấy người trong Thiền Am kí tên, nhưng không ai chịu kí vì không biết khám xét gì và tại sao khám xét trong các phòng khác mà không giải thích. Sau vụ ‘khám xét’ đó, Thiền Am mất một số tài sản.

Thật kinh hoàng! Họ xem người dân hiền lành như là những kẻ thù nguy hiểm.

Nếu với những tiểu tiết và lời nói trong lúc bức xúc của những người trong Thiền Am bị toà án huyện Đức Hoà kết tội theo điều khoản 331 thì có lẽ tất cả người Việt Nam đều là tù nhân dự khuyết. Nếu tất cả những bức hại mà những người trong Thiền Am đã là nạn nhân trong suốt 3 năm qua không được giải quyết và những kẻ thủ ác gây tội ác đối với Thiền Am không bị xét xử, thì không một ai ở Việt Nam (ngoại trừ người có quyền thế và tiền) sống trong an bình. Nếu phiên toà sắp tới kết tội những nạn nhân trong Thiền Am là vi phạm điều 331 thì kết cục đó chỉ tích luỹ thêm những án oan, tô thêm những vết máu cho nạn nhân, và vẽ thêm một vết đen trong nền tư pháp mà thôi.

_____

Tham khảo các video của luật sư. Tất cả các câu phát biểu trong note này được trích dẫn từ các video sau đây:

[1] Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân thứ nhất (về Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ):

[2] Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân thứ hai (về cơ quan công an):

[3] Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân bất ngờ (về Năm Chú Tiểu và Bùi Ngọc Trâm):

[4] Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân cuối cùng (về ông Thích Nhật Từ):

[5] Nhật ký luật sư: Lời tri ân

Vấn đề nhân tánh trong ‘vụ án Thiền Am’

Bản báo cáo của các luật sư về vụ án nêu lên những tội ác của những con người cụ thể đối với Thiền Am. Có một câu nói của một viên công an ‘lũ bay sống bầy đàn’, ‘đồ hỗn tạp’ rất ghê tởm. Câu hỏi làm ám ảnh tôi là tại sao họ ác độc như thế? Câu trả lời đơn giản nhứt là họ mất tánh người.

Như chúng ta biết, nhóm luật sư đại diện Thiền Am đã có một bản báo cáo khẩn cấp [về những khuất tất liên quan đến vụ án] gởi cho những người lãnh đạo trong Quốc hội, Nhà nước, Bộ công an, đảng CSVN, Mặt trận Tổ quốc, v.v. Bản báo cáo 11 trang của nhóm luật sư cho biết rằng trong suốt 3 năm qua (tính từ 2019), những người trong Thiền Am đã là nạn nhân của không biết bao nhiêu là chèn ép, vu khống, thoá mạ, làm nhục. Họ còn bị bức hại trong một thời gian dài, và trong thời gian đó, họ chịu vô vàn khó khăn về vật chất và tổn thương tinh thần. Cường độ của sự vu khống, hạ nhục và bức hại được các luật sư mô tả là “kinh hồn“.

Từ sự việc Thiền Am (hãy tạm gọi như vậy), nhìn lại xã hội Việt Nam ngày nay chúng ta thấy rất nhiều vấn đề. Những vấn đề nội cộm là đồng tiền làm tha hoá con người, là sự ra đời của những con người mà có nhà báo gọi là ‘kền kền’, và những khuyết tật tâm thần của người người mang danh bảo vệ luật pháp. Đọc bản báo cáo còn gợi lại những câu chuyện đấu tố kinh hoàng trong biến cố Cải Cách Ruộng Đất xảy ra ở miền Bắc 70 năm trước đây.

Côn đồ mạng

Có thể nói không ngoa rằng vụ án Thiền Am là một ‘phiên toà mạng xã hội.’ Tôi muốn nói rằng trước khi công an điều tra và ra cáo buộc, trước cả Viện kiểm sát Long An khởi tố vụ án, thì mạng xã hội và báo chí Nhà nước đã kết án những người trong Thiền Am. Điều đáng nói là họ kết án một cách vô cớ trong một xã hội được xem là có luật pháp!

Trong ‘phiên toà mạng xã hội’ đó, đóng vai quan toà là hàng ngàn người sử dụng Youtube và Facebook. Những người này ngày đêm phát tán những thông tin do họ tưởng tượng hay bịa đặt ra, rồi từ đó tha hồ đưa ra những kết tội mà họ muốn những người trong Thiền Am phải phạm tội. Họ tưởng tượng ra những vụ án rùng rợn (như xay thịt người cho cá ăn) để kích động trí tò mò của người xem. Họ tung ra những cái gọi là ‘giám định DNA’ để kết án tội LL của những người trong Thiền Am, nhưng hoá ra đây là tài liệu hoàn toàn giả tạo. Cho đến bây giờ, vẫn chưa biết ai và xuất phát từ động cơ nào mà có bản ‘giám định DNA’ này. Dù là động cơ nào thì hành động của họ có thể xem là một sự ám hại hay ám sát người lương thiện.

Điều trớ trêu là những ‘quan toà’ này làm rất nhiều tiền từ những thông tin bịa đặt như thế. Lợi dụng sơ hở của các nền tảng truyền thông xã hội như Youtube và Facebook, và khai thác triệt để trí tò mò của nhiều người Việt lười suy nghĩ, những ‘quan toà’ này đã có thu nhập khá tốt từ Youtube và Facebook. Có những người khoe rằng họ làm giàu nhờ nói xấu Thiền Am! Có thể nói không ngoa rằng những kẻ dã tâm này đã làm tiền trên máu và nước mắt của Thiền Am. Và, điều quái đản nhứt là họ tự hào bằng cách kiếm tiền như thế!

Niềm tự hào của họ là nỗi đau của người khác. Niềm tự hào của họ cũng nói lên rằng họ không có khả năng cảm nhận nỗi đau của nạn nhân. Giống như những kẻ sát nhân bị đột biến về thần kinh, những kẻ tự hào làm tiền trên máu và nước mắt của người khác là những thứ phẩm của một xã hội bị đột biến về đạo đức xã hội.

Một nhà báo gọi những kẻ ‘quan toà’ này là “kền kền”, vì chúng sống nhờ rỉa xác Thiền Am.

Nhưng tôi nghĩ trên phương diện luật pháp, họ là những “Du côn mạng” (Cyberbully). Du côn mạng là những người sử dụng công nghệ thông tin để cố ý gây tổn hại hay quấy nhiễu người khác một cách liên tục. “Công nghệ thông tin” ở đây bao gồm các nền tảng mạng xã hội (như youtube, facebook, tit tok, v.v.), điện thoại di động, tin nhắn qua messenger. Hành vi du côn mạng bao gồm việc phát tán những tin đồn, những hình ảnh, những video clip, những bài viết, những câu chuyện ‘ngồi lê đôi mách’ nhằm nói xấu người khác trên mạng, làm cho người đọc hay người nghe ghét người đó. Hành vi của các Youtuber kền kền chính là hành vi của du côn mạng.

Những thông tin bịa đặt của các du côn mạng đó, ngạc nhiên thay, còn được giới truyền thông của Nhà nước lượm được và tiếp tục phát tán. Hàng trăm tờ báo và đài phát thanh và đài truyền hình lặp lại những gì những kẻ ác ôn trong truyền thông xã hội nguỵ tạo ra, rồi cũng tha hồ kết án. Bởi vì mang danh là “truyền thông chánh thống”, nên những thông tin từ các báo và đài của Nhà nước được cộng đồng mặc nhiên xem là sự thật.

Rồi như một cái vòng tròn khép kín, tin giả thành tin ‘chánh thống’; tin chánh thống được khai thác để tạo ra tin giả; từ tin giả lại thành chánh thống; và từ chánh thống tiếp tục cho ra tin giả. Cứ như thế, các du côn mạng hết năm này sang năm khác tha hồ tung ra những thông tin nhằm bức hại Thiền Am, và họ làm tiền trên sự ám hại đó. Có thể nói không ngoa rằng những du côn mạng này cũng là những kẻ sát nhân vậy.

Gợi nhớ Cải Cách Ruộng Đất

Hành vi sát nhân của họ làm tôi liên tưởng đến sự kiện “Cải Cách Ruộng Đất” xảy ra ở miền Bắc vào năm 1953-1956. Trong thời CCRĐ, được mô tả là kinh thiêng động địa, một nhóm người dân bình thường được huấn luyện (tẩy não) thành những đội viên được trang bị bằng ngọn lửa căm thù giai cấp ngút trời. Khi sự căm thù đã lên cao, nhà cầm quyền cho những đoàn thiếu niên, thanh niên đi khắp làng xã đánh trống, hô đả đảo địa chủ. “Địa chủ” thường chỉ là những người nông dân có chút đất đai và những người hảo tâm trong cộng đồng. Nhưng trong bầu không khí căm thù ngút ngàn thì họ bị những người mà họ cưu mang đứng ra tố cáo những tội danh không thể tưởng tượng nổi.

Đọc lại những mô tả thời đó chỉ có thể nói là kinh hồn. Chẳng hạn như trong buổi đấu tố, khi một người được xướng danh, người đó đứng lên tố cáo những ân nhân hay chủ nhân của mình trước kia đủ thứ tội danh đã được định sẵn.

Điều thảm hại nhứt là người trong gia đình tố cáo nhau (con tố cáo cha, cha tố cáo con), cả một hệ thống luân lí bị đảo lộn. Trong một buổi đấu tố, một người con hỏi cha mình như sau: “Ông có biết tôi là ai không?”. Người cha run sợ nhìn đứa con gái không còn là con của mình nữa mà là con của đảng, và nói: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ“.

Lời thưa của người cha trước người con đó thể hiện một sự suy sụp luân thường đạo lí. Chỉ có những người bị thế lực hắc ám nào đó ám thị nên mới hỏi cha đẻ của mình như vậy. Thế nhưng điều đó đã xảy ra trong thực tế.

Những đấu tố tương tự cũng đã và đang xảy ra với Thiền Am ngày nay.

Thay vì có những đoàn người diễu hành qua các làng xã hô đả đảo địa chủ, thì ngày nay có hàng ngàn, hàng vạn Youtuber và Facebooker tung ra những thông tin bịa đặt nhằm hạ nhục, đánh gục, và cô lập Thiền Am.

Trong vụ án Thiền Am, có một trường hợp có thể nói làm nhói tim của nhiều người và gợi nhớ thời CCRĐ: đó là một người con nuôi tố cáo ân nhân mình là LL. Người này được ông Lê Tùng Vân xin về nuôi từ lúc còn rất nhỏ, cho đi học đàng hoàng, nhưng người này quay sang phản bội. Sự phản bội của anh ta chỉ vì tiền. Anh ta lên mạng hồn nhiên nói rằng anh ta nhận tiền [từ một người Việt ở Mĩ] chỉ để bôi nhọ Thiền Am, và anh ta chỉ có một nhiệm vụ đó thôi. Nhóm luật sư nhận xét rằng anh ta là “một đứa con phản bội ân nhân, liên tục và ráo riết quấy rối nhân cách, trắng trợn vu cáo Thiền Am loạn luân.

Những lời nói của anh ta thường hết sức tục tằn, hết sức xằng bậy và cực kì vô lí. Ấy vậy mà báo chí ‘chánh thống’ có vẻ tin vào anh ta và giúp anh anh ta phát tán những bịa đặt ác độc về Thiền Am!

Tại sao trong xã hội có những con người quái đản như thế? Tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi đó dưới đây: họ mất tánh người.

“Lũ sống bầy đàn” và “đồ hỗn tạp”

Thiền Am không chỉ là nạn nhân của những du côn mạng, mà còn là nạn nhân bức hại của công an. Điều trớ trêu là: công an Đức Hoà cho rằng họ là ‘bị hại’ trong vụ án, nhưng chính họ cũng là người điều tra Thiền Am! Không biết có nơi nào mà một sự việc trớ trêu như xảy ra ở huyện Đức Hoà.

Những người trong Thiền Am bị công an phong toả nhiều tháng trời, bị tịch thu xe cộ, điện thoại, tiền bạc. Họ thậm chí không được luyện tập thể dục! Từ trẻ em, phụ nữ đến người lớn trong Thiền Am đều phải sống trong lo sợ, không biết mình mắc tội gì và không biết mình sẽ bị bắt ngày nào. Cả một bầu không khí khủng bố bao trùm những người trong Thiền Am cả mấy tháng trời, và có lẽ không ngoa khi nói rằng đời sống của họ chẳng khác gì địa ngục.

Bản báo cáo của luật sư còn làm nổi bật sự chuyên quyền, nếu không muốn nói là lộng hành, của công an địa phương. Chẳng hạn như viên công an cưỡng ép một phụ nữ trong Thiền Am đi khám phụ khoa một cách vô cớ, và khi người phụ nữ đó làm đơn tố cáo, thì công an huyện Đức Hoà lại giao cho viên công an đó ‘làm việc’ với người phụ nữ đó! Nói ‘làm việc’ là còn văn minh, vì trong thực tế, viên công an đó đe doạ, khủng bố tinh thần người phụ nữ đã tố cáo y. Khinh thường người dân đến thế là cùng.

Hàng chục khiếu nại của luật sư về những sai phạm của công an Đức Hoà trong thủ tục tố tụng và điều tra nhưng đều rơi vào không khí! Ngược lại, họ (công an Đức Hoà) trả đũa bằng cách gây khó khăn cho luật sư tiếp xúc thân chủ của mình mình. Khinh thường luật sư như thế có lẽ chỉ xảy ra ở huyện Đức Hoà?

Bản báo cáo có một đoạn tường thuật về sự lộng hành của một viên công an tên là Mai Hữu Trí. Tôi chú ý đoạn mô tả công an Trí như là một kẻ “ép cung, dụ cung, lấy cung suốt ngày và đêm; thái độ hằn học, đập bàn, xúc phạm bị can như chửi thề ‘ĐM’, quát ‘lũ bay sống bầy đàn’, ‘đồ hỗn tạp’.

Mất tánh người

Cái câu thoá mạ của công an Trí đối với người của Thiền Am (“lũ bay sống bầy đàn”, và “đồ hỗn tạp”) làm tôi chú ý. Câu nói này của viên công an không phải ngẫu nhiên, mà rất có thể phản ảnh một cái nhìn thù hận với 2 thanh niên trong Thiền Am.

Dường như trong con mắt hay trong bộ não của công an Trí, 2 thanh niên đó không phải là con người, hay thấp hơn con người? Dám lắm. Bởi nếu không suy nghĩ như thế thì làm sao có thể gọi người ta là “bầy đàn” và “đồ hỗn tạp”. Mà, quát trước mặt nạn nhân! Tức là viên công an này xem 2 người thanh niên đó thấp hơn con người.  

Thái độ và câu nói của công an Trí (cũng như nhiều du côn mạng đã và đang ngày đêm vu khống và làm nhục Thiền Am) cho thấy họ rất khác chúng ta.

Họ khác chúng ta là vì họ không có khả năng liên tưởng với thực tế. Cái khuyết tật là họ không có khả năng nhìn sự vật bằng cái nhìn của người khác. Họ không có khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác, và chính vì yếu tố này đã biến họ thành những người rất khác biệt.

Nhưng tại sao họ không có khả năng suy nghĩ về nỗi khổ của người khác? Về mặt sinh học, rất có thể họ thiếu những tế bào cảm nhận sự đau khổ. Tuy nhiên, thực tế hơn, tôi nghĩ đến 3 lí do sau đây:

Lí do thứ nhứt: lợi ích cá nhân

Những công an viên hay nhà báo thuộc Nhà nước thì chỉ nghĩ đến cái lí tưởng mà họ đang phục vụ cho một tổ chức nào đó. Và, rất có thể tổ chức đó không muốn một nhóm tu tại gia và nuôi trẻ mồ côi như Thiền Am hiện diện trên cõi đời này. Có lẽ đối với họ, sự hiện diện của Thiền Am là một sự cạnh tranh về ảnh hưởng đến đạo đức xã hội mà họ muốn độc quyền?

Những du côn mạng làm nhục Thiền Am thì chỉ nghĩ đến lợi ích làm tiền từ youtube hay facebook. Đối với facebook, cuộc sống của con người là một cơ sở dữ liệu để họ khai thác kiếm tiền, không hơn không kém. Mỗi dữ liệu có trọng số như nhau, bất kể dữ liệu đó là nguỵ tạo hay sự thật. Không có chiều kích nhân loại trong hệ thống của facebook và youtube. Đó là một hệ thống phi nhân tánh.

do thứ hai: mù quáng

Người thì mù quáng làm tiền, kẻ thì mù quáng tuân theo những chuẩn mực đạo đức đã bị bóp méo theo cái nhìn của tổ chức mà họ đang phục vụ. Và, hàng triệu người có thể bị triệt tiêu vì cái sự mù quáng đó. Chính sự mù quáng tuân theo theo các tập quán mang tính đảng phái hoá làm theo những thủ tục được tổ chức hoá đã làm cho họ mất khả năng suy nghĩ về nỗi đau của người khác.

Bàn đến chuyện mù quáng làm tôi liên tưởng đến Adolf Eichmann, một quan chức trong Đức Quốc Xã từng tham gia hạ sát hàng vạn người Do Thái. Trong phiên toà Nuremberg, khi được hỏi tại sao những kẻ phạm tội ác làm cái việc tày trời đó, họ thường nói rằng phải tuân thủ lệnh cấp trên. Những kẻ mù quáng hãm hại Thiền Am có lẽ sẽ biện minh rằng họ chỉ làm theo lệnh của ai đó. Nói cách khác, họ đánh mất cái nhân tánh của chính họ.

do thứ ba: bao bọc bởi ác ngữ

Chú ý những kẻ hãm hại Thiền Am họ hay thêu dệt câu chuyện, đâm thọc, và chửa rủa, hay nói chung là những từ ngữ hết sức ác độc. Cái câu của công an Trí (“Lũ sống bầy đàn” và “đồ hỗn tạp”) chính là một ác ngữ. Ngoài ác ngữ, họ còn sống trong cái không gian được bao bộc bởi những sáo ngữ, những khẩu hiệu trừu tượng, những hành vi vô cảm. Ác ngữ, mĩ từ, sáo ngữ đã làm cho họ không biết được cuộc sống của người ngoài không gian của họ, và do đó, họ không có khả năng thụ cảm cuộc sống lương thiện của người khác.

Cả 3 lí do có thể qui về một mệnh đề: mất nhân tánh. “Mất” chứ không phải “thiếu” nhân tánh. Vì đánh mất nhân tánh, nên họ không có khả năng thụ cảm nỗi đau của người khác, và không có khả năng nghĩ như người khác.

Nhìn tổng quan, vụ án Thiền Am chỉ là một biểu hiện của một xã hội bị đột biến về đạo đức, mà trong đó có những con người điên cuồng nhục mạ người khác để kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội thiếu nhân tánh. Vụ án Thiền Am còn cho thấy những người lương thiện rất dễ trở thành ‘tội phạm’ trong con mắt của những người có vai trò bảo vệ luật pháp nhưng lại là những con người bị khuyết tật tâm thần, không có khả năng thấu cảm nỗi đau của người khác. Chính vì sự mất liên hệ với thực tế nhân loại, nên những người bị khuyết tật tâm thần này là cội nguồn của nhiều oan khiên.

Đọc báo cáo vụ án Thiền Am của đoàn luật sư

Bản ‘Báo cáo vụ án’ [1] của các luật sư đại diện Thiền Am cung cấp nhiều thông tin cho thấy những người trong Thiền Am đã bị bức hại trong một thời gian dài, và trong thời gian đó, họ đã bị vu khống, bịa đặt và thoá mạ ở mức độ mà các luật sư mô tả là “kinh hồn”.

Ngày 15/6/2022, các luật sư của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (sẽ viết tắt là “Thiền Am”) gởi một văn bản đến các lãnh đạo Quốc hội, Chánh phủ, và Đảng CSVN về vụ án Thiền Am. Trong văn bản 10 trang này, các luật sư đã nêu ra (i) hàng loạt những vi phạm về qui trình điều tra và tố tụng của công an huyện Đức Hoà; và (ii) những oan khiên ngút trời của những người trong Thiền Am.

Kết luận tội danh và vấn đề

Để hiểu bản Báo cáo, chúng ta cần phải đặt nó trong bối cảnh. Bối cảnh là qua 6 tháng điều tra, ngày 2/6/2022 công an tỉnh Long An đã ra “Kết luận điều tra vụ án hình sự” [2] và đề nghị truy tố 6 bị can trong Thiền Am. Sáu người đó là ông Lê Tùng Vân (90 tuổi) và các đệ tử của ông là Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), và bà Cao Thị Cúc (62 tuổi). Tội danh của họ là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“.

Chỉ 1 tội danh duy nhứt.

Các luật sư khẳng định và tái khẳng đinh rằng tất cả các ‘tội danh’ khác (trục lợi, giả tu, lừa đảo cướp đoạt tài sản, loạn luân) mà mạng xã hội và báo chí tung ra đều là bịa đặt, sai sự thật và vu khống, và những người tung ra tin đó là phạm tội ác, cần phải bị trừng trị.

Người tố cáo (‘bị hại’) là ông Thích Minh Thiện (tên thật Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An; ông Thích Nhật Từ (Trần Ngọc Thảo), là Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ tại TPHCM; và cơ quan công an huyện Đức Hoà.

Ngày 15/6/2022, đoàn luật sư của Thiền Am (Ngô Thị Hoàng Anh, Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng, và Đặng Đình Mạnh) đã có một “Báo cáo” dài 10 trang gởi cho văn phòng trung ương đảng CSVN, văn phòng thủ tướng, văn phòng chủ tịch Nước, bộ trưởng Bộ công an, ban tôn giáo Chánh phủ, v.v. Bản báo cáo khá dài, nên tôi xin tóm lược vài ý chánh để các bạn nào chưa có dịp đọc nắm được vấn đề.

Vấn đề là gì? Nhiều vấn đề lắm. Nhưng 3 vấn đề nổi cộm nhứt là:

  • bản kết luận của công an không đủ căn cứ;
  • công an huyện Đức Hoà đã có nhiều “vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân“; và
  • những bức hại và oan khiên ngút trời mà Thiền Am đã và đang kinh qua.

Về “Bản kết luận” của công an

Bản kết luận của công an tỉnh Long An (ngày 2/6/2022) cho rằng những video clip do nhóm Năm Chú Tiểu phát hành trên youtube là ‘mạo danh Đức Phật‘, là ‘phỉ  báng đạo Phật‘. Đây cũng là tố cáo mà ông Thích Minh Thiện đã phát biểu đối với những người trong Thiền Am. Nhưng theo các luật sư, kết luận này là mang tính “quy kết thiếu căn cứ và có phần ấu trĩ về kiến thức Phật giáo.”

Sai phạm của công an huyện Đức Hoà

Còn những sai phạm của công an thì được liệt kê cả 2 trang giấy A4. Chẳng hạn như điều trớ trêu và vô lí nhứt là: cơ quan công an huyện Đức Hoà tố cáo rằng họ bị vài thành viên trong Thiền Am “xúc phạm uy tín“, thế nhưng chính họ cũng là người điều tra Thiền Am!

Sau khi bị các luật sư khiếu nại về qui trình điều tra, thì vụ việc được chuyển lên công an tỉnh điều tra. Nhưng điều lạ lùng là trong thực tế, những điều tra viên thuộc công an huyện Đức Hoà vẫn tham gia điều tra! Không có sự độc lập gì cả.

Chưa hết, trong một sự việc khác, công an huyện Đức Hoà cưỡng ép cô Bùi Ngọc Trâm (một thành viên trong gia đình Thiền Am) đi khám phụ khoa, một sự vi phạm nghiêm trọng quyền công dân và xâm phạm cơ thể cô ấy một cách thô bạo. Cô Trâm có đơn tố cáo công an về hành động vi phạm luật pháp đó. Sau đó, công an huyện Đức Hoà giao cho người điều tra viên đã làm nhục cô trước đây “làm việc” với cô về đơn tố cáo! Điều tra viên này (không thấy nêu tên) nhân dịp này đã “có hành vi đe doạ người tố cáo [là cô Bùi Ngọc Trâm], gây hoảng loạn tinh thần đối với người tố cáo.” Có thể họ vừa xem thường vừa muốn trả thù người tố cáo?

Đọc bản Báo cáo, bất cứ ai có chút lương năng bình dân cũng đều thấy công an huyện Đức Hoà hình như rất xem thường các qui định về điều tra và tố tụng, xem thường luật sư, và xem công dân như là kẻ tội phạm. Họ cưỡng chế một phụ nữ không liên quan gì đến vụ án đi khám phụ khoa, gây hoảng loạn tâm lí cho người này. Họ ghi biên bản không đúng sự thật. Họ vi phạm nội qui trại giam. Họ có hành vi xâm phạm tư pháp. Họ thu giữ tài sản của Thiền Am mà chẳng dựa vào căn cứ nào cả. Họ phong toả Thiền Am một thời gian dài dù chưa ai trong đó bị tội phạm nào, cản trở và không cho luật sư vào Thiền Am.

Các bị can và luật sư gởi cả 10 khiếu nại về thái độ, tác phong và đàn áp của công an, nhưng tất cả đều không được hồi đáp, hay có hồi đáp thì cũng “không đầy đủ, chưa thoả đáng, chưa khách quan, thiếu công tâm.”

Nỗi oan của Thiền Am và những ‘youtuber kền kền’

Bản báo cáo còn có “Đơn Kêu Oan” của những người trong Thiền Am bị bức hại và đàn áp trong thời gian qua. Đơn này đã được gởi cho những người lãnh đạo trong Chánh phủ, Quốc hội, Đảng CSVN, v.v. Trong Đơn, các bị can đã trình bày khá cặn kẽ những oan khiên mà họ đã kinh qua trong 3 năm trời. Trong Đơn Kêu Oan, có đoạn viết rằng sau những thành công vang dội của các thành viên trong Thiền Am trên sân khấu văn nghệ, thì họ hứng chịu rất nhiều vu khống từ những kẻ dùng mạng xã hội (mà tiếng Anh gọi là “Cyberbully hay Du côn mạng):

Thời gian đầu, sự phá rối chỉ xuất hiện ở một vài cá nhân, chủ yếu là các tài khoản sử dụng nền tảng xã hội Youtube, Facebook. Họ thêu dệt, bịa đặt và nói xấu các thành viên của hộ, chủ yếu là các thanh niên và các cô gái. Mục đích chỉ để câu view, câu like vì càng có thông tin giựt gân thì càng gợi trí tò mò của người xem và có nhiều thu nhập từ lượt người xem trên Youtube.

Lâu dần, để tránh sự nhàm chán vì những thông tin cứ lặp đi lặp lại, họ bịa đặt ra nhiều sự kiện chấn động hơn, thậm chí còn vu khống cho cụ Lê Tùng Vân, người lớn tuổi nhất của hộ, có hành vi loạn luân, quan hệ với em vợ, em gái, con và cả cháu … Chưa dừng lại ở đó, những người này còn bịa đặt cả những vụ án rùng rợn như giết người băm thịt nuôi cá tra hay dìm chết trẻ sơ sinh, v.v. Điều lạ là thông tin càng đồn thổi vô căn cứ và hoang đường bao nhiêu thì lượng người xem càng thích thú, chào đón, và từ vài kênh ban đầu đã sinh sôi nẩy nở ra hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kênh để truyền tải, trao đổi, bàn tán, suy luận và ai cũng cho là mình mới là nhân chứng sống, tận mắt chứng kiến những sự việc ghê tởm đó. Và, càng ngày sự lan truyền càng rộng đến nổi một số báo đài chính thống cũng tham gia đưa tin úp mở kiểu như ‘có dấu hiệu’, ‘nguồn tin đáng tin cậy’, hoặc ‘theo lãnh đạo cơ quan công an’, v.v. Cuối cùng thì có người xoá bài, xoá kênh, còn các báo, đài thì lặng lẽ gỡ, chỉnh hoặc thay đổi nội dung đã đăng tải trước đây mà cũng không một lời cải chính.

Thậm chí có một vị chức sắc tôn giáo, có tiếng tăm, có uy tín và cũng tham gia hoạt động Youtube cũng úp mở kiểu ‘người ta biết, người ta đã nắm các chứng cứ, nếu ngoan, nếu im lặng thì người ta sẻ bỏ qua vì nhân đạo, còn nếu chống đối, cứng đầu thì người ta sẽ phanh phui, sẽ công bố và xử lý …’, và ông ấy cứ ra rả ngày này qua ngày khác, thậm chí đe doạ, xúc phạm một số kênh Youtube có ý bênh vực chúng tôi. Và [ông ấy] cổ suý, kích động những kênh đối lập đang công kích, nhục mạ, bôi nhọ, thậm chí chửi bới chúng tôi chỉ nhằm câu view và kiếm tiền.

Quá bức xúc nên chúng tôi nhiều lần gởi đơn tố giác việc bị xúc phạm, làm nhục hoặc vu khống đến cơ quan công an huyện Đức Hoà, công an tỉnh Long An, cơ quan công an nơi những người chủ tài khoản Youtube cư trú mà chúng tôi tìm hiểu được, thậm chí gởi đến Bộ công an tại TPHCM. Nhưng đáng tiếc là những lá đơn của chúng tôi rơi vào im lặng, kể cả kết quả trả lời đơn trong trường hợp “không phát hiện hành vi phạn tội” như trong qui trình xử lý đơn tố giác tội phạm hoặc khiếu nại, tố cáo cũng không có dù chúng tôi thường xuyên kêu cứu.”

Những ‘nhân vật’ trong vụ án Thiền Am

Nhiều người được đề cập trong Bản Báo Cáo của các luật sư. Ngoài các thành viên trong Thiền Am là bị cáo, những người được nhắc đến vì có liên quan đến vụ án:

  • Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng Lò Vôi), người đã thực hiện nhiều livestream vu khống và thoá mạ ông Lê Tùng Vân và những người trong Thiền Am. Sau hơn 1 năm trời livestream ‘đụng chạn’ và gây bức xúc cho rất nhiều người, bà Hằng đã bị công an tạm giam vào ngày 24/3/2022.
  • Võ Văn ThắngĐoàn Thị Tuyết Mai (ba và mẹ của Diễm My), người lấy cớ tìm con gái Diễm My, cầm đầu và chủ mưu kéo 50 kẻ côn đồ tấn công vào Thiền Am vào ngày 12/12/2019. Trước đó chỉ vài ngày, ông Thắng và bà Mai đã chấp nhận cho Diễm My sống trong Thiền Am, và Thiền Am đã đăng kí hộ khẩu cho Diễm My.
  • Trần Quốc Dũ (hình như là luật sư?), người đã sản xuất và phát tán hàng ngàn video clip để vu khống, thoá mạ, và làm nhục ông Lê Tùng Vân và những người trong Thiền Am. Các luật sư viết rằng ông Dũ “có nhiều hành vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư“.
  • Lê Thanh Minh Tùng (con nuôi của ông Lê Tùng Vân), người mà luật sư gọi là “một đứa con phản bội ân nhân, liên tục và ráo riết quấy rối nhân cách, trắng trợn vu cáo Thiền Am loạn luân” và từng xuất hiện như là một ‘nhân chứng’ trong vài livestream của bà Nguyễn Phương Hằng.
  • Văn Công Minh (Đại tá, Phó Giám đốc công an tỉnh Long An), người đã tuyên bố với báo chí rằng công an huyện Đức Hoà “đang điều tra mở rộng thêm nhiều tội danh hoặc việc chuyển vụ án là để điều tra thêm tội ‘loạn luân’ và ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Về hành vi và tuyên bố của ông Minh, nhóm luật sư đặt câu hỏi “Phải chăng chính cơ quan pháp luật tỉnh Long An cố ý tung hoả mù để làm xấu đi hình ảnh ông Lê Tùng Vân và các thành viên Thiền Am, nhằm cô lập để dễ bề xử lý, tận diệt cơ sở nuôi trẻ mồ côi và là điểm tu tập gia đình của hộ bà Cao Thị Cúc tại Thiền Am?
  • Mai Hữu Trí (điều tra viên thuộc công an huyện Đức Hoà), người mà các luật sư mô tả có vấn đề về thái độ và tác phong làm việc. Theo mô tả của các luật sư, ông Trí “ép cung, dụ cung, lấy cung suốt ngày và đêm; thái độ hằn học, đập bàn, xúc phạm bị can như chửi thề ‘ĐM’, quát ‘lũ bay sống bầy đàn’, ‘đồ hỗn tạp’.
  • Thích Nhật Từ (một quan chức trong Gíao hội Phật giáo Việt Nam và hiện trụ trì tại chùa Giác Ngộ, TPHCM), người tố cáo ông Lê Tùng Vân là xúc phạm danh dự của ông. Theo bản kết luận của công an, bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên được cho rằng đã nói “GHPG nói đúng thì sư phụ nghe; GHPG nói tầm bậy thì sư phụ ngồi trước mặt cơ quan công an nói cái ông Thích Nhật Từ ngu như bò.”  Vì câu nói được cho là từ ông Lê Tùng Vân, ông Thích Nhật Từ đâm đơn kiện ông Lê Tùng Vân đã xúc phạm ông. Nhưng theo Đơn Kêu Oan ở trên, chính ông Thích Nhật Từ là người đã nhiều lần và liên tục phát tán những thông tin bịa đặt hay vu khống rằng Thiền Am loạn luân.

Các luật sư đi đến nhận định như sau: “Thông tin về hành vi lừa đảo và loạn luân xảy ra nơi Thiền Am, đặc biệt về hành vi loạn luân là hoàn toàn sai sự thật, là bịa đặt và vu khống do một số Fbker và Youtuber dựng lên có chủ đích và ác ý, khiến cho các thành viên sống tại Thiền Am trở thành nạn nhân bị bức hại qua việc bị vu khống, thoá mạ liên tục, kéo dài với mức độ kinh hồn, bị đám đông quá khích gây hấn, đập phá, gây thương tích, huỷ hoại tài sản … Điển hình vợ chồng ông Võ Văn Thắng và Đoàn Thị Tuyết Mai xúi giục và lôi kéo khoảng 50 người quá khích đến gây án tại Thiền Am hay hàng trăm fan hâm mộ của bà Nguyễn Phương Hằng từng kéo đến Thiền Am phá cổng nhà, gây áp lực lớn cho các thành viên Thiền Am.

Cuối cùng, các luật sư kiến nghị các “lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các cơ quan thẩm quyền Trung ương quan tâm đến vụ án […] chỉ đạo và kiểm tra việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, tránh để oan sai cho 6 bị can.”

Công chúng còn phải chờ xem phản ứng của các vị ấy như thế nào. Nhưng mượn cách nói tiếng Anh là: đừng nín thở lâu quá (“Don’t hold your breath“). Còn kì vọng về công lí từ các cơ quan hữu trách ở huyện Đức Hoà thì chỉ là hi vọng.

_______

[1] Báo cáo điều tra của công an Long An (2/6/2022)

[2] Báo cáo vụ án của đoàn luật sư (15/6/2022)

Xem thêm:

Những câu hỏi và trả lời về Thiền Am: tất cả những diễn biến chánh trong vụ án được tóm lược trong note này

Vụ án Thiền Am: tội ác và công lí

Đọc kết luận điều tra của công an Long An

Đọc báo cáo về vụ án của đoàn luật sư

Lịch sử lặp lại: Báo chí trích dẫn sai câu nói của ông Lê Tùng Vân và cáo buộc rằng ông xem thường luật pháp

Vụ án Thiền Am: tội ác và công lí

Tôi bắt đầu ngưỡng phục nhóm luật sư đại diện cho Thiền Am rồi. Trong một video mới nhứt, họ có những phát biểu dứt khoát và đanh thép về những kẻ đã hãm hại Thiền Am trong suốt 3 năm qua. Các luật sư gọi họ là những kẻ đã gây “tội ác”, và họ cần phải được trừng trị.

Tôi mới xem xong cái video “Phiên toà và những nỗi lo” [1] của nhóm luật sư đại diện cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (sẽ gọi tắt là “Thiền Am”). Thật ra, tôi thấy cái tựa đề đó không hẳn là tương xứng với những thông tin rất quan trọng mà họ đã trình bày cho công chúng thấy: đó là có một thế lực hắc ám, một thế lực rất mạnh đã gây nên tội ác, và tội ác của họ là hãm hại Thiền Am trong suốt 3 năm qua.

Phát biểu của luật sư đại diện cho Thiền Am trên trang “Nhật ký Luật Sư” (từ phút 23:45)

Vào đầu video, các luật sư xác quyết rằng:

Hôm nay, chúng tôi xin khẳng định lại, và đây là một lời khẳng định: đó là các thành viên trong Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ bao gồm ông Lê Tùng Vân, bà Cao Thị Cúc, ông Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên, Lê Thanh Tùng Dương, và một nghi can đang tách ra là bà Lê Thu Vân, cùng tất cả những thành viên khác còn lại trong Thiền Am hiện nay chỉ có liên quan đến đó là tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân‘, và tội danh này được qui định tại điều 331 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.”

Chứng cớ nào cho tội danh đó? Hoá ra, tội danh đó được kết luận từ một phát biểu của Lê Thanh Hoàn Nguyên trong một video phản bác sự vu khống của một người có biệt danh là ‘Thám tử Cao’, có đoạn nói:

Quí vị nghe Hoàn Nguyên nhắc đến Mẹ Nấm, quí vị đừng có nghĩ rằng tại sao HN chơi với ‘phản động’ hay là Mẹ Nấm phản động này kia. HN nói cho quí vị biết ớ: trong đầu của HN không có cái định nghĩa phản động, không có khái niệm người này phản động hay người kia không phản động, mà HN chỉ có 1 điều duy nhứt trong cuộc đời mà HN tin theo cái lí tưởng đó cho tới bây giờ thôi: Đó là đúng hoặc sai. Chứ không phải là phản động hay không phản động, là ngồi tù hay sống bên nước VN hay nước ngoài, hay bên Mĩ, bên Úc, bên Canada … Phản động mà đúng tôi nghe; còn không phản động nói tầm bậy tôi hổng nghe.  Cái tánh tôi y hệt như sư phụ tôi. Sư phụ tôi hả, nếu Giáo hội Phật giáo nói đúng, sư phụ nghe; Giáo hội nói tầm bậy thì sư phụ ngồi trước mặt cơ quan công an sư phụ nói cái ông Nhật Từ ngu như bò. Vậy thôi.” 

Những chỗ tôi gạch dòng là cái cớ để công an cáo buộc Hoàn Nguyên vào cái tội trong điều luật 331!

Các luật sư nhận định rằng nếu như thân chủ của họ với một phát biểu ‘casual’ như trên mà bị đi tù thì sẽ có hàng triệu triệu người Việt Nam cũng sẽ phải đi tù. Họ nói thêm rằng cho dù câu nói đó là sai thì cũng cao lắm là xử lí hành chánh, hay nhắc nhở, hay cảnh cáo mà thôi, chứ không thể nào đến độ phải đi tù. Luật sư nói:

Cái việc xúc phạm 1 người, đó là hành vi cần phải trừng trị. Nhưng với những câu nói đó chúng tôi chưa bao giờ nói là đúng vì xúc phạm một người nào đó, ai cũng có danh dự nhân phẩm của người đó; do đó nếu chúng ta lở lời mà xúc phạm một người nào đó bằng những lời lẽ có thể xem là đụng chạm đến nhân phẩm thì chúng ta sai. Và, cái sai đó phải được xử lí. Nhưng cái việc xử lí mà chúng tôi nói bằng nhắc nhở, cảnh cáo, khiển trách, hay là làm kiểm điểm, hoặc là xử lí hành chính. Chứ còn bằng những từ đó [ý nói của Hoàn Nguyên] đưa vào tù thì thật sự các luật sư chúng tôi không còn gì để mà bào chữa. Chúng tôi xin xác định như vậy.

[…]

Hiện nay, trên báo chí, trên cộng đồng mạng, cũng như trên tất cả các phương tiện truyền thông khác, kể cả nói chuyện giữa cá nhân với cá nhân, thì họ còn dùng những cái từ nó còn tệ hại gập trăm, gấp ngàn lần, mà cứ như vậy là vi phạm thì không lẽ là cơ quan công an có thời gian để họ xử lí những cái tình huống như vậy.”

Tội ác

Trong video này và vài video trước, các luật sư cho biết rằng Thiền Am đã bị vu khống, xuyên tạc, ám hại trong suốt 3 năm trời bởi những kẻ dùng mạng xã hội (youtube, facebook), những chức sắc tôn giáo, quan chức Nhà nước, và cả báo chí ‘chánh thống’. Họ bị vu cáo là lợi dụng trẻ em, là lừa đảo tiền từ thiện, và nghiêm trọng và kinh tởm hơn hết là ‘loạn luân’. Các luật sư cho biết:

[Thiền Am] là nạn nhân, là bị hại của một chiến dịch kinh khủng, và của bàn tay tội ác với một thế lực chúng tôi nghĩ rằng rất là mạnh nhưng chúng tôi nghĩ không có nghĩa là mạnh nhứt trong nước Việt Nam này. Tôi dám cam đoan điều đó. Và, bất cứ thế lực nào nếu như vi phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ bị lôi ra ánh sáng, và những người đó (những người từng chống đối hay có thành kiến) bây giờ họ cảm thấy hối tiếc, ân hận về cái việc họ đã từng nói xấu hay từng có những bài viết, những phát biểu đụng chạm, xúc phạm đến những người mà họ cho rằng có tội, và bây giờ người ta vô tội, người ta bị oan, thì cái việc họ quay trở lại ủng hộ thì chúng tôi nghĩ là chuyện bình thường.

Một trong những người mà các luật sư đề cập đến là ông Thích Nhật Từ, một quan chức cao cấp trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ông này đã nhiều lần lên mạng dùng youtube và facebook đưa ra những cáo buộc rằng có ‘loạn luân’ trong Thiền Am. Các luật sư trích dẫn lời nói của ông Thích Nhật Từ cáo buộc rằng 5 chú tiểu (nổi tiếng với chương trình Thách Thức Danh Hài) có mẹ ruột là những sư cô trong Thiền Am, và các sư cô đó là con ruột của ông Lê Tùng Vân. Ông Thích Nhật Từ còn nói rằng:

cái vụ thử máu vừa qua cho ra kết quả và đài truyền hình Long An đã công bố kết quả này, các tờ báo quan trọng đã đưa tin.

Sau khi trích dẫn lời phát biểu đó của ông Thích Nhật Từ, các luật sư nhận định rằng hành vi vu khống, xuyên tạc đó là một tội ác. Họ nói:

Những hành vi đó là tội ác. Chúng tôi nhắc lại là tội ác, cần phải trừng trị.

Những ‘hiệp sĩ’

Trong một đoạn, các luật sư cho biết rằng khi họ nhận lời đại diện cho Thiền Am, họ không quan tâm đến cáo buộc 331. Họ đã đọc nhiều tin từ báo đài ‘chánh thống’ và họ cũng nghi ngờ rằng những người trong Thiền Am là lừa đảo và thậm chí loạn luân. Họ ‘dấn thân’ vào vụ án là để làm rõ có hay không có hành vi chiếm đoạt tài sản, cũng như hành vi loạn luân, mà rất nhiều cá nhân và tổ chức phát tán trong nhiều tháng qua.

Họ phải làm việc cật lực và cẩn trọng để trả lời câu hỏi đó. Họ cho biết là phải xem hàng trăm bài báo, hàng ngàn video clip, và phải vật lộn với một khối lượng thông tin mà họ mô tả là ‘khủng khiếp‘. Có những ngày họ phải làm việc đến 3-4 giờ sáng để đối chiếu, so sánh, và xác minh ai là người tung tin, và tung tin với mục đích gì. Và, cuối cùng họ đã có đủ chứng cớ để tuyên bố rằng các tội danh khác mà báo chí và hàng ngàn người dùng mạng xã hội đồn thổi là hoàn toàn sai trái:

Còn lại, tất cả những hành vi, những tội danh được đồn thổi, được bịa đặt, được vu khống trên cộng đồng mạng, trên các cơ quan truyền thông báo chí, hoặc thông qua miệng của những vị chức sắc tôn giáo, người lãnh đạo cao cấp, chúng tôi xin xác định: đó là lời nói dối, đó là thông tin bịa đặt, không có căn cứ, và những người lan truyền những thông tin đó, nếu vẫn còn ngoan cố, chắc chắn họ phải trả giá trước pháp luật.”

Các luật sư tâm sự rằng việc làm và nỗ lực của họ xem như một sự chuộc lỗi. Trước đây, họ đã có những suy nghĩ (dù chưa viết xuống hay phát biểu) tiêu cực về Thiền Am, nhưng nay sự thật đã hé lộ và họ đã suy nghĩ sai. Họ sửa sai bằng cách giúp Thiền Am minh oan, và lấy lại công bằng cho Thiền Am. Đó là một hành động đáng ngưỡng mộ vậy!

Các luật sư còn cho biết rằng họ không phải là những người hối lỗi duy nhứt, mà còn có nhiều đồng nghiệp và bạn bè của họ, sau khi biết được sự thật cũng đã hối lỗi. Những người hối lỗi này đang thu thập thông tin từ các luật sư, và họ sẽ xử lí những kẻ gây tội ác theo trình tự của họ. Cuối cùng, luật sư cho biết cho dù những kẻ gây tội ác là ai, họ vẫn không dừng bước:

“Cho dù họ là ai, dù họ mạnh hay quan trọng thế nào, chúng tôi không bao giờ dừng bước.”

_____

[1] https://www.youtube.com/watch?v=bD7sNx_kzl0 (từ phút 23:45)

Trích một số phát biểu quan trọng của nhóm luật sư đại diện cho Thiền Am.

Những câu hỏi và trả lời về Thiền Am: tất cả những diễn biến chánh trong vụ án được tóm lược trong note này

Vụ án Thiền Am: tội ác và công lí

Đọc kết luận điều tra của công an Long An

Đọc báo cáo về vụ án của đoàn luật sư

Lịch sử lặp lại: Báo chí trích dẫn sai câu nói của ông Lê Tùng Vân và cáo buộc rằng ông xem thường luật pháp

Vụ án Thiền Am: Đọc kết luận điều tra của công an Long An

LGT: Đây là một bài viết của một bạn đọc tên là Đặng Tín gởi cho tôi vài ngày trước, nhưng mãi đến hôm nay mới đọc xong. Tôi đã xin phép tác giả cho tôi biên tập và bỏ vài chỗ mà tôi nghĩ không liên quan hay ngôn từ có vẻ nặng nề.

Ngày 2/6/2022, sau khoảng 6 tháng điều tra, công an tỉnh Long An ra “Kết luận điều tra vụ án hình sự và đề nghị truy tố” 6 bị can trong Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“. Sáu người này bị kết tội qua 5 video clip được phát trên youtube. Bài này sẽ điểm qua nội dung của 5 video đó và đặt trong bối cảnh để bạn đọc có một cái nhìn công tâm, và tự đánh giá xem họ có thật sự phạm tội đó.

Theo văn bản kết luận điều tra của công an tỉnh Long An, có 3 người / đối tượng đã nộp đơn tố cáo Thiền Am:

  • Ông Thích Minh Thiện (tên thật Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An;
  • Ông Thích Nhật Từ (tên thật là Trần Ngọc Thảo). Ông Thảo là Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ tại TPHCM; và
  • Cơ quan công an huyện Đức Hoà.

Nội dung tố cáo của những người ‘bị hại’ trên là 5 video clip được phát hành trên Youtube trong thời gian từ 2019 đến 2021.

Cáo buộc 1: Mạo danh, mạo xưng, xúc phạm Đức Phật.

Ông Thích Minh Thiện trước đây qua những phát biểu trên hệ thống truyền thông của Nhà nước cáo buộc rằng ông Lê Tùng Vân (người đứng đầu Thiền Am) cùng những người ở Thiền Am là “giả sư” và Thiền Am là “giả chùa.” Tuy nhiên, trong đơn tố cáo chính thức thì ông Thích Minh Thiện tố cáo rằng Thiền Am mạo danh, mạo xưng, xúc phạm Đức Phật.

Chứng cứ: Ông Thích Minh Thiện dựa vào một video clip có tựa đề là Năm Chú Tiểu phần 2, người lớn mừng tuổi Thầy Ông Nội ngày mồng 1 Tết, ngày 2/7/2019, làm chứng cứ cho cáo buộc của ông.

Thật ra, video phản ảnh sinh hoạt trong Thiền Am nhân ngày mồng Một Tết, và trong đó có cảnh một số người lớn chấp tay lạy ông Lê Tùng Vân, người được gọi là “Thầy Ông Nội” trong Thiền Am.

Bàn luận: Khách quan mà nói, trong video không có một đoạn nào có thể xem là mấy người trong Thiền Am “mạo danh, mạo xưng, xúc phạm Đức Phật.” Việc xá lạy người lớn là một hành vi khá phổ biến ở miền Tây trong những ngày Tết, đám cưới, hay mừng thượng thọ. Lẽ tất nhiên, những câu “nam mô” không hề có ý nghĩa tôn ông Lê Tùng Vân là Đức Phật, mà chỉ là những câu tụng kinh rất phổ biến ở người tụ tại gia.

Mỗi gia đình hay tổ chức có những quy ước, quy định, thậm chí tục lệ riêng biệt, và Thiền Am cũng vậy. Việc xăm soi vào những hành vi mang tính tiểu tiết như cáo buộc của ông Thích Minh Thiện dĩ nhiên là quyền của ông ấy, nhưng từ xăm soi những tiểu tiết như thế mà nâng lên thành “tội” thì người viết bài này thấy tư cách tu sĩ của ông Thích Minh Thiện cần phải xem xét lại. Nếu là một sư quốc doanh thì tôi không bàn, nhưng nếu là tu sĩ Phật giáo thật sự thì ông có lẽ không xứng đáng.

Tôi nghĩ ngay cả khi Đức Phật có sống lại, Ngài cũng không nghĩ những hành vi như mô tả trong Thiền Am là mạo danh hay xúc phạm Ngài.

Cáo buộc 2: Thiền Am xúc phạm ông Thích Nhật Từ

Theo bản kết luận điều tra của công an tỉnh Long An, ông Thích Nhật Từ đệ đơn đề ngày 24/11/2021 tố cáo rằng ông Lê Tùng Vân và Lê Thanh Hoàn Nguyên đã “có lời nói xúc phạm cá nhân ông Thảo, làm nhiều video báng bổ Đức Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chứng cứ: Vẫn theo công an Long An bằng chứng là một video clip phát trên youtube ngày 5/8/2021. Trong video đó, bé Nghi Tâm bịt mắt đọc làu làu 541 câu kinh.

Trong đó, có một thông tin cho là xúc phạm danh dự cá nhân ông Thích Nhật Từ (không liên quan gì đến tôn giáo). Theo công an, bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên được cho rằng đã nói “Giáo hội nói đúng thì sư phụ nghe; Giáo hội nói tầm bậy thì sư phụ ngồi trước mặt cơ quan công an nói cái ông Thích Nhật Từ ngu như bò.”

Câu nói đó được cho là trích lại từ lời nói của ông Lê Tùng Vân. Câu nói đó được cho là một bình luận về những những lần ông Thích Nhật Từ lên mạng xã hội vu khống, bịa đặt, nói sai sự thật về bị can (tức Hoàn Nguyên) cùng những người khác tại Thiền Am. 

Bình luận: Câu hỏi mà các luật sư của Thiền Am đặt ra là dẫn lời nói từ người khác có phải là  vi phạm pháp luật hay không? Chẳng hạn như luật sư dẫn lời của ông Lê Tùng Vân thì luật sư có vi phạm luật pháp? Đây là câu hỏi khó có câu trả lời thoả đáng, bởi khó xác định là câu nói nào đó đã thật sự thốt ra (vì không có ghi âm).

Bàn ngoài lề, những ai từng đọc triết lý Phật chắc biết rằng hơn 2000 năm trước, Đức Phật cũng từng bị vu khống gian dâm, thậm chí sát nhân, nhưng Ngài rất bình thản, im lặng và không giải thích. Người tu thật không sợ đến cái gọi là ‘xúc phạm uy tín’; họ cần giữ sạch cái thân, khẩu, và ý.

Tuy nhiên, các luật sư đại diện Thiền Am cho biết rằng có bằng chứng ghi âm và ghi hình cho thấy ông Thích Nhật Từ quả thật đã vu khống, bịa đặt và xúc phạm những người trong Thiền Am. Trong một video thuyết pháp được phát tán từ youtube và các nền tảng xã hội khác, trước rất nhiều người nghe và [có lẽ] hàng triệu người xem, ông Thích Nhật Từ nói rằng những người trong Thiền Am phạm tội loạn luân. Ông dẫn lại lời của báo chí Nhà nước và nhà chức trách khẳng định rằng những người trong Thiền Am là loạn luân, và nhà chức trách chưa muốn công bố vì nhân đạo mà thôi. Ông Thích Nhật Từ còn đe doạ rằng ai dám phản đối thì ông sẽ phanh phui sự thật này. Nhưng những phát biểu đỏ của ông Thích Nhật Từ hoàn toàn là bịa đặt, vì Thiền Am không hề phạm tội loạn luân.

Dĩ nhiên, ông Thích Nhật Từ không có tư cách để kết tội ai, nhưng ông có khả năng ám sát nhân cách người khác. Ông là một quan chức cao cấp trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Lời nói lấp lửng của ông cũng là một bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu những người trong Thiền Am. Đó là nhận định của luật sư đại diện Thiền Am.

Những trẻ em trong Thiền Am sẽ trưởng thành và sẽ có lúc nghe những lời nói này từ ông Thích Nhật Từ thì sẽ là một vết thương tâm lí rất lớn, và ông Thích Nhật Từ nợ một lời xin lỗi Thiền Am rất lớn.

Cáo buộc 3: Thiền Am xúc phạm uy tín công an huyện Đức Hoà

Công an huyện Đức Hoà tố cáo rằng những người trong Thiền Am đã “xúc phạm uy tín của công an huyện Đức Hoà.” (Trang 2).

Bối cảnh: Để tỏ tường ‘câu chuyện’ có lẽ cần phải điểm qua những sự việc dẫn đến cáo buộc này. Võ Thị Diễm My là con gái của ông Võ Văn Thắng và Đoàn Tuyết Mai. Tháng 9/2019, Diễm My, là bạn của Lê Thanh Huyền Trân (một trẻ mồ côi trong Thiền Am), ghé thăm Thiền Am tỏ ý muốn tu tập tại đây. Tuy nhiên, Diễm My đã qui y ở một nơi khác. Sau đó, Diễm My đăng kí ở Thiền Am một cách hợp pháp và vợ chồng ông Thắng bà Mai chấp thuận.

Ngày 12/12/2019, công an huyện Đức Hoà mời bà Cao Thị Cúc, Diễm My và vợ chồng ông Võ Văn Thắng lên làm việc. Ông Lê Thanh Nhất Nguyên đi theo bà Cúc và Diễm My ra đồn công an. Sau đó, Diễm My bị … mất tích. Có cáo buộc rằng Diễm My đã bị bắt cóc, đưa lên xe cứu thương, và giao cho ông Thắng và bà Mai. Trước sự không trở lại của Diễm My, ông Lê Thanh Nhất Nguyên đã nói:

Yêu cầu công an trả Diễm My ra đây, mấy anh bắt cóc Diễm My vậy rồi mấy anh đổ lỗi cho tôi …” và “Nếu mà cái kết quả là không có đủ cơ sở để mà cáo buộc tội trạng xâm phạm gia cư bất hợp pháp hay các tội trạng trong này, tức là đây là một sự việc bỏ lọt tội phạm trầm trọng vô cùng chứ không phải thường.”

Lời nói đó có trong một video clip phát vào ngày 12/12/2019. Cơ quan công an Đức Hoà cho rằng Thiền Am đã xúc phạm đến uy tín của công an huyện Đức Hoà.

Bàn luận: Theo các luật sư của Thiền Am thì câu nói ‘bắt cóc’ của Lê Thanh Nhất Nguyên là không hợp lý. Tuy nhiên, luật sư cũng hiểu được nỗi bức xúc của Nhất Nguyên và những người trong Thiền Am khi thấy người mà họ chăm sóc (Diễm My) được mời lên đồn công an và không thấy trở về, họ cảm thấy có trách nhiệm. Từ đó, họ đã có một phản ứng không đúng. Nhưng phản ứng đó, tiểu tiết đó (câu nói ‘bắt cóc’) có đáng để tạm giam bị can suốt 6 tháng và cáo buộc là vi phạm điều luật 331?

Công an Đức Hoà có “bắt cóc” Diễm My hay không? Công an Đức Hoà bác bỏ cáo buộc đó.

Tuy nhiên, trong một video clip phát ngày 1/11/2020, chính cô Diễm My nói như sau [2]:

“… Tôi là cái người bị bắt cóc. Người công an ở phía sau ôm tôi vào lòng, hai tay ôm chặt, đè lên vú của tôi. Cái thằng đó tên là Bình. […] Tại sao nó dám đụng chạm đến thân thể con gái của tôi. Luật pháp nào cho phép nó làm điều đó […] Chính công an Bình, công an Thắng, và cả mấy chục công an trong cái đồn công an huyện Đức Hoà mới là tội phạm.”

Xem video  (từ phút 1:53)

“Gây mất an ninh trật tự”

Một cáo buộc khác đối với Thiền Am là họ gây mất “an ninh trật tự”. Nhưng trong thực tế thì cáo buộc này là một câu hỏi còn trong vòng tranh cãi.

Trong thực tế, những người trong Thiền Am sống khép kín, họ không gây ồn ào hay gây mất an ninh trật tự cho địa phương. Ngược lại, những người từ ngoài, như nhóm côn đồ do ông Võ Văn Thắng cầm đầu, hay các youtuber mới chính là những người gây mất an ninh trật tự.

Bằng chứng? Ngày 13/10/2019 ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Tuyết Mai dẫn một nhóm 50 người côn đồ xâm nhập vào Thiền Am để tìm Diễm My. Không tìm thấy Diễm My, những kẻ côn đồ này này đập phá tài sản của Thiền Am, và hành hung, gây thương tích 13% cho một thành viên của Thiền Am là Lê Thanh Nhị Nguyên.

Trong một video, ông Thắng thú nhận về hành động gây rối này:

“Muốn bắt cọp là phải vào hang cọp. Muốn cứu người trong đó, anh phải xâm nhập vô đó, anh phải gây rối trật tự thì buộc cơ quan nó mới vô cuộc. Cho nên cái động thái đó gia đình  mình mới đưa người tới. [Mục đích đưa người vào đó là để] gây rối, tạo gây rối, rồi báo với chính quyền […] Nếu mình không gây rối ở đó thì cơ quan họ không bao giờ vô cuộc.”

Xem video

Câu hỏi đặt ra là nếu ông tình nghi Thiền Am ‘giam giữ’ Diễm My thì tại sao ông không liên lạc công an hay nhờ cơ quan pháp luật, mà lại bày mưu gây mất an ninh trật tự? Theo các luật sư của Thiền Am thì ông Thắng đã vi phạm pháp luật.

***

Tóm lại, 6 thành viên trong Thiền Am bị cáo buộc rằng họ đã “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“. Ba đối tượng cáo buộc là “bị hại” là ông Thích Minh Thiện (Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An); ông Thích Nhật Từ (Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ tại TPHCM); và cơ quan công an huyện Đức Hoà. Chứng cớ của cáo buộc là 5 video clip do nhóm “Năm Chú Tiểu” của Thiền Am sản xuất và phát trên youtube.

Tuy nhiên, nếu xem qua một cách đầy đủ và xem cẩn thận những video clip đó thì người xem sẽ thấy cáo buộc đó hoàn toàn không đủ tính thuyết phục, mà chỉ là những “bới lông tìm vết” mà thôi.

Nếu những câu nói cẩu thả trong một bối cảnh bức xúc, hay những hành vi mang tính quy  ước gia đình mà bị kết tội là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” thì tôi e rằng tất cả người Việt Nam đều là những tội nhân dự khuyết, bởi tất cả chúng ta đều trong một giây phút nào đó ở một địa điểm nào đó đều có những phát ngôn ‘xềnh xoàng’ và cẩu thả như thế.

Hãy tự hỏi: nếu bạn là người của công chúng (có thể là một quan chức cao cấp, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhân sĩ trong cộng đồng, v.v.) và trong một lần bàn luận, bạn bị một người nói rằng “Ông ngu quá” thì bạn có cảm thấy bị xúc phạm không? Nếu là người của công chúng, có thể bạn không đồng ý với phát ngôn đó, nhưng có lẽ bạn không cảm thấy bị xúc phạm bởi vì đã là người của công chúng thì bạn sẵn sàng chấp nhận những phán xét, kể cả chê bai.

Nếu bạn dùng cái phán xét cẩu thả đó để nói rằng mình bị xúc phạm và kiện người ta ra toà thì e rằng bạn không phải là một người độ lượng và bao dung. Cá nhân người viết bài này vẫn thỉnh thoảng bị người ta mắng cho là “dốt quá”, “ngu quá”, nhưng tôi thì thấy rất thích những phán xét như thế, vì đó là dịp để mình tự nhìn lại mình và tự chỉnh sửa mình.

Ngược lại, nếu theo dõi những diễn biến của sự việc, bất cứ ai có công tâm cũng đều nhận ra rằng những người trong Thiền Am mới đúng là những người ‘bị hại’. Trong suốt 3 năm trời, những người trong Thiền Am và cá nhân ông Lê Tùng Vân là đối tượng của hàng ngàn (xin nhắc lại để nhấn mạnh: hàng ngàn) vu cáo trên không gian mạng xã hội, và thậm chí trên mặt báo chí của Nhà nước.

Mỗi bước đi, mỗi lời nói, mỗi hành vi của họ đều bị đem ra mổ xẻ và gán ghép những điều hết sức xúc phạm và vô luân. Những người dùng youtube và facebook tỏ ra hết sức vô giáo dục, thô lỗ, tục tằn và lưu manh. Họ dùng những từ ngữ vô cùng tục tĩu, họ chửi thề như ở chợ cá tôm, họ không biết đến thuần phong mĩ tục là gì. Họ đưa ra những vu không không có chứng cứ gì cả. Những kẻ này vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Chẳng hạn như có một người tên là Trần Quốc Dũ, mang danh “luật sư”, đã sản xuất và phát tán hơn 3000 video clip vu khống và xúc phạm Thiền Am. Người này cũng đã xoá hơn 2000 video clip sau khi nhận ra rằng mình đã vi phạm pháp luật. Hiện nay, các luật sư của Thiền Am đang tìm địa chỉ cư trú của người này để minh bạch một số cáo buộc người này đã phát tán trên mạng xã hội.

Tất cả báo chí đều nói một giọng, cáo buộc rằng Thiền Am không phải là chùa hay tịnh thất, rằng cụ Lê Tùng Vân ‘giả sư’, những người tu trong Thiền Am là ‘giả tu’, rằng cụ ấy ‘loạn luân’. Nhưng điều ngạc nhiên là họ không hề đến Thiền Am, họ không phỏng vấn một người nào trong Thiền Am! Họ chỉ hóng hớt thông tin từ công an và đội quân youtuber kền kền. Xu huớng chung là họ bắt bẻ những chi tiết vụn vặt, những danh xưng (mà họ không hiểu), và nguỵ biện theo kiểu ‘ad hominen’ vốn rất phổ biến trong báo giới Việt Nam. Tất cả đều mang tính vu cáo và kết tội hơn là làm sáng tỏ câu chuyện.  

Một người khác cũng rất hung hăn tấn công và bôi bẩn Thiền Am là bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng Lò Vôi). Bà livestream và tưởng tượng rằng khi công an đột nhập vào Thiền Am, họ thấy một số phụ nữ trần truồng chờ bị hãm hiếp! Trong thực tế, chẳng có công an hay bất cứ ai thấy như thế. Bà Hằng còn còn dùng một thứ ngôn ngữ kích động để huy động một nhóm người côn đồ đến uy hiếp, tấn công, chặt chém vào tài sản của Thiền Am vào ngày 4/11/2020.

Xin nhắc lại rằng trước đó, ngày 24/10/2019 một nhóm côn đồ dưới sự điều khiển của vợ chồng Võ Văn Thắng và Đoàn Tuyết Mai xông vào Thiền Am. Họ hành hung những người tu trong Thiền Am. Họ đập phá tài sản của Thiền Am. Họ cướp đi hơn 300 triệu đồng tiền mặt. Đặc biệt có một kẻ tên là Châu Vinh Hoá (nữ), ném một viên gạch bén nhọn thẳng vào Lê Thanh Nhị Nguyên làm cho vị này bị thương trên mặt mà bác sĩ giám định là thương tật lên đến 13%.

Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 29/9/2020, Tòa án huyện Đứс Hòa, tỉnh Long An đã xét xử tên Hóa. Họ ra bản án năm tù treo và bồi thường số tiền 8.930.000 đồng! Không thuyết phục với bản án, nên Nhị Nguyên kháng cáo. Và, trong phiên toà phúc thẩm vào ngày 10/12/2021, Châu Vinh Hoá hưởng mức án 2 năm tù treo và 4 năm thử thách, bồi thường cho Nhị Nguyên 17 triệu đồng. Còn kẻ cầm đầu là Võ Văn Thắng và Đoàn Tuyết Mai thì vô tội! 50 tên du côn xâm nhập và đập phá và cướp tiền của Thiền Am cũng vô tội!

Thật hiếm thấy một trường hợp nào mà oan ức như trường hợp của Thiền Am. Xin trích dẫn nguyên văn bài viết của luật sư Trần Thanh Hồng:

Họ đã bị công an huyện Đức Hoà cưỡng ép cách ly trong khi họ không bị Covid, bị nhốt trong xe mấy tiếng, nóng, đói và khát. Trong suốt thời gian cách ly, họ đã sống thiếu thốn, mất việc làm, không được phép mang theo vật dụng cá nhân, bị ép ký giấy mang tội phản động.

Còn nữa, năm 2019, họ đã từng bị công an huyện Đức Hoà cho ngồi chờ mấy tiếng với lý do đang ‘làm việc với Diễm My về vụ án 50 người’ nhưng rồi họ được công an cho biết Diễm My đã biến khỏi đồn công an!

Chưa hết, năm 2022, họ đã bị hàng trăm công an xâm nhập vào tịnh thất, cúp điện, cúp wifi, còng tay, lấy hết tài sản, tiền bạc mà không để lại giấy tờ, bị cưỡng ép khám thân thể, bị chó nghiệp vụ lục xét khắp Thiền Am, bị ép ký giấy tờ phạm tội, gây nhiều sợ hãi và hoang mang cho trẻ em, phụ nữ và người già. Như thế thì sao có thể nói công an huyện Đức Hoà bị Thiền Am hại được nhỉ?

Nếu các bạn nghĩ những mô tả trên chưa đủ ‘liều lượng’ thì hãy nghĩ đến một tình huống như sau. Nhà của các bạn đang ở, các bạn chưa/không phạm tội gì cả. Nhưng nhà đối diện bạn gắn máy thu hình chỉa thẳng vào nhà của bạn, ghi hình tất cả các sinh hoạt trong nhà bạn mỗi giây, xâm phạm vào đời sống riêng tư trong nhà bạn. Dĩ nhiên, nhà đối diện vi phạm luật pháp nghiêm trọng. Thế nhưng khi được báo cáo về sự vi phạm đó thì công an chỉ … im lặng. Thái độ “im lặng” ở đây có thể hiểu là công an đã yểm trợ cho việc phi pháp đó?

Thật vậy, nhìn vào diễn biến sự việc, bất cứ ai có chút lương tri và công tâm sẽ thấy “vụ án Thiền Am” thể hiện một khiếm khuyết mang tính thể chế ở Việt Nam, nơi không có sự độc lập giữa thiết chế tố tụng, hành pháp, và toà án. Trong môi trường không độc lập giữa 3 thiết chế này thì oan sai xảy ra là điều khó có thể tránh khỏi. Nếu với những tiểu tiết và lời nói trong lúc bức xúc của những người trong Thiền Am bị toà án huyện Đức Hoà kết tội theo điều khoản 331 thì có lẽ chẳng ai ngạc nhiên, nhưng người có lương tri và công tâm sẽ không bao giờ thuyết phục, và kết cục đó chỉ tích luỹ thêm những án oan, tô thêm những vết máu cho nạn nhân, và vẽ thêm một vết đen trong nền tư pháp mà thôi.

____

Xem thêm:

Những câu hỏi và trả lời về Thiền Am: tất cả những diễn biến chánh trong vụ án được tóm lược trong note này

Vụ án Thiền Am: tội ác và công lí

Đọc báo cáo về vụ án của đoàn luật sư

Lịch sử lặp lại: Báo chí trích dẫn sai câu nói của ông Lê Tùng Vân và cáo buộc rằng ông xem thường luật pháp